1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Từ ‘cuộc đảo chính ngoại giao’ của Hun Sen đến việc hoãn họp ASEAN: Các thất bại đã được báo trước

    VOA 15-1-2022


    “Ngoại giao cao bồi” của Hun Sen trên thực tế đã không mang lại sự đồng thuận trong ASEAN về hướng giải quyết cuộc đảo chính phi pháp của tập đoàn quân phiệt Myanmar. Dù trực tiếp gây sức ép hay thông qua “con rối chính trị” của mình, Trung Quốc vẫn chưa thành công trong nỗ lực dùng Campuchia như “con ngựa thành Troy” trong ASEAN.

    “Cuộc đảo chính ngoại giao” bất thành

    Ngày 12/01/2022 Campuchia buộc phải tuyên bố hoãn cuộc họp ASEAN đầu tiên trong bối cảnh khác biệt giữa các quốc gia thành viên quá lớn. Một phát ngôn viên của chính phủ CPC cho biết, có “khó khăn” đối với các nhà ngoại giao hàng đầu trong khối để tham gia “khóa họp hẹp” dự kiến trước đây vào 18 – 19/01/2022.

    Thất bại này đã được giới phân tích dự đoán. Sự chia rẽ trong ASEAN về chuyến đi của Hun Sen tới Naypyidaw và lời mời (do Hun Sen đưa ra) đối với ngoại trưởng Myanmar tham dự họp hẹp là lý do chính yếu, tại sao những người đứng đầu ngoại giao của một số nước trong khối đã chọn không tham dự cuộc hội luận tuần tới.

    Theo Giáo sư Sophal Ear, một chuyên gia về CPC tại Đại học Arizona (Mỹ), các quốc gia ASEAN đã nêu ra những khó khăn trong việc đi lại, thay vì nói thẳng rằng họ không muốn đến Siem Reap. “Đây chưa hẳn chính thức là một cuộc tẩy chay, nhưng vài ba ngoại trưởng của một số thành viên ASEAN không ngần ngại nêu ra một số lý do khiến họ không thể tham gia cuộc họp. Đây là quả báo đối với ‘chính sách ngoại giao cao bồi’ của CPC” (It’s karma for Cambodia’s ‘Cowboy Diplomacy’).

    Các tướng quân phiệt tiếm quyền Myanmar cho đến nay đã cản trở các nỗ lực của ASEAN và trên thực tế, dư luận thế giới coi chuyến công du tới Naypyidaw của Hun Sen như một “cuộc đảo chính về ngoại giao”. Tức là Thủ tướng CPC muốn đảo ngược cái công thức “10-X” mà ASEAN đã hai lần áp dụng trong năm ngoái.

    Những người trung dung có thể cho chuyến thăm là nỗ lực của Hun Sen nhằm gỡ rối các vấn đề phức tạp với cánh đảo chính ở Myanmar. Hun Sen không chỉ đưa ra những bình luận mang tính hòa giải nhằm vào Thống tướng Min Aung Hlaing, mà lợi dụng vị trí chủ tịch của mình, còn bổ nhiệm ngoại trưởng Prak Sokhonn làm “đặc phái viên mới” về Myanmar. Khỏi cần nói, tất cả điều này đã làm dấy lên sự giận dữ từ những người chống đối cuộc đảo chính, những người coi chuyến đi là sự mang lại tính hợp pháp cho chế độ quân phiệt và củng cố vị thế thương lượng của phe đảo chính.

    Hun Sen có thể thanh minh rằng, ông chỉ cố gắng thúc đẩy kế hoạch hòa bình của ASEAN với các tướng lĩnh. Bản chất của kế hoạch là sự nhất trí 5 điểm mà chính quyền đã đồng ý vào tháng Tư năm ngoái. Nhưng đồng thuận phải được bắt đầu bằng việc ngừng ngay lập tức bạo lực. Đối thoại phải mang tính xây dựng giữa tất cả các bên, được thực hiện với sự hòa giải có sự tham gia của đặc phái viên do ASEAN đề cử.

