1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    TT Biden thề sát cánhcùng Đông Nam Á để bảo vệ dân chủ và tự do trên biển

    27/10/2021 Reuters


    Tổng thống Joe Biden nói Hoa Kỳ sẽ sát cánh với các đồng minh Đông Nam Á trong việc bảo vệ tự do trên biển, dân chủ và nhân quyền cũng như cho biết rằng ông ủng hộ các nỗ lực để buộc chính quyền Myanmar phải chịu trách nhiệm về các cam kết của họ đối với hòa bình.

    Đông Nam Á đã trở thành chiến địa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, quốc gia đang kiểm soát hầu hết Biển Đông vàđã gây áp lực quân sự cũng như chính trị lên Đài Loan, một hòn đảo tự trị theo đường lối dân chủ mà Bắc Kinh coi là thuộc về họ.

    Tổng thống Biden hôm 26/10 đã cùng các nhà lãnh đạo Đông Nam Á chỉ trích chính quyền Myanmar, khi hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khai mạc mà không cóđại diện của nước này sau khi vị tướng hàng đầu của Myanmar bị loại ra ngoài vì phớt lờ các đề xuất hòa bình.

    "Ở Myanmar, chúng ta phải giải quyết thảm kịch do cuộc đảo chính quân sựđang ngày càng phá hoại sựổn định của khu vực", ông Biden nói tại hội nghị thượng đỉnh Đông Áđược tổ chức trực tuyến.

    "Hoa Kỳ đứng về phía người dân Myanmar và kêu gọi chếđộ quân sự chấm dứt bạo lực, trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và trở lại con đường dân chủ."

    Tổng thống Biden cũng cho biết Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc trước "các hành động cưỡng chế và chủđộng của Trung Quốc qua eo biển Đài Loan", tuyến đường thủy nối giữa Đài Loan và Trung Hoa đại lục.

    Căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc, quốc gia tuyên bố hòn đảo này là lãnh thổ thuộc chủ quyền của họ, đã leo thang trong những tuần gần đây khi Bắc Kinh gia tăng áp lực quân sự và chính trị.

    Căng thẳng này bao gồm việc Trung Quốc nhiều lần điều các máy bay chiến đấu vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, hay ADIZ, bao trùm một khu vực rộng hơn vùng lãnh thổ của Đài Loan mà nước này theo dõi và tuần tra để có thêm thời gian đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào.

    Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để cuối cùng sẽ thống nhất Đài Loan.
  2. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Magnésium: Châu Âu lệ thuộc Trung Quốc


    Đăng ngày: 27/10/2021 - 16:56

    Trung Quốc chiếm 87% sản lượng magnésium trên thế giới, 93% lượng tiêu thụ của châu Âu. Giá magnésium tăng gấp 5 lần chỉ trong năm qua, và đến cuối tháng 11, châu Âu không còn dự trữ.

    Trang Ý kiến của Le Figaro đặt vấn đề « Magnésium : Khi châu Âu lệ thuộc vào Trung Quốc ». Sau đỉnh dịch, tất cả đều thiếu. Nhân công một số đã chuyển nghề khác, hoặc vẫn chưa quay lại thị trường lao động. Nguyên vật liệu được lùng sục sau thời gian ít được đầu tư. Vận chuyển chậm lại do ảnh hưởng của chuỗi hậu cần cung ứng toàn cầu. Chất bán dẫn là mặt hàng được tìm kiếm nhiều nhất, nằm trong tay một số ít nhà sản xuất. Và một mặt hàng mới kéo dài thêm danh sách khiếm hụt đang đe dọa sự hồi phục kinh tế, mang số 12 trong bảng tuần hoàn Mendeleiev : đó là magnésium.

    Tình trạng đáng lo ngại đến nỗi chủ đề này đã được nêu ra trong cuộc họp các nhà lãnh đạo châu Âu thứ Sáu tuần trước tại Bruxelles. Giá magnésium từ 2.000 đô la/tấn đã vọt lên trên 10.000 đô la chỉ trong một năm, và đến cuối tháng 11, châu Âu không còn dự trữ. Chất này cần thiết để sản xuất nhôm và các hợp kim khác cho ngành bao bì, xe hơi và hàng không. Sản lượng magnésium cho kỹ nghệ hiện đang tập trung tại Trung Quốc, đặc biệt tại Ngọc Lâm (Yulin) thuộc tỉnh Quảng Tây. Trung Quốc chiếm 87% sản lượng magnésium trên thế giới, 93% lượng tiêu thụ của châu Âu.

    Sự lệ thuộc vào Trung Quốc không phải do tình cờ : sản xuất magnésium dùng cho kỹ nghệ cần rất nhiều năng lượng. Nhờ giá năng lượng rẻ, Bắc Kinh đã hất cẳng các nước : nhà sản xuất cuối cùng của châu Âu tại Na Uy đã bỏ cuộc cách đây 10 năm, còn nhà sản xuất cuối của Pháp rời cuộc chơi từ 15 năm trước. Magnésium không trữ được lâu (bị oxy hóa, dễ cháy), nên hai nhà máy nhôm lớn nhất nước Pháp chỉ có thể cầm cự đến giữa tháng 12. Châu Âu chỉ còn cách « ngoại giao » để Bắc Kinh nới lỏng hạn chế quota khí thải cho Ngọc Lâm.
  3. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Bảy đảo nhân tạo của Trung Quốc và lý do Tập phải xây nhanh

    28-10-2021

    Trong buổi họp báo tại Rose Garden nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 25 tháng 9 năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu “Hoạt động xây dựng liên hệ mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Nam Sa [Trường Sa] không nhắm mục tiêu hay tác động đến bất kỳ quốc gia nào và không có ý định quân sự hóa”.

    Trong lúc Tập mặt dày nói dối trước thế giới, các mục tiêu quân sự hóa Biển Đông gần hoàn tất.

    Từ 2013, Trung Quốc (TQ) lợi dụng chính sách đối ngoại hòa hoãn của TT Barack Obama đã tiến hành xây dựng bảy đảo nhân tạo tại các bãi đá họ chiếm được trên Biển Đông với ý định biến các nơi này thành các căn cứ quân sự.

