1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Mới thấy đoàn khách Tàu bú rượu vang ăn bò kobe ở Nha Trang kìa, khủng hoảng cc, tụi tàu khựa nó sang đây chơi còn hơn bọn tây ba lô suốt ngày đi lừa gái VN đấy cu bớt ảo tưởng đi khách TQ là khách chi nhiều nhất cho du lịch dịch vụ VN chứ ko phải bọn bố Mỹ Âu nhà chú đâu suốt ngày đi lừa đảo

    --- Gộp bài viết: 07/06/2019, Bài cũ từ: 07/06/2019 ---
    Các doanh nghiệp Hàn và Nhật chỉ lợi dụng nhân công giá rẻ của VN, ngược lại làm lụi bại ngành công nghiệp của VN, vd tới nay VN vẫn chưa làm được con ốc vít ra hồn để sx cho dt hoặc oto, VN chỉ làm khâu gia công và lắp ráp theo những gì bọn Hàn, Nhật vạch ra

    Muốn phát triển công nghiệp thì phải chấp nhận đánh đổi, các nước phương tây vì sao chuyển nhà máy ra nước ngoài các nước đông dân ở Châu Á để sản xuất linh kiện, bởi vì nó độc hại cho môi trường, nhưng nếu ko chấp nhận ko chịu khó hy sinh để có ngành công nghiệp lớn mạnh thì mãi kiếp gia công, khác gì kiếp nô lệ làm đồn điền cao su ngày xưa cho bọn Pháp ?

    http://saigondautu.com.vn/kinh-te/bao-gio-thoat-kiep-gia-cong-61925.html
    http://cafebiz.vn/de-nguoi-viet-kho...ng-duy-nhat-cua-viet-nam-2016092014423262.chn
    http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/tha-di-dong-tau-con-hon-lam-oc-vit-cho-dn-ngoai-3283633/
    https://thoibaokinhdoanh.vn/thi-truong/viet-nam-khong-san-xuat-duoc-oc-vit-1049480.html
    Lần cập nhật cuối: 07/06/2019
  2. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Lật đổ Pol Pot: Khó khăn khi Việt Nam thuyết phục quốc tế?

    · 6 tháng 6 2019

    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48511774

    Liệu Việt Nam có thể làm gì khác để thuyết phục quốc tế không cô lập, sau khi lật đổ chính quyền Pol Pot năm 1979?

    Khi nhìn lại, một số học giả đã chỉ ra luận cứ yếu ớt của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) sau biến cố.

    Nhưng mặt khác, trong bối cảnh tranh đấu Chiến tranh Lạnh, phải chăng dù Việt Nam có làm gì, cũng không thể thay đổi phản ứng quốc tế?

    Việt Nam đưa quân đánh sang Campuchia vào dịp Giáng sinh 1978, nhanh chóng đánh bại quân của Pol Pot.

    Pol Pot bỏ chạy khỏi thủ đô Phnom Penh ngày 7/1/1979. Ngoại trưởng của Pol Pot, Ieng Sary, đòi Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn cấp để lên án Việt Nam.

    Trong sách Saving Strangers: Humanitarian Intervention in International Society (2000), Nicholas J. Wheeler cho hay Hội đồng Bảo an mở cuộc họp ngày 11/1/1979. Tại đây, Đại sứ Việt Nam Hà Văn Lâu tuyên bố Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã lật đổ Pol Pot.

    Ông này thừa nhận bộ đội Việt Nam có giao chiến với Khmer Đỏ nhưng nói đây chỉ là tự vệ. Theo ông, có hai cuộc chiến đang diễn ra, một là chiến tranh biên giới của Pol Pot chống Việt Nam, và hai là chiến tranh cách mạng của nhân dân Campuchia.

    Việt Nam khăng khăng chỉ có chiến tranh cách mạng của nhân dân mới lật đổ Pol Pot, còn Việt Nam chỉ tự vệ mà thôi.

    Bất chấp sự có mặt của 100.000 lính Việt Nam ở Campuchia, ông Hà Văn Lâu cố gắng thuyết phục Hội đồng Bảo an rằng nhà nước Campuchia Dân Chủ do Pol Pot dẫn dắt bị lật đổ vì quân du kích của Mặt trận và nhân dân Campuchia nổi dậy mà thôi.

    Tiến sĩ Nicholas J. Wheeler đặt câu hỏi: Luận điểm hai cuộc chiến dễ dàng bị vạch ra là sơ hở, vậy vì sao Việt Nam sử dụng?

    Có vẻ như ban đầu Việt Nam tưởng rằng thế giới sẽ nhanh chóng quên chuyện Việt Nam tiến vào Campuchia. Trong thập niên 1980, ngoại trưởng Singapore Kishore Mahbubani viết trên Foreign Affairs rằng Đại sứ Việt Nam ở LHQ đã nói với ông ta ngay từ tháng 1/1979 rằng "trong hai tuần, thế giới sẽ quên vấn đề Campuchia thôi".

    Suy nghĩ này hóa ra là sai lầm, và Việt Nam phải trả giá.

    Trong sách Vietnam's Intervention in Cambodia in International Law (1990), Gary Klintworth nói Việt Nam lẽ ra đã có thể giảm bớt sức ép quốc tế nếu biết nói lý lẽ tốt hơn.

    Theo Gary Klintworth, lẽ ra Việt Nam nên nói chúng tôi can thiệp vừa vì tự vệ vừa vì can thiệp nhân đạo. Gary Klintworth có cảm tình với Việt Nam, nói rằng lật đổ Pol Pot là "hành vi tự vệ có lý (reasonable)".

    Klintworth thậm chí cho rằng việc Việt Nam thay đổi chế độ ở Phnom Penh cũng chấp nhận được vì Việt Nam cần một chính quyền bớt thù địch. Klintworth thậm chí so sánh Việt Nam với việc đồng minh chiếm đóng Đức và Nhật năm 1945.

    Tiến sĩ Nicholas J. Wheeler không hoàn toàn tin vào luận cứ của Klintworth nhưng thừa nhận: "Luận điểm hai cuộc chiến bị chế giễu ở Hội đồng Bảo an, nên Việt Nam rõ là để lỡ cơ hội khi không sử dụng lý lẽ trên để mà biện hộ cho sử dụng vũ lực."

    Việt Nam không đề cập 'lý do nhân đạo'
    Sẽ thế nào nếu việc dùng vũ lực ở Campuchia được biện hộ thêm với lý do nhân đạo?

    Đây là một câu hỏi thú vị, nhưng Nicholas J. Wheeler chỉ ra rằng Việt Nam khi đó không hề nhắc tới lý do nhân đạo để biện hộ cho mình. Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch được dẫn lời nói Việt Nam chỉ quan tâm về an ninh, còn nhân quyền là quan ngại của nhân dân Campuchia.

    Nicholas J. Wheeler đặt ra ba khả năng vì sao Việt Nam không dùng lý do nhân đạo.

    1. Một, có thể Việt Nam âm thầm thừa nhận quy tắc quốc tế về chủ quyền, không can thiệp và không dùng vũ lực. Việc Đại sứ Hà Văn Lâu dùng luận điểm hai cuộc chiến là cách biện minh hành động dựa trên luật quốc tế.

    2. Hai, có thể Việt Nam nghĩ rằng đưa ra lý do nhân đạo nghe cũng kỳ khôi khi mà chính Việt Nam đã im lặng về vi phạm nhân quyền trong bốn năm Pol Pol cầm quyền từ 1975 đến 1979.

    3. Ba, có thể Hà Nội sợ rằng đặt ra lý do nhân đạo thì tạo thành cớ để quốc tế tấn công Việt Nam trong tương lai.


    Môi trường quốc tế khi đó là 'thù địch'


    Phản ứng thù địch của quốc tế lúc này xuất phát từ ba nhóm:

    Vấn đề đưa ra Đại hội đồng LHQ. Tại Đại hội đồng, Hoàng thân Sihanouk, đại diện chính quyền Campuchia Dân Chủ, nói hành vi của Việt Nam là "xâm lấn, chiếm lãnh thổ".

    Trung Quốc ủng hộ, nói rằng luận cứ hai cuộc chiến của Việt Nam là "dối trá".

    Mỹ thì thừa nhân vi phạm nhân quyền tại Campuchia, và còn thừa nhận Việt Nam có lo ngại an ninh chính đáng khi Campuchia tấn công vùng biên giới. Nhưng Mỹ nói "tranh chấp biên giới không cho phép một quốc gia quyền áp đặt một chính phủ thay chính phủ khác bằng vũ lực".

    Châu Âu và Nhật ngừng mọi viện trợ kinh tế cho Việt Nam.

    Anh Quốc nói "dù nhân quyền ở Campuchia có thế nào, không thể tha thứ cho Việt Nam, vốn có nhân quyền cũng đáng lên án, khi vi phạm lãnh thổ Campuchia Dân Chủ".

    Đại sứ Pháp thậm chí bác bỏ lý do nhân đạo:

    "Quan niệm rằng vì một chính quyền đáng xấu hổ, mà có thể biện minh cho can thiệp nước ngoài và lật đổ, thật là nguy hiểm."

    Đại sứ Na Uy nói Na Uy "mạnh mẽ phản đối" các vi phạm nhân quyền của Pol Pot, nhưng vi phạm nhân quyền này "không thể biện hộ cho hành động của Việt Nam".

    Bồ Đào Nha nói hành động của Việt Nam "vi phạm rõ rệt nguyên tắc không can thiệp" bất chấp hồ sơ nhân quyền "tệ hại" ở Campuchia.

    New Zealand cũng nói Campuchia Dân Chủ của Pol Pot có nhiều cái xấu, nhưng "việc xấu của một nước không biện minh cho sự xâm lăng lãnh thổ của một nước khác".

    Australia chỉ ra rằng nước này không hề có quan hệ ngoại giao với Pol Pot nhưng lại "hoàn toàn ủng hộ quyền của Campuchia Dân Chủ được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ".

    Singapore phát biểu:

    "Không nước nào có quyền lật đổ chính phủ Campuchia Dân Chủ, dù chính phủ này có đối xử tàn tệ nhân dân thế nào. Đi ngược nguyên tắc này có nghĩa là thừa nhận chính phủ nước ngoài lại có quyền can thiệp và lật đổ chính phủ nước khác."

    Singapore nói thêm họ lo ngại Việt Nam đe dọa an ninh của Singapore và an ninh khu vực.

    Đến phiên các nước không liên kết như Bolivia, Gabon, Kuwait, Nigeria, Bangladesh. Các nước này tránh lên án trực tiếp Việt Nam nhưng cũng không ủng hộ Việt Nam, nhấn mạnh quy tắc không can thiệp.


    Nhưng tại Hội đồng Bảo an, phe xã hội chủ nghĩa, dẫn đầu là Liên Xô và Tiệp Khắc, lại ủng hộ luận cứ hai cuộc chiến của Việt Nam.


    Liên Xô bảo chính Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã lật đổ Pol Pot.

    Đại sứ Liên Xô Troyanovsky còn nhấn mạnh "tội ác ghê tởm" của chính phủ Pol Pot. Nhưng Anh phản bác lại, nói rằng khi Anh nộp dự thảo nghị quyết lên án vi phạm nhân quyền của Pol Pot, chính Liên Xô và Cuba đã phản đối.

    Vài ngày sau phiên họp ở LHQ, Trung Quốc kéo quân sang Việt Nam, mở đầu cuộc chiến biên giới ngắn ngày.

    Ngày 16/3, Hội đồng Bảo an bỏ phiếu về một nghị quyết do Asean bảo trợ, kêu gọi ngừng bắn trong toàn khu vực, rút quân đội nước ngoài, và giải quyết bằng hòa bình.

    Liên Xô buộc phải dùng quyền phủ quyết để bác bỏ nghị quyết này.

    Đến cuối năm 1979, Đại hội đồng họp bàn việc ai sẽ đại diện cho Campuchia tại LHQ.

    Tại đây, 71 nước bỏ phiếu bác bỏ chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia (được Việt Nam và Liên Xô ủng hộ).

    Tại phiên họp này, các nước như Singapore bác bỏ lý do nhân đạo.

    Singapore nói: "Nếu chúng ta thừa nhận học thuyết can thiệp nhân đạo, thế giới sẽ càng nguy hiểm hơn cho các nước nhỏ như chúng tôi."

    Nhiều nước trong Đại hội đồng cũng nói rằng việc họ phản đối Việt Nam không có nghĩa họ ủng hộ hành động vi phạm nhân quyền của Pol Pot.

    Asean tiếp tục gây sức ép với phiên thảo luận ba ngày trong tháng 11/1979 tại Đại hội đồng.

    Malaysia, đại diện cho Asean, nói can thiệp nội bộ vào Campuchia là nguyên nhân khiến an ninh suy sụp ở Đông Nam Á. Asean nói họ lo ngại xung đột sẽ lây lan sang Thái Lan.

    Đại sứ Malaysia lúc này nói họ thừa nhận Khmer Đỏ đã gây ra cái chết hàng trăm ngàn người, nhưng việc này không biện minh cho can thiệp của Việt Nam.

    Malaysia nói nguyên tắc không can thiệp bảo vệ kẻ yếu trước kẻ mạnh.

    'Thuyết phục về nhân đạo'
    Tiến sĩ Nicholas J. Wheeler nêu quan điểm của ông rằng sự can thiệp của Việt Nam ban đầu rõ ràng được nhân dân Campuchia chào đón vì đã cứu rỗi họ.

    Trong cuốn Brother Enemy, Nayan Chanda mô tả: "Tại hàng trăm ngôi làng Campuchia, cuộc xâm lấn của Việt Nam được chào đón bằng niềm vui và cảm giác không thể ngờ được."

    Như vậy, Nicholas J. Wheeler khẳng định hành động của Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chuẩn cần thiết cho can thiệp nhân đạo.

    Nhưng ông cũng nói, từ góc nhìn luật pháp, liệu việc dùng vũ lực của Việt Nam được nhìn ra sao? Yêu cầu luật quốc tế ở đây là không để nước khác bị mất đất, không thay đổi chế độ, và quân can thiệp phải rút ngay lập tức.

    Thế thì, Việt Nam lại chỉ đáp ứng được tiêu chí một (không làm mất đất), nhưng hai tiêu chí sau thì không.

    Trong phần kết luận, Nicholas J. Wheeler chỉ ra rằng:

    "Không có bằng chứng rằng vi phạm nhân quyền của Pol Pot đóng vai trò gì trong quyết định xâm lược Campuchia: Việt Nam chỉ trích vi phạm nhân quyền chỉ khi tiện lợi về chính trị."

    "Nếu giải pháp ngoại giao đạt được với Campuchia Dân Chủ ở biên giới, Việt Nam cũng sẽ sống chung với kẻ láng giềng giết người."

    Nicholas J. Wheeler cho rằng chính vì Việt Nam tin rằng các lợi ích an ninh quan trọng bị rủi ro nên mới tiến vào Campuchia.

    "Giống như Ấn Độ can thiệp Đông Pakistan, Việt Nam sẵn lòng đặt cược mạng sống của bộ đội và chi vật lực thiếu thốn chỉ vì thấy có đe dọa căn bản cho an ninh từ Trung Quốc ở Bắc và Campuchia ở Nam."

    Klintworth cũng nói: "Cứu người là kết quả dĩ nhiên nhờ Việt Nam can thiệp…nhưng đó luôn là quan tâm thứ hai theo sau lo ngại cho lợi ích an ninh quan trọng."

    Nhưng dẫu vậy, Klintworth cho rằng hành vi của Việt Nam cũng có thể chấp nhận được "vì kết quả của sự can thiệp là ngừng việc giết chóc" ở Campuchia.

    Nhưng Việt Nam đã không dùng lý do can thiệp nhân đạo để nói với quốc tế, có thể một phần vì lo ngại lý do này lại được dùng để đánh chính Việt Nam sau này. Ngoài ra, sau khi Việt Nam đã im lặng về Pol Pot suốt bốn năm, LHQ cũng có thể bác luận điểm Việt Nam.

    Nhưng dẫu sao, nếu Việt Nam đã sử dụng lý do can thiệp nhân đạo, nó sẽ thuyết phục hơn luận điểm hai cuộc chiến.

    Mặt khác, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, khi phương Tây xem Việt Nam là quân cờ của Liên Xô, có thể mọi tranh luận pháp luật thực ra chỉ là thứ yếu. Dù Việt Nam có nói gì đi nữa, hành động của Việt Nam khi ấy vẫn sẽ bị đặt trong bối cảnh tranh đấu của hai phe cộng sản và tư bản ở Đông Nam Á.

    Ngày 24/12/1979, Liên Xô kéo quân vào Afghanistan, lấy lý do thực thi Hiệp định hữu nghị song phương ký năm 1978.

    Ba ngày sau, Babrak Karmal được Liên Xô đưa lên làm lãnh đạo đất nước.

    Đến tháng 2/1980, Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết "lên án" sự can thiệp của Liên Xô, đòi rút quân khỏi Afghanistan.

    Tháng 10/1983, 2.000 thủy quân lục chiến Mỹ tiến đánh hòn đảo Grenada, lật đổ chính quyền theo chủ nghĩa Marx, thay bằng một chính phủ tạm quyền.

    Tháng 11 năm đó, Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết nói hành động của Mỹ "vi phạm trắng trợn luật quốc tế".

    Một ví dụ tương tự mà khác biệt cùng năm 1979. Tanzania kéo quân vào Uganda lật đổ chế độ độc tài, vi phạm nhân quyền của Idi Amin tháng 4/1979.

    Giống như trường hợp Việt Nam, biến cố này vi phạm nguyên tắc chủ quyền và phi can thiệp.

    Tuy vậy, các nước phương Tây hoan nghênh kết quả ở Uganda, và ngầm chấp nhận phương pháp vũ lực.

    Có thể vì ở Uganda khi đó, chả có lợi ích chiến lược nào.
    rugi thích bài này.
  3. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Rồ Mỹ đố dám chửi thằng Long Sing, vì thằng đó là thằng Hán gian rồ Mỹ luôn mà, chửi nó khác nào tụi nó tự chửi bản thân
  4. Kilogamx8x

    Kilogamx8x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/10/2015
    Bài viết:
    2.093
    Đã được thích:
    1.983
    nói thẳng ra là Nếu nó ko tàn sát đồng bào ta trên chính nước Việt ta thì nó giết cả lò cả tổng thì cũng kệ mả cha nhà nó. Nhưng nó đã nghe lời TQ tấn công thảm sát đồng bào miền nam. Chính vì vậy ko còn cách nào khác là ta phải tự vệ thôi. Phải hiểu rõ bản chất như vậy
  5. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    Vụ Thủ tướng Singapore cứ để cho Cămpuchia phản ứng là đủ rồi .... VN cũng không nên tham gia sâu vào làm gì .
    Thực tế thì cũng chưa có các Tổ chức QT chính thức lên án chế độ Pôn pốt .... mà chỉ có các chuyên gia , các tổ chức Phi chính phủ lên án ...
    Người Mỹ " cũng lấy làm tiếc " .... khi chưa làm việc này .
  6. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Nó xúc phạm VN sao lại ko tham gia, hay chú là dog Mỹ nên chú bênh cho thằng Sing đog Mỹ đó, đây là minh chứng bộ mặt thật của bọn rồ Mỹ ủng hộ Khmer Đỏ và Singapore (Sing vốn từng nuôi dưỡng Khmer Đỏ mà)

    nói ngu vậy sao mở phiên tòa xét xử bọn Khmer Đỏ kìa, của LHQ đấy cháu rồ Mỹ

    Các bạn độc giả thấy ko đã gần 1 tuần mà bọn rồ Mỹ có dám chửi thằng Long đâu, thậm chí chúng còn bênh thằng Long nữa danh sách những thằng rồ Mỹ thường xuyên gõ phím chửi Nga trong này nhưng bênh Tàu khựa, Khmer Đỏ và Mỹ

    beta22, congtubl, hoanghoa00, Mr_hoang, despair, mimosalq, kimdung....
    Lần cập nhật cuối: 07/06/2019
  7. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Mỹ – Anh - Singapore đã giúp chế độ Khmer Đỏ chống Việt Nam như thế nào?

    Khmer Đỏ không được sự ủng hộ của đại đa số dân chúng Campuchia sau những gì họ đã gây ra cho đất nước đó. Như vậy cái gì đã giúp họ sống sót sau ngần ấy năm và gây thương vong đáng kể cho bộ đội có những chỉ huy dày dạn kinh nghiệm chiến trường lâu năm của Việt Nam?

    [​IMG]
    [​IMG]

    Lời người dịch:
    Thập niên 80 là một thập niên quyết liệt cuối cùng của Chiến tranh Lạnh mà Anh và Mỹ đã giở hết những ngón nghề hạ lưu bỉ ổi nhất để chiếm thượng phong, từ liên kết với đại cường Trung Quốc để thúc đẩy phát triển kinh tế cả đôi bên và cô lập Liên Xô, vừa cùng với độc tài, khủng bố trên khắp thế giới đè bẹp những phong trào tiến bộ đòi độc lập tự do trên khắp thế giới, để giữ chặt vùng kiểm soát của mình, vừa đánh lén trả thù, ném đá dấu tay để thỏa mãn thú tính.

    Chiến tranh Lạnh là cuộc đấu mưu. Về mặt này thì người Nga thua đứt đuôi mỗi anh Trung, Anh, Mỹ! Và hơn thế nữa, người ta nói ‘Hai đánh một không chột cũng què’, mà trong câu chuyện Chiến tranh Lạnh tới hồi kết này là ba đánh một — Tam kiếm hợp bích, xa luân chiến — thì chết là cái chắc!

    Ở nơi mà đã cho đế quốc Mỹ một thất bại hiếm hoi cay đắng, Việt Nam, Mỹ đã vớ được một cơ hội trả thù ngàn vàng khi Việt Nam đem quân vào Campuchia dẹp bỏ chế độ Khmer Đỏ, SAU KHI họ đã nhiều lần tấn công vào đất Việt Nam giết hại hàng ngàn dân thường và tàn phá làng mạc, và thực hiện một chính sách diệt chủng trên đất họ, trong đó có người Việt Nam.

    Bài dưới đây là một thí dụ nữa về những hoạt động dơ dáy bẩn thỉu ngoài sức tưởng tượng của hai chiến hữu lâu năm mặt người lòng thú Anh-Mỹ và Trung Quốc thời thập niên 80 ở Campuchia. Họ đã ban bố ‘tự do, dân chủ, nhân quyền’ cho dân nước này bằng cách ủng hộ cái ghế của Polpot ở Liên Hợp Quốc và tài trợ, trang bị vũ khí, huấn luyện, nuôi dưỡng tàn quân Khmer Đỏ đóng trên đất Thái trong suốt 10 năm, SAU KHI những vụ thảm sát giệt chủng của Khmer Đỏ đã được đưa ra ánh sáng!

    Tôi còn nhớ lúc nhỏ nghe nói bộ đội Việt Nam sang Miên bị thuơng vong vì mìn rất nhiều, lên tới hàng chục ngàn, và chính mắt tôi đã thấy những người như vậy khi cùng trường đi thăm bệnh viện Quân khu 7. Thời đó có bài hát “Vết chân tròn trên cát” nghe thật mủi lòng. Khmer Đỏ là một nhóm ô hợp mới lên trong thời gian ngắn đã bị quân đội Việt Nam đánh thắng dễ dàng lúc đầu. Họ không được sự ủng hộ của đại đa số dân chúng sau những gì họ đã gây ra cho đất nước đó. Như vậy cái gì đã giúp họ sống sót sau ngần ấy năm và gây thương vong đáng kể cho bộ đội có những chỉ huy dày dạn kinh nghiệm chiến trường lâu năm của Việt Nam? Câu trả lời nằm trong bài dưới đây.

    Bài viết này có từ năm 2000, tác giả đã nhắc tới việc tổ chức phiên tòa tội phạm quốc tế xét xử những người cầm đầu Khmer Đỏ. Đến nay (2007) đã 7 năm, phiên tòa đó vẫn chưa xảy ra! Tại sao? Vì những kẻ tòng phạm là những người khoác áo đại gia nói chuyện nhân nghĩa đứng đầu thế giới. Mỹ tấn công Iraq năm 2003, Saddam Hussein bị bắt cuối năm đó, đã bị ra tòa và xử tử hình vào tháng 12/2006, trong điều kiện nội chiến và đánh nhau với quân nước ngoài vẫn có thể tiến hành được! Nhưng tòa xử lãnh đạo Khmer Đỏ vẫn chưa nhúc nhích!

    ——————————————————————-

    Những đồng minh của Polpot ở Mỹ và Anh
    Tác giả: John Pilger (nhà báo và nhà làm phim tài liệu điều tra đoạt giải Pulitzer người Australia)

    Nguồn: http://www.freerepublic.com/forum/a3902258f0b7b.htm

    17 tháng Tư năm nay (2000), là 25 năm từ khi Khmer Đỏ của Polpot tiến vào Phnom Penh. Trong lịch của sự cuồng tín, đó là Năm Số Không; khoảng hai triệu người, một phần năm dân cư của Campuchia, sẽ chết như một hệ quả của ngày hôm đó. Để đánh dấu ngày kỷ niệm này, tội ác của Polpot sẽ được nhắc đến, gần như một hành động mang tính nghi thức cho những người tò mò về những trò chính trị đen tối và không giải thích được. Đối với những người cầm chịch của sức mạnh phương tây, những bài học đúng sẽ không được rút ra, vì không có những kết nối nào sẽ được dẫn tới họ và tới những người đi trước của họ, những người đã từng là đối tác kiểu Faust (nhân vật huyền thoại thời trung cổ đã bán linh hồn cho ác quỉ để đổi lấy kiến thức và sức mạnh) với Polpot. Tuy vậy, sự thật vẫn là sự thật, nếu không có sự đồng lõa của phương Tây, Năm Số Không có thể đã chưa bao giờ xảy ra, hay sự đe dọa trở lại của nó đã không được nuôi dưỡng lâu dài đến như vậy.

    Những tài liệu giải mật của chính phủ Mỹ để lại rất ít nghi ngờ rằng việc ném bom bí mật và bất hợp pháp lên lãnh thổ nước Campuchia trung lập lúc đó bởi Tổng thống Richard Nixon và Henry Kissinger giữa 1969 và 1973 đã gây ra chết chóc và tàn phá trên bình diện rộng, và nó đã tạo điều kiện cho sự hình thành sức mạnh của lực lượng Polpot. “Họ đang sử dụng thiệt hại gây ra bởi những vụ ném bom B52 như là đề tài chính để tuyên truyền” Giám đốc hoạt động của CIA tường trình tháng 2/1973. “Cách tiếp cận này đã dẫn đến sự tuyển mộ thành công thanh niên. Dân chúng nói rằng chiến dịch tuyên truyền đã có hiệu quả với những người tị nạn trong những vùng là mục tiêu của B52.” Qua việc thả một khối lượng bom tương đương với năm quả bom ở Hiroshimas lên một cộng đồng nông dân, Nixon và Kissinger đã giết chết ước tính khoảng một nửa triệu người. Năm Số Không bắt đầu, trên thực tế, là với họ (Nixon và Kissinger); việc ném bom bừa bãi là một chất xúc tác cho sự nổi lên của một nhóm bè phái nhỏ, Khmer Đỏ, mà chủ trương là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mao và nếp sống thời Trung cổ trước đó không có sự ủng hộ trong đại chúng.

    Sau hai năm rưỡi nắm quyền, Khmer Đỏ bị lật đổ bởi quân đội Việt nam vào Ngày Lễ Noel, 1978. Và những tháng năm sau đó, Mỹ cùng với Trung Quốc và những đồng minh của họ, đáng chú ý là chính phủ Thatcher (Thủ tướng Anh lúc đó), đã chống lưng cho Polpot đang đào tị trên đất Thái. Ông ta là kẻ thù của kẻ thù của họ: Việt Nam. Công giải phóng Campuchia của nước này đã không thể được công nhận, vì họ ở bên kia chiến tuyến của cuộc Chiến tranh Lạnh. Đối với người Mỹ, bây giờ đang ủng hộ Bắc Kinh chống lại Moskva, có một bàn thua cần phải gỡ cho mối nhục của họ khi phải tháo chạy khỏi Sài Gòn trên những mái nhà.

    Về việc này, Liên Hiệp Quốc đã bị lạm dụng bởi những cường quốc. Mặc dù chính phủ Khmer Đỏ (“Kampuchea Dân chủ”) đã ngừng tồn tại từ tháng Giêng, 1979, những người đại diện của nó vẫn được phép tiếp tục chiếm giữ cái ghế của Campuchia tại Liên Hợp Quốc; Thực vậy, Mỹ, Trung quốc và Nước Anh đã đòi hỏi như thế. Cùng lúc đó, một lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an lên nước này đã làm tăng thêm sự khốn khổ mất mát của một đất nước đang bị tổn thương nặng nề, trong khi Khmer Đỏ đang đào tị thì gần như muốn gì được nấy. Vào 1981, cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, Zbigniew Brzezinski, nói: “Tôi động viên người Trung hoa hỗ trợ Polpot”. Nước Mỹ, ông ta thêm rằng, “nháy mắt công khai” khi Trung quốc gửi vũ khí cho Khmer Đỏ.

    Sự thật là Mỹ đã bí mật tài trợ cho Polpot lúc đang đào tị từ tháng Giêng, 1980. Qui mô của sự hỗ trợ này — 85 triệu USD từ 1980 đến 1986 — đã được tiết lộ ra qua một bức thư gửi tới một thành viên của Ủy ban Quan hệ Nước ngoài của Thượng viện. Trên biên giới Thái Lan với Campuchia, CIA và các cơ quan tình báo khác thiết lập một cơ quan gọi là Nhóm Cứu cấp Campuchia, mà nhiệm vụ là bảo đảm hàng cứu trợ nhân đạo sẽ đến những khu của Khmer Đỏ trong những trại tị nạn và bên kia biên giới. Hai người Mỹ làm việc cứu trơ, Linda Mason và Roger Brown, sau đó viết “Chính phủ Mỹ nhấn mạnh rằng Khmer Đỏ phải được nuôi… Mỹ thích việc nuôi cơm cho Khmer Đỏ đó được hưởng dưới uy tín của hoạt động cứu trợ mà cả thế giới biết đến. “Dưới sức ép Mỹ, Chương trình Thực phẩm Thế giới đã trao hơn 12 triệu USD giá trị thực phẩm cho quân đội Thái Lan để chuyển qua cho Khmer Đỏ; “20.000 tới 40.000 kháng chiến quân Polpot đã hưởng lợi”, Richard Holbrooke, trợ lý bộ trưởng ngoại giao Mỹ lúc đó, viết.

    Tôi chứng kiến điều này. Đi cùng đoàn xe của Liên Hợp Quốc gồm 40 xe tải, Tôi đến một khu căn cứ hoạt động của Khmer Đỏ ở Phnom Chat. Người chỉ huy cơ sở này là Nam Phann, một người khét tiếng, được nhân viên cứu trợ biết đến với cái tên “Đồ tể” và “Himmler của Polpot”. Sau khi đồ cung cấp đã được bốc dỡ hết, ngay dưới chân mình, ông ta nói “Cám ơn bạn rất nhiều, và chúng tôi muốn có thêm nữa”.

    Trong tháng Mười Một của năm đó, 1980, tiếp xúc trực tiếp giữa nhà Trắng và Khmer Đỏ đã được bố trí khi Bác sĩ Ray Cline, một cựu phó giám đốc của CIA, làm một cuộc viếng thăm bí mật đến một trụ sở hoạt động chính của Khmer Đỏ. Lúc đó Cline là một cố vấn về chính sách đối ngoại trong nhóm chuyển tiếp của Tổng thống vừa đắc cử là Reagan. Đến năm 1981, một số chính phủ trên thế giới đã trở nên rõ ràng khó chịu với trò đố chữ của Liên Hợp Quốc đang tiếp tục công nhận cái chế độ đã chết từ lâu của Polpot. Cần phải làm một cái gì đó để cải thiện tình hình. Năm sau đó, Mỹ và Trung Quốc sáng chế ra Liên minh của Chính phủ Dân chủ Campuchia, mà thực sự không phải là một Liên minh, cũng không phải Dân chủ, hay là một Chính phủ, hay hiện hữu trên đất Campuchia. Nó là cái mà CIA gọi là “Một ảo tưởng bậc thầy”. Hoàng tử Norodom Sihanouk được chỉ định làm cái đầu của nó; ngoài ra không có gì khác nhiều cả. Hai nhóm “không cộng sản”, nhóm một là những người theo Sihanouk, thì được dẫn dắt bởi con trai của Hoàng tử là Norodom Ranariddh, nhóm thứ hai là Mặt trận Giải phóng Quốc gia của người Khmer, mà về ngoại giao và quân sự, bị khống chế bởi phe Khmer Đỏ. Một trong số những bạn thân của Polpot, Thaoun Prasith, là người điều hành văn phòng đại diện của họ tại Liên Hợp Quốc ở New York.

    Ở Bangkok, người Mỹ cung cấp cho “liên minh” này những kế hoạch tác chiến, đồng phục, tiền và tình báo từ vệ tinh; vũ khí thì đến trực tiếp từ Trung quốc hay từ phương tây, theo đường Singapore. Phe không cộng sản đáng xấu hổ trên đã trở thành cái cớ cho phép Quốc hội — được thúc đẩy bởi một người cuồng tín về Chiến tranh Lạnh là Stephen Solarz, một chủ tịch ủy ban có thế lực — phê duyệt 24 triệu USD giá trị viện trợ cho “kháng chiến”.

    Cho đến 1989, vai trò của Anh ở Campuchia vẫn còn nằm trong bí mật. Những tường trình đầu tiên xuất hiện trên tờ Sunday Telegraph, viết bởi Simon O’Dwyer- Russell, một phóng viên ngoại giao và quốc phòng có những tiếp xúc nghề nghiệp và gia đình gần gũi với SAS (lực lượng đặc biệt của Anh). Ông ta tiết lộ rằng SAS đang huấn luyện lực lượng do Polpot cầm đầu. Không lâu sau đó, tờ Jane’s Defense Weekly lại cho biết rằng việc huấn luyện của Anh cho những thành viên “không cộng sản” của “liên minh” đó đã được thực hiện “tại những căn cứ bí mật trên đất Thái trong hơn bốn năm rồi”. Huấn luyện viên được cử đến từ SAS, “Tất cả bọn họ đều là những nhân viên quân sự đang tại ngũ, cựu chiến binh của cuộc xung đột Falklands, được dẫn dắt bởi một đại úy”.

    Việc huấn luyện ở Campuchia đã trở thành riêng của Anh sau khi vụ “Irangate”, vụ vũ khí đổi con tin, vỡ lở ra ở Washington vào năm 1986. Nếu Quốc Hội biết được chuyện người Mỹ có dính dáng đến chương trình huấn luyện bí mật ở Đông Dương, chưa nói đến việc đó là huấn luyện cho lực lượng Polpot”, một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng cho O’Dwyer- Russell cho biết, “Cái bong bóng đó chắc đã bay ngay lên. Đó là một trong những vụ dàn dựng ăn ý cổ điển giữa Thatcher và Reagan”. Hơn nữa, Margaret Thatcher đã vuột miệng, trước sự kinh ngạc của Bộ Ngoại giao, rằng “những người ôn hòa hơn trong lực lượng Khmer Đỏ sẽ phải đóng vai trò nào đó trong chính phủ tương lai”. Vào 1991, tôi phỏng vấn một thành viên của Đội “R” (đội dự bị) của SAS, một người đã từng phục vụ ở vùng biên giới. “Chúng tôi đã huấn luyện Khmer Đỏ về rất nhiều những nội dung kỹ thuật — rất nhiều về mìn,” anh ta nói. “Chúng tôi đã sử dụng mìn nguyên thủy đến từ Kho Đạn dược Hoàng gia ở nước Anh, đi qua đường Ai-cập để đổi nhãn mác… Chúng tôi thậm chí còn huấn luyện họ về tâm lý. Lúc đầu, họ muốn đi vào làng để chém người thôi. Chúng tôi đã bảo họ cách làm sao để cảm thấy thư thái hơn…”

    Bộ Ngoại giao đã phản ứng trước những thông tin này bằng cách nói láo. “Nước Anh không có một sự giúp đỡ quân sự dưới bất kỳ hình thức nào cho các đảng phái ở Campuchia”, một nghị viên phát biểu. Thủ tướng Anh lúc đó, Thatcher, viết cho Neil Kinnock, “Tôi xác nhận rằng không có sự liên can nào giữa chính phủ Anh dưới bất kỳ hình thức nào tới việc huấn luyện, trang bị hay hợp tác với Khmer Đỏ hay những nhóm đồng minh với họ.” Vào 25 tháng Sáu, 1991, sau hai năm chối quanh, chính phủ cuối cùng cũng phải thừa nhận rằng SAS đã bí mật huấn luyện “quân kháng chiến” từ 1983. Một tường trình bởi Asia Watch đã mô tả chi tiết: SAS đã dạy “cách sử dụng những thiết bị nổ tự tạo, bẫy và chế tác, sử dụng những thiết bị kích nổ chậm”. Tác giả của bản tường trình, Rae McGrath (người cùng đoạt Giải thưởng Nobel Hoà bình từ cuộc vận động quốc tế về mìn), viết trên tờ Guardian rằng “Việc huấn luyện của SAS là một chính sách phạm tội vô trách nhiệm và đê tiện”.

    Khi cuối cùng, một “lực lượng gìn giữ hoà bình” của Liên Hợp Quốc cũng đã đặt chân đến ở Campuchia vào 1992, bản hiệp ước bán linh hồn cho ác quỉ đã lộ rõ hơn bao giờ hết. Được gọi đơn thuần nhẹ nhàng là một “thành phần trong cuộc chiến”, Khmer Đỏ được chào đón quay trở lại Phnom Penh bởi viên chức của Liên Hợp Quốc, nếu không phải là bởi người dân. Một chính khách phương tây, người đã giành công kiến tạo “tiến trình hoà bình”, Gareth Evans (ngoại trưởng Úc lúc đó), lên tiếng trước bằng việc yêu cầu nên có một cách tiếp cận “vô tư” đối với Khmer Đỏ và đặt ra câu hỏi rằng liệu gọi việc họ làm là diệt chủng có phải đã tạo ra “một viên đá cản đường rõ ràng” không.

    Khieu Samphan, thủ tướng của Polpot trong thời gian những năm diệt chủng, tiếp nhận dàn chào của quân đội Liên Hợp Quốc với người chỉ huy của họ, tướng người Australia John Sanderson, đứng bên cạnh ông ta. Eric Falt, người phát ngôn của Liên Hợp Quốc ở Campuchia, nói với tôi: “Mục tiêu của tiến trình hoà bình là cho phép [Khmer Đỏ] gầy dựng lại tiếng tăm.”

    Hệ quả của việc nhúng tay vào của UN là việc tách ra không chính thức ít nhất một phần tư Campuchia cho Khmer Đỏ (theo bản đồ quân sự của Liên Hợp Quốc), cùng sự tiếp tục của một cuộc nội chiến âm ỉ và cuộc bầu cử của một chính phủ bị chia rẽ hết thuốc chữa giữa “hai thủ tướng” Hun Sen và Norodom Ranariddh.

    Chính phủ Hun Sen kể từ sau đó đã thắng cuộc bầu cử thứ hai một cách dứt khoát. Một người độc đoán và đôi khi thô bạo, tuy vậy theo tiêu chuẩn Campuchia vẫn là ổn định lạ thường, chính phủ được dẫn dắt bởi một người bất đồng quan điểm với Khmer Đỏ cũ, chạy trốn sang Việt Nam từ những năm 1970, đã giải quyết xong những thoả thuận với những nhân vật lãnh đạo thời Polpot, đáng chú ý là nhóm ly khai của Ieng Sary, trong khi từ chối những người khác việc miễn tố.

    Một khi chính phủ Phnom Penh và Liên Hợp Quốc có thể đồng ý về một khuôn mẫu, một tòa án tội ác chiến tranh quốc tế sẽ có nhiều khả năng tiến hành. Người Mỹ không muốn có sự tham gia nhiều của người Campuchia; mối quan tâm của họ thật dễ hiểu vì không chỉ có Khmer Đỏ sẽ bị buộc tội.

    Luật sư Campuchia bảo vệ Ta Mok, người lãnh đạo quân Khmer Đỏ bị bắt năm ngoái, đã nói: “Mọi người ngoại quốc liên quan phải được gọi ra trước tòa án, và sẽ không có những ngoại lệ… Madeleine Albright, Margaret Thatcher, Henry Kissinger, Jimmy Carter, Ronald Reagan và George Bush… Chúng tôi sẽ mời họ tới để nói cho thế giới biết rằng tại sao họ đã hỗ trợ cho Khmer Đỏ”.