    Đáng ra các nhà cầm quân của Myanmar cần nắm bắt cơ hội và thực hiện cam kết của mình để cải thiện các vấn đề cho đất nước. Há dễ mấy ai quên làn sóng truyền thông quốc tế hồi đầu năm ngoái: “Ai đứng đằng sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar?” Còn giờ đây, dư luận và giới chuyên gia đang chú mục vào vai trò của Trung Quốc trong các động thái “ngoại giao lobby”, thậm chí gây sức ép để ASEAN chấp thuận cho Thống tướng cầm đầu cuộc chính biến bất hợp pháp Min Aung Hlaing được ngồi vào chiếc ghế của bà Aung San Suu Kyi tại ASEAN.

    Hoãn họp ASEAN không chỉ vì Myanmar

    Sau khi từ Myanmar về nước, Hun Sen nói rằng các thành viên ASEAN nên tạo ra một nhóm các nhà ngoại giao bao gồm Campuchia, Brunei và Indonesia để tiếp tục thực hiện lệnh ngừng bắn ở Myanmar. Hun Sen nói thêm, Nhật Bản cũng nên tham gia sáng kiến “Những người bạn của Myanmar” do Chủ tịch ASEAN tiền nhiệm Brunei tổ chức, trên cơ sở ủng hộ chuyến đi làm việc của ông với các nhà lãnh đạo quân đội.

    Một tờ báo từ Phnom Penh dẫn lời Hun Sen: “Nhật Bản dự định sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho CPC để nước này thành công trong vai trò chủ tịch ASEAN”. Nhưng khác với Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn giữ quan điểm trước đây. Đại sứ quán Mỹ tại Myanmar cho biết, CPC cần thúc đẩy sự đồng thuận 5 điểm đã được nhất trí giữa Myanmar và ASEAN vào năm ngoái, cũng như chuyến thăm chưa được thực hiện giữa “đặc phái viên” do Brunei cử để gặp gỡ tất cả các bên liên quan ở Myanmar.

    Kiểu “ngoại giao cao bồi” của Hun Sen là màn khoe mẽ, còn thực chất đó chỉ là trò tung hứng của “con rối trong tay Trung Quốc”, không lừa phỉnh được dư luận CPC, dư luận của chính người dân Myanmar, đặc biệt là của giới quan sát quốc tế.

    Trong một tuyên bố của các Nghị sĩ ASEAN về Nhân quyền, một nhóm vận động trong khu vực, khẳng định rằng, Hun Sen đã thể hiện sự coi thường của ông ta đối với “Đồng thuận 5 điểm”. Ông ta sang Naypyidaw mà không cần biết bà Cố vấn Nhà nước San Suu Kyi và các thành viên nội các hợp pháp bị giam giữ ở đâu, chứ chưa nói tới việc được tiếp xúc như thỏa thuận.

    Nhóm này còn mô tả chuyến thăm của Thủ tướng CPC tới Myanmar là “một nỗ lực trơ trẽn và nguy hiểm để giành lấy sáng kiến”. Từ khối Đông Nam Á, nhóm Nghị sĩ viết: “Hai kẻ đảo chính này – Min Aung Hlaing bằng quân sự, còn Hun Sen bằng con đường ngoại giao – đang tiến hành một cuộc đảo chính thứ ba trong ASEAN, có nguy cơ dẫn đến chia rẽ của tổ chức”.

    Còn chuyên gia Charles Dunst, thành viên chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng, ông Hun Sen tỏ ra “quá tự tin, vì nghĩ ông là một tác nhân vì hòa bình; rất nhiều lần ông nhấn mạnh đến kinh nghiệm CPC sau chiến tranh liên quan đến lực lượng Khmer đỏ vào cuối thập niên 1990. Liệu ông Hun Sen có sử dụng kinh nghiệm trấn áp xã hội dân sự, giải tán các đảng đối lập ở CPC để ‘thuyết phục và đồng cảm’ với Thống tướng Min Aung Hlang, người đứng đầu tập đoàn quân sự Miến Điện?”

