1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
    tàu mình là chiếc DN-2000 đúng không nhỉ? kiểu này chắc chiếc của Tàu phải tầm 7 8 k tấn :D
  2. iloveubaby

    iloveubaby Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    701
    Nó là lớp KN750 của nhà mình
    [​IMG]
    halosun thích bài này.
  3. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641

    Tàu nó dài 129m 5000 tấn, tàu mình dài 56m 700 tấn
  4. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Bản tin thực địa 21h ngày 10/9/2019:

    Tàu hải cảnh 45111 và 46111, hai chiếc tàu được trang bị pháo 76 mm đã tham gia hộ tống Hải Dương Địa Chất 8 trong đợt 1 và 2, sau một thời gian rút về Trạm Giang (tàu 45111) và quần đảo Hoàng Sa (tàu 46111), giờ đang tiến nhanh về phía nam, dường như sẽ tham gia trở lại chiến dịch xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nhiều khả năng hai tàu này sẽ tiếp tục trở lại nhóm hộ tống Hải Dương Địa Chất 8.

    Một chiếc tàu hải cảnh khác xuất hiện trên Marine Traffic dưới tên Zhongguohaijing5403, cũng đã rời Quảng Châu hiện diện ở lô 06.1. Đây có lẽ là tàu 3402, chiếc tàu đã đồng hành cùng với hải cảnh 35111 trong đợt đầu tiên gây áp lực ở khu vực này. Tạm thời có thể đặt giả thuyết hiện tại ở lô 06.1 có ít nhất hai tàu hải cảnh, theo suy đoán là hai tàu 3402 và 3308.

    Như vậy các tàu vẫn đang tiếp tục được điều từ đại lục xuống, cho thấy chiến dịch hăm doạ của Trung Quốc vẫn chưa có ngày kết thúc. Nếu có gì mới so với đợt 1 và 2, thì điều mới đó là lần này tất cả các tàu ở khu vực 06.1 đã thường xuyên tắt AIS, hoạt động bí mật lẩn tránh khỏi các ứng dụng theo dõi hàng hải.

    Và tàu Hải Dương Địa Chất 8 vẫn đang tiếp tục đan áo trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Ảnh 1: Hai tàu 45111 và 46111 đang tiến nhanh xuống phía nam. Dự kiến sớm mai có thể khẳng định chính xác liệu hai tàu này sẽ tham gia hộ tống Hải Dương Địa Chất 8.

    Ảnh 2: Tín hiệu AIS ít ỏi thu nhận được khẳng định tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn đang hiện diện gần khu vực lô 06.1.

    Ảnh 3: Hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 8 sau khi trở về từ Đá Chữ Thập.

    Ảnh 4: Hiện tại, Hải Dương Địa Chất 8 đang được hộ tống bởi ít nhất 3 tàu hải cảnh: 33111, 46303, 37111, và có thể là có cả tàu dân quân biển.

    Ảnh 5: Hoạt động của Hải Dương Địa Chất 8 từ ngày 3/7/2019 cho tới nay (Nguồn: Ryan Martinson).

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    karate_hnhuyenthoaimuathu8888 thích bài này.
  5. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    12/09/2019
    “Hàng xóm bắt nạt”- Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phản tác dụng
    Rudroneel Ghosh

    Mọi hành động đều có phản ứng khác nhau, các quốc gia ở Đông Nam Á cũng như các quốc gia có lợi ích ở khu vực này chắc chắn sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Trên thực tế, Bắc Kinh đang “mời gọi" các nước chống lại họ, và điều này không mang lại lợi ích cho Trung Quốc.

    Không thể phủ nhận rằng những tháng qua tình hình ở khu vực Biển Đông cực kỳ căng thẳng. Trung Quốc đã và đang tiến hành các cuộc tập trận đơn phương và hành động khiêu khích đe dọa hòa bình và an ninh khu vực. Tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc được hộ tống bởi các tàu hải cảnh và máy bay quân sự - bao gồm cả máy bay ném bom H-6K - không chỉ đi qua vùng biển tranh chấp này mà còn xâm nhập sâu vào Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) - 200 hải lý của Việt Nam.

    Chiến thuật “bắt nạt” của Trung Quốc

    Trên thực tế, tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 và tàu hải cảnh Trung Quốc thậm chíđã cố gắng làm gián đoạn hoạt động sản xuất dầu khí hợp pháp tại các lô dầu khí của Việt Nam. Chẳng hạn, lô dầu 06/1 - một liên doanh giữa Ấn Độ, Nga và Việt Nam sản xuất dầu khí trong 17 năm - đã trở thành mục tiêu của Trung Quốc với những lời cảnh báo được phát đi từ loa phóng thanh. Thông điệp của Bắc Kinh dường như là không ai được phép hoạt động thương mại ở Biển Đông mà không có sự tham gia của Trung Quốc, ngay cả khi dựán nói trên nằm trong EEZ hợp pháp của một quốc gia trong khu vực.

    Đây chẳng khác nào là chiến thuật bắt nạt. Vì Trung Quốc ngày nay là quốc gia lớn nhất và hùng mạnh nhất trong khu vực, nên họ nghĩ rằng họ muốn làm gì cũng được. Hiện giờ, Tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 được cho là neo đậu cách bờ biển Việt Nam 155 km mà không có sự cho phép của Hà Nội. Điều này chẳng khác nào là một sự khiêu khích vàđể thể hiện cho khu vực cũng như thế giới thấy rằng Trung Quốc có thể làm bất cứđiều gì trong khu vực Biển Đông. Trung Quốc tin rằng Biển Đông rất quan trọng cho sự phát triển của nước này. Rốt cuộc, khu vực này chứng kiến một tỷ lệ lớn thương mại và năng lượng của Trung Quốc đi qua đây. Tuy nhiên, Biển Đông cũng quan trọng không kém đối với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á. Tại sao lợi ích của Trung Quốc lại được ưu tiên hơn lợi ích của các nước khác? Có lẽ cũng có một lời giải thích khác. Khi trục quyền lực chuyển từ Tây sang Đông trong thế kỷ 21 - nhờ các yếu tố nhân khẩu học, quản trị và công nghệ - trọng tâm toàn cầu sẽ tự nhiên chuyển sang Đông Á, trong đó Trung Quốc là một cực lớn. Tuy nhiên, Đông Á - với địa lý của nó - là một khu vực hàng hải rộng lớn với vô số bờ biển.

    Nếu thế kỷ trước chứng kiến các cuộc tranh giành giữa các quốc gia châu Âu - khi đó là các cường quốc dân tộc đang trỗi dậy - ở những biên giới đất liền, thế kỷ hiện tại sẽ chứng kiến các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cố gắng khẳng định sự thống trị của họ trên các tuyến đường biển.

    Và Biển Đông là trung tâm của cuộc cạnh tranh quyền lực hàng hải mới này. Trung Quốc, cường quốc hồi sinh mạnh mẽ, rõ ràng muốn thống trị nơi đây. Thế nhưng, có một lỗ hổng trong tư duy của người Trung Quốc. Các cuộc cạnh tranh ở châu Âu trong thế kỷ trước đã dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc. Nếu một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn nổ ra ởĐông Á ngày hôm nay, nó sẽ trở nên thảm khốc hơn nhiều lần vì các loại vũ khí sẽđược sử dụng tùy tiện. Có thể Trung Quốc nghĩ rằng mối đe dọa của cuộc chiến tranh tàn phá sẽ thực sự ngăn chặn chiến tranh trong khu vực, hoặc cũng có thể họ cảm thấy rằng các quốc gia Đông Nam Á vàĐông Á quá liên kết với nhau về kinh tế nên khó có nguy cơ dẫn đến chiến tranh. Và trong kịch bản này, Bắc Kinh nghĩ rằng họ có thể từ từ leo lên và khẳng định mình ở Biển Đông mà không cần phải gây ra một cuộc xung đột.

    Phản ứng của các quốc gia Đông Nam Á

    Tuy nhiên, mọi hành động đều có phản ứng khác nhau, các quốc gia ởĐông Nam Á cũng như các quốc gia có lợi ích ở khu vực này chắc chắn sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Trên thực tế, Bắc Kinh đang “mời gọi" các nước chống lại họ, vàđiều này không mang lại lợi ích cho Trung Quốc. Mỹ và các quốc gia ASEAN đang tiến hành cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên ở Vịnh Thái Lan và Biển Đông với sự tham gia của 8 tàu chiến, 4 máy bay và hơn 1.000 binh sỹ. Sau đó tại Maldives, Hội thảo Ấn Độ Dương lần thứ 4 được tổ chức từ ngày 3-4/9 với trọng tâm là an ninh và tự do hàng hải, thực thi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và phát triển các cơ chế thể chế khu vực hiệu quảđể hiện thực hóa các quy tắc quốc tế. Hội nghị có sự tham dự của Thủ tướng Sri Lanka và các bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ, Singapore và Maldives.

    Và mới đây, trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tới Việt Nam, hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình vàổn định ở Biển Đông, đồng thời bày tỏ lo ngại về những diễn biến trong khu vực do Trung Quốc gây ra. Họ cũng nhất trí rằng tất cả các tranh chấp nên được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, không dùng đến các mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, và tuân theo các nguyên tắc luật pháp quốc tế. Thêm vào đó, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự kiềm chế, phi quân sự hóa và tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế. Trung Quốc vi phạm tất cả những điều này - họđã xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông, quân sự hóa một số thực thể và từ chối phán quyết của Tòa trọng tài thường trực năm 2016 vốn phủ nhận yêu sách của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

    Tất cả những động thái này đều nhằm mục đích làm đối trọng với Trung Quốc. Và nếu Bắc Kinh tiếp tục thể hiện sự hung hăng ở Biển Đông, mọi chuyện sớm hay muộn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Nếu điều đó xảy ra, một tính toán sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến một cuộc xung đột lớn. Ngay cả trong thời gian sắp diễn ra các cuộc chiến tranh thế giới, những sự cố nhỏ, ban đầu bị bỏ qua đã leo thang thành những vấn đề lớn hơn nhiều. Khả năng những sai lầm tương tự sẽ diễn ra ở Biển Đông. Và xung đột sẽ là thảm họa cho tất cả các bên, bao gồm cả Trung Quốc. Ngay cả khi xung đột không xảy ra, các căng thẳng hiện tại ở Biển Đông hầu như không mang lại lợi ích cho sự phát triển và tăng trưởng của các nước trong khu vực. Cái giá phải trả sẽ là rất lớn và Trung Quốc thực sự sẽ bị thiệt hại nếu họ chọn chủ nghĩa đơn phương thay vì cách tiếp cận đa phương.

    Rudroneel Ghosh là nhà báo có trụ sở tại New Delhi, Ấn Độ. Hiện tại ông là biên tập viên cho tờ Thời báo Ấn Độ. Bài báo được đăng trên tờ The Times of India.

    Nguồn:

    http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-nuoc-ngoai/7304-ten-hang-xom-bat-nat
  6. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    BÁO KHỰA: VIỆT NAM CÀNG NGÀY CÀNG BÀNH TRƯỚNG

    11/9/2019

    Tờ Sina của Trung Quốc gần đây có bài viết đe dọa rằng: Việt Nam càng ngày càng bành trướng, đã mời chào các nước phương Tây can dự vào vùng biển phía Nam. Hành động này của Việt Nam cũng chọc giận láng giềng phía Bắc và hành động trừng phạt của láng giềng đã được đặt lên chương trình.

    Bài báo của Sina viết:

    Gần đây, theo truyền thông đưa tin, Việt Nam càng ngày càng bành trướng, họ đã trực tiếp mời chào các nước phương Tây như Mỹ, Australia can dự vào vùng biển phía Nam để “bảo vệ quyền lợi tự do hàng hải.

    Hành động này của Việt Nam cũng chọc giận láng giềng phía Bắc và hành động trừng phạt của láng giềng đã được đặt lên chương trình. Có chuyên gia lân quốc đã cảnh cáo Việt Nam: Chớ nên khiêu chiến nước lớn, nhất cử nhất động của Việt Nam hiện nay đã vượt quá mức chịu đựng, cuối cùng nhất định sẽ chịu trừng phạt nghiêm khắc.

    Việt Nam là một nước đang phát triển, đồng thời cũng chẳng qua là một nước nhỏ Đông Nam Á, vì sao lại bành trướng như thế? Nguyên nhân chủ yếu nhất là vì nước này thực sự tham lam. Họ là một nước rất nghèo túng, sự phát triển kinh tế vô cùng lạc hậu cho nên để phát triển kinh tế, Việt Nam cũng bắt đầu thèm muốn tài nguyên xung quanh, đặc biệt là tài nguyên trên biển. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Việt Nam mời gọi các nước khác đến vùng biển xung quanh mình để khai thác dầu khí.

    Đồng thời với quá trình cải thiện quan hệ Việt – Mỹ, nước Mỹ cũng ngày càng đứng về phía Việt Nam. Điều này cũng dẫn tới việc Việt Nam sai lầm cho rằng bản thân đã đứng trên đôi chân của Mỹ nên mới dám không kiêng sợ gì như vậy.

    Việt Nam cho rằng chỉ cần có Mỹ làm chỗ dựa, các nước khác sẽ không dám làm gì họ cho nên họ mới ra sức lôi kéo các nước phương Tây đến xung quanh để Việt Nam có ưu thế ngày càng lớn trên dư luận quốc tế, từ đó ý đồ cướp đoạt các nguồn tài nguyên biển không thuộc Việt Nam.

    Mấy năm gần đây Việt Nam cũng tăng cường xây dựng lực lượng hải quân của mình, không chỉ mua từ Nga các tàu ngầm Kilo va tàu hộ vệ tên lửa Gepard mà còn mua máy bay chiến đấu Su-30 và xe tăng chiến đấu chủ lực T-90. Hiện tại họ còn có kế hoạch tiến một bước nữa, nhập khẩu loại máy bay chiến đấu hạng nặng tiên tiến hơn là S-35.

    Nhập khẩu các vũ khí trang bị tiên tiến này cũng là để hỗ trợ đầy đủ cho thực lực kinh tế. Nhưng thực lực kinh tế bản thân Việt Nam cũng không phát triển lắm cho nên đã hình thành một mô thức phát triển là chiếm đoạt của cải trên biển để vũ trang bản thân.

    Hiện nay Việt Nam đang tích cực phát triển hải lục không quân và nâng cấp lực lượng quân sự như vậy, mục đích chính là để có khả năng xâm chiếm hữu hiệu các nguồn tài nguyên biển vốn không thuộc Việt Nam.

    Nhưng bất kể Việt Nam mở rộng lực lượng quân sự như thế nào, sự thực bày ra trước mắt việt Nam đã cực kỳ rõ ràng là 3 quân chủng hải lục không quân của Việt Nam dù cho về quy mô hay trình độ hiện đại, đều khó có thể hỗ trợ Việt Nam trong các hành đọng vô lý hiện tại, nhiều nhất cũng chỉ có thể cung cấp cho Việt Nam một sự an ủi tâm lý.

    Đối với Việt Nam mà nói, phải nghĩ rằng hòa bình là không dễ dàng, đặc biệt là khi Việt Nam hiện nay có cơ hội phát triển và cục diện tương đối ổn định. Nếu Việt Nam không giữ mình, trắng trợn vượt qua lãnh hải khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Bởi vậy Việt Nam nên nhận thức rõ hiện thực một cách lý trí, không nên làm những hành động đi vào rủi ro.

    Dịch từ Sina

    …………………..


    Bình luận: Những nội dung trên đây hoàn toàn là những lời lẽ vu cáo Việt Nam, tuy nhiên quý vị cũng hiểu được đối phương đang nghĩ gì và nói gì về tranh chấp Biển Đông.

    Qua nội dung bài viết có thể thấy giọng điệu đi từ bực dọc vì vấn đề các nước phương Tây can dự vào cục diện Biển Đông đến chỗ đe dọa Việt Nam bằng cách so sánh tương quan song phương, rồi cuối cùng là ngọt nhạt khuyên nhủ Việt Nam không nên làm chuyện rủi ro.

    Tất nhiên đấy là lời họ nói, còn Việt Nam thì sẽ trả lời: Việc ai nấy làm, biển của ta thì ta khai thác.
    beta22, yetkieukarate_hn thích bài này.
  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Phải đấy.
    Việt Nam ngày nào chẳng có thuyền đánh cá gần Hoàng Sa gần với Hải Nam, đừng nói tới Trường Sa vốn gần VN hơn.
    Việt Nam khai thác dầu khí có nhẽ mấy thập niên nay, TQ ko được 1 giọt dầu nào cả.

    Giỏi thì làm tới đi.

    Phản đối TQ leo thang là việc của Việt Nam, nhưng kéo quần TQ thì nhiều hơn 1 nước Việt Nam nhé.
  8. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
  9. Dr.No

    Dr.No Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    70
    Ngoại trưởng Malaysia gọi Ngoại trưởng Trung Quốc là 'anh trai'
    12/09/2019 15:04 GMT+7
    Việt Nam và Malaysia nhất trí hợp tác khai thác dầu khí
    [​IMG]
    Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) bắt tay với người đồng cấp Malaysia tại Bắc Kinh - Ảnh: REUTERS

    "Để kết thúc cuộc gặp lần này, hai bên chúng tôi đã đồng ý thiết lập một cơ chế tham vấn song phương cho các vấn đề hàng hải, một nền tảng mới để đối thoại và hợp tác cho cả hai bên" - ngoại trưởng Trung Quốc loan tin sau cuộc gặp ngày 12-9 với ông Abdullah tại Bắc Kinh.

    Ông Abdullah, người gọi ông Vương Nghị của Trung Quốc là "anh trai" trong cuộc gặp, cho biết cơ chế đối thoại mới sẽ do bộ ngoại giao hai nước cùng duy trì và thúc đẩy.

    "Các cấp dưới sẽ tiếp tục thảo luận chi tiết về cơ chế hợp tác mới. Song với tôi, kết quả hôm nay như vậy là đủ tốt, nhất là trong bối cảnh hai nước chuẩn bị kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao", ngoại trưởng Malaysia khẳng định.

    Theo Hãng tin Reuters, Malaysia thi thoảng có những chỉ trích Trung Quốc vì vấn đề Biển Đông, nhưng thường cố gắng giảm nhẹ sức nặng của ngôn từ sau khi nhận được nhiều tỉ USD đầu tư từ Bắc Kinh trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai - con đường. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia

    Hồi tháng 5-2019, dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ cho thấy tàu hải cảnh 35111 trọng tải 2.000 tấn của Trung Quốc đã tham gia việc cản trở các giàn khoan của Malaysia cùng các tàu dịch vụ hộ tống ở bãi cạn Luconia.

    Theo CSIS, đã có lúc tàu của Trung Quốc có hành động đe dọa khi chạy vòng tròn xung quanh tàu Malaysia ở khoảng cách 80m. Các tàu dịch vụ của Malaysia sau đó phải rút đi.

    Quân đội Malaysia sau đó lặng lẽ tổ chức hai cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển mà theo nhiều người, đó là thông điệp Kuala Lumpur muốn gửi tới Trung Quốc.

    Theo Reuters, trong một phát biểu hồi tháng 8, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Mohamad Sabu cho biết nước ông thường xuyên giám sát các tàu hải cảnh và hải quân Trung Quốc ra vào "lãnh hải" Malaysia.

    "Họ tỏ ra tôn trọng chúng tôi và cho đến giờ họ vẫn chưa làm gì rắc rối", ông Sabu khẳng định.

    Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với báo Khmer Times của Campuchia nhân chuyến thăm nước này hồi tuần trước, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã nhắc lại nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ của ASEAN khi đề cập đến lợi ích xung quanh vấn đề Biển Đông.

    Ông Mahathir cho rằng bởi vì Campuchia không phải là một nước có tranh chấp ở Biển Đông, nên việc nước này định nghĩa lợi ích quốc gia như thế nào là quyền của Phnom Penh, rằng sự ủng hộ của Campuchia còn tùy thuộc vào cách mà các nước có tranh chấp Biển Đông nỗ lực vận động.

    Thủ tướng Malaysia cũng thừa nhận mặc dù hoạt động dựa trên nguyên tắc đồng thuận, đôi lúc để ASEAN đoàn kết vì một vấn đề là chuyện vô cùng k
  10. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Thứ năm, 12/9/2019, 15:42 (GMT+7)
    Việt Nam phản đối Trung Quốc cản trở hoạt động dầu khí
    Việt Nam cho rằng các hành vi cản trở hoạt động dầu khí trên Biển Đông là sự vi phạm luật pháp quốc tế, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói trong họp báo chiều 12/9.

    "Theo các cơ quan chức năng của Việt Nam, nhóm tàu Địa chất Hải Dương 8 tiếp tục vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói.

    Bà Hằng cho biết Việt Nam kiên quyết phản đối việc tàu Địa chất Hải Dương 8 tiếp tục các hành động vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển của mình được xác định phù hợp với các quy định của UNCLOS.

    [​IMG]
    Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo chiều 12/9. Ảnh: Bộ Ngoại giao.

    "Việt Nam cũng đã nêu quan điểm về ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động vi phạm của nhóm tàu Địa chất Hải Dương 8 đối với quan hệ hữu nghị giữa hai nước, với hoà bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông và ở khu vực. Vì những lý do đó, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm nghiêm trọng này, rút toàn bộ những tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam", người phát ngôn tuyên bố.

    https://vnexpress.net/the-gioi/viet-nam-phan-doi-trung-quoc-can-tro-hoat-dong-dau-khi-3981229.html
    beta22 thích bài này.

Chia sẻ trang này