1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    Tàu khựa còn quậy phá là còn chém đó lão ...
    :)):)):)):)):)):)):)):))
  2. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    J-10B TQ phô diễn khả băng cobra tại Zhuhai Airshow 2018

  3. KhanhHaiDuong

    KhanhHaiDuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2015
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    105
    Đợt bầu cử này rep có khả năng ăn nên Trump còn gây áp lực khựa nhiều và khi có kq chứng khoán của họ lại đỏ lửa
  4. NicoLaRigoni

    NicoLaRigoni Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2014
    Bài viết:
    415
    Đã được thích:
    131
  5. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    Zhuhai Airshow năm nay phải nói là thành công nhất từ trước tới nay, khi TQ công bố hàng loạt thành tựu KTQS, chứng minh tiếp theo là trade war do Mỹ phát động ko hề ảnh hưởng tới sức mạnh cứng của TQ.

    Mẫu tên lửa Trung Quốc có thể xuyên thủng lá chắn tàu sân bay Mỹ

    Tên lửa CM-401 có quỹ đạo khác thường và tốc độ lớn khi lao tới mục tiêu, khiến đối phương rất khó đánh chặn.

    [​IMG]
    Mô hình xe phóng của tổ hợp CM-401 tại triển lãm Chu Hải 2018. Ảnh: Livejournal.

    Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học hàng không Trung Quốc (CASIC) hôm 6/11 ra mắt tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới mang tên CM-401 tại Triển lãm Hàng không Chu Hải 2018. Loại vũ khí này có thể được trang bị cho các hệ thống tên lửa bờ và tàu khu trục hạng nặng Type-055, đặt ra thách thức lớn với Mỹ cùng các đồng minh, theo Drive.

    Dựa trên kích thước tên lửa hành trình C-602 và bệ phóng phía sau, chuyên gia quân sự Joseph Trevithick nhận định tên lửa CM-401 có đường kính tối đa khoảng 85 cm, hình dáng rất giống mẫu Iskander-M của Nga nhưng nhỏ hơn. Bảng thông số của CASIC cho thấy CM-401 có tầm bắn 15-290 km, khiến nó được xếp vào loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

    Đồ họa đi kèm với mô hình CM-401 cho thấy nó có quỹ đạo bay kiểu "lượn sóng", trong đó đầu đạn liên tục thay đổi độ cao trong hành trình bay. Khi tới gần mục tiêu, đầu đạn CM-401 đột ngột bay vọt lên rồi lao thẳng xuống với vận tốc rất lớn.

    Kiểu cơ động này dường như sẽ giúp tăng tầm cho tên lửa đạn đạo, nhưng cũng tạo ra quỹ đạo bay bất thường khiến đối phương gần như không thể ngăn chặn được.

    Tốc độ trong pha cuối của CM-401 đạt 4.940-7.410 km/h. CASIC cho biết quả đạn có thể xuyên thủng mọi lá chắn trên tàu chiến hiện nay nhờ sự kết hợp giữa tốc độ cao và khả năng cơ động phức tạp. Mỗi bệ phóng CM-401 có thể khai hỏa hai quả đạn theo quỹ đạo khác nhau để tấn công tối đa hai mục tiêu cùng lúc, khiến đối phương càng khó chống đỡ.

    [​IMG]
    Mô phỏng quỹ đạo bay của CM-401. Đồ họa: Sina.

    CM-401 có thể tấn công mục tiêu cỡ lớn, di chuyển với tốc độ tương đối chậm như tàu sân bay, tàu hậu cần và chiến hạm mặt nước hạng nặng của hải quân Mỹ. Mẫu CM-401 trưng bày ở triển lãm Chu Hải dường như còn được lắp radar mảng pha ở mũi, cho thấy đầu đạn của nó có thể tự tìm mục tiêu trong pha cuối.