    Không phải lần đầu tiên CPC đơn phương hành động trong khối ASEAN. Khi nước này giữ chức Chủ tịch luân phiên năm 2012, lần đầu tiên ASEAN đã không ra được Tuyên bố chung tại thượng đỉnh, vì Phnom Penh đứng hẳn về phía Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với nhiều nước Đông Nam Á. Một thập niên sau, giờ đây vẫn ông Hun Sen ấy còn hàm ý tố cáo Việt Nam mất dân chủ và không có nhân quyền, nay đang làm suy yếu uy tín của ASEAN sau khi CPC chính thức nhậm chức Chủ tịch.

    ==================


    ASEAN phản đối hội nghị Siem Reap: Không phải Trung Quốc muốn phá cái gì cũng được
    RFA 16-1-2022


    Cuộc họp ngoại trưởng đầu tiên của năm đã bị khối “tẩy chay”. Đây không chỉ là thất bại do bản chất “lưu manh chính trị” của Hun Sen, mà còn là thể hiện sự trưởng thành của ASEAN, không để Trung Quốc phá nội bộ. Tuy nhiên, Bắc kinh sẽ còn “xài tiếp” Samdech Hun Sen để phá nát các cuộc đàm phán về COC, phục vụ cho mưu đồ chiếm đoạt hết Biển Đông.

    Từ ngày 15/01/2022, các hãng/báo Reuters, VOA, Khmer Times và hầu hết truyền thông trên thế giới cũng như trong khu vực (kể cả các mạng ‘quốc doanh’ ở Việt Nam) đều “chạy” tít lớn và bình luận về việc chính phủ Campuchia buộc phải công bố cuộc họp hẹp giữa các ngoại trưởng ASEAN tại Siem Reap bị đẩy lùi vô thời hạn.

    Đình hoãn hội nghị các nước ASEAN được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng CPC Hun Sen thăm Myanmar về đến Phnom Penh. Bộ Ngoại giao CPC ngày 12/1 cho biết hội nghị thượng đỉnh ngoại trưởng các nước ASEAN dự kiến tổ chức ngày 19/01 đã bị lùi lại vô thời hạn, bởi đại diện một số nước không thể dự họp trực tiếp.

    Báo ứng đối với “ngoại giao cao bồi”

    Thông tin về hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN bị hoãn xuất hiện chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng CPC Hun Sen tới thăm Myanmar và gặp Thống tướng Min Aung Hlaing.

    Việc một số ngoại trưởng ASEAN tuyên bố “tẩy chay” hội nghị Siem Reap là sự nhân quả báo ứng nhỡn tiền đối với “chính sách ngoại giao cao bồi” của Campuchia (It’s karma for Cambodia’s ‘Cowboy Diplomacy’), theo như bình luận của Giáo sư Sophal Ear, nhà nghiên cứu Khoa học Chính trị, Phó Hiệu trưởng Trường Quản trị Toàn cầu Thunderbird thuộc Đại học Arizona (Mỹ).

    Ngoại trưởng một số nước ASEAN từ chối tham dự cuộc họp là nhằm tránh xuất hiện tại một hội nghị, trong đó CPC dự kiến mời ông Wunna Maung Lwin, Ngoại trưởng của cánh quân phiệt Myanmar. Malaysia, Singapore, Philippines và Indonesia vẫn từ chối công nhận cánh quân đội làm binh biến là đại diện hợp pháp của Myanmar cho đến khi họ thực hiện cam kết hòa bình năm điểm.

    Trước khi Hun Sen tiến hành hoạt động “ngoại giao cao bồi”, bay thẳng đến Napidow gặp lãnh đạo quân phiệt Myanmar, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tuyên bố lập trường của Jakarta sẽ không thay đổi cho đến khi chính quyền quân sự Myanmar thực hiện “Đồng thuận 5 điểm” với ASEAN.