    Đó là một nguyên lý quan trọng, mà Washington và Whitehall, hiện thời nếu đang nuôi dưỡng những tên bạo chúa tay dính đầy máu ở nơi nào đó trên thế giới, thì nên ghi nhớ lấy.

    Theo DIEHARD CAT
    https://tinnhanh10s.com/anh-da-giup-che-khmer-chong-viet-nam-nhu-nao/
  8. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Báo Singapore thừa nhận nước này đã ủng hộ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ

    VOV.VN - Tờ “The Online Citizen” đăng bài của Bowyer nói rằng Singapore từng đứng cùng phe với chế độ diệt chủng Pol Pot-Khmer Đỏ vì các toan tính chính trị.
    Ngày 6/6/2019, tờ báo điện tử “The Online Citizen” của Singapore đã đăng bài của tác giả Brad Bowyer nêu quan điểm đối với vụ đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu không chuẩn về vấn đề Khmer Đỏ và vai trò của Việt Nam tại Campuchia vào năm 1979 và thập niên 1980.

    [​IMG]
    Tờ "The Online Citizen" sử dụng bức ảnh của Thông tấn xã Việt Nam trong bài này, với chú thích: Lực lượng cách mạng Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam giải phóng Phnom Penh. (Ảnh chụp màn hình)
    Trong bài viết bằng tiếng Anh này, tác giả Brad Bowyer đã dẫn lại các phát ngôn của ông Lý ở diễn đàn Shangri-La cũng như trên tài khoản mạng xã hội Facebook của vị lãnh đạo này.

    Brad Bowyer cũng phản ánh lại các phản ứng gay gắt từ chính giới và học giả Campuchia trước các phát ngôn của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

    Dưới đây là bản dịch (để trong dấu “>”) phần tác giả Brad Bowyer thừa nhận sự thiếu nhạy cảm của Thủ tướng Lý Hiển Long và sai lầm của Singapore trong quá khứ (tác giả này viết từ góc độ của một người Singapore):

    << Cho đến nay, chúng ta chưa nghe thấy phản ứng nào từ Thủ tướng Lý và Bộ Ngoại giao về điều này.

    Các nhận xét của vị Thủ tướng của chúng ta không chỉ thiếu nhạy cảm và là điều không được mong muốn - chúng còn làm nổi bật điều mà tôi coi là khoảng tối trong lịch sử chúng ta, khi mà chúng ta đứng cùng phe với Pol Pol bất chấp những điều xấu xa mà ông ta đã phạm phải, chỉ vì theo đuổi các mục đích chính trị khu vực của chúng ta.

    Chúng ta (ý nói Singapore - ND) không chỉ công nhận và ủng hộ chế độ Pol Pot về mặt ngoại giao và bằng các chuyến thăm nhà nước trong thời kỳ ông ta khủng bố; chúng ta còn tài trợ cho họ, ủng hộ họ nhằm chống lại các nỗ lực giải phóng của người dân địa phương và của Việt Nam sau khi ông ta bị lật đổ. Chúng ta đã cố gắng ngăn chặn các trợ giúp nhân đạo và quá trình hợp pháp hóa chính quyền thay thế của ông Heng Samrin. Theo như tôi được biết, chúng ta còn chưa bao giờ tố cáo các tội ác tàn bạo mà người ta đã phạm phải trong thời kỳ đó.

    Những người khác trên thế giới đã công nhận lỗi lầm của họ khi ủng hộ Pol Pot trong giai đoạn này. Mặc dù vẫn còn một vài tranh cãi hàn lâm về số lượng người bị giết, bây giờ không ai phủ nhận rằng chế độ diệt chủng từng xảy ra ở Campuchia và nhiều người đã hành động để tố cáo công khai chế độ đó bằng hình thức này hay hình thức khác, nhưng chúng ta thì chẳng làm gì cả.

    Tôi đã tới một trong các bảo tàng về chế độ diệt chủng [ở Campuchia – ND] và đây là một trải nghiệm hãi hùng.


    Bên cạnh những đống xương cốt người, bạn cũng được chứng kiến tình trạng mà những con người đó bị giam giữ và tra tấn. Có rất nhiều mô tả chi tiết về những gì đã xảy ra. Bạn có thể gặp một trong số ít người sống sót tại nhà tù đó và thật khó để tiếp nhận vào bản thân những trải nghiệm mà họ đã trải qua, khi những người bạn tù kêu gào và chết dần chết mòn, còn mình thì bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành một nạn nhân tiếp theo.


    https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/ba...-ung-ho-che-do-diet-chung-khmer-do-918218.vov
  9. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    388
    BI KỊCH SINGAPO:

    Thời chiến tranh lạnh, nhờ vị trí địa chính trị nên phát triển mạnh.
    Nay trong cuộc đối đầu Mỹ - Trung, vai trò Sing càng nhỏ so với ... . Vài năm nữa, kênh đào Kra xong thì vai trò Sing lại càng giảm. Vai trò là trung tâm tài chính, hội nghị, y tế, du lịch về lâu dài cũng giảm. Có tiền nhưng thiếu đất cắm dùi nên không thể xây dựng nhiều.
    Nước nhỏ nhưng không có dầu mỏ.
    Đến đời con, dựa vào cái gì để phát triển ?
  10. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    Mày là thằng củ kẹc .... éo thèm chấp .
    Chỉ có tàu khựa mới moi móc để các nước ASEAN không đòan kết . Mày có hiểu éo cái gì là " gác lại quá khứ - hướng tới tương lai " ??? ... cả cái dòng giống khựa bẩn nhà mày là cái thá gì ?
    Singapore dù sao cũng giúp VN rất nhiều trong lĩnh vực kinh tế .
    Câm cái mõm thối khựa nhà mày đi nhá .

Chia sẻ trang này