1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    họ nhìn nhận được thực tế, giờ bán biển đông cho Mỹ thì hóa ra bán cho tất cả các nước chư hầu Mỹ kể cả Nhật Hàn, rồi bọn Anh Fap tận Châu Âu cũng tha hồ phá hoại à, trong khi nếu chỉ có 1 TQ tranh chấp thì biển đông vẫn là của người Châu Á

    Hãy tự hỏi vì sao Phi 1 đồng minh lâu đời của Mỹ lại như vậy, vì họ nhìn được bản chất chó má của Mỹ
  2. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    Bản chất Phi đang học cách mua sắm vũ khí theo kiểu của VN.
    Trước mắt vì đang ở thế yếu cho nên phải " chơi nước đôi " ...
    Khi mạnh lên rồi sẽ đưa phán quyết trọng tài chơi với khựa, tất nhiên theo cùng với các nước khác ...
  3. KhanhHaiDuong

    KhanhHaiDuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2015
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    105
    Phi có hiệp ước an với Mỹ nhé giờ ta ký luôn nhỉ:D:))=))cả với Nga, Ấn, Nhật, Úc...luôn
  4. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    Chuyên gia quân sự Nga: Trung Quốc không còn phải đi sao chép công nghệ của nước ngoài
    Phương Anh | 17/11/2018 08:36 PM

    0

    [​IMG]


    Chiến cơ tàng hình Chengdu J-20 trình diễn tại triển lãm hàng không Châu Hải. (Ảnh: Reuters/Stringer)


    Sau triển lãm hàng không quốc tế Airshow China Zhuhai 2018, chuyên gia quân sự Nga kết luận Trung Quốc không còn cần sao chép các sản phẩm nước ngoài và có thể sản xuất vũ khí ở một số lĩnh vực.



    Trong sự kiện triển lãm hàng không Châu Hải, tổ chức hai năm một lần tại thành phố Châu Hải từ ngày 6-11/11, các công ty sản xuất vũ khí quân sự, quốc phòng của Trung Quốc lần đầu giới thiệu các mẫu chiến đấu cơ hiện đại và nhiều khí tài tiên tiến khác, trong đó phải kể đến chiến cơ tàng hình J-20 và máy bay chiến đấu J-10B.

    Màn trình diễn của J-20 ngày 11/11được xem là điểm nhấn của Triển lãm Hàng không Châu Hải, nơi Trung Quốc thường ra mắt những tiến bộ quốc phòng mới.

    Chiến cơ tàng hình động cơ kép J-20 của Trung Quốc được xem là đối thủ xứng tầm của Bắc Kinh với các mẫu F-22 và F-35 của Mỹ. Những chiến cơ này được đưa vào biên chế không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từ tháng 2/2018.

    J-10 thực hiện các màn nhào lộn vào ngày đầu tiên của triển lãm. Phiên bản J-10B tiên tiến hơn lần đầu xuất hiện trước công chúng có một động cơ với vòi phun có khả năng điều khiển lực đẩy vector (TVC). Quan trọng hơn nó là một động cơ hoàn toàn được sản xuất bởi Trung Quốc, thể hiện Bắc Kinh đã sở hữu được công nghệ vũ khí tiên tiến.

    [​IMG]
    Máy bay J-10B tại triển lãm. (Ảnh: (Ảnh: Reuters/Stringer)

    “Nó không giống một sản phẩm của Nga. Ít nhất là hình dạng của vòi phun, cơ chế xoay chiều khác với máy bay của Nga” - Vladimir Karnozov, một chuyên gia hàng không trả lời RT.

    “Chắc chắn không phải là một bản sao. Dù họ có sử dụng công nghệ của Nga hay không, chúng ta cũng không thể biết được điều này. Kết luận của tôi là không có nhiệm vụ nào mà các kỹ sư Trung Quốc không thể giải quyết được, chỉ cần thời gian và tiền bạc.”

    Nói về màn trình diễn của J-20, chuyên gia Nga nhận xét: “Một chiếc máy bay lớn lý tưởng đòi hỏi lực đẩy động cơ nhiều hơn. Nhưng nó cũng có thể chứa một động cơ lớn hơn".

    “Các bài nhào lộn thể hiện ít ấn tượng hơn những gì J-10B đã làm hoặc những gì Su-57 của Nga có khả năng làm. Nhưng mặt khác, chỉ huy quân sự có thể đã chỉ thị cho các phi công không phô diễn hết khả năng đầy đủ của J-20.” – ông nói thêm.

    Các chuyên gia cho rằng ở tốc độ có thể so sánh với tốc độ âm thanh, J-20 rất có thể không có đối thủ tại thời điểm này.