    Trước đó, CPC đã phát tín hiệu rằng Phnom Penh sẽ không loại bỏ đại diện chính quyền quân sự Myanmar khỏi các cuộc họp của ASEAN trong năm 2022 khi mà Hun Sen giữ vai trò chủ tịch luân phiên. Tuy nhiên, chuyến công du vừa rồi quả là “lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”. Ông Hun Sen quá tự tin và tự mãn vào phương cách ông cho rằng có thể tự tung tự tác trên chính trường khu vực giống như ở trên đất Chùa Tháp của ông ta vậy!

    Thủ tướng Lý Hiển Long đã gọi điện cho Hun Sen sau khi ông này vừa trở về nước. Bộ Ngoại giao Singapore cho biết trong cuộc điện đàm hôm 14/01, Thủ tướng Lý đã thúc giục vị chủ tịch ASEAN, phải để tất cả các bên trong cuộc xung đột của Myanmar tham gia vào quá trình tìm giải pháp. Ông Lý nói với Hun Sen rằng, ASEAN cần tiếp tục mời một đại diện “phi-chính trị” từ Myanmar đến các cuộc họp của mình và bất kỳ quyết định thay đổi nào đều phải có sự bàn bạc trước.

    Ông Lý nhắc nhở Hun Sen, bất kỳ sự can dự nào với Myanmar đều cần sự tham gia của “tất cả các bên liên quan”, bao gồm cả đảng cầm quyền bị lật đổ của bà Aung San Suu Kyi. Việc ông Min Aung Hlaing tăng thêm thời hạn tù cho chủ nhân giải Nobel quả thật là sự khinh nhờn của nhóm đảo chính đối với thiện chí và lộ trình của ASEAN. Vì vậy, nhà lãnh đạo Singapore đã phê phán tập đoàn quân phiệt nước này, do họ vẫn tiếp tục tấn công các đối thủ chính trị và áp đặt thêm án tù đối với bà Suu Kyi.

    Hun Sen có thuật lại một số đề xuất với ông Lý về cách điều phối lệnh ngừng bắn và hỗ trợ nhân đạo ở Myanmar. Nhưng ông Lý trả lời rằng những điều này có thể “gây thêm phiền phức”, vì thiếu sự tiếp cận từ tất cả các bên. Theo ông Lý, tất cả các đề xuất của CPC, với tư cách là chủ tịch ASEAN, cần được thảo luận trước giữa các ngoại trưởng. Thủ tướng Lý Hiển Long hy vọng, CPC sẽ lắng nghe quan điểm của ông và lập trường các nhà lãnh đạo ASEAN khác.

    Không phải muốn phá cái gì cũng được

    Cách thức lạm dụng ghế chủ tịch ASEAN của Hun Sen gợi nhớ lại sức ép của Trung Quốc hồi tháng 9/2021. Bắc Kinh đã ráo riết vận động ASEAN để đám lãnh đạo quân phiệt Myanmar được dự Hội nghị thượng đỉnh khu vực. Nhưng sau khi dẫn bốn nguồn tin ngoại giao, Reuters cho biết: Indonesia, Brunei, Malaysia và Singapore đã quyết định “cấm cửa” thống tướng Min Aung Hlaing tham dự Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc diễn ra vào ngày 22/11. Vậy là “cuộc đi đêm” của Bắc Kinh đã vấp phải sự phản đối quyết liệt ngay từ mùa hè năm ngoái.

    Cách tiếp cận của CPC về vấn đề Myanmar từng bị lên án, khác hẳn với cách mà ASEAN đã thực hiện trong năm 2021 dưới sự chủ trì của Brunei khi áp dụng bước đi chưa từng có, đó là cấm các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính ở Myanmar tham gia các cuộc họp. Việc cấm cản này diễn ra công khai, dù có sự vận động của Bắc Kinh trước Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc. Đây không chỉ là thất bại của chính sách “cái gậy và củ cà rốt” từ Trung Quốc, mà còn là biểu hiện về sự trưởng thành của ASEAN, dám bám trụ và dám giữ vững các nguyên tắc đã thỏa thuận, không để Trung Quốc gây chia rẽ nội bộ khối.