    Các đảo nhân tạo được trang bị với phi cơ chiến đấu, oanh tạc cơ, kho đạn dược, các phương tiện phục vụ chiến tranh và được mệnh danh là những “hàng không mẫu hạm không thể chìm” (unsinkable aircraft carriers).

    Lo ngại phản ứng của Mỹ và quốc tế, Tập chỉ thị tiến hành xây dựng một cách gấp rút.

    Để làm việc này nhanh chóng, TQ đã tàn phá các môi trường biển vốn cần được phát triển tự nhiên. Nhà hải dương học John McManus thuộc đại học Miami tố cáo: “Một cách căn bản, TQ tàn phá mọi thứ sống chung quanh các rạn san hô”.

    Bảy đảo nhân tạo đó gồm Johnson Reef South (Đá Gạc Ma), Subi Reef (Đá Xu Bi), Gaven Reef (Đá Ga Ven), Hughes Reef (Đá Tư Nghĩa), Fiery Cross Reef (Đá Chữ Thập), Cuarteron Reef (Đá Châu Viên) và Mischief Reef (Đá Vành Khăn).

    Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với tất cả bãi đá nêu trên thuộc quần đảo Trường Sa nhưng các quốc gia khác gồm Philippines, Malaysia, Brunei, Taiwan và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.

    Trong số bảy đảo nhân tạo, ba đảo quan trọng nhất được xây trên các bãi đá Chữ Thập (Fiery Cross), Xu Bi (Subi) và Đá Vành Khăn (Mischief). Ba đảo nhân tạo này được báo chí quốc tế gọi là “Big Three” (Ba đảo nhân tạo lớn).

    Riêng tại Đá Chữ Thập, phi đạo có khả năng đáp bất cứ loại chiến đấu cơ và oanh tạc cơ nào của TQ. Các căn cứ quân sự của TQ trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được trang bị bằng các võ khí tối tân. Các hỏa tiễn địa đối không (SAM) HQ-9 có tầm trung bình 200 km, các giàn Radar và chiến đấu cơ J-11 được phát hiện trên đảo Phú Lâm (Woody) thuộc Hoàng Sa từ năm 2016. Hôm nay, chắc chắn chúng cũng đã được trang bị trên các đảo nhân tạo đã hoàn tất.

    MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG CÁC ĐẢO NHÂN TẠO

    Tập Cận Bình xây đảo nhân tạo nhắm vào hai mục đích: (1) về chính trị, xây dựng một “tình trạng đang hiện hữu” (status quo) và (2) về quân sự, nhằm dựng hai phòng tuyến mặt đông nam Trung Quốc.

    Như người viết đã giải thích trong các bài trước “Status quo” được định nghĩa như là tình trạng của các điều kiện thực tế trước khi có sự thay đổi.

    Trong các cuộc thảo luận hay tranh luận các bên thường có khuynh hướng chấp nhận một tình trạng và đôi khi còn được xem đó như là một giới hạn mà nếu bị vượt qua sẽ tạo nên nhiều bất trắc.

    Tập Cận Bình nghĩ rằng, trong trường hợp tệ hại các tranh chấp quốc tế phải dẫn tới các hội nghị, các cọc trên Biển Đông sẽ được dùng để xác định chủ quyền của TQ.

    Bản chất tham lam và nhỏ nhen của TQ không thay đổi dù chỉ vài mét như trong giai đoạn xây dựng đường xe lửa phía bắc Việt Nam trước đây hay vài ngàn dặm như trên Biển Đông ngày nay.

    Phản ứng của TQ sau vụ Philippines kiện TQ cho thấy mặc dù phủ nhận giá trị của phán quyết do Tòa Trọng Tài Thường Trực (The Hague) công bố, TQ trong thực tế đã thừa nhận Philippines thắng kiện. TQ cho xây nhanh chẳng qua để đặt thế giới vào “chuyện đã rồi”.
    SVKIENTRUC thích bài này.
  4. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Biển Đông: Bắc Kinh đã tổ chức dân quân biển như thế nào


    (Nathalie Guibert, LeMonde 18/11/2021)


    Một điều tra của đơn vị tư vấn Mỹ CSIS mô tả việc quân sự hóa ngày càng tăng các đoàn tàu đánh cá chuyên phục vụ cho việc bảo vệ lợi ích Trung Quốc trên Biển Đông.


    Trợ cấp của nhà nước, các nhánh tuyển mộ có tổ chức, những sở hữu chủ có liên quan đến chính quyền Bắc Kinh : một cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington công bố hôm 18/11 đã vén lên chiếc màn bí mật về tổ chức mới của dân quân biển Trung Quốc (hải thượng dân binh, hay « haishang minbing »), nhánh vũ trang của chính sách bành trướng hung hăng do Bắc Kinh tiến hành ở vùng biển sát cạnh.


    Trên Biển Đông, những tàu có vẻ ngoài dân sự này nổi tiếng là thường sách nhiễu ngư dân Philippines, cắt đường các chiến hạm Mỹ, hay tập trung hàng mấy chục chiếc trước một số bãi đá ngầm tranh chấp để gây áp lực lên các nước ven biển. Xuất hiện từ năm 1974, dân quân biển đã giúp Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.


    Lực lượng này được tăng cường trong những năm 2000, để hỗ trợ cho việc xây dựng các cơ sở quân sự bất hợp pháp của quân đội Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Cho đến thời Tập Cận Bình từ 2012, thì trở thành mũi nhọn với 300 tàu, một đội tàu chuyên nghiệp hóa và được triển khai trên toàn vùng để tăng cường cho quân đội và tuần duyên.

    CSIS đã phân tích cụ thể 169 tàu. Trong trường hợp xảy ra sự cố như vào mùa xuân 2021 với việc tập trung 200 chiếc tàu ở Đá Ba Đầu, Trung Quốc nói rằng đó là các tàu đánh cá hành nghề độc lập. Nhưng các phương tiện truy vết hiện nay – hình ảnh vệ tinh và hệ thống nhận diện tàu AIS – giúp khẳng định ngược lại, như CSIS nhắc nhở : « Khi những chiếc tàu cứ lang thang nhiều ngày hay nhiều tuần lễ mà không thả lưới cũng không có thiết bị nào được triển khai, chắc chắn rằng chúng không đánh cá để kinh doanh ». Tương tự, khi chúng kết chặt với nhau thành mảng lớn để răn đe, và bất động trong suốt nhiều tuần lễ.


    Tăng cường và cải tạo các tàu đánh cá


    Hai loại tàu tạo thành lực lượng theo chủ trương « vùng xám » trong xung đột, giữa chiến tranh mở và hòa bình vũ trang : lực lượng chuyên nghiệp hay còn gọi là « tàu cá của dân quân biển », và các ngư dân tham gia vì tính cơ hội hay dân tộc chủ nghĩa, tức « tàu cá ủng hộ Trường Sa ». Loại tàu thứ hai phải có kích thước tối thiểu (dài 35 mét, nặng 200 tấn), và theo các tài liệu chính phủ được CSIS tìm thấy, phải ra khơi ít nhất 290 ngày một năm, trong « những khu vực hàng hải đặc biệt, được xác định theo các mục tiêu quốc phòng, để có thể nhận được lương toàn phần ».


    Cuộc điều tra nêu ra một số ví dụ như chiếc Quế Bắc Ngư (Gui Bei Yu) 88603 và Quế Bắc Ngư 39198, hiện diện trong số đoàn tàu tập trung vào tháng Ba, tháng Tư 2021 trước Đá Ba Đầu. Hai tàu này đã nhận trợ cấp của nhà nước để đóng.


    Điều tra cũng tiết lộ « một loạt các chương trình của chính quyền trung ương và các địa phương trong những năm gần đây để tài trợ dân quân biển ». Ngân sách này chi cho việc đóng những tàu đặc biệt dành cho Trường Sa, lắp đặt các thiết bị thông tin và an toàn, lương cho nhân viên các công ty ngư nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ, huấn luyện dân quân. Năm 2020, « chính quyền tung ra chương trình đào tạo các cựu quân nhân để làm thuyền trưởng và thủy thủ các công ty đánh cá, thay vì tài trợ trực tiếp cho các công ty này » - CSIS giải thích.


    Ngoài ra còn có cả một hệ thống tài trợ công dựa trên những tiêu chí cụ thể, hỗ trợ cho việc triển khai các tàu dân sự, ưu tiên cho những chiếc dài trên 55 mét và có động cơ trên 2.000 mã lực. Những tàu này có thể nhận được số tiền lên đến 3.700 đô la một ngày để mua nhiên liệu, cộng thêm tiền thưởng hàng năm để di chuyển trong những khu vực cụ thể (chẳng hạn 5.400 đô la vào năm 2011 để đi đến bãi cạn Scarborough), hay hoàn trả giúp một phần lãi vay. Các biện pháp kích thích của Nhà nước được chính quyền các tỉnh bổ sung thêm, với nguồn tiền do Bắc Kinh phân bổ cho tỉnh.


    Một phương diện chính trị, được các chỉ huy quân sự thúc đẩy, theo các tài liệu của CSIS, nhằm củng cố các tàu đánh cá trọng tải lớn hiện có và cải tạo những tàu khác để thích ứng với những chuyến hải hành xa. Trợ cấp để trang bị vỏ thép có thể lên đến hàng mấy trăm ngàn đô la cho một chiếc tàu. Một chương trình đặc biệt từ 2015 đến 2019 đã giúp các tỉnh tài trợ radio sóng ngắn, điện thoại vệ tinh, thiết bị định vị Bắc Đẩu (Beidou)…Điều tra nhấn mạnh « Năm 2012, năm mà (cái gọi là) thành phố Tam Sa được thiết lập trên đảo Phú Lâm, Bộ Nông nghiệp đã bắt đầu đóng hoặc cải tạo 500 tàu cá ủng hộ Trường Sa ».


    Các tàu dân sự cũng có thể được hưởng đặc quyền đi xa hơn khu vực đánh cá được quy định hàng năm (ở phía bắc Biển Đông), mà theo CSIS, « giúp có được sự linh hoạt cần thiết để tiếp tục các nhiệm vụ dân quân biển trong thời kỳ này ».


    Tổ chức phi tập trung


    Những tàu chuyên nghiệp của dân quân biển cũng được hưởng trợ cấp, dù « các nguồn này hiếm khi được nêu ra công khai ». Chẳng hạn CSIS nêu ra một báo cáo chính phủ nói rằng năm 2015 đã chi 6,2 triệu đô la cho tỉnh Hải Nam để đóng bốn tàu lớn cho dân quân Đàm Môn (Tanmen).


    Ở cấp cao hơn, 272 triệu đô la được cấp cho SFDC, một công ty quốc doanh thành lập năm 2015 ở Tam Sa để đóng 84 chiếc tàu trên 1.000 tấn. Số tiền này cao hơn nhiều so với ngân sách tỉnh dành cho chi tiêu dân quân, khiến các chuyên gia Mỹ đánh giá rằng « việc tài trợ cho 84 tàu do ngân sách quốc phòng trực tiếp chi ra ».


    Trong số 28 công ty và hợp tác xã ngư nghiệp được nhận ra là có sở hữu các tàu dân quân, đa số (22) nằm tại Quảng Đông, 5 ở Hải Nam và chỉ có 1 tại miền bắc, ở tỉnh Hà Bắc. Đoàn tàu này có tổ chức phi tập trung : hoặc các tàu là của ngư dân, hoặc thuộc các định chế như hợp tác xã có sở hữu chủ cụ thể. Tất cả có cổ phần của các công ty nhà nước, và bản thân các công ty này có liên quan ít nhiều đến chính quyền trung ương.


    Trong nhiều trường hợp được CSIS xem xét, sở hữu chủ cuối cùng là ủy ban quản lý và giám sát tích sản Nhà nước (SASAC). « Nhưng tất cả các cá nhân sở hữu tàu dân quân không hẳn liên quan đến chính quyền » - điều tra nhấn mạnh. Trong số các công ty nhà nước liên quan, có một số thuộc về những tập đoàn đa năng có liên hệ thương mại với doanh nghiệp ngoại quốc như Mỹ chẳng hạn. Bắc Kinh đã xóa dấu vết, và chối phăng việc quân sự hóa các đội tàu cá.
  5. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    ExxonMobil chưa quyết định rút khỏi mỏ Cá Voi Xanh

    Hãng tin Reuters hôm 29/11 trích thông báo của hãng ExxonMobil của Mỹ cho biết hãng này vẫn đang tiếp tục công tác chuẩn bị ở mỏ Cá Voi Xanh của Việt Nam và quyết định đầu tư cuối cùng còn phụ thuộc vào các yếu tố như sự phê duyệt về quy định và các thỏa thuận bán khí đốt.

    Thông tin này được đưa ra vào khi có những đồn đoán rằng ExxonMobil đang xem xét khả năng rút lui khỏi dự án Cá Voi Xanh trị giá hàng tỷ đô la với Việt Nam.

    Hồi tháng trước, ban giám đốc của ExxonMobil đã họp bàn về việc có tiếp tục các dự án khí đốt và dầu mỏ ở nhiều nơi bao gồm Việt Nam vào khi có những sức ép từ các nhà đầu tư yêu cầu các công ty phải chú ý hơn đến vấn đề giá thành và năng lượng xanh.

    Reuters trích thông báo của người phát ngôn ExxonMobil cho biết công ty đã hoàn tất thiết kế dự án vào tháng 5/2020 và đang lên kế hoạch phát triển cuối. Quyết định đầu tư cuối cùng sẽ dựa vào nhiều yếu tố như sự phê duyệt về chính sách, các đảm bảo của chính phủ, thỏa thuận mua bán khí đốt và tính cạnh tranh về kinh tế.

    ExxonMobil hiện nắm 64% cổ phần trong dự án Cá Voi Xanh nhưng dự án dường như bị dậm chân tại chỗ trong ba năm qua vì bế tắc trong quá trình đàm phán các điều khoản hợp đồng với Chính phủ Việt Nam.

    Mỏ Cá Voi Xanh chỉ cách bờ biển của Việt Nam khoảng 90 km, tức nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây được coi là dự án khí đốt lớn nhất của Việt Nam với ước tính khoảng 150 tỷ mét khối khí dự trữ.
    nd2003, Hector_Skarate_hn thích bài này.
  6. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Biển Đông: Dự án Cá Voi Xanh 'là phép thử quyết tâm của chính phủ VN'

    Mỹ Hằng - BBC News Tiếng Việt

    8 tháng 12 2021

    Tập đoàn dầu khí Mỹ ExxonMobil mới đây thông báo sẽ lại tiếp tục dự án khí Cá Voi Xanh trị giá 20 tỷ đôla với Việt Nam trên Biển Đông, sau những vướng mắc kéo dài tưởng chừng bế tắc nhiều năm qua.


    Thông tin này được đăng tải trên website của ExxonMobil vào cuối tháng 11/2021.

    Chỉ mới tháng trước, hội đồng quản trị của ExxonMobil đã phải bàn thảo việc có tiếp tục dự án này không, và đây không phải lần đầu họ xem xét vấn đề này.


    Mỏ khí Cá Voi Xanh nằm cách bờ biển miền Trung khoảng 100km về phía đông. Khí từ mỏ này sẽ cung cấp cho các nhà máy điện ở Núi Thành tỉnh Quảng Nam và Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi trong tổ hợp khí điện miền Trung đã được Việt Nam phê duyệt từ năm 2017.

    Tuy vậy, chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh đã chậm gần 2 năm so với kế hoạch ban đầu.

    Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, ông Nguyễn Lê Minh, chuyên gia dầu khí tại Việt Nam, nói thông tin về ExxonMobil tiếp tục dự án này 'làm ông bất ngờ'. Tuy nhiên ông cho rằng hai bên, ExxonMobil và PetroVietnam, không phải là đã tháo gỡ được những vướng mắc cũ, dù vẫn tiếp tục hợp tác.

    Ông Minh nói với BBC từ Hà Nội:

    "Tôi không nghĩ hai bên đã tháo gỡ được những khúc mắc vì tất cả đều phải thông qua đàm phán trong khi trên thực tế, gần một năm nay ExxonMobil đã dừng các đàm phán. Có thể thấy rõ, việc ExxonMobil tiếp tục dự án là nỗ lực của phía chủ nhà (PetroVietnam) nhằm giữ chân đối tác có tiềm lực kinh tế lớn thông qua con đường ngoại giao."

    Các vướng mắc


    Các vướng mắc chính ở chuỗi dự án Cá Voi Xanh mà ông Minh cho rằng 'chưa thể tháo gỡ', bao gồm:

    Cam kết Bảo lãnh Chính phủ (GGU): sau mười phiên đàm phán trong nhiều năm (giữa ExxonMobil và các bộ ngành), về cơ bản các bên đã thống nhất nội dung. Tuy nhiên, một nội dung quan trọng là trượt giá tiền đồng và USD thì vẫn chưa xong.

    Thỏa thuận khung Hợp đồng bán khí (GSA HOA): các bên gồm ExxonMobil, PVN và EVN cần xác định và thống nhất được lượng khí bao tiêu, khả năng bao tiêu của 5 nhà máy điện để tiến tới Hợp đồng bán khí (GSA).

    Tiến độ khâu hạ nguồn: tiến độ 5 nhà máy điện (2 của EVN, 2 của PVN và 1 của Semcorp) sẽ tác động đến lợi ích chuỗi. Do dự án Cá Voi Xanh chưa phê duyệt "Kế hoạch Phát triển mỏ" FDP (xác định thời điểm cấp khí), các nghiên cứu khả thi các nhà máy điện vẫn phải nằm ở chế độ chờ, ít nhất đến cuối năm 2022.


    Phép thử về quyết tâm của chính phủ Việt Nam


    Sau khi ExxonMobil quyết định tiếp tục dự án Cá Voi Xanh, Việt Nam cần nhanh chóng thúc đẩy thực hiện tiến độ đề ra, theo ông Nguyễn Lê Minh.

    Cụ thể, Việt Nam cần phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ (FDP) vào quý 4/2022, quyết định đầu tư (FID) vào tháng 3/2023, và khai thác thương mại vào tháng 6/2027.

    "Đây là phương án tích cực nhất mà ExxonMobil đưa ra. Nếu bảo lưu theo tiến độ này, dự án chính thức chậm 4 năm so với tiến độ ban đầu."

    "Vì vậy, các nhà máy điện sử dụng khí Cá Voi Xanh có từ Quy hoạch điện VII, nay lại được mang sang Quy hoạch điện VIII để triển khai," ông Minh nói.

    Ông Minh cũng cho rằng vấn đề lớn nhất là GSA và GGU (bao gồm trượt giá tiền đồng và đôla).

    Ông Minh phân tích nếu chính phủ Việt Nam đã quyết tâm thì nên chấp thuận với các cam kết trên nguyên tắc "cùng thắng".

    "Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành và các địa phương Quảng Nam và Quảng Ngãi hỗ trợ ExxonMobil/PVN giải quyết các vấn đề còn tồn đọng về thuê đất, tuyến ống qua sân bay Chu Lai, việc sử dụng cảng Kỳ Hà."

    "Về các phê duyệt FDP và FID, Chính phủ cũng cần rút ngắn quy trình. Để có được FDP/FID, đương nhiên sẽ còn rất nhiều hạng mục cần phải hoàn tất trước đó như giải phóng mặt bằng, đánh giá tác động mội trường, cam kết tiến độ, ký kết GSA, GGU."

    "Cho nên, việc ExxonMobil tuyên bố tiếp tục dự án chính là một phép thử về quyết tâm của Chính phủ. Nếu tiếp tục chậm trễ, không những hiệu quả dự án sẽ không còn mà còn ảnh hưởng đến quy hoạch điện VIII".


    Bài học kinh nghiệm


    Theo ông Nguyễn Lê Minh, "mấu chốt gây ra các đàm phán kéo dài là vì mỗi phía đều có những khó khăn riêng."

    "Phía ExxonMobil là do mỏ có hàm lượng C02 cao, cần nhiều giải pháp kỹ thuật, kéo theo chi phí đầu tư tăng, nên họ duy trì các yêu cầu trong GSA và GGU nhằm bảo lưu dòng vốn của mình."

    "Phía doanh nghiệp chủ nhà, cả EVN và PVN, đều là doanh nghiệp nhà nước nên giá bán khí, giá bán điện đều phải được chính phủ chấp thuận và phê duyệt. Do giá khí không được cạnh tranh, kéo theo giá điện cao hơn giá phân phối ra thị trường."

    "Về phía các bộ ngành, do có một số quan điểm khác nhau cũng đã dẫn đến sự thiếu nhất quán về chủ trương trong các đàm phán," ông Minh nêu rõ.

    Cũng theo ông Minh, hiện nay, do nhu cầu kích cầu tăng trưởng nhằm theo đuổi các chỉ tiêu GDP và hạn chế nhiệt điện than, có thể chính phủ sẽ khắc phục được những tồn tại lâu nay.

    Có nghĩa là, nếu ExxonMobil tiếp tục dự án, Chính phủ cần tối giản hóa các thủ tục hành chính, quy trình phê duyệt. Ngoài ra, nếu xác định sẽ triển khai dự án thì cần bỏ qua một số lợi ích để đi đến ký kết GSA và GGU.


    'Chặng đường dài' cho Cá Voi Xanh


    Giới quan sát từng đặt câu hỏi về nguyên nhân ExxonMobil xem xét rút khỏi dự án Cá Voi Xanh, trong đó không ngoại trừ khả năng Trung Quốc gây sức ép.

    Sự hồ nghi này đến từ việc Việt Nam đã từng phải ngưng ít nhất hai dự án khai thác dầu khí hợp tác với nước ngoài trên Biển Đông do sức ép từ Trung Quốc.

    Mỏ Cá Voi Xanh, nằm cách bờ biển miền Trung Việt Nam 80 km, lặng lẽ, nhưng chưa bao giờ chính thức, đóng cửa vào năm 2019, theo Asia Times.

    Ban đầu, mỏ Cá Voi Xanh được lên kế hoạch cung cấp khoảng 10% nhu cầu điện của Việt Nam bằng cách cung cấp khí cho bốn nhà máy điện ở hai tỉnh miền Trung.

    Dự báo mỏ Cá Voi Xanh tạo ra doanh thu lên tới 20 tỷ đôla Mỹ cho chính phủ Việt Nam.

    ExxonMobil đã phát hiện ra mỏ này cách đây một thập niên và nắm giữ 63,75% cổ phần trong liên doanh với PetroVietnam.

    Tháng 1/2019, ExxonMobil đã trao hợp đồng thiết kế kỹ thuật cho công ty dịch vụ mỏ dầu đa quốc gia Saipem của Ý.

    Vào giữa năm 2019, có thông tin cho rằng ExxonMobil đang cố gắng bán dự án Ca Voi Xanh do các vấn đề về thỏa thuận khí đốt với chính phủ Việt Nam. Đồng thời, Trung Quốc là một mối đe dọa dai dẳng tại khu vực này.Bên ngoài 'đường chín đoạn' mà Trung Quốc tự đặt ra ở Biển Đông, ở phía nam gần Vịnh Thái Lan, Việt Nam vẫn tiếp tục các dự án thăm dò dầu khí mới. Gần đây hơn, Việt Nam đã công bố các kế hoạch phát triển năng lượng gió ngoài khơi và đang hợp tác với Đan Mạch.

    Nhưng sẽ mất nhiều năm trước khi các tuabin khổng lồ được lắp đặt ngoài khơi và gửi điện vào lưới điện.

    Trong bối cảnh này, tin ExxonMobil trở lại dự án Cá Voi Xanh được cho là rất quan trọng.Thông tin từ ExxonMobil được đưa ra chỉ vài ngày sau lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống của ngành Dầu khí Việt Nam vào 24/11.
    karate_hn, PhyeudyeuHector_S thích bài này.
  7. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Mỹ áp lệnh cấm vận vũ khí đối với Campuchia vì ảnh hưởng quân sự của Trung Quốc

    09/12/2021 Reuters


    Mỹ hôm 8/12 áp đặt lệnh cấm vận vũ khí và các hạn chế xuất khẩu mới đối với Campuchia vì những gì họ cho là ảnh hưởng ngày càng tăng của quân đội Trung Quốc, cũng như nhân quyền và tham nhũng ở nước này.