    Bất kỳ máy bay nào cũng là một sản phẩm của sự thỏa hiệp. Các nhà thiết kế phải ưu tiên một số mục tiêu hơn những mục tiêu khác. Máy bay Trung Quốc được tối ưu hóa cho tốc độ âm thanh và trong lĩnh vực này nó đang ở hàng đầu – chuyên gia nhận xét.

    Kết luận, chuyên gia Nga cho rằng, trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng Trung Quốc không còn cần sao chép các sản phẩm nước ngoài và có thể sản xuất vũ khí ở một số lĩnh vực.

    Máy bay không phải là lĩnh vực duy nhất Trung Quốc cho thấy sự tiến bộ ngoạn mục trong thập kỷ qua, theo RT. Nước này còn triển khai các tàu ngầm tiên tiến, hoàn thành tàu sân bay nội địa đầu tiên và tạo ra một số lớp tàu mới thú vị như tàu khu trục Type 055.

    Bắc Kinh cải thiện tên lửa đạn đạo chống ngầm và tên lửa hành trình, phát triển nhanh chóng lĩnh vực không gian, ít phụ thuộc hơn vào nhà cung cấp nước ngoài.

    http://soha.vn/chuyen-gia-quan-su-n...ong-nghe-cua-nuoc-ngoai-20181117183046954.htm
  5. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    Trung Quốc trình diễn công nghệ chiến đấu cơ mới "vô đối"
    Hồng Hạnh | 17/11/2018 11:44 AM

    0

    [​IMG]


    Máy bay chiến đấu J-10B thực hiện màn trình diễn bay xuất sắc. Ảnh: Reuters


    Các màn bay trình diễn của các chiến đấu cơ J-10B và J-20 tại triển lãm hàng không Chu Hải gần đây đã minh chứng cho sức mạnh công nghệ của Trung Quốc.



    Chuyên gia quân sự nhận định Trung Quốc đã không còn cần phải sao chép sản phẩm của nước ngoài và tự có thể tạo ra loại vũ khí “vô đối” trong một số lĩnh vực.

    Theo hãng tin RT, các nhà sản xuất quân sự và quốc phòng Trung Quốc đã cho thấy rất nhiều hệ thống vũ khí tối tân tại Triển lãm Hàng không Chu Hải được tổ chức hai năm một lần. Trình diễn bay là một trong những phần thú vị nhất của sự kiện, do một phần chúng thể hiện những thành tựu máy bay Trung Quốc hiện đại đạt được.

    Màn trình diễn của máy bay chiến đấu J-10 ngay ngày đầu tiên sự kiện triển lãm chứng minh phiên bản J-10B tân tiến được trang bị một loại động cơ mới với một ống phun có khả năng điều khiển vector tông đẩy (TVC).

    Điều đáng chú ý hơn cả là động cơ này do chính Trung Quốc chế tạo và sản xuất, chứ không phải là một sản phẩm của Nga, tiếp tục khẳng định chuyên môn của Bắc Kinh liên quan đến chế tạo công nghệ vũ khí tiên tiến.

    “Nó không giống một sản phẩm của Nga. Ít nhất là hình dạng của ống phun, cơ chế chuyển hướng khác với máy bay của Nga. Chắc chắn không phải là một bản sao. Dù công nghệ Nga nào được sử dụng đi chăng nữa, chúng ta cũng không thể biết được”, Vladimir Karnozov, một chuyên gia hàng không nhận định với RT.


    Trong buổi triển lãm, người đến xem cũng có dịp chiêm ngưỡng màn trình diễn “chớp nhoáng” của máy bay chiến đấu thế hệ mới tối tân nhất của Trung Quốc J-20. Không chỉ có màn trình diễn bay ngoạn mục, chiến đấu cơ mới của Trung Quốc để lộ một loạt tên lửa không đối không tầm xa mới trang bị ngay dưới bụng máy bay.

    Tuy nhiên, đánh giá về màn trình diễn của J-20, chuyên gia hàng không Karnozov cho biết: “Màn trình diễn không ấn tượng như những gì J-10B thực hiện hay như khi so sánh với chiến đấu cơ thế hệ mới Su-57 của Nga. Nhưng rất có thể ban chỉ huy quân sự đã chỉ đạo phi công không thể hiện hết năng lực của J-20”.

    [​IMG]
    4 tên lửa không đối không tầm xa trang bị ngay bụng máy bay.