    Trong một diễn biến liên quan đến hành tung của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/01/2022 đã công bố báo cáo mới, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm cả đòi hỏi về vùng nước lịch sử mà Bắc Kinh vẫn áp dụng đối với “đường đứt khúc chín đoạn” chiếm đến gần 90% diện tích Biển Đông. Báo cáo có tên gọi “Limits of the Seas”, tạm dịch là “Các giới hạn trên Biển”, dài 47 trang bao gồm cả bản tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Trung.

    Báo cáo xem xét bốn loại yêu sách hàng hải của Trung Quốc, bao gồm yêu sách chủ quyền đối với các thực thể trên biển, đường cơ sở thẳng, các vùng biển và các quyền lịch sử. Về yêu sách chủ quyền đối với các thực thể trên biển, Trung Quốc hiện có yêu sách chủ quyền đối với hơn một trăm thực thể. Báo cáo kết luận: “Những yêu sách như vậy không phù hợp với luật pháp quốc tế, theo đó các thực thể chìm không phải là đối tượng của một yêu sách chủ quyền hợp pháp hoặc không có khả năng tạo ra các vùng biển như lãnh hải”.

    Trong khi đó ở đất liền, trên biên giới Việt – Trung, Bắc Kinh hết ra lệnh chặn cửa khẩu các xe chở rau quả từ Nam ra đến ném đá vào công nhân Việt Nam làm đường. Dư luận buộc phải đặt câu hỏi: Trung Quốc muốn làm gì Việt Nam?. Nhưng bản lĩnh tự cường và lập trường cứng rắn của các thành viên “rường cột” trong ASEAN qua câu chuyện Myanmar như truyền thêm sức mạnh cho Việt Nam cũng như toàn khối: “Đừng sợ! Không phải Trung Quốc muốn phá cái gì cũng được!”

    Hãy xem: Mùa đại dịch Vũ Hán, rồi COVID-19… Trung Quốc vẫn không thể lũng đoạn được thế giới. Đối với ASEAN, từ lâu, Trung Quốc dùng Hun Sen như “con ngựa thành Troy” để chia rẽ sự cố kết trong khối. Và Bắc kinh sẽ còn “xài tiếp” vị Samdech này để phá nát các cuộc đàm phán về COC, phục vụ cho mưu đồ chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông. Tuy nhiên, tất cả những âm mưu ấy, cũng như mọi kế hoạch bức hại và bắt nạt các nước nhỏ rồi sẽ thất bại, nếu các thành viên khác trong ASEAN có được não trạng, bản lĩnh và phương thức hành động thống nhất như bốn nước “nòng cốt”./.
    karate_hn thích bài này.
  2. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Malaysia nhận thấy sự thay đổi trong cách biện minh của Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông

    https://www.rfa.org/english/news/china/malaysia-southchinasea-01182022151031.html

    Saifuddin Abdullah nói rằng Bắc Kinh hiện “ít nói về 'đường chín đoạn' và thường xuyên nói về “Four Sha – Tứ Sa."

    2022.01.18


    Trung Quốc dường như đang chuyển từ cái gọi là “đường chín đoạn” sang một lý thuyết pháp lý mới để hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền rộng lớn của họ ở Biển Đông, mặc dù các nhà phân tích cho rằng phương án thay thế của họ cũng có vấn đề theo luật pháp quốc tế.

    Trong các bình luận với các phóng viên vào tuần trước, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah cho biết Bắc Kinh hiện “ít nói về 'đường chín đoạn' và thường xuyên nói về 'Four Sha– Tứ Sa'." Ông cho biết sự chuyển hướng này đã được chứng kiến bởi các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và “thậm chí còn nghiêm trọng hơn” so với tuyên bố cũ.