    Các quyết định của Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Mỹ phản ánh nỗ lực của Washington nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ởĐông Nam Á, trong khi Campuchia đã trở thành một trong những đồng minh quan trọng nhất của Bắc Kinh trong khu vực.

    Bộ Ngoại giao Mỹ vừa đưa Campuchia vào danh sách các quốc gia mà tất cả các loại vũ khí bị cấm xuất khẩu đến – theo một thông báo đăng tải trên Công báo (Federal Register).

    Thông báo này, sử dụng tên viết tắt của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cho biết rằng "Campuchia tiếp tục cho phép CHND Trung Hoa mở rộng sự hiện diện quân sự và xây dựng các cơ sở chuyên dụng trên Vịnh Thái Lan" bất chấp lời kêu gọi của Mỹ.

    Không rõ tác động của lệnh cấm sẽ ra sao. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Mỹ không phải là nhà cung cấp vũ khí cho Campuchia.

    Tháng trước, Washington đã trừng phạt hai quan chức Campuchia vì tham nhũng tại Căn cứ Hải quân Ream, nơi các quan chức Mỹ từng nêu lên lo ngại về sự thiếu minh bạch trong hoạt động xây dựng của Trung Quốc.

    Hồ sơ cũng viện dẫn tham nhũng và vi phạm nhân quyền là các lý do khác cho lệnh cấm vận.

    Bộ ngoại giao Mỹ cho biết lệnh cấm vận và hạn chế mới được đưa ra ngay trước khi cố vấn của Bộ, ông Derek Chollet, lên đường tới Campuchia – nước hiện đang là chủ tịch luân phiên của khối ASEAN – và Indonesia, hôm 8/12.

    Người phát ngôn của chính phủ Campuchia không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận.

    Bộ Thương mại cũng ban hành các hạn chế xuất khẩu mới, trong đó giới hạn sự tiếp cận các mặt hàng được gọi là lưỡng dụng có thểđược sử dụng trong quân sự cũng như dân sự, và các mặt hàng quân sự kém nhạy cảm hơn cũng như các vật phẩm và dịch vụ quốc phòng.

    “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Campuchia đạt được tiến bộ cóý nghĩa trong việc giải quyết vấn đề tham nhũng và vi phạm nhân quyền, đồng thời làm việc để giảm ảnh hưởng của quân đội CHND Trung Hoa ở Campuchia, vốn đe dọa an ninh khu vực và toàn cầu,” Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết trong một tuyên bố.
    Phyeudyeu thích bài này.
  8. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản huấn luyện cho Cảnh sát biển Việt Nam

    Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) với sự phối hợp của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã tiến hành khóa huấn luyện trực tuyến cho Cảnh sát biển Việt Nam từ ngày 13 đến ngày 15/12/2021. The Foreign Broadcast Information Service (FBIS) dẫn từ truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin vừa nói hôm 15/12.

    Khóa đào tạo này nằm trong chương trình hợp tác kỹ thuật ‘Đào tạo nâng cao năng lực cho Cảnh sát biển Việt Nam’ được tổ chức cho 10 học viên là sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam.

    Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã trình bày các bài giảng về ‘Luật pháp quốc tế và thực thi luật pháp trên biển’ và ‘Kỹ thuật dự báo và xử lý vật thể trôi dạt trên biển’, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật hạn chế tội phạm.

    Được biết, chương trình hợp tác kỹ thuật này cùng với dự án cho vay ‘Tăng cường năng lực bảo đảm an toàn và an ninh trên biển ở Việt Nam’ nhằm nâng cao nhanh chóng năng lực cứu hộ và thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam, đảm bảo tự do hàng hải và an toàn trong Lãnh hải của Việt Nam.

    Chương trình hợp tác này cũng nhằm đóng góp vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững, hiện thực hóa một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
  9. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Ông Hun Sen đừng phát biểu tào lao nữa!

    AFP – 20/12/2021

    Phát biểu của Thủ tướng Hun Sen

    Ngày 15/12, phát biểu tại lễ khánh thành khách sạn Hyatt Regency Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tuyên bố quan điểm về vấn đề Biển Đông khi Campuchia tiếp quản cương vị Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
    Thủ tướng Hun Sen nói: “Về vấn đề Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), nếu không quyết định được tại Campuchia thì đừng đổ lỗi cho Campuchia như năm 2012. Năm 2012, các nước đổ lỗi cho Campuchia vì không thể đưa ra tuyên bố chung. Các bạn có biết điều gì đằng sau việc không thể đưa ra tuyên bố không. Chủ tịch ASEAN không phải là quan tòa xét xử, vì vậy không thể ra được tuyên bố. Tôi xin khẳng định rằng trước khi cầm búa, nhận ghế Chủ tịch ASEAN, tôi muốn gửi một thông điệp để thế giới biết những yếu tố thực sự của vấn đề năm 2012 khi không thể đưa ra tuyên bố chung.”

    Ông Hun Sen cũng giải thích việc không thể đưa ra tuyên bố COC không phải vì Campuchia bênh vực Trung Quốc mà do các quốc gia có chủ quyền ở Biển Đông yêu cầu Chủ tịch ASEAN phải công nhận hòn đảo này là của riêng và vùng biển này thuộc quyền sở hữu của quốc gia được công nhận. Không biết ông Hun Sen thực sự quên hay ông là người nổi tiếng trong việc “lật lọng,” đặc biệt là trước những vấn đề chính trị trong nước và quốc tế.

    Ông Hun Sen có nói đúng sự thật?

    Đối với sự kiện năm 2012, khi ASEAN lần đầu sau 45 năm tồn tại của mình, đã không thể ra một tuyên bố chung của các Ngoại trưởng ASEAN, chỉ vì nước chủ nhà Campuchia đã không chấp nhận các điều khoản mang tính chất lên án các hành vi hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông.

    Năm 2012 là năm xảy ra sự kiện Scarborough và sau 10 tuần đối đầu giữa các lực lượng của Trung Quốc với 3 tàu chiến của Hải quân Philippines. Ngày 15/6/2012, Manila đành phải rút các tàu của mình ra khỏi vùng biển quanh bãi cạn Scarborough, một đảo san hô vòng gồm nhiều đá ngầm và đá nổi trên Biển Đông. Bất chấp sự phản đối từ giới lãnh đạo châu Á, Bắc Kinh đã đẩy Manila khỏi Scarborough để chiếm quyền kiểm soát thực tế bãi cạn này, nơi Philippines tuyên bố chủ quyền và luôn kiểm soát trên thực tế kể từ sau khi giành được độc lập năm 1946.

    Trong Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN năm đó, phía Philippines đã cố gắng thuyết phục các Ngoại trưởng khác của các quốc gia ASEAN còn lại bằng việc ASEAN cần phải ra một tuyên bố chung, trong đó có nhắc tới việc lên án Trung Quốc trước hành vi hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế cũng như cam kết trong DOC trước đó, để chiếm đoạt bãi cạn Scarborough từ phía Philippines.

    Một nhân viên ngoại giao Philippines có mặt trong cuộc họp giữa các Ngoại trưởng ASEAN năm đó đã tường thuật lại chi tiết:

    “ASEAN đã nhất trí về các yếu tố chính của Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông được đề xuất để thảo luận với Trung Quốc. Philippines đã thành công trong việc đưa vào các yếu tố chính được đề xuất để cung cấp cho Bộ quy tắc về nội dung mà họ yêu cầu.

    Sự căng thẳng mà ASEAN cảm thấy không phải do Philippines mà được cho là do Chủ tịch không đạt được đồng thuận. Trong khuôn khổ ASEAN, Philippines cần kiên quyết trong việc ưu tiên lợi ích quốc gia…

    Chính xác quan tâm đến quá trình ra quyết định dựa trên sự đồng thuận của ASEAN, Philippines đã liên tục tham vấn với các đối tác ASEAN dẫn đến việc các Quan chức cấp cao ASEAN soạn thảo “Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về tình hình ở bãi cạn Scarborough” vào ngày 24 tháng 5. Ngày 25 tháng 5, Bộ trưởng Del Rosario đã viết thư cho Chủ tịch ASEAN yêu cầu Tuyên bố đó được chuyển đến tất cả các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN để họ xem xét. Một số Bộ trưởng Ngoại giao đã tán thành việc ban hành Tuyên bố như vậy. Đặc biệt, một Bộ trưởng Ngoại giao, trong bức thư ngày 1 tháng 6 gửi Chủ tịch ASEAN, đã nhấn mạnh “sự cần thiết của ASEAN để đưa ra một tuyên bố kịp thời của các Bộ trưởng Ngoại giao (về vấn đề đã nêu) như là nỗ lực chung của chúng ta để đóng góp vào việc duy trì một môi trường có lợi trong khu vực mà tất cả chúng ta đều quan tâm .”

    Tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 45, Bộ trưởng Del Rosario đã thảo luận về tình hình ở bãi cạn Scarborough. Nội dung của mục / tiêu đề phụ của Thông cáo chung được đề xuất về “Biển Đông” do các ngoại trưởng ASEAN soạn thảo và một số sửa đổi đã được đề xuất để làm cho văn bản có thể chấp nhận được đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, Chủ tịch Campuchia nhất quán bác bỏ bất kỳ văn bản đề xuất nào đề cập đến bãi cạn Scarborough.”

    Cùng với sự mô tả tương tự như vậy, Ernest Z. Bower - Giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một Think Tank hàng đầu tại Hoa Kỳ cũng cho biết:

    “Các vấn đề nảy sinh khi đến lúc soạn thảo thông cáo chung. Với vai trò là Chủ tịch ASEAN, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Nam Hong, đã giao việc soạn thảo cho một ủy ban gồm 4 người đồng cấp: Marty Natalegawa của Indonesia, Anifah Aman của Malaysia, Albert Del Rosario của Philippines và Phạm Bình Minh của Việt Nam. Quan điểm của Philippines là thông cáo chung cần phản ánh rằng các bộ trưởng đã thảo luận về cuộc đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough và mong muốn của Việt Nam trong việc giải quyết các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Ngôn ngữ phản ánh thực tế đó đã được đưa vào dự thảo trình lên phía chủ trì.

    Tuy nhiên, nhiều lần sau khi xem xét bản dự thảo, Hor Nam Hong đã tham khảo ý kiến của các cố vấn bên ngoài phòng họp và quay lại từ chối ngôn ngữ đề cập đến Bãi cạn Scarborough và EEZ, ngay cả sau nhiều nỗ lực tìm kiếm một thỏa hiệp. Ông cho biết quan điểm của Campuchia rằng đó là những vấn đề song phương và do đó không thể đề cập đến trong tuyên bố chung.

    Điều thú vị là, các báo cáo - được chứng minh bởi những người có mặt - đã được lưu hành rằng các quan chức Campuchia đã chia sẻ bản thảo của tuyên bố chung được đề xuất với những người đối thoại Trung Quốc. Những rò rỉ này, một số gợi ý, là từ các nguồn của Trung Quốc.”

    Sau sự thất bại của hội nghị ADMM đó không lâu, phía Trung Quốc đã công khai khoản cho vay và viện trợ trị giá 500 triệu USD cho Campuchia.

    “Chính phủ Trung Quốc đánh giá cao vai trò của Campuchia trong vai trò chủ tịch ASEAN nhằm duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Trung Quốc và ASEAN,” Bộ trưởng tài chính Campuchia Aun Porn Moniroth cho báo chí biết.

    Xâu chuỗi các sự kiện trên lại, hẳn những người kém trí tuệ nhất trên thế giới này cũng thừa hiểu được vì sao Hội nghị ADMM+ lần thứ 45 lại thất bại thảm hại như thế. Chính là do vai trò của Campuchia - Chủ tịch ASEAN khi đó, dưới sự thao túng của Trung Quốc.

    Vậy lời nói của ông Hun Sen về COC thì sao?

    Ông Hun Sen cũng khẳng định: “Tôi sẽ cố gắng phối hợp với các nước ASEAN khác và cả Trung Quốc để đàm phán về một COC có thể chấp nhận được đúng dịp kỷ niệm 20 năm ký kết Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Nếu COC được ký kết tại Campuchia khi Campuchia làm Chủ tịch ASEAN thì Campuchia sẽ rất vui mừng vì DOC ra đời ở Phnom Penh. Trong trường hợp không ký được COC ở Phnom Penh thì cũng đừng đổ lỗi cho Campuchia vì những lý do rất dễ hiểu. Các nước chủ trì ASEAN trước Campuchia đã không thể thực hiện quyết định COC, vậy tại sao lại đổ lỗi khi Campuchia không làm được. Xin đừng bắt Campuchia làm quan tòa xét xử tranh chấp lãnh thổ tại khu vực Biển Đông, quan điểm của Campuchia nhất quyết không thay đổi.”

    Trước đó, ông Hun Sen cũng tuyên bố: “Tôi thực sự hy vọng rằng khi Campuchia đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN vào năm 2022, Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN liên quan sẽ có thể đạt được COC (Bộ Quy tắc ứng xử) ở Biển Đông.”
    Liệu ông Hun Sen có làm được điều ông nói ? Hay ông mạnh miệng quá chăng? Có ai bắt phạt được một Thủ tướng như ông, cho dù ông ta nói bừa.

    Hy vọng COC được ký kết vào năm 2022 giống như tựa đề một bộ phim nổi tiếng của Hollywood, đó là “Điệp vụ bất khả thi.” Lý do là bởi vì việc muốn có các kỳ họp về COC giữa Trung Quốc và ASEAN hoàn toàn không phụ thuộc vào nước Chủ tịch ASEAN, mà là phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của nước điều phối quan hệ ASEAN - Trung Quốc. Năm 2022, quốc gia nắm giữ vai trò điều phối quan hệ ASEAN - Trung Quốc là Myanmar. Cho đến nay, vị trí của Myanmar trong ASEAN còn chưa rõ ràng, khi người đứng đầu chính quyền dân sự thì bị bắt bỏ tù, người đứng đầu chính quyền quân sự thì không được ASEAN chấp nhận tham gia cuộc họp thượng đỉnh ASEAN vừa rồi. Chính vì vậy, việc điều phối, sắp xếp quan hệ giữa ASEAN - Trung Quốc trong năm tới sẽ rất khó có thể diễn ra được. Cho nên, cho dù có “ba đầu sáu tay” thì ông Hun Sen cũng chả làm gì được, chứ đừng nói ông cũng chỉ có “một cái đầu và hai cái tay” như những người bình thường khác.

    Chính vì thế, ta mới thấy, những phát biểu của ông Hun Sen thật tào lao hết chỗ nói!
  10. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    3.915
    Đã được thích:
    2.097
    "TPO - Theo kết luận ban đầu của UBKT T.Ư, Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021 có một số vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện các cơ chế chính sách; biên soạn sách giáo khoa; đầu tư công.
    Tại kỳ họp thứ 10 vừa diễn ra, UBKT T.Ư đã xem xét kết quả giám sát một số tổ chức đảng và đảng viên.

    [​IMG]
    Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo có một số vi phạm, khuyết điểm

    Đối với Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021 có một số vi phạm, khuyết điểm trong việc ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; công tác tổ chức cán bộ; tham mưu xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách; biên soạn sách giáo khoa; đầu tư công,… Những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng cần được tiếp tục kiểm tra, làm rõ
    ."
    Tôi đã nói bao nhiêu lần rồi . cải cách ,cải lùi như thế nào đi nữa mà giáo dục không đào tạo theo nhu cầu thực tế thì nó nát bét và đào tạo sáo rỗng thôi. tôi mô phỏng theo hình vẽ dưới. học sinh thì học lý thuyết không? dụng cụ thì không có. chỗ thì để lãng phí. mà hay thật BGD thì chuyên dạy chữ. còn Dạy nghề thì Bộ LDTB dạy mới hay chứ. ... tôi lộn đầu xuống suy nghĩ mãi không ra cái này... bên thì có học sinh không có dụng cụ để dạy bên thì dụng cụ để ......
    ( Sao không để bộ LDTB đặt hàng cho BGD ĐT đào tạo ra những thứ mình cần nhỷ :oops::oops::oops: )
    [​IMG]
    sách giáo khoa hút máu phụ huynh, bồi dưỡng gv. .. đúng là hút máu của nhà nước.
    Sách giáo khoa thì loạn cào cào. chỗ nào mà lại quả cao thì chọn sách đó chắc như Bộ Y vừa rồi. hehe.... Phụ huynh chẳng biết chọn thế nào? thằng anh năm này học sách này. thằng em năm sau học sách khác. năm này học sách nhà xuất bản giáo dục năm lại nhà xuất.... nhà trường thích, phòng thích, sở thích thì lại đổi. vấn đề là phụ huynh lại không thích. vỳ từng đó chữ mà phải thay sách liên tục. ( mỗi nhà xuất bản thì nội dung khác nhau, riêng BGD thì xuất bản nguyên hai Bộ sách, Chân trời sáng tạo, và kết nối tri thức, để cạnh tranh nhau ... )Nội dung thì không trùng khớp với nhau. sử dụng tiếng phương ngữ quá nhiều. VD điển hình: Đầu đề sách thì ghi" Nhớ công ơn cha, mẹ" Nội dung thì Ba, bố, má, mẹ... lộn xì ngầu .." còn " Cha, mẹ" thì chẳng thấy đâu. chắc cha mẹ chạy vào nhà thờ rồi. phải chăng nếu có thì nó chỉ nằm ở nhưng câu ca dao tục ngữ. sắp tới chắc cũng bỏ cha mẹ Thay bằng Phụ Huynh 1, phụ huynh 2 cũng nên. :-D:-D:-D ... Nhiều nữa.... mà thay sách tôi đồng ý một cái đó là sách mới màu mè. nhiều tranh ảnh. sinh động học sinh học thích hơn.
    Lần cập nhật cuối: 25/12/2021

Chia sẻ trang này