    Phát biểu ngay tại buổi triển lãm, Yang Wei - Phó giám đốc khoa học và công nghệ, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc – mập mờ ám chỉ động cơ TVC có thể được ứng dụng thành công cho mẫu máy bay mới này. Mặc dù chưa biết rõ vận tốc mà J-20 có thể đạt được là bao nhiêu Mach song chuyên gia Karnozov cho rằng J-20 gần như không có đối thủ ngay lúc này.
    • [​IMG]
    Máy bay chiến đấu là một lĩnh vực quân sự mà Trung Quốc đã chứng minh sự tiến bộ đáng kể và ấn tượng trong hơn 10 năm qua.

    Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tập trung phát triển các loại phương tiện và vũ khí quân sự khác, trong đó có tàu ngầm, tàu sân bay nội địa đầu tiên cũng như tàu khu trục Type 055.

    Trung Quốc còn tập trung cải thiện sức mạnh tên lửa đạn đạo và hành trình, cũng như chú trong phát triển công nghệ không gian.

    http://soha.vn/trung-quoc-trinh-dien-cong-nghe-chien-dau-co-moi-vo-doi-20181117111802767.htm
  6. KhanhHaiDuong

    KhanhHaiDuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2015
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    105
  7. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Đô đốc Mỹ cảnh báo: Trung Quốc đã thiết lập "Vạn Lý Trường Thành" tên lửa trên Biển Đông!

    Cùng với việc cảnh báo về một "Vạn Lý Trường Thành" tên lửa của Trung Quốc ở Biển Đông, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ cũng đưa ra biện pháp đối phó.

    Bằng việc biến các đá ngầm và rạn san hô vòng ở Biển Đông thành những pháo đài nhân tạo kiên cố, đồng thời bố trí tại đây nhiều tổ hợp tên lửa đất đối không (SAM), Trung Quốc đã chuyển đổi cái gọi là "Vạn Lý Trường Thành cát cách đây 3 năm thành một Vạn Lý Trường Thành SAM".

    Đó là nhận xét của Đô đốc Philip Davidson - Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (INDOPACOM), Hải quân Mỹ trên trang mạng Breaking Defense ngày 17/11.

    Theo Breaking Defense, những năm gần đây, việc Trung Quốc quân sự hóa tuyến đường vận tải thương mại trọng yếu trên biển đã trở thành mối quan ngại to lớn đối với Washington và cả các nước láng giềng châu Á của Bắc Kinh.

    Đặc biệt, với việc Trung Quốc ngày càng có các hành động quả quyết thách thức các tàu hải quân Mỹ hoạt động trên vùng biển quốc tế, gồm cả sự kiện hai tàu chiến suýt đâm nhau hồi tháng 9/2018, đã làm dấy lên lo ngại về một vụ đụng độ nguy hiểm có thể leo thang thành chiến tranh.

    Nếu xung đột thực sự xảy ra, các căn cứ trên đảo sẽ biến thành "cánh tay nối dài" xuống phía Nam của hệ thống phòng thủ mà Trung Quốc thiết lập trên đất liền để đối phó với các tàu chiến và máy bay Mỹ, và vẫn được biết đến với tên gọi chiến thuật Chống tiếp cận - Chống xâm nhập (A2/AD).

    Khi Trung Quốc tăng cường đóng thêm nhiều tàu chiến cho hải quân và tiếp tục quân sự hóa lực lượng hải cảnh, nước này đã biến hạm đội Mỹ trong khu vực trở nên nhỏ bé hơn, ít nhất là tính theo số lượng tàu hiện diện trên biển, mặc dù các tàu của Trung Quốc thường ở gần bờ, có kích thước nhỏ hơn và tầm hoạt động ngắn hơn.

    [​IMG]
    Đô Đốc Philip Davidson khi còn là chỉ huy Hạm đội 6, Hải quân Mỹ trò chuyện với các thủy thủ trên tàu khu trục USS Ramage (DDG-61) tháng 4/2014. Ảnh: Hải Quân Mỹ

    Kế hoạch đối phó của Hải quân Mỹ

    Để đối phó với thực tế này, phát biểu trên Breaking Defense, Đô đốc Philip Davidson cho biết: "Chúng tôi cần một lực lượng hải quân lớn hơn", đồng thời nhấn mạnh đã có nhiều lãnh đạo hải quân Mỹ liên tục kêu gọi gia tăng số lượng tàu chiến từ 286 chiếc hiện nay lên tới 355 chiếc.

    "Khi hạm đội hải quân Trung Quốc tiếp tục phát triển, năng lực chiến đấu chính là mối lo ngại ngày càng lớn trong những năm tiếp theo".

    Một trong những cách để "giải phóng" được nhiều tàu chiến hơn phục vụ mục đích đối phó với Trung Quốc trên Thái Bình Dương, theo Đô đốc Philip Davidson, là cần phải chuyển đổi nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo từ các tàu tuần dương và tàu khu trục Aegis trên biển sang cho các hệ thống Aegis và những tổ hợp khác đặt trên bờ.