    “Four Sha,” hay Four Sands Archipelagos, là bốn nhóm đảo trên Biển Đông mà Bắc Kinh tuyên bố nắm giữ “quyền lịch sử”. Trung Quốc gọi chúng là “Dongsha Qundao”, “Xisha Qundao”, “Zhongsha Qundao” và “Nansha Qundao.” Trên bình diện quốc tế, chúng được gọi là quần đảo Pratas, quần đảo Hoàng Sa, khu vực bờ Macclesfield và quần đảo Trường Sa.

    Khái niệm mà họ có thể đang làm lu mờ đường chín đoạn, là một đường chữ U bao quanh hầu hết Biển Đông mà Trung Quốc đã và đang sử dụng để phân định chủ quyền trên biển.

    Một tòa án quốc tế vào năm 2016 đã vô hiệu hóa đường chín đoạn, nói rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. Mặc dù Bắc Kinh bác bỏ phán quyết nhưng các quốc gia khác đã tán thành.

    "Đường chín đoạn đã được chứng minh là một mục tiêu thực sự dễ dàng đối với những người chỉ trích các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc", Julian Ku, giáo sư tại Trường Luật Đại học Hofstra ở Long Island, bang New York, cho biết.

    “Nó cũng đã được Tòa án Trọng tài Biển Đông trực tiếp xem xét và bác bỏ vào năm 2016.”

    Ku nói: “Thuyết Four Sha của Trung Quốc không được xem xét trực tiếp bởi phán quyết của tòa án, mặc dù nó cũng sẽ khó được ủng hộ”.


    'Từ từ nổi lên'


    Bill Hayton, một học giả chuyển sang viết báo, người đã viết một cuốn sách nổi tiếng về Biển Đông, cho biết lý thuyết Four Sha đã “xuất hiện từ từ, với sự gia tăng, sau phán quyết của Tòa trọng tài”.

    Ông nói: “Four-Sha là một nỗ lực nhằm phát triển một cách biện minh dựa theo UNCLOS để kiểm soát Biển Đông với một số loại cơ sở pháp lý. UNCLOS là từ viết tắt của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

    “Nhưng những người khác vẫn đang từ chối nó,” Hayton nói thêm.

    Mỗi quần đảo trong Four Sha bao gồm một số lượng lớn các đối tượng địa lý nằm rải rác bên ngoài, hầu hết đều chìm dưới nước. Bắc Kinh khẳng định rằng chúng phải được đối xử như những đơn vị hoàn chỉnh vì mục đích chủ quyền và các quyền trên biển.

    Các chuyên gia cho biết khu vực Zhongsha Qundao, hay Macclesfield Bank, thực sự nằm hoàn toàn dưới nước chứ không phải là một quần đảo.

    Ku từ Đại học Hofstra cho biết mặc dù nỗ lực được biết đến đầu tiên của các quan chức Trung Quốc nhằm nâng cao Four Sha như một lý thuyết pháp lý mới đã được ghi nhận tại một cuộc họp kín với các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào năm 2017, “Four Sha không phải là điều mới mẻ đối với các tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông. ”

    Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được Trung Quốc thông qua năm 1992, tuyên bố bốn nhóm đảo. Chúng cũng đã được đề cập trong một sách trắng năm 2016 do Trung Quốc phát hành về các tuyên bố chủ quyền của Philippines trong tiến trình trọng tài ở Biển Đông.

    Ku nói: “Những biện minh pháp lý mới này của Trung Quốc không hợp pháp hơn yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc nhưng nó khó hiểu hơn và ít đơn giản hơn để chỉ trích.

    Một báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc được công bố trong tháng này, 'Các giới hạn trên các vùng biển' , không đề cập đến khái niệm Four Sha. Nhưng nó phân tích yêu sách chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) đối với Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa. Nó kết luận rằng những khẳng định chủ quyền của Trung Quốc là "trái pháp luật."


    Thay đổi cách tiếp cận?