    CASIC tiết lộ CM-401 còn có chức năng tấn công mặt đất để tận dụng khả năng cơ động xuyên thủng lưới phòng không đối phương. Nó sẽ đặc biệt hữu ích với phiên bản lắp trên tàu chiến nhờ độ linh hoạt cao hơn nhiều so với tên lửa hành trình diệt hạm và tấn công mặt đất trong biên chế Trung Quốc hiện nay.

    Tấm bảng trưng bày tại triển lãm Chu Hải cho thấy CM-401 sẽ được trang bị cho tàu khu trục hạng nặng Type-055. Tuy nhiên, chưa rõ có bao nhiêu bệ phóng sẽ được lắp chiến hạm trên, cũng như khả năng tương thích với cụm ống phóng thẳng đứng (VLS) của chiếc Type-055.

    Nhiều chuyên gia cũng hoài nghi về tầm bắn tối đa của tên lửa CM-401. Với kích cỡ lớn, hình dáng nhỏ gọn và quỹ đạo lượn sóng, mẫu tên lửa này có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách tới 1.000 km, thay vì chỉ hơn 290 km như CASIC tuyên bố.

    Lý do khiến Trung Quốc hạ thấp tầm bắn có thể là để phù hợp với Hiệp ước Kiểm soát Công nghệ Tên lửa (MTCR). Thỏa thuận này được 35 quốc gia ký kết nhằm cấm xuất khẩu các tên lửa đầu đạn trên 500 kg và tầm bắn hơn 300 km. Dù không phải nước tham gia ký MTCR, Trung Quốc từng nhiều lần tuyên bố sẽ tuân thủ điều khoản thỏa thuận này.

    [​IMG]
    Đầu dò radar trên mô hình quả đạn CM-401. Ảnh: Livejournal.

    Nếu các thông số kỹ thuật được công bố là chính xác, việc Trung Quốc xuất khẩu tên lửa CM-401 sẽ không vi phạm thỏa thuận MTCR. Nhiều khả năng CASIC sẽ xuất khẩu phiên bản có tầm bắn 290 km, trong khi cung cấp biến thể CM-401 nội địa với tầm trên 300 km cho quân đội Trung Quốc.

    Dù có tầm bắn ngắn hơn tên lửa hành trình diệt hạm YJ-12 và YJ-62, tốc độ cực nhanh trong pha cuối và khả năng chọc thủng lưới phòng thủ của CM-401 khiến nó là vũ khí lợi hại trong chiến lược phòng thủ chống hạm đa tầng của Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông.

    Ngoài ra, việc bố trí CM-401 trên đất liền có thể giúp Trung Quốc tấn công các mục tiêu trên biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Tokyo, cũng như nhằm vào đảo Đài Loan. Hiện có rất ít quốc gia sở hữu năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo trên biển, khiến CM-401 trở thành mối đe dọa không thể xem thường.

    Sự xuất hiện của CM-401 cũng sẽ khiến Mỹ phải tính toán lại chiến lược phòng thủ tên lửa của mình. Hải quân Mỹ đang vận hành 92 tàu khu trục, tàu tuần dương có năng lực phòng không hạm đội, nhưng chỉ có 38 chiếc trong số đó được trang bị tên lửa SM-2, SM-3 và SM-6 có khả năng chống lại tên lửa đạn đạo.

    Việc Trung Quốc sở hữu ngày càng nhiều loại tên lửa diệt hạm phức tạp hơn sẽ buộc Mỹ phải tăng cả số lượng tàu chiến lẫn năng lực phòng thủ của chúng. Hải quân Mỹ lên kế hoạch tăng số tàu chiến chống tên lửa đạn đạo lên 57 chiếc vào năm 2023 với tổng cộng 600 tên lửa đánh chặn các loại.

    "Khi được trang bị cho khu trục hạm Type-055, tên lửa CM-401 sẽ đặt ra thách thức lớn với mọi đối thủ của Trung Quốc nếu chiến tranh nổ ra trên Thái Bình Dương", chuyên gia Trevithick nhận xét.

    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...yen-thung-la-chan-tau-san-bay-my-3836173.html

    Trung Quốc gây ấn tượng mạnh với tiêm kích sở hữu tuyệt kỹ "Hổ mang bành"

    [​IMG]

    Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc được trang bị các điều khiển vector lực đẩy cho phép thực hiện thao tác “hổ mang bành” tuyệt hảo trên không.


    Hôm 6/11 vừa qua, Trung Quốc vừa trình làng nguyên mẫu tiêm kích hạng nhẹ J-10B được lắp biến thể động cơ WS-10 sử dụng hệ thống đẩy vector (TVC) tại triển lãm hàng không Chu Hải 2018.

    "Rồng mạnh mẽ" J-10 của Thành Đô là một máy bay chiến đấu một động cơ được phát triển cho Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Chiếc J-10 được đánh giá là có nhiều tính năng tương tự với chiếc F-16 của Mỹ.

    Tuy nhiên, trong một số khía cạnh công nghệ, máy bay của Trung Quốc còn sở hữu khả năng mạnh hơn cả những máy bay chiến đấu hiện đại như F-35.

    J-10 cũng sở hữu khả năng mà F-16 không có: điều khiển vector đẩy cơ động vào tầng bình lưu (tuyệt kỹ "Hổ mang bành"). Máy bay phản lực có thể điều khiển khí thải của nó, cho phép mũi di chuyển theo một hướng nhưng thực sự đẩy nó sang hướng khác.

    Trong các máy bay truyền thống, hướng của động cơ quyết định hướng của máy bay. Động cơ được chỉ về phía trước, vì vậy máy bay đi về phía trước. Phi công sử dụng các hệ thống điều khiển truyền thống — bánh lái, thang máy, cánh tà, cánh quạt, và phanh - để chỉ máy bay nơi họ muốn đi.

    Tại triển lãm Chu Hải, tiêm kích J-10B chỉ thực hiện bài bay ngắn, nhưng liên tiếp phô diễn các động tác phức tạp như lượn vòng hẹp đứng, "Hổ mang bành Pugachev", "lá vàng rơi" và xoay theo mặt phẳng ngang.

    Tuyệt kỹ "Hổ mang bành" được đặt tên theo phi công thử nghiệm người Nga Viktor Pugachev, người từng gây tiếng vang khắp thế giới khi trình diễn động tác này tại triển lãm hàng không Le Bourget ở Paris, Pháp năm 1989.

    Trong khi đó, động tác xoay theo mặt phẳng ngang chỉ có thể thực hiện khi tiêm kích mang động cơ TVC, thường gặp trong các bài biểu diễn của máy bay Su-30SM và Su-35S Nga.

    http://soha.vn/trung-quoc-gay-an-tu...u-tuyet-ky-ho-mang-banh-20181109073314703.htm

    Loạt vũ khí 'khủng' của Trung Quốc gây chấn động Triển lãm Zhuhai Airshow 2018

    Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải (Zhuhai Airshow 2018) là dịp để nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc trình diễn những thành tựu phát triển vượt bậc của mình.
    [​IMG]

    Sản phẩm gây chú ý hàng đầu của Tập đoàn Công nghiệp Khoa học Không gian Trung Quốc (CASIC) tại Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2018 chính là mẫu máy bay không người lái tàng hình CH-7 (Cầu Vồng 7).

    [​IMG]

    Rất dễ nhận ra CH-7 chính là phiên bản sao chép từ máy bay không người lái tàng hình X-47B được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ.

    [​IMG]

    Chiếc CH-7 dự kiến sẽ được triển khai cho nhiệm vụ do thám, trinh sát chiến trường và không loại trừ khả năng sẽ được tích hợp cả vũ khí để trở thành phương tiện có sức hủy diệt cao.

    [​IMG]

    Ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đang chứng minh rằng Nga có cái gì thì mình cũng phải tạo ra sản phẩm tương đương khi giới thiệu tổ hợp phòng thủ tầm ngắn (CIWS) JRNG-6.

    [​IMG]

    Rất dễ nhận ra hệ thống CIWS JRNG-6 dựa trên ý tưởng thiết kế của module tên lửa - pháo phòng không Pantsir-M được phát triển cho Hải quân Nga và hiện đang lắp đặt trên một số tàu mặt nước của họ.

    [​IMG]

    Chưa rõ tính năng kỹ chiến thuật cụ thể của tổ hợp JRNG-6 Trung Quốc chế tạo ra sao, tuy nhiên nó cũng trang bị 8 tên lửa đánh chặn đi kèm 2 khẩu pháo bắn nhanh cỡ 30 mm cùng radar điều khiển hỏa lực và thiết bị ngắm bắn quang học hệt như Pantsir-M.

    [​IMG]

    Tại Triển lãm Zhuhai Airshow 2018, Trung Quốc lần đầu tiên chào bán một thứ vũ khí đặc biệt có khả năng "thay đổi luật chơi" trong tác chiến hải quân hiện đại.

    [​IMG]

    Đây chính là tên lửa đạn đạo chống hạm tầm ngắn CM-401, nó được cho là biến thể giản lược từ "sát thủ tàu sân bay" DF-21D với tầm bắn hạ xuống còn 290 km để không vi phạm Hiệp ước Kiểm soát công nghệ tên lửa - MTCR.

    [​IMG]

    Tên lửa đạn đạo CM-401 có tốc độ tối đa Mach 6, nó thực hiện được đường bay phức tạp để đánh lừa hệ thống phòng không đối phương, rất khó để đánh chặn một đối tượng như vậy.

    [​IMG]

    Điểm đáng lưu ý nữa của tên lửa CM-401 là nó được trang bị đầu dò radar chủ động để "khóa mục tiêu" khi bước vào giai đoạn công kích, mang lại độ chính xác cực cao.

    [​IMG]

    Một khí tài khác cũng đặc biệt thu hút sự quan tâm của báo giới đó chính là động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC) WS-10B3 trang bị cho tiêm kích J-10B.

    [​IMG]

    Trung Quốc từ lâu đã có tham vọng trang bị động cơ 3D TVC cho tiêm kích nội địa để nâng cao độ cơ động cho chúng, sau một thời gian nghiên cứu chế tạo thì có vẻ như họ đã thành công.

    [​IMG]

    Động cơ WS-10B3 trước mắt sẽ được trang bị cho tiêm kích hạng nhẹ J-10B/C và trong tương lai sẽ là các dòng chiến đấu cơ hạng nặng sao chép từ Su-27 Flanker của Nga.

    [​IMG]

    Một dẫn xuất khác của động cơ WS-10 với vòi phun có thể chỉnh hướng phụt cũng được nhìn thấy đang lắp đặt thử nghiệm trên tiêm kích tàng hình Kiêu Long J-20.

    https://baomoi.com/loat-vu-khi-khun...-trien-lam-zhuhai-airshow-2018/c/28474495.epi
    Lần cập nhật cuối: 12/11/2018
  6. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    Đặc biệt năm nay là năm đầu tiên các công ty vũ khí tư nhận TQ tham gia triển lãm, chứng minh 1 điều KTQS TQ đã tiến bộ vượt bật khi dân sự cũng đã có trình độ tham gia

    Lưu ý vũ khí công ty tư nhân Trung Quốc chế tạo

    Trung Quốc thời gian qua đã mở cửa cho một số doanh nghiệp tư nhân tham gia vào việc sản xuất vũ khí trang bị và thu về thành quả đáng kể.

    Tại Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2018 (Zhuhai Airshow 2018) đang diễn ra, các tập đoàn công nghiệp quốc phòng nhà nước của Trung Quốc như NORINCO, AVIC... đã khiến cả thế giới chú ý về những thành tựu mà họ đạt được.

    Theo nhận xét từ nhiều chuyên gia quân sự, các sản phẩm vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự hiện đại của Trung Quốc giờ đây đã chẳng thua kém gì so với Mỹ hay phương Tây, thậm chí còn vượt cả Nga trên một số lĩnh vực.

    [​IMG]

    Gian hàng triển lãm của công ty tư nhân Cao Đức tại Zhuhai Airshow 2018

    Một điểm nhấn tại Triển lãm Zhuhai Airshow 2018 lần này đó chính là sự tham gia của các công ty tư nhân trong lĩnh vực sản xuất vũ khí, khí tài, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu Quân đội Trung Quốc và tiến tới xuất khẩu.

    Bắc Kinh từ vài năm qua đã thực hiện chính sách mở cửa, cho phép doanh nghiệp tư nhân được tham gia vào 'miếng bánh' vũ khí khá béo bở.

    Nhờ chính sách mới, một số công ty tư nhân của nước này đã mạnh dạn đầu tư nghiên cứu chế tạo và cho ra đời nhiều sản phẩm rất đáng chú ý, trong đó Cao Đức Hồng Thái là một ví dụ điển hình.

    [​IMG]

    Lãnh đạo Công ty Cao Đức Hồng Thái thuyết trình về sản phẩm của mình tại Triển lãm Zhuhai Airshow

    Cao Đức Hồng Thái chính là doanh nghiệp đi đầu trong quá trình tư nhân hóa công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, đây là hướng đi đặc biệt nhằm tận dụng hết chất xám cũng như nguồn lực cho việc xây dựng tiềm lực quân sự.

    Mặc dù mới tham gia ngành sản xuất vũ khí cách đây không lâu nhưng công ty trên đã rất nổi tiếng với các dòng tên lửa GAM (chống tăng), TN (phòng không) và QN (tên lửa lắp đầu tự dẫn hồng ngoại).

    Sản phẩm của công ty tư nhân Cao Đức Hồng Thái theo đánh giá có tính năng kỹ chiến thuật rất cao, thậm chí chẳng thua kém gì so với mặt hàng do doanh nghiệp nhà nước sản xuất.

    [​IMG]

    Xe chiến đấu QN-506 của Cao Đức Hồng Thái tại Zhuhai Airshow 2018

    Một sản phẩm tiêu biểu của công ty tư nhân Cao Đức Hồng Thái tại Triển lãm Zhuhai Airshow 2018 này chính là xe hỗ trợ hỏa lực QN-506 được xây dựng với khái niệm tương tự BMPT của Nga.

    Con quái vật thép này được hoán cải từ khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59, nó được trang bị tên lửa QN-201 cỡ 70 mm với chiều dài 1,1 m; nặng 7 kg, tầm bắn 4 km; tên lửa QN-50C dài 1,2 m; đường kính 152 mm; trọng lượng 26 kg; tầm bắn 7 km và còn triển khai được cả đạn tấn công S-570 tầm xa 10 km.

    Mỗi xe QN-506 sẽ mang theo 20 tên lửa QN-201 và 4 quả QN-502C ở 2 hộp đạn bên tháp pháo, đi kèm 4 đạn tấn công S-570 ở ống phóng nghiêng phía sau. Giải pháp mà công ty tư nhân này đưa ra thật sự rất ấn tượng, cho thấy họ có thể trở thành một thế lực lớn trong tương lai.

    http://netnews.vn/Luu-y-vu-khi-cong-ty-tu-nhan-Trung-Quoc-che-tao-quan-su-150-159-1771692.html
  7. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Tin vui cho công nghiệp TQ

    Chuyên gia Nga: Mỹ có thể ngăn cản hợp đồng Trung-Đức trong lĩnh vực sản xuất động cơ

    South China Morning Post đăng tải bài viết về cuộc đàm phán với các đối tác Đức về việc các công ty Trung Quốc cung cấp một số "công nghệ sản xuất động cơ" để chế tạo những cánh tuabin cho động cơ máy bay.

    Từ đó có thể rút ra kết luận về thành công đáng kể của ngành chế tạo động cơ của Trung Quốc. Tuy nhiên, ở đây nên nói về sự tiến bộ nhanh chóng của một ngành công nghiệp khác, cụ thể là, ngành chế tạo máy của Trung Quốc. Thành công của ngành này được biết đến rộng rãi, — chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét trong bình luận cho Sputnik.


    [​IMG]
    © DEPOSITPHOTOS / KTSDESIGN
    Tại sao Trung Quốc xây dựng một đường hầm khí động học mạnh mẽ?
    Xét theo bài viết trên tờ South China Morning Post, Trung Quốc đang đàm phán để bán cho Đức thiết bị sản xuất cánh tuabin, thiết bị này sử dụng tia laser cực nhanh để khoan những lỗ siêu nhỏ hoặc các cấu trúc khác trên cánh tuabin. Trung Quốc đã từ lâu sản xuất nhiều loại thiết bị laser. Một số công ty Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực này, chẳng hạn như Han's Lasers, đã lọt vào danh sách các nhà sản xuất lớn nhất thế giới.


    Khối lượng sản xuất thiết bị laser gia tăng nhanh chóng bởi vì Trung Quốc có thị trường nội bộ rộng lớn và Nhà nước thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Kế hoạch "Made in China 2025" cũng góp phần nhất định, theo chương trình này Nhà nước hỗ trợ đáng kể cho ngành công nghiệp Trung Quốc.

    Như dự kiến, các nhà sản xuất thiết bị laser sẽ là những đối tượng hưởng lợi lớn nhất từ chiến lược này. Mục tiêu cuối cùng của kế hoạch "Made in China 2025" là tăng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao. Nhà nước đặt ra nhiệm vụ dịch chuyển kinh tế từ xuất khẩu các sản phẩm được làm ra ở Trung Quốc sang xuất khẩu các sản phẩm được phát triển ở Trung Quốc và được bán dưới nhãn hiệu Trung Quốc.



    [​IMG]
    CC BY-SA 2.0 / KEVINMCGILL / H-6M
    Liệu Trung Quốc sẽ có máy bay hoạt động bằng nhiên liệu hạt nhân?
    Một trong những khách hàng tiềm năng mua thiết bị Trung Quốc là công ty MTU Aero Engines AG của Đức có lịch sử hợp tác lâu dài với các nhà sản xuất động cơ của Trung Quốc và có văn phòng đại diện tại Trung Quốc. Chắc là ngành công nghiệp Trung Quốc có khả năng cung cấp máy móc thiết bị đáp ứng các yêu cầu của đối tác Đức, nhưng, chưa chắc công ty Đức cuối cùng sẽ mua thiết bị của Trung Quốc.


    Nếu hai bên ký kết thỏa thuận này, đây sẽ là dấu hiệu cho thấy tiềm năng ngày càng tăng của ngành công nghiệp Trung Quốc. Đồng thời, hợp đồng này không thể được gọi là một bước đột phá trong ngành công nghiệp động cơ (quá trình sản xuất động cơ và cánh tuabin không hạn chế bởi việc khoan những lỗ siêu nhỏ bằng thiết bị laser). Có một yếu tố quan trọng khác khiến các nhà quan sát có thái độ thận trọng với hợp đồng liên quan đến MTU Aero Engines. Hầu như tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty Đức đều được thực hiện trong sự hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất hàng đầu của Mỹ, như GE và Pratt & Whitney. Do đó phía Mỹ có đủ khả năng gây áp lực lên công ty Đức.

    Không loại trừ khả năng yếu tố chính trị sẽ tác động đến quá trình chuẩn bị hợp đồng cung cấp các thiết bị Trung Quốc cho Đức.

    https://vn.sputniknews.com/opinion/201801194669995-trung-quoc-duc-san-xuat-dong-co/
  8. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
  9. KhanhHaiDuong

    KhanhHaiDuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2015
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    105
    Hôm qua ông Dute nói về biển đông như muốn đuổi Mỹ nhỉ
    su_30 thích bài này.
  10. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Nó la thằng nội gián của TQ thì đúng hơn. Làm khuynh đảo Phi va cả Biển Đông

Chia sẻ trang này