    Đây cũng chính là cách mà cả Tư lệnh các Chiến dịch Hải quân Mỹ hiện tại, Đô đốc John Richardson và người tiền nhiệm của ông - Đô đốc Jonathan Greenert đã lên tiếng ủng hộ từ nhiều năm nay.

    Đô đốc Davidson nói rằng, chỉ huy của ông muốn khôi phục lại khả năng cơ động cho Hải quân bằng cách chuyển các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo lên trên bờ biển.

    Nghĩa là, thay vì sử dụng số lượng lớn tên lửa đánh chặn SM-3, các tàu khu trục và tuần dương Aegis sẽ dùng các bệ phóng thẳng đứng đa năng để phóng nhiều loại tên lửa khác nhau, chẳng hạn như Tomahawk hoặc tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM), và tự do di chuyển trên khắp Thái Bình Dương thay vì chỉ hoạt động loanh quanh gần các thành phố mà chúng đang bảo vệ.

    [​IMG]
    Trạm radar tiên tiến trang bị cho hệ thống phòng thủ Aegis Ashore. Ảnh: Hải quân Mỹ

    Hệ thống Aegis trước đây được thiết kế để bảo vệ hạm đội Mỹ chống lại các cuộc tấn công bằng không quân và tên lửa quy mô lớn từ Liên Xô. Tuy nhiên, sự trỗi dậy Trung Quốc đã khiến mối đe dọa này quay trở lại, vì vậy Hải quân Mỹ muốn đưa các tàu chiến Aegis trở về với nhiệm vụ ban đầu của chúng.

    "Những hệ thống này vẫn còn rất nhiều tác dụng trên biển trong nhiệm vụ đối phó với các tên lửa đạn đạo chống hạm tương lai, kể cả tên lửa đạn đạo phóng từ vũ trụ", Đô đốc Davidson lý giải. "Chúng tôi cần khả năng này để đối phó với các mối đe dọa đến các lực lượng đóng quân trên biển".

    "Nhật Bản đã đồng ý mua 2 hệ thống Aegis đặt trên bờ để giúp Tokyo gia tăng đáng kể khả năng phòng thủ tên lửa quốc gia", Davidson cho biết.

    Đầu năm nay, Nhật Bản đã đưa ra đề nghị trị giá 2 tỷ USD để mua hai trạm radar đặt trên bờ thuộc hệ thống Aegis do Lockheed Martin chế tạo và Hải quân nước này cũng đã vận hành phiên bản trên tàu của hệ thống.

    Theo kế hoạch hiện tại, các đơn vị Aegis trên bờ sẽ chưa đi vào hoạt động cho tới năm 2025 nhưng khi được kích hoạt, chúng có thể kết nối với các hệ thống đặt trên tàu để tạo thành mạng lưới phòng thủ chiều sâu đối phó với các tên lửa của Triều Tiên.

    Trong khi Trung Quốc đang chế tạo tàu chiến, tàu sân bay và tàu ngầm với tốc độ chóng mặt, chẳng hạn như năm ngoái, Hải quân nước này đã trở thành lực lượng lớn nhất thế giới, thì Đô đốc Davidson cũng đang rất chú ý tới các động thái của Nga tại khu vực.

    "Mặc dù phần lớn các hoạt động của Nga diễn ra ở những khu vực khác trên thế giới nhưng thực tế Moscow đang ngày càng can dự chủ động hơn vào Thái Bình Dương", Davidson nhận xét. "Chỉ trong vòng vài năm qua, Nga đã triển khai 3 trong số các tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới nhất của họ tới khu vực".
    http://soha.vn/do-doc-hai-quan-my-t...-ten-lua-tren-bien-dong-20181119112045596.htm
  8. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Chứng khoán Mỹ tắm máu kinh hoàng bởi chiến tranh thương mại với TQ

    Chứng khoán Mỹ tiếp tục trượt dốc ngày thứ 2, đợt bán tháo trên phố Wall đã khiến Dow Jones mất 553 điểm trong ngày giao dịch 20/11 sau khi đã mất 400 điểm trong ngày 19/11, khiến mọi thành quả của chứng khoán Mỹ trong năm 2018 "đổ sông đổ biển". Mô tả về thị trường giao dịch ngày 20/11, Investing dùng cụm từ "biển máu đỏ" quét qua phố Wall. Các cổ phiếu thuộc của 5 công ty công nghệ lớn: Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Alphabet (FAANG) cũng bay hơn 1 nghìn tỷ USD vốn hoá.

    [​IMG]

    Chỉ 1 ngày trước, ngày 19/11, Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm tới 395,78 điểm, xuống 25.017,44 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,7% xuống 2690,73 điểm, trong đó ngành công nghệ giảm 3,8%. Chỉ số Nasdaq Composite cũng giảm 3% xuống còn 7028,48, riêng Amazon giảm đến 5,1%.

    Một ngày sau, đóng cửa phiên giao dịch 20/11, Dow Jones tụt rất xa mốc 25.000 điểm, chỉ còn ở mức 24.462 điểm, giảm 553 điểm, tức 2,2% so với phiên giao dịch trước đó. S&P 500 cũng mất 49 điểm tương đương 1,8% và Nasdaq cũng mất 117 điểm, tương đương 1,7%.

    Tính tổng thể, S&P 500 đã trượt xa khỏi mốc lợi nhuận kỷ lục của năm 2018 và thậm chí còn thấp hơn so với ngày 31/12/2017 tới 1%. Giá dầu đang tụt xuống mức thấp nhất trong vòng một năm và nhiều yếu tố bất lợi khác. Trong khi đó, chưa có dấu hiệu cho thấy việc bán tháo sắp kết thúc.

    Đằng sau những tổn thất là một tương lai đáng sợ hơn. Lợi nhuận của các công ty, thứ nguyên liệu đã giúp Chứng khoán Mỹ có cú tăng dài nhất lịch sử, dường như đã đạt đỉnh trong khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump chưa có dấu hiệu kết thúc. Trong khi đó, FED dường như vẫn kiên định theo đuổi việc tăng lãi suất, tạo ra cơn ác mộng với những người sở hữu 5.000 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp mà các công ty nằm trong S&P 500 đã bán trong thập kỷ qua.

    "Chẳng ngành nào thoát khỏi đợt bán tháo tồi tệ. Ngành nào cũng bị bán. Ngành nào cũng có vấn đề và ít nhất là một. Khi mà ai cũng bán tháo cổ phiếu, nó thực sự tạo ra một con sóng tồi tệ", Kim Forrest, quản lý danh mục đầu tư cấp cao của Fort Pitt Capital Group, cho hay.

    Cuộc tắm máu bắt đầu khi cổ phiếu Apple, Amazon và Alphabet, công ty mẹ của Google, lần lượt bị bán tháo. Không lâu sau đó, đợt bán tháo lây lan sang các cổ phiếu công nghệ, bán lẻ và viễn thông. Cổ phiếu của Micron Technology giảm 6,6%, trong khi đó Advanced Micro Devices giảm 7,5%. Ngoài ra, Netflix giảm 5,5% và Alphabet cũng sụt 3,8%.

    Cổ phiếu nhóm công nghệ cũng giảm sau khi tờ Financial Times cho biết chính quyền Trump đã cáo buộc "những bằng chứng rất lớn" về những vi phạm chống độc quyền của Samsung, SK Hynix và Micron Technology. Theo đó, Trung Quốc sẽ tăng cường các cuộc điều tra đối với 3 công ty kể trên, đây là những nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới.

    Cú giảm ngày 20/11 là đòn đánh mạnh, đưa cả Dow Jones và S&P 500 chìm trong sắc đỏ trong cả năm 2018. Tính tới thời điểm hiện tại, Dow Jones đã mất 1% giá trị trong khi S&P 500 giảm 1,1% nếu so với ngày 31/12/2017. Các nhà phân tích cảnh báo tiềm năng cho một cuộc suy thoái vào năm tới.

    Mô tả về thị trường trong ngày giao dịch 20/11, Investing dùng cụm từ "biển đỏ" quét qua phố Wall. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp tình trạng này diễn ra, nhất là khi cổ phiếu dầu khí bị bán mạnh vì giá dầu trượt dốc. OPEC dự kiến sẽ đưa ra tuyên bố cắt giảm sản lượng trong tháng 12 nhưng điều đó cũng không giúp giá dầu tăng trở lại.

    Apple (NASDAQ: AAPL) giảm 5% so với một ngày trước đó sau khi Goldman Sachs cảnh báo rằng nhu cầu yếu hơn đối với các sản phẩm của Apple và nhu cầu tiêu thụ iPhone XR bên ngoài Mỹ sẽ giảm. Goldman Sachs đã giảm giá mục tiêu của họ xuống 182 USD từ 209 USD. Trong nhóm FAANG, chỉ cổ của Facebook và Alphabet là còn duy trì được màu xanh dù tăng nhẹ. Amazon và Netfilx đều đóng cửa trong sắc đỏ.

    https://www.financialexpress.com/ma...-400-points-as-tech-sell-off-deepens/1387963/
    https://www.foxbusiness.com/markets/us-stocks-negative-for-year-as-tech-retail-weigh
  9. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    388
    Hội nghị APEC: Cảnh sát chủ nhà dọa đuổi 4 quan chức Trung Quốc về nước
    ...
    Bốn quan chức Trung Quốc đã bị cảnh sát Papua New Guinea dọa đuổi ra khỏi cuộc họp sau khi họ tìm cách hội kiến riêng với ông Pato tại Bộ Ngoại giao Papua New Guinea giữa lúc nổi lên những tranh cãi xung quanh ngôn từ của tuyên bố chính thức của sự kiện.

    Người phát ngôn của ông Pato nói rằng các quan chức Trung Quốc nói trên đòi vào văn phòng của ông Pato nhưng không được chấp thuận.

    Cũng theo lời người phát ngôn, hành động tìm gặp Bộ trưởng Ngoại giao Papua New Guinea của các quan chức Trung Quốc là không phù hợp, bởi vị bộ trưởng nước chủ nhà APEC sẽ chỉ giải quyết với những người đồng cấp.

    Tuần lễ Cấp cao lần thứ 26 của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại thủ đô Port Moresby - Papua New Guinea đã bắt đầu hôm 17-11.
    http://m.cafef.vn/hoi-nghi-apec-can...chuc-trung-quoc-ve-nuoc-20181118152824656.chn

    --- Gộp bài viết: 22/11/2018, Bài cũ từ: 22/11/2018 ---
    Vấn đề quan chức TQ cư xử thô lỗ khi tới thăm, làm việc ở nước khác đã trở nên quá quen thuộc .

    TQ không sợ làm xấu hình ảnh nước mình, đánh mất bạn bè sao? Hay bởi vì tư duy "nước lớn" đã ăn sâu vào não đến mức lấn át cái đầu lạnh !!

    Cái thật sự khiến TQ sẽ thua đau Mỹ là do bệnh duy ý chi-cái tôi "nước lớn", thay vì dùng cái đầu lạnh xem xét thấu đáo mọi vấn đề !
    Lần cập nhật cuối: 22/11/2018
  10. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    [Nhận định] The Diplomat: 3 lý do TT Trump sẽ thua trong cuộc chiến thương mại
    Quote:
    Cuộc chiến thương mại mà chính quyền Trump khơi mào có thể trả lại vị tổng thống Mỹ một thất bại cay đắng, chuyên gia về Trung Quốc viết trên The Diplomat.

    Fatih Oktay, tác giả cuốn sách: China: Rise of a New World Power and Changing Global Balances, cho rằng cả lời nói lẫn hành động của chính quyền Tổng thống Donald Trump đều chỉ ra khả năng gia tăng của một cuộc chiến kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc.

    Để nắm cơ hội trong trận chiến này, chính quyền Trump cần củng cố được liên minh với sự ủng hộ của các nước khác. Tuy nhiên có vẻ điều đó rất khó xảy ra bởi ba lý do: đòn bẩy kinh tế của Mỹ không đủ mạnh; lợi ích quốc gia của phần còn lại trên thế giới không phù hợp với cách sắp xếp từ phía ông Trump; và Mỹ đang không có “lợi thế so sánh” xét về mặt tài nguyên.

    Trung Quốc không chịu nhiều thiệt hại

    Việc tăng thuế quan không có quá nhiều tiềm năng để phá vỡ Trung Quốc. Ngày nay, xuất khẩu chiếm khoảng 1/5 GDP quốc gia này, trong đó, tỷ lệ xuất sang Mỹ rơi vào tầm 18% tổng xuất khẩu. Giá trị gia tăng nội địa của Trung Quốc khoảng 70%.

    Nhìn như vậy để thấy xuất khẩu Mỹ chỉ đâu đó chừng 2,5% GDP Trung Quốc. Với mức phụ thuộc khá thấp như vậy, tác động của việc tăng thuế lên nền kinh tế Trung Quốc sẽ không khó để quản lý bằng chính sách tiền tệ và tài chính.

    Sự ảnh hưởng có thể được phóng đại thông qua những thay đổi trong kỳ vọng dẫn đến giảm tiêu dùng và chi tiêu đầu tư. Hoặc điều này có thể gây nên khủng hoảng trong nền kinh tế có đòn bẫy cao. Nhưng nhìn lại những trường hợp trong quá khứ, chính phủ Trung Quốc vẫn có khả năng kiềm chế các rủi ro này lại.

    Với những mức thuế mới này, chính quyền của Tổng thống Trump có thể nhắm đến việc thay đổi cấu trúc liên kết giữa các chuỗi cung ứng, nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất chú trọng xuất khẩu di chuyển cơ sở từ Trung Quốc sang Mỹ. Tuy nhiên, việc thay đổi địa điểm này có vẻ như rất hạn chế, cũng như rất khó để chuyển đến Mỹ.

    [​IMG]

    Rất khó để thay đổi vị trí của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng quốc tế. Ảnh: AP.

    Theo những CEO của Apple, vị trí mà Trung Quốc có được trong chuỗi cung ứng quốc tế dựa vào trình độ, quy mô lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng vật chất phát triển, và hệ sinh thái sản ********* vi, chứ không phải chỉ vì nhân công giá rẻ. Đây là những sản phẩm mang tầm vóc, văn hóa và con đường phát triển kinh tế cụ thể của quốc gia. Chúng có thể không phù hợp với những nước khác trong ngắn hạn.

    Do đó, việc dịch chuyển này có thể bị giới hạn ở các giá trị gia tăng thấp, các sản phẩm thâm hụt lao động, các quy trình sản xuất, đặc biệt là các khâu lắp ráp cuối cùng.

    Bên cạnh đó, việc di dời sẽ được hướng đến những nền kinh tế láng giềng hơn là quay về Mỹ. Trên thực tế, các công ty trong và ngoài Trung Quốc đã thực hiện điều này trong vài năm trở lại đây, dưới sự ủng hộ, khuyến khích từ chính sách lương tối thiểu của chính phủ.

    Cắt nguồn cung công nghệ Mỹ, như trường hợp của ZTE và Phúc Kiến Kim Hoa (Fujian Jinhua), cũng sẽ không phương hại nặng nề đến quốc gia đông dân nhất thế giới. Về lâu dài, nó đẩy nhanh quá trình bắt kịp công nghệ của Trung Quốc. Trong ngắn hạn, nước này có thể sắp xếp lại các nguồn lực công nghệ của mình để giảm thiểu tác động.

    [​IMG]

    Mỹ cấm xuất khẩu chip với Phúc Kiến Kim Hoa. Ảnh: New York Times.

    ZTE phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ Mỹ nhưng Huawei thì không. Huawei đang tự thiết kế các con chip riêng cho mình. Và ZTE một lần nữa nên đóng vai chính trong cuộc tranh luận về hạn chế công nghệ. Sáp nhập có thể là phương án.

    Quan trọng hơn, Trung Quốc có thể lấy nguồn cung công nghệ từ những nơi khác. Mất đi các nhà cung cấp vật liệu và thiết bị bán dẫn hàng đầu thế giới tại Mỹ có thể là tổn thất lớn đối với Phúc Kiến Kim Hoa. Nhưng mặt khác, các đơn vị này có thể khai thác được từ châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, hay thậm chí từ một số nguồn cung quốc nội.

    "Gậy ông đập lưng ông"

    Không những kém hiệu quả, các chính sách này còn gây tốn kém cho Mỹ. Ngoài việc trả đũa Trung Quốc, việc tăng thuế sẽ làm tăng chi phí sinh hoạt cho các hộ gia đình có thu nhập trung bình, và thấp tại Mỹ. Bên cạnh đó, nó còn khiến suy giảm khả năng cạnh tranh chi phí của các ngành công nghiệp nơi đây do giá đầu vào sản xuất lên cao.

    Ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận với công nghệ bán dẫn chỉ thêm cản trở các nhà sản xuất Mỹ đến với thị trường số một toàn cầu, đồng thời còn kiến tạo thêm điều kiện cho đối thủ từ những quốc gia khác. Với cấu trúc chi phí lợi ích ảm đạm như vậy, những chính sách đó ít khả năng mang lại thành quả.

    Cơ hội thành công sẽ tăng lên nếu chính quyền Trump có thể đưa các nước khác về phe mình, nhất là những nền kinh tế tiên tiến. Ảnh hưởng của việc tăng thuế quan cùng các rào cản thương mại đối với Trung Quốc sẽ tỷ lệ thuận với độ lớn của “phe đồng minh”. Ông Tập Cận Bình cũng sẽ quan ngại về hạn chế công nghệ nếu các quốc gia chuyên cung cấp mặt hàng này tham gia cùng Mỹ.

    [​IMG]

    Để chiến thắng, Mỹ phải lôi kéo thêm "đồng minh". Ảnh: Financial Times.

    Ba lý do sẽ khiến ông Trump thất bại

    Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump dường như sẽ gặp rất nhiều khó khăn để lôi kéo thành viên cho “liên minh” này, vì những lý do dưới đây.

    Đầu tiên, đòn bẩy chủ đạo mà chính quyền Trump sử dụng để thu hút đồng minh là quy mô thị trường Mỹ. Nhưng ngày nay, thị trường Trung Quốc đã mở rộng hơn đáng kể với nhiều sản phẩm, từ xe hơi cho đến tạp hóa, và được dự tính sẽ bao phủ mọi thứ.

    Mặc dù tồn tại một số hạn chế nhất định đến hàng hóa cùng một vài dịch vụ, hầu hết thị trường Trung Quốc khá cởi mở. Vì thế cho nên các nước phát triển đã tận dụng triệt để lợi thế thông qua sản xuất và xuất khẩu tại đây. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu đến từ các nền kinh tế tiên tiến, sản xuất cho thị trường nội địa (bao gồm cả Hong Kong và Đài Loan), chiếm hơn 15% lợi nhuận ngành trong nước. Khoảng ¼ tổng lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc lấy được từ những tập đoàn ngoại quốc.

    Thực tiễn chứng minh, phân khúc cao cấp đem lại lợi nhuận nhiều nhất trên thị trường Trung Quốc hiện nay đến từ các mặt hàng tiêu dùng thuộc những công ty của các quốc gia phát triển. Các nhà sản xuất trong nước, ngược lại, nắm giữ phân khúc thấp hơn. Do đó, không dễ để những nền kinh tế tiên tiến chuyển đổi thị trường quy mô tỷ dân này sang thị trường Mỹ.

    [​IMG]

    Thị trường Trung Quốc được đánh giá là khá cởi mở. Ảnh: CNN.

    Thứ hai, mặc dù một số quốc gia cùng sẻ chia với ông Trump mối quan ngại về Trung Quốc, nhưng dường những nỗi lo đó không đủ lớn để đặt cược rủi ro kinh tế - chính trị vào một trận chiến.

    Một Trung Quốc thiệt hại nặng nề trong cuộc xung đột này sẽ không đem lại lợi ích quốc gia đến nhiều nước. Và đối với họ, rủi ro với Trung Quốc cũng tương tự như rủi ro với chính sách “nước Mỹ trước tiên” (America First).

    Nhiều nền kinh tế mới nổi phù hợp với kế hoạch “Made in China 2025” hoặc Giấc mộng Trung Hoa (Chinese Dream), và ít có khả năng trở thành đối thủ của sự phát triển kinh tế do chính phủ lãnh đạo. Vì vậy, đa số các quốc gia trên thế giới sẽ không tham gia tích cực vào cuộc xung đột này. Thay vào đó, họ định hình chính sách cả hai bên nhằm phục vụ lợi ích tốt nhất cho tổ quốc cũng như duy trì trạng thái cân bằng quyền lực Mỹ - Trung.

    Cuối cùng, với Sáng kiến Vành đai và Con đường cùng những kế hoạch tương tự, Trung Quốc đóng vai trò nguồn đầu tư tài chính quan trọng cho nhiều nước trên thế giới, tác động đến chính sách quốc tế của những quốc gia đó. Tổng thống Trump không có nguồn lực để đấu lại với Chủ tịch Tập Cận Bình ở sân chơi này.

    [​IMG]

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Vành đai và Con đường. Ảnh: Nikkei.

    So sánh trong năm 2017, GDP của Mỹ trong các điều khoản về sức mua tương đương là 19,4 nghìn tỷ USD, tương ứng tỷ lệ tiết kiệm chính phủ khoảng 18%. Trong khi đó, thống kê ở Trung Quốc ra kết quả lần lượt là 23,3 nghìn tỷ USD và 48%. Do vậy, số tiền mà Trung Quốc có thể chi cho các dự án chiến lược trong nước lẫn quốc tế lớn hơn rất nhiều (11 nghìn tỷ USD so với 3,5 nghìn tỷ USD).

    Với những yếu tố trên, chính quyền Trump không có tiềm năng để thắng trong cuộc chiến kinh tế chống lại Trung Quốc.

    Vị chuyên gia cảnh báo không nên coi thường việc này. Một cuộc chiến như vậy sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới. Nó nhiều khả năng biến thành một dạng xung đột nghiêm trọng hơn. Đã đến lúc phải suy nghĩ sâu xa, vượt bậc về các quy tắc ứng xử và quản trị cho một thế giới mang đặc trưng của những quyền lực kinh tế mới, không chỉ bởi Trung Quốc mà còn bởi Ấn Độ và các quốc gia khác.


    Minh Đức
    https://news.zing.vn/the-diplomat-3...a-trong-cuoc-chien-thuong-mai-post896465.html

Chia sẻ trang này