    Sự chuyển hướng rõ ràng từ đường chín đoạn sang Tứ Sa đã khiến các bên tranh chấp Biển Đông lo ngại.

    Malaysia nằm trong số các quốc gia ASEAN có yêu sách lãnh thổ chồng lấn lên Biển Đông của Trung Quốc. Những nước còn lại là Brunei, Philippines và Việt Nam. Trong khi Indonesia không coi mình là một bên trong tranh chấp Biển Đông, Bắc Kinh tuyên bố các quyền lịch sử đối với các khu vực chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

    Trả lời câu hỏi của phóng viên BenarNews, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin nói với các phóng viên hôm thứ Năm tuần trước rằng “họ (Trung Quốc) đã thay đổi từ việc sử dụng phần lớn câu chuyện đường chín đoạn sang Tứ Sa. Tôi có thể thấy một số thay đổi về chính sách trong cách họ tiếp cận Biển Đông ”.

    Saifuddin nói: “Vẫn chưa rõ liệu phương pháp tiếp cận Tứ Sa là hung hăng hơn hay đường chín đoạn là hung hăng hơn.

    Ku nói rằng ông không nghĩ rằng yêu sách Tứ Sa sẽ nhất thiết dẫn đến các hành động hung hăng hơn của Trung Quốc, nhưng “nó cung cấp một lời biện minh khác cho các hành động gây hấn mà họ có thể muốn thực hiện”.

    Hayton, trong khi đó, nhìn thấy tiềm năng leo thang ở Biển Đông như khái niệm Tứ Sa“ đã mang lại cho các diễn viên Trung Quốc một số niềm tin mới rằng họ có thể đưa ra một trường hợp hợp lý. Gần đây, chúng tôi đã chứng kiến nhiều hành động quyết đoán hơn, chẳng hạn như hành động quấy rối dầu khí của Trung Quốc ngoài khơi Malaysia và Indonesia, ”ông nói.

    Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhắc lại rằng nước ông sẽ không dùng sức mạnh để “bắt nạt” các nước láng giềng nhỏ hơn, đồng thời nêu rõ tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình.

    Vương nói như vậy trên một diễn đàn ảo đợc tổ chức bởi Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines vào thứ Hai.
    kuyomuko thích bài này.
  3. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Trung Quốc “vu vạ” ngư dân Việt Nam cướp tàu cá nước khác ở Biển Đông

    2022.01.24 AFP


    “Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”

    Mới đây, trong một diễn đàn trực tuyến do Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines và một nhóm vận động địa phương tổ chức ở thủ đô Manila, Philippines ngày 17/01, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết nước này sẽ không dùng sức mạnh để "bắt nạt" các láng giềng, nhấn mạnh sẽ giải quyết bất đồng ở Biển Đông một cách hòa bình. Ông này nói: "Việc chỉ chú trọng vào tuyên bố chủ quyền của một bên và áp đặt ý chí của mình lên những bên khác không phải cách mà các láng giềng đối xử với nhau. Điều này đi ngược lại triết lý phương Đông về sự hòa hợp giữa con người" (?) Với Philippines, ông mong muốn hai bên có thể "giải quyết hợp lý các vấn đề dựa trên tinh thần thiện chí và thực tế", đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ "không sử dụng sức mạnh của mình để chèn ép các nước nhỏ hơn”.

    Tuyên bố này của Ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra sau chỉ vài ngày khi Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/1 đã công bố một báo cáo trong đó đưa ra những lập luận pháp lý bác bỏ các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi nước này ngừng các hoạt động cưỡng ép và bất hợp pháp ở khu vực.. Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt với báo cáo này.

    Với tuyên bố của ông Vương Nghị, liệu Trung Quốc thay đổi quan điểm? hay đơn thuần đây chỉ là động thái “lừa phỉnh” để “trấn an” các nước ở Biển Đông?

    Có rất nhiều hành động của Trung Quốc gần đây đã cho thấy những lời nói trên của ông Vương Nghị không thể tin được.

    Từ “đường chín đoạn” cho đến “Tứ Sa”

    Báo chí mới đây dẫn lời Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah phát biểu hồi tuần trước lưu ý rằng Bắc Kinh hiện “không nhắc đến 'đường 9 đoạn”, mà tập trung nhiều hơn để biện minh về cái mà họ gọi là “Tứ Sa”. Ông Saifuddin Abdullah nói rằng các nước ASEAN cũng đã nhận ra sự thay đổi này trong cách lập luận của Bắc Kinh và yêu sách này "thậm chí nguy hiểm hơn" yêu sách cũ.

    Khu vực mà Trung Quốc gọi là “Tứ Sa” là bốn nhóm đảo ở Biển Đông mà Bắc Kinh nói rằng họ có “quyền lịch sử” đối với nhóm đảo này, gồm Đông Sa (Dongsha Qundao), quần đảo Hoàng Sa (Xisha Qundao), khu vực bãi ngầm Macclesfield (Zhongsha Qundao) và quần đảo Trường Sa (Nansha Qundao). Còn yêu sách mà Bắc Kinh có thể đang muốn làm lu mờ - yêu sách “đường 9 đoạn” - là một đường hình chữ U bao quanh hầu hết Biển Đông mà Trung Quốc lâu nay đã và đang sử dụng đòi hỏi và tuyên bố yêu sách chủ quyền của họ trên vùng biển tranh chấp này.

    Như vậy, chúng ta có thể thấy, sự “lươn lẹo” của Trung Quốc đối với các vấn đề chủ quyền ở Biển Đông ra sao.

    Các hành động đe doạ vẫn tiếp diễn

    Ông Vương Nghị nói rất hay, nhưng mà người ta vẫn chưa dễ quên được khi mà chỉ chưa đầy hai tháng trước, Trung Quốc còn phái ba tàu hải cảnh phun vòi rồng, buộc hai tàu tiếp tế dân sự của Philippines phải quay đầu tại bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa.

    Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 19/1 lại đưa tin các lực lượng thuộc Chiến khu miền Nam của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) vừa tiến hành tập trận huấn luyện bắn đạn thật ở Biển Đông.

    Các hành động hung hăng, đe doạ các quốc gia nhỏ yếu khác ở Biển Đông luôn xảy ra như vậy mà ông Vương Nghị nói chuyện đạo lý, liệu nghe có lọt tai chăng?

    Vu vạ dân quân biển Việt Nam

    Cũng cách đây không lâu, tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc ngày 7/1 đăng bài bài của Ding Duo, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Hoa Nam (Biển Đông), phân tích về lực lượng “tàu đánh cá vũ trang” của Việt Nam với chiến thuật du kích nhằm chống lại lực lượng Trung Quốc trên biển.

    Tác giả bài báo viết rằng: “Các ngư dân từ Trung Quốc, Malaysia và Indonesia cho biết họ đã bị các tàu đánh cá nước ngoài cướp và đe dọa ở Biển Đông trong những năm gần đây. Hơn chục thuyền viên trẻ trên những tàu đánh cá dị thường này có thể nói thông thạo tiếng Việt và họ cũng được trang bị vũ khí hạng nhẹ như súng lục và súng tiểu liên. Theo mô tả của ngư dân các nước, những tàu đánh cá vũ trang này rất có thể là của lực lượng dân quân biển Việt Nam.

    Trong hơn một thập kỷ, Việt Nam đã sử dụng nguồn nhân lực và vật lực rất lớn để phát triển lực lượng dân quân biển. Lực lượng dân quân biển đóng vai trò là “con mắt” của Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam, thậm chí còn tham gia các cuộc đối đầu trên biển, không chỉ chèn ép mà còn đe dọa trực tiếp đến hoạt động và an toàn của tàu cá và tàu chấp pháp Trung Quốc.”

    Cái kiểu “vu vạ”, “ngậm máu phun người” này của Trung Quốc, người dân thