1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    388
    Số người nhiễm covid tại Nhật, Hàn, Sing đang tăng từng ngày.

    Riêng trong ngày hôm nay, TP Deagu - Hàn Quốc đã có trên 40 người dương tính với covid-19. Deagu sắp trở thành Vũ Hán của Hàn Quốc.
  2. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    388
    Số liệu hiện tại:
    76,722 Nhiễm bệnh (dương tính Covid-19) ( Chưa xác định là sống hay chết )

    2,247 Tử vong
    18,524 Khỏi bệnh

    Những người nhiễm bệnh thường cho kết quả rõ ràng là sống, hoặc chết sau 2 tuần, vì vậy số tử vong + khỏi bệnh là số người bị bệnh trong cùng khoảng thời gian.
    Như vậy tỷ lệ tử vong theo số liệu công bố là khoảng : 2247 / (2247+18524) = 10,8 % Số người nhiễm bệnh.


    Tuy nhiên vì số liệu TQ công bố thiếu minh bạch, chuẩn xác, nhiều người bị chết tại nhà hoặc trên đường bị đem đi hỏa táng luôn, không tính vào số người bị bệnh nên không thể có số liệu chuẩn xác . Tỉ lệ chết thực tế có thể gấp nhiều lần.

    Một điều cần lưu ý là cùng 1 bệnh nhưng trong điều kiện ít người bị bệnh thì nghành y tế có điều kiện chăm sóc tốt, tỉ lệ tử vong sẽ thấp. Trường hợp có quá nhiều bệnh nhân khiến nghành y tế vỡ trận, không chăm sóc được thì tỉ lệ tử vong sẽ tăng vọt !
    nhnglhn thích bài này.
  3. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    388
    Chừng nào lương cán bộ công chức, viên chức vẫn chưa đủ để sống thì mình vẫn rất dị ứng với thứ tư tưởng chủ quan ntn.
    Không sợ kẻ địch mạnh, chỉ sợ đồng đội ngạo mạn, thích tự mãn .
  4. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Hun Sen lo sợ Bắc Kinh hơn là sợ virus corona
    https://foreignpolicy.com/2020/02/21/hun-sen-is-more-worried-about-beijing-than-the-coronavirus/

    Foreign Policy - 22-2-2020

    Tác giả: Audrey Wilson

    Nhà chuyên chế Campuchia đang đặt người dân mình vào nguy hiểm để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc.

    Khi các chính phủ trong khu vực tranh nhau trả lời những tin tức ban đầu về sự bùng phát của virus corona hồi tháng trước, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, nhà độc tài ngồi ghế lãnh đạo lâu nhất châu Á, đã không nao núng. Ông ta nhìn thấy một cơ hội. Trong khi các nước khác thi hành các hạn chế đối với du khách Trung Quốc, Hun Sen tìm cách trấn an không phải công dân của ông mà là Bắc Kinh, nơi ông phụ thuộc vào hỗ trợ chính trị và tài chính. “Xin hãy tiếp tục hợp tác với Trung Quốc. Đừng cấm các chuyến bay từ Trung Quốc. Đừng cấm vận chuyển đường biển Trung Quốc, và đừng cấm khách du lịch Trung Quốc“, ông nói trong một cuộc họp báo ngày 30/1.

    Trước đó vài ngày, Campuchia đã ghi nhận ca nhiễm virus đầu tiên và duy nhất được xác nhận cho đến nay: một người đàn ông Trung Quốc 60 tuổi, bay từ Vũ Hán, nơi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, đến Sihanoukville, một thị trấn có các sòng bạc đang bùng nổ qua sự đầu tư của Trung Quốc.

    Hun Sen đã nắm giữ quyền hành ở Campuchia trong 35 năm, và ông đang biến đất nước này thành một quốc gia khách hàng của Trung Quốc khi ông ta siết chặt hơn. Trong khi Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ gần đây đã trừng phạt hoặc chế tài Campuchia về hồ sơ nhân quyền tồi tệ của nước này, đặc biệt là khi Hun Sen chuyển sang đè bẹp phe đối lập còn lại hồi năm 2017, Trung Quốc vẫn là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất, cung cấp gần 3,6 tỷ đô la 2018 – phần lớn trong xây dựng. Hun Sen biết rằng ông ta không đủ khả năng để xúc phạm Bắc Kinh.

    Tuần trước, nhà lãnh đạo Campuchia đã nhìn thấy một cơ hội khác để khẳng định lòng trung thành của mình với Trung Quốc – lần này, có nguy cơ lây nhiễm toàn cầu. Cá nhân Hun Sen đã chào đón Westerdam, một du thuyền rời Hồng Kông ngày 1/2 và đã bị năm quốc gia từ chối trước khi nó được phép lên đường tới Sihanoukville hôm thứ Sáu [14/2]. Mặc dù các quan chức Campuchia đã tiến hành kiểm tra nhiệt độ và xác định không ai trong số 2.257 hành khách và phi hành đoàn nhiễm virus corona, nhưng một người sau đó đã thử nghiệm có kết quả dương tính ở Malaysia sau khi dừng lại tại sân bay.

    Sự cố Westerdam đã gây lo ngại cho các chuyên gia y tế, rằng các trường hợp không có triệu chứng khác có thể không bị phát hiện – đặc biệt là trong thời gian ủ bệnh của virus, có thể kéo dài 14 ngày hoặc lâu hơn. Trong khi con tàu cập cảng ở Sihanoukville đã không tạo ra một cụm virus cỡ như tàu Diamond Princess đã bị cách ly ở Nhật Bản, nhưng rủi ro thì tương tự. “Nguy cơ là bạn có một cộng đồng khép kín. Bạn đã có thời gian ủ bệnh. Bạn đã có các xét nghiệm chẩn đoán không đáng tin cậy. Bạn đã có tiềm năng lây lan mà không bị phát hiện“, Richard Coker, giáo sư danh dự tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn (London School of Hygiene and Tropical Medicine), cơ sở Bangkok, nói.

    Sau khi trường hợp Westerdam được xác nhận tại Malaysia, Campuchia đã bắt đầu kiểm tra trong phòng thí nghiệm đối với các hành khách vẫn ở trong nước này. Đến lúc đó, hàng trăm người đã rời khỏi. Đối với những người còn lại, các chuyến trở về của họ càng bị hạn chế: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Đài Loan đã từ chối nhận hành khách từ tàu này, gây khó khăn cho việc tới châu Âu hoặc Hoa Kỳ. Hôm thứ Năm [20/2], một chuyến bay thuê chở 283 hành khách từ tàu Westerdam đã được chuyển hướng sang Pakistan sau khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cho phép máy bay hạ cánh.

    Nếu Hun Sen tạo ra một sự cố quốc tế, thì đó là chuyện công vụ của chính ông ta. Bằng cách cho phép tàu du lịch cập cảng, thủ tướng đã tự cho mình là một người nhân đạo – cung cấp nơi ẩn náu cho các hành khách bị mắc kẹt, nhiều người trong số họ là người châu Âu hoặc công dân Hoa Kỳ. Thời điểm đó cho phép Hun Sen đánh lạc hướng những tin xấu trong tuần: Liên minh châu Âu đã hủy bỏ một số ưu đãi thương mại đối với Campuchia trên cơ sở vi phạm nhân quyền.

    Hành động này cũng theo cách tiếp cận chung của chính quyền Hun Sen đối với sự bùng phát của virus corona, vốn đã làm giảm nguy cơ rủi ro để tranh thủ sự ủng hộ Trung Quốc. Thủ tướng đã xua đuổi các phóng viên do họ đeo mặt nạ phẫu thuật.

    Bộ Y tế đã nhấn mạnh rằng Campuchia quá nóng để virus có thể lây lan, mặc dù khoảng 3.000 công dân Trung Quốc đã đến Campuchia từ Vũ Hán trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Hun Sen đã từ chối tổ chức sơ tán công dân Campuchia ở Trung Quốc, gồm một số sinh viên ở Vũ Hán – một quyết định không được chào đón nhận ở nhà.

    Hun Sen đã bay tới Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 5/2 trong một biểu hiện của sự đoàn kết, khiến ông trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc kể từ khi dịch virus corona bắt đầu. Ông Ou Virak, một nhà hoạt động nhân quyền có trụ sở ở Phnom Penh và người sáng lập Future Forum, nói: “Ông ấy đang cố gắng về cơ bản để tiếp tục với câu chuyện kể rằng không có mối nguy hiểm thực sự nào. Bằng cách nào đó, anh ấy đang gửi một thông điệp tới Trung Quốc, rằng Hun Sen và Campuchia đang sát cánh với Trung Quốc“.

    Trong khi đó, Trung Quốc đang tranh thủ lòng trung thành này. Ngoại trưởng Vương Nghị đã chủ trì một cuộc họp trong tuần này tại Viêng Chăn, Lào, với các đối tác của ông từ Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về sự bùng phát. Việc tập hợp, được gọi vào phút cuối, dường như giống như một yêu cầu hỗ trợ hơn là kêu gọi hành động: Các bộ trưởng đã được ghi nhận chung tay và bày tỏ tình đoàn kết với Trung Quốc. “Sự sợ hãi đe dọa nhiều hơn virus và sự tự tin thì quý hơn vàng”, Vương Nghị nói trong một cuộc họp báo sau đó.

    Tuy nhiên, các nước ASEAN khác, gồm Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, đã áp đặt các hạn chế đi lại hoặc có những lời khuyên để đối phó với virus. Chính những nước phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và mắc nợ Trung Quốc, chẳng hạn như Campuchia và Lào – đã báo cáo không có trường hợp nhiễm virus corona – đã áp dụng thái độ lỏng lẻo.

    Nhưng các nước này cũng nghèo hơn và thiếu các dịch vụ y tế để xử lý ngay cả đối với một số ít các trường hợp nhiễm virus ít nghiêm trọng, chưa phải là một ổ dịch. Một nghiên cứu năm 2012 sử dụng các mô hình dựa trên đại dịch cúm 2009, cho thấy, trong trường hợp xảy ra đại dịch cúm khác, Campuchia và Lào có thể tránh được trường hợp có tỷ lệ tử vong cao dựa trên các lỗ hổng về các nguồn nguyên liệu cần thiết bị thiếu nghiêm trọng như máy thở và giường bệnh viện. Coker, một trong những đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Khả năng ứng phó với đại dịch quan trọng sẽ vô cùng khó khăn“.

    Mặc dù Quỹ An sinh Xã hội Quốc gia của Campuchia chi trả chăm sóc sức khỏe cho một số công nhân, nhiều người Campuchia cuối cùng đã trả tiền túi tại các bệnh viện hoặc phòng khám tư nhân khi họ bị bệnh. Nếu các phòng khám tư nhân không thường xuyên liên lạc với các cơ quan công cộng, điều đó có thể dẫn tới sự chậm trễ trong báo cáo, Mishal Khan, phó giáo sư tại Trường London School of Hygiene and Tropical Medicine, cho biết. “Có thể có những thách thức lớn, với sự chẩn đoán sớm các bệnh truyền nhiễm như COVID-19 ở các quốc gia, nơi phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân được đa số mọi người sử dụng”, bà viết trong một email.

    Trong khi Hun Sen nối giáo cho Trung Quốc, một số người ở Campuchia đang bực bội về sự truyền đạt không nhất quán của chính phủ về virus, đặc biệt là sau sự cố tàu Westerdam. Bộ Y tế Campuchia đã chỉ thị cho các chuyên gia, ít nhất một tổ chức làm việc với chính phủ về phản ứng y tế công cộng, rằng không được nói chuyện trực tiếp với các nhà báo. Tình hình trở nên phức tạp do thực tế là chế độ Hun Sen đã phá hủy một tổ chức truyền thông độc lập của đất nước, đóng cửa một tờ báo tiếng Anh quan trọng và bị cáo buộc tổ chức bán một nhà đầu tư khác cho một nhà đầu tư có quan hệ với chính phủ.

    Nếu có nhiều trường hợp virus corona được phát hiện từ tàu Westerdam bên trong Campuchia, liệu chúng có được xác nhận? Ông Ou Virak, nhà hoạt động nhân quyền nói: “Bất kể câu chuyện nào họ đang cố gắng đưa ra, mọi người nghĩ rằng vấn đề nằm ngược lại. Bởi vì chính phủ Campuchia phải có một số chương trình nghị sự. Sự thật phải là điều trái ngược“.
  5. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    ================

    Hàn Quốc chống dịch thế nào?
    23/02/2020

    Mai Ngọc

    23-2-2020

    Ở Hàn gần 4 năm nay, đây cũng là lần đầu tiên mình thấy bức xúc vì y tế Hàn Quốc như thế.

    Sáng hôm qua mình nhận đc thông báo từ trường là đã xác nhận có ca nhiễm bệnh và người đó khi ghé văn phòng khoa có tiếp xúc với mình, yêu cầu mình tự cách ly ở nhà 14 ngày. Theo nguyên tắc, mình nghĩ sẽ có người của bộ y tế đến kiểm tra, sát trùng hay ít nhất cũng phải có công văn yêu cầu cách ly một cách bài bản. Nhưng không, mình đã ở nhà suốt một ngày và không có bất kỳ liên lạc nào từ cơ quan y tế.

    Quyết định không thể ngồi chờ mãi được, mình gọi điện tới tổng đài 1339 theo hướng dẫn, nhưng không thể gọi được.

    Trang web cập nhật tình hình corona của chính phủ Hàn hướng dẫn thêm là có thể gọi tổng đài 120, mình gọi luôn và cũng không được.

    Thời sự Việt Nam có cập nhật đường dây nóng, có thể gọi khi nghi nhiễm corona, mình gọi đến thì được biết đó không phải đường dây nóng chuyên hỗ trợ dịch bệnh mà là số điện thoai của Đại sứ quán. Chị trực Đại sứ quán cũng không giúp đỡ được gì mình ngoài việc nói về các triệu chứng bệnh mà mình đã biết từ trước đó. Lại còn bảo mình hãy chờ thêm 1-2 ngày rồi hãy đi khám nữa.

    Quay lại gọi 1339, đến cuộc gọi thứ 8 thì mình đã gọi được. Sau khi thông báo mình là người đã từng tiếp xúc với bệnh nhân, anh tư vấn nói, nếu vậy, sẽ có người liên lạc với mình để kiểm tra. Ủa mình đã nói mình ở nhà chờ nguyên ngày không thấy ai nên mình mới gọi mà????

    Rồi ảnh nói anh sẽ hỗ trợ mình nếu mình có triệu chứng của bệnh. Rồi ảnh còn hỏi gần đây có đi du lịch nước ngoài không? Ủa đã tiếp xúc với người bệnh rồi, đi hay không đi có còn là vấn đề quan trọng nữa không? Mình nói bây giờ mình rất lo lắng, mong muốn được kiểm tra sức khoẻ và sát trùng nơi ở thì được biết, họ chỉ sát trùng những nơi xác nhận có người bệnh đi qua. Mình không phải người bệnh nên không hỗ trợ. Rồi ảnh đọc cho mình số điện thoại cơ quan y tế gần nhà mình để mình tự liên lạc.

    Ok, mình tiếp tục gọi đến cơ quan y tế gần nhà và trình bày lại từ đầu. Kết quả là nếu mình muốn khám vẫn phải tự vác xác đến bệnh viện. Tình hình đang quá tải nên sẽ không có ai đến và cũng không có người nào hỗ trợ. Mình tự hỏi, nếu mình đang mang trong mình mầm bệnh, trong quá trình di chuyển lây thêm cho nhiều người khác thì làm sao???

    Từ đầu đến cuối, không có ai hỏi địa chỉ cụ thể của mình để theo dõi luôn. Không biết mọi người sao chứ mình vốn dĩ là người rất lạc quan, lạc quan đến mức cẩu thả luôn, thế từ lúc nhận được tin đã tiếp xúc với người bệnh đến giờ, mình nhìn đâu cũng thấy vi trùng vi khuẩn. Có khi mình chưa bệnh mà đến bệnh viện rồi mới bị lây không biết chừng. Giờ đi bệnh viện hay không đây???

    ***

    Nhà báo Nguyễn Tiêu Quốc Đạt bình luận: “Dịch bệnh là một phép thử rất rõ cho hệ thống y tế công cộng và chỉ ra được các điểm yếu trong các ưu tiên sử dụng ngân sách cho cộng đồng và vai trò điều hành của chính phủ tập trung. Khi có dịch, các nhóm yếu thế như người nghèo, người già, vùng nông thôn cần hỗ trợ.

    Dịch bệnh cũng là một hệ quả của toàn cầu hoá khi nó đi con đường hồi hương sau chiến tranh (như dịch cúm Tây Ban Nha) và nay là con đường du lịch, hành hương tôn giáo. Ở cấp độ toàn cầu, không có quốc gia nào tự cho rằng chỉ chống dịch trong nước là đủ khi mà chuỗi cung ứng vật tư và dược liệu lệ thuộc vào nhau.

    Một quốc gia thất thủ ví dụ như Hàn Quốc có thể tạo nên làn sóng di dân của hơn 26 ngàn người đổ về VN. Điều này tương tự với mọi quốc gia khác. Bởi vậy vai trò điều phối của những thiết chế như UN và WHO là cần thiết và không thể chối bỏ, đặc biệt là khi dịch tấn công vào các nhóm quốc gia yếu thế ở Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ và châu Á. Dịch Ebola là một ví dụ của thảm hoạ nhân đạo ở Congo nếu thiếu vắng vai trò chống dịch của WHO. Nói vậy để chia sẻ với nhiều bạn đang chỉ trích tổ chức này, đa phần là các tấn công ít căn cứ!”
    tga150306 thích bài này.
  6. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    ===================

    Về tên gọi của nCoV: Nhiều người đang hiểu lầm đấy!

    "WHO giờ cũng phong thủy à? Corona hay Covid-19 là được. Bày đặt SARS-CoV-2. Bản chất nhìn thấy biến thể của cả SARS và Covid? Hãi lắm."

    "Virus gây bệnh Covid-19 được đặt tên mới: SARS-CoV-2!? Đến quỳ lạy với thuật ngữ xoành xoạch của ông WHO."

    "Kệ mẹ bọn WHO ăn hại muốn đổi tên gì thì đổi, từ rày trở đi ta sẽ gọi là SIÊU VI KHUẨN VŨ HÁN. (...)"

    Trên đây là một vài ví dụ về việc người ta chỉ trích WHO vì chuyện tên gọi của nCoV.

    Sự chỉ trích bắt đầu từ khi Thanh Niên đăng bài viết 'Virus gây bệnh COVID-19 được đặt tên mới: SARS-CoV-2' vào ngày 22/2 vừa qua.

    Theo những người chỉ trích, WHO đã đổi tên nCoV nhiều lần. Có người thì cho là 2 lần. Có người thì cho là 3 lần, hoặc hơn.

    Nhưng thực tế là kể từ cái tên tạm thời nCoV hay 2019-nCoV (nCoV là viết tắt của novel corona-virus, nghĩa là virus corona mới), WHO chưa bao giờ đặt tên chính thức cho virus này.

    Covid-19, tên mà nhiều người tưởng là WHO đặt cho nCoV, thật ra là tên mà WHO đặt cho bệnh mà nCoV gây ra. (Covid là viết tắt của corona-virus disease, và chữ 'd' trong Covid nghĩa là bệnh.)

    Trong khi đó, SARS-CoV-2, tên mà nhiều người cũng tưởng là WHO đặt cho nCoV, thật ra là tên mà ICTV, Tổ chức Quốc tế về Phân loại Virus, đặt cho nCoV.

    Sở dĩ ICTV đặt tên như vậy là vì nCoV có liên hệ về gen với SARS-CoV, virus gây bệnh SARS vào các năm 2002-2003.

    Thông tin và giải thích về hai tên gọi trên đây được đăng trên website của WHO và của ICTV, mà bất cứ một người có trình độ tiếng Anh cơ bản nào cũng có thể tìm đọc và kiểm chứng.

    Cần nói thêm rằng ICTV không phải là tổ chức con của WHO, nên việc ICTV đặt tên cho nCoV không thể được xem là WHO đặt tên cho nCoV.

    Như vậy, một đằng tên bệnh do WHO đặt, và một đằng là tên virus do ICTV đặt, và như trên đã nói, WHO chưa bao giờ đặt tên chính thức cho nCoV, huống chi là đổi tên nCoV nhiều lần.

    Sự hiểu lầm này có thể được giải thích bằng ba lý do chính.

    Thứ nhất là nhiều báo trong nước ban đầu đã lẫn lộn giữa tên bệnh và tên virus, và do đó đưa tin sai, rằng WHO đặt tên chính thức cho nCoV là Covid-19.

    Bản thân tôi cũng đã hiểu lầm như vậy khi đọc các tin tức từ các báo trong nước.

    Thứ hai là thói quen và khả năng đọc hiểu của nhiều người Việt Nam, đặc biệt là của những người chỉ trích WHO, là hạn chế. Một số có thể đơn giản chỉ đọc tiêu đề các bài viết trên các báo. Một số khác có thể đọc cả nội dung các bài viết song cũng hiểu sai. Tôi có thể nói vậy vì bài viết trên Thanh Niên tuy đã ghi rõ Covid-19 là tên chính thức của bệnh do WHO đặt, còn SARS-CoV-2 là tên chính thức của virus do ICTV đặt, nhưng các bình luận bên dưới bài viết cho thấy đa số người đọc cho rằng WHO đổi tên virus nhiều lần (!).

    Thứ ba là ngay cả khi các báo đưa tin theo sau Thanh Niên rằng nCoV được đặt tên chính thức là SARS-CoV-2, thì không ít trong số đó không phân biệt được rằng ICTV, mà không phải WHO, đặt tên đó.

    Mặc dù tên chính thức của virus đã có từ ngày 11/2, cùng ngày với tên chính thức của bệnh, nhưng do hiểu lầm mà mãi tới 22/2, các báo mới đồng loạt đưa tin theo sau Thanh Niên về tên chính thức của virus.

    Đối với công chúng, để dễ dàng và thuận tiên cho họ, báo chí có thể gọi virus Covid-19 song chí ít thì báo chí và người đọc cần hiểu rằng gọi vậy là để chỉ virus gây ra bệnh Covid-19, và Covid-19 là tên bệnh, mà không phải tên virus, cũng như khi ta gọi virus cúm là để chỉ virus gây ra bệnh cúm, song hiểu rằng cúm chỉ là tên bệnh mà thôi.
    nd2003 thích bài này.
  7. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    388
    Hơn 100 tàu Trung Quốc được cho đã xuất hiện gần đảo Thị Tứ kể từ đầu năm đến nay, theo báo Philippine Daily Inquirer hôm 2.3 dẫn lời Phó đô đốc Rene Medina, tư lệnh Bộ chỉ huy miền Tây của quân đội Philippines (Wescom).
    Philippines tố cáo Trung Quốc điều các tàu giám sát và đội tàu cá tới 3 doi cát mới nổi gần đảo Thị Tứ để ngăn chặn Philippines chiếm giữ những thực thể này.
    Phó đô đốc Medina cho biết Wescom đã theo dõi được 136 tàu cá Trung Quốc gần đảo Thị Tứ từ ngày 1.1 đến 25.2.
    Phía Philippines đã tiến hành đếm số hiệu trên thân tàu để tính ra con số trên.
    “Ngày 7.2 đánh dấu số lượng tàu cá Trung Quốc tập trung đông đảo nhất, với tổng cộng 76 tàu lộ diện ở doi cát rìa tây”, theo Phó đô đốc Medina.


    [​IMG]
    Đảo Thị Tứ

    Wescom cũng phát hiện hai tàu hải cảnh của Trung Quốc trong giai đoạn này, và một tàu của hải quân Trung Quốc xuất hiện hồi tháng 2.

    https://thanhnien.vn/the-gioi/du-do...c-van-dua-tau-bao-vay-dao-thi-tu-1190042.html
    Hector_S thích bài này.
  8. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    388
    Mỹ &EU quen hò nhau đi cấm vận các nước, có nằm mơ cũng không nghĩ có ngày mình bị cấm vận nhưng sắp tới dân của họ đi đâu cũng sẽ bị cách ly, giao thương đình trệ.
    Tình hình hiện tại:
    Mỹ 350
    Ý trên 4600
    Đức trên 700
    Pháp gần 700
    Tây Ban Nha: 450
    Thụy Sỹ 220
    Bỉ 170
    Anh 170
    Thụy Điển: 140
    Na Uy 140
    Hà Lan 130
    ....

    Cục diện thế giới sẽ thay đổi nhiều trong 1 năm tới. Quốc gia nào chiến thắng dịch bệnh sẽ đón nhận được nhiều dòng tiền và doanh nghiệp hiện đại tới quy tụ. Quốc gia nào chống dịch thất bại sẽ thất thế !!
  9. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    388
    Số ca Covid19 tại châu Âu (được xác nhận) đã vượt quá 40 000 người, trong khi tại Sing, Malay, Phi, Indo đang bắt đầu tăng nhanh.

    Nếu xu hướng này tiếp tục trong tuần tới, chúng ta nên hạn chế nhập cảnh với khách đến từ tất cả các nước, thắt chặt việc nhập cảnh trong 1 tháng. Hy sinh 1 tháng để bảo vệ tương lai.
    nhnglhn thích bài này.
  10. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    630
    Đang bị thằng Mỹ nó ép muốn ná thở con cô vy nó quất cho mấy tháng ngồi chơi chờ ngắm gà
    Sau dịch một làn sóng chuyển vùng nguyên liệu, tư liệu, nguồn cung và phân tán tập trung sx khiến tiến độ suy thoái kt của hàng xóm đến nhanh không tưởng
    Thị trường quan trọng ngoài Mỹ là eu thì đang tan nát cũng vì dịch còn lâu mới phục hồi
    Coi bộ thời mạc vận cho hàng xóm đến rồi
    Sau dịch chúng ta nên chuẩn bị đón làn sóng vốn di chuyển tập 2

Chia sẻ trang này