1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Tối 13/4/2020, nhà nghiên cứu Đặng Sơn Duân đưa tin: Tàu Hải Dương 8 rời Tam Á, tiến xuống phía nam. Sáng cùng ngày, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 đã khởi hành từ cảng Tam Á ở đảo Hải Nam, di chuyển xuống phía nam. Trước đó, Hải Dương Địa Chất 8 đã cùng nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc thực hiện chiến dịch “khảo sát’ kéo dài gần 4 tháng, từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10/2019 trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

    Ông Duân lưu ý, có một số tàu hải cảnh TQ đóng ở Tam Á đã tắt tín hiệu định vị với hệ thống vệ tinh dân sự, cho thấy khả năng chúng sẽ theo hộ tống tàu Hải Dương 8. Ông Duân cho biết, khoảng 6 giờ tối 13/4, Hải Dương 8 đã đến vị trí 16.96N/110.06E, ngang tỉnh Quảng Trị. Hiện nó di chuyển theo hướng nam với vận tốc 12,9 hải lý/giờ và dự kiến sẽ đi vào vùng biển Việt Nam trong vài tiếng tới”.

    Đến khoảng 7 giờ tối cùng ngày, ông Đặng Sơn Duân cập nhật một diễn biến khác: Tàu sân bay Liêu Ninh đã vào Biển Đông. Phát ngôn viên hải quân Trung Cộng Cao Tú Thành chiều nay xác nhận, nhóm tàu chiến do tàu sân bay Liêu Ninh đã băng qua eo biển Ba Sỹ để vào Biển Đông triển khai huấn luyện”.
    daituong_th thích bài này.
  2. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Reuters: Tàu khảo sát Trung Quốc quay lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
    14-04-2020 - 01:50 PM|Thời sự quốc tế

    (NLĐO) – Trung Quốc đã điều tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8) quay trở lại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.


    Reuters dẫn dữ liệu theo dõi tàu thuyền hôm 14-4 cho biết tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc được nhìn thấy cách bờ biển Việt Nam khoảng 158 km. Đi kèm nó là ít nhất một tàu hải cảnh làm nhiệm vụ bảo vệ.

    Dữ liệu được Reuters lấy từ trang web theo dõi tàu thuyền Marine Traffic. Ngoài 2 tàu nói trên còn có 3 tàu của Việt Nam trong khu vực.

    Chuyên gia Ha Hoang Hop đến từ Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore), bình luận: "Việc Trung Quốc triển khai tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 một lần nữa nhằm yêu sách chủ quyền phi pháp ở biển Đông".

    Sự hiện diện của tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 diễn ra một ngày trước khi Việt Nam kết thúc thời gian "giãn cách xã hội" (từ 0 giờ ngày 1-4 đến dự kiến ngày 15-4) do dịch bệnh Covid-19.

    Trước đó, tàu Trung Quốc đã tông chìm một tàu cá Việt Nam, vi phạm chủ quyền và đe dọa mạng sống của ngư dân Việt Nam ở biển Đông.
    daituong_th thích bài này.
  3. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Tin Biển Đông: Có lúc Hải Dương 8 chỉ cách bờ biển VN khoảng 86 hải lý

    15-4-2020

    Ngày 14/4/2020, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục hải trình xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Sáng qua, Tàu Hải Dương Địa Chất 8 (HD 8) tiếp tục đi xuống phía Nam, cách bờ biển Quy Nhơn chỉ 86,3 hải lý. Gần 7 giờ sáng, có lúc Hải Dương 8 chỉ cách bờ biển TP Quy Nhơn khoảng 86,3 hải lý.

    Gần 8 giờ sáng 14/4, ít nhất 6 tàu hải cảnh hộ tống Hải Dương 8, bao gồm hải cảnh 12.000 tấn. Khoảng hơn 7 giờ 30 sáng nay, tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã đi ngang qua khu vực tỉnh Bình Định. gồm các tàu hải cảnh có số hiệu như sau: 5901 (có độ choán nước 12.000 tấn), 1105, 2103, 4203, 4201 và 1106.

    Về phản ứng của VN: “Quan sát trên các ứng dụng theo dõi hàng hải cũng thấy một số tàu hiển thị tên là tàu thực thi pháp luật Việt Nam bám sát hoặc đóng lõng đoàn tàu Trung Quốc trên đường đi”.

    Đến giờ thì đã có thể dự đoán khá chắc chắn nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 sẽ đến Đá Chữ Thập trước tiên. Tốp của tàu Hải cảnh 5901 hiện cách Đá Chữ Thập khoảng 70 hải lý, như vậy nó sẽ đến nơi sau khoảng 5,6 tiếng nữa. Hải Dương Địa Chất 8 còn cách 150 hải lý và dự kiến sẽ đến nơi vào khoảng 8 giờ sáng mai 15.4.
    daituong_th thích bài này.
  4. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    TẦU HẢI DƯƠNG ĐỊA CHÂT 8 (HD8) ĐÃ VƯỢT QUA ĐÁ CHỮ THẬP, ĐẾN GẦN BÃI VŨNG MÂY

    Vào lúc 1.45 pm, ngày 15-4-2020 (hôm nay), tầu HD8 tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Tầu đã vuợt qua vùng biển Đá Chữ Thập (Fiere Cross Reef), đến gần Bãi Vũng Mây.

    Tại thời điểm 1.26 pm, tọa độ của tầu là N 8* 8' 46.47 và E 112* 09' 33.92.

    Như vậy rất nhiều khả năng tầu HD 8 sẽ tiếp tục đi xuống phía Nam. đến vùng biển đang tranh chấp giữa TQ và Malaysia, nằm ở phía Bắc SARAWAK (Malaysia), cách bờ biển SARAWAK chỉ khoảng 90 NM.

    Tầu hải cảnh Zhongguohaijing 4203 vẫn tiếp tục bám sát HD8

    Tại vùng biển mà HD 8 dự kiến đi tới hiện cũng đã có tầu hải cảnh Haijing 5203. Con tầu này đã hoạt động ở đây nhiều tháng.

    Khả năng cao là Hải Dương 8 sẽ hoạt động ở khu vực gần tàu khoan West Capella của Malaysia, nằm về phía đông nam bãi Tư Chính nơi cả Việt Nam và Malaysia đều có yêu sách.

    Như vậy có thể có cuộc té nước ba bên?
  5. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Chúng ta hồi hộp, lo lắng với mỗi động thái của Tàu đến bao giờ? Chúng ta tự thẩm du rằng kệ mày, miễn là mày ko phạm luật đến khi nào?
    nhnglhn thích bài này.
  6. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    792
    Đã được thích:
    387
    Qua đợt dịch này cho thấy WHO cũng như một số tổ chức khác của LHQ có thể bị một số nước lớn chi phối. Liệu ta có nên nhân dịp này vận động thành lập Tổ chức y tế (Văn phòng điều phối) Asean để chia sẻ thông tin, nguồn lực phòng chống bệnh tật, giảm bớt sự phụ thuộc vào who !?
    --- Gộp bài viết: 15/04/2020, Bài cũ từ: 15/04/2020 ---
    Trong những năm qua nhận thức của các nước về mối đe dọa TQ ngày càng được củng cố. Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung và làn sóng doanh nghiệp các nước rút khỏi TQ là 1 biểu hiện.

    Trước mắt TQ vẫn còn vùng vẫy được chút nhưng sẽ sớm kiệt quệ vì cái nền tảng để TQ phát triển 30 năm qua đã là không còn.

    Đại dịch khiến sx đình trệ giá dầu giảm sâu, nên lần này con Hải Dương xuống chắc không phải vì TQ khát dầu khẩn cấp mà đơn giản để gây hấn, biến chuyện vô lý ngang ngược trở thành quen thuộc.
    nhnglhn thích bài này.
  7. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Vài nhận định sơ lược về vụ Hải Dương 8

    Đặng Sơn Duân

    15-4-2020

    Như vậy, đến 17 giờ 45 ngày 15.4 tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng đội tàu hải cảnh hộ tống của Trung Quốc đã đi ra khỏi vùng thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia và đi vào vùng đặc quyền kinh tế Brunei, chuẩn bị đến vùng biển Malaysia với khả năng cao sẽ tiến xuống khu vực cụm bãi cạn Luconia.

    Hiện chưa rõ phạm vi khảo sát đầy đủ của tàu Hải Dương 8 lần này nhưng hiện có năm khả năng:

    – Chỉ khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế Malaysia xung quanh cụm bãi cạn Luconia.

    – Khảo sát lấn sang cả vùng thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia.

    – Khảo sát vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia và Brunei.

    – Khảo sát lấn cả ba khu vực là vùng thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia, vùng đặc quyền kinh tế Malaysia và vùng đặc quyền kinh tế Brunei.

    – Một khả năng khác không thể không bàn tới là tất cả hoạt động khảo sát chỉ là nghi binh, “giương đông kích tây” để Trung Quốc ra tay ở một khu vực khác, chẳng hạn như bãi Ba Đầu ở cụm Sinh Tồn, nơi nhiều tàu dân binh Trung Quốc đã xuất hiện kể từ giữa tháng 2. Không loại trừ khả năng Trung Quốc toan tính hạ đặt cấu trúc phi pháp nhằm kiểm soát bãi này.

    Về mặt thời điểm, ngoài việc lợi dụng tình hình dịch bệch do virus bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc chọn thời điểm triển khai để tàu khảo sát chỉ đến khu vực ngay sau khi kết thúc Hội nghị cấp cao trực tuyến đặc biệt ASEAN và ASEAN+3. Có khả năng Trung Cộng chọn tiến hành sau thời điểm này để tránh bị công kích hay tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra một động thái thể hiện đoàn kết nào đó.

    Ngoại trừ kịch bản nghi binh, trong bốn kịch bản còn lại, Malaysia là đối tượng đầu tiên bị nhắm tới. Có một số lý do để Bắc Kinh chọn gây sức ép với Kuala Lumpur:

    – Thứ nhất, Malaysia là quốc gia cuối năm 2019 đã đệ trình lên Liên Hiệp Quốc bản đồ ranh giới thềm lục địa của nước này ở Biển Đông. Tuy có khúc mắc với Việt Nam về việc lấn vào phía tây nam thềm lục địa mở rộng ở phía bắc của Việt Nam và với Philippines, nhưng Trung Quốc là quốc gia cay cú nhất vì với động thái của mình, Malaysia đã bác bỏ cái gọi là “đường lưỡi bò” ở Biển Đông.

    – Thứ hai, Trung Quốc phản ứng việc Malaysia triển khai tàu khoan West Capella hoạt động ở lô ND1 trong thềm lục địa chồng lấn giữa Malaysia. Đây có thể là cách Trung Quốc gây sức ép như từng triển khai Hải Dương 8 để phản ứng việc Việt Nam đưa giàn khoan Hakuryu 5 ra lô 6.1.

    – Thứ ba, Trung Quốc có thể muốn thử thách mức độ chịu nhiệt của chính quyền tân thủ tướng Muhyiddin Yassin, người vừa nhậm chức vào tháng 3.

    – Thư tư, “thừa nước đục thả câu”, lợi dụng tình hình dịch bệnh để tiếp tục đẩy mạnh triển khai chiến lược “tằm ăn dâu” của mình ở Biển Đông.

    Về phía Việt Nam, đối với kịch bản nghi binh, Việt Nam chắc chắn sẽ không mất cảnh giác và cản phá quyết liệt của Trung Quốc, vốn đi ngược với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Tuy nhiên, không loại trừ quá trình cản phá có thể châm ngòi cho một vụ va chạm, đặc biệt khi nhóm tàu sân bay Liêu Ninh đang có mặt ở Biển Đông.

    Hai kịch bản còn lại liên quan trực tiếp đến Việt Nam là tàu khảo sát Trung Quốc đi vào khu vực thềm lục địa chồng lấn. Cả trong trường hợp này, Việt Nam dĩ nhiên sẽ triển khai lực lượng để đẩy đuổi, dù có thể chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, có hai điểm sẽ ảnh hưởng đến tính toán của Việt Nam.

    Đầu tiên khu vực tàu khảo sát ở đây cách khá xa so với bờ biển (hơn 300 hải lý) sẽ ảnh hưởng đến khả năng triển khai lực lượng tàu bè dày đặc như những lần Trung Quốc xâm phạm trực tiếp.

    Thứ hai, khu vực biển tranh chấp với Malaysia này về mặt ý nghĩa chiến lược có thể không sánh bằng so với khu vực Tư Chính, vốn phải được bảo vệ bằng mọi giá.

    Trong tình huống đó, Việt Nam với cương vị chủ tịch ASEAN cần phải chứng tỏ khả năng làm chủ cuộc chơi trong một năm dịch bệnh, vốn ít nhiều sẽ cản trở các hoạt động theo lịch trình.

    Sự kề vai sát cánh giữa Việt Nam và Malaysia là thực sự cần thiết và hai nước thậm chí có thể xem xét khả năng cùng khởi kiện Trung Quốc liên quan đến khu vực này. Diễn biến tiềm tàng cũng sẽ thúc đẩy Việt Nam và Malaysia giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong tranh chấp giữa hai nước.

    Với tình huống Trung Quốc gây sức ép với Malaysia hoặc Brunei hoặc cả hai, Việt Nam cũng cần phải mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ những người anh em trong cộng đồng ASEAN.

    Khi tàu Hải Dương 8 xâm phạm vùng biển Việt Nam vào năm ngoái, thủ tướng Malaysia khi đó là Mahathir Mohamad trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 8 cũng đã ra tuyên bố chung bày tỏ lo ngại nghiêm trọng.

    Việt Nam phải chủ động lên tiếng phản đối, vạch mặt Trung Quốc, không chỉ trên cương vị chủ tịch ASEAN và giữ vững sự đoàn kết ASEAN trong việc lên án Bắc Kinh.

    Ở cương vị chủ tịch ASEAN, Việt Nam đứng trước thách thức phải bảo đảm rằng những kịch bản từng xảy ra với chính mình sẽ không lặp lại với các thành viên khác, khi một số nước tỏ ra bàng quang với những nỗ lực vận động lên án mạnh mẽ Trung Quốc của Việt Nam.
    nhnglhn, maison2510, phdo3 người khác thích bài này.
  8. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Có vẻ như Hải Dương Địa Chất 8 đang thực hiện đường khảo sát đầu tiên trong vùng biển Malaysia và Brunei.
    Khi đến địa điểm đã định vào tối ngày 15.4, tàu này bắt đầu thả trôi và di chuyển với vận tốc 1,5-2 hải lý/giờ.
    Đến sáng 16.4, tàu tăng tốc di chuyển trở lại gần sát vị trí ban đầu để bắt đầu tiến hành khảo sát, với vận tốc 5 hải lý trên giờ, theo hướng tây nam.
    Nhìn vào lược đồ này có thể thấy, tàu Hải Dương 8 băng ngang qua vị trí hoạt động của giàn khoan West Capella cách từ 7-8 hải lý nhưng không đi vào vùng thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia.
    Có vẻ như Trung Quốc chủ động không đi vào khu vực này và chưa muốn khiêu khích Việt Nam.
    Tuy nhiên, cần phải theo dõi thêm đường khảo sát thứ hai của nó. Có vài điểm cần quan sát:
    - Khi kết thúc đường khảo sát thứ nhất nó rẽ sang hướng tây bắc hay đông nam?
    - Nó kết thúc đường khảo sát thứ nhất (rẽ) trong vùng biển Malaysia hay lấn qua cả vùng biển Natuna của Indonesia?
    - Đường khảo sát thứ hai của nó có đi ngược lại phía vùng biển Brunei hay chỉ dừng lại ở vùng biển Malaysia (ngắn hơn đường thứ nhất)?.
    Nếu rẽ theo hướng tây bắc (rẽ phải), thì nó sẽ đi vào vùng chồng lấn Việt Nam - Malaysia -> khiêu khích cả Việt Nam.
    Nếu đi thẳng tới cả vùng biển Natuna -> khiêu khích cả Indonesia.
    Nếu đường thứ hai chỉ dừng trong vùng biển Malaysia -> vùng biển Brunei chỉ là bàn đạp bắt đầu khảo sát và Brunei không phải đối tượng khiêu khích lần này.
    Phán đoán của tôi là nó sẽ rẽ theo hướng đông nam (rẽ trái), phạm vi khảo sát sẽ xích gần đến cụm bãi cạn Luconia và có thể chỉ khiêu khích Malaysia (hoặc tối đa là thêm Brunei) trong lần này.
    [​IMG]
    karate_hn, kynx1996, wang_pro2 người khác thích bài này.
  9. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Nó khảo sát dọc EEZ của mình, mình vẫn để nó khảo sát thành công thì vùng chồng lấn xa lắc đấy nó thích thì nó vào thôi. Đây như là hệ quả tất yếu.
    Có cái clip nó đâm chìm tàu cá mình vừa rồi.
    DangAnhMinato thích bài này.
  10. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    792
    Đã được thích:
    387
    Đúng như dự đoán, bắt đầu xuất hiện nhiều bài báo nước ngoài nhắc đến việc VN có thể là điểm sáng sớm phục hồi kinh tế nhờ chống dịch tốt.

    Dĩ nhiên họ không phân tích chi tiết cụ thể vì sao và để làm gì, nhưng trong mắt các nhà đầu tư thì chỉ có 2 nơi: 1 là nơi kinh tế suy thoái cần tháo chạy, 2 là nơi kinh tế phát triển có thể đầu tư bảo toàn vốn và sinh lợi nhuận.

    Nói ra nghe có vẻ quá lạc quan, nhưng nhìn trong top 50 quốc gia đông dân nhất, nói VN là điểm sáng thứ 2 để đầu tư thì khó có quốc gia nào nhận vị trí thứ 1. Những nước còn lại đều bị dịch bệnh càn quét nặng hoặc không có sẵn nền tảng kinh tế để đầu tư như VN.

    Dòng vốn nước ngoài không lâu nữa sẽ đổ tới và là các khoản hỗ trợ tự nhiên giúp kinh tế VN càng thêm phục hồi nhanh.

    Kinh tế mạnh sẽ kéo theo quân sự, ngoại giao mạnh.
    nhnglhn thích bài này.

Chia sẻ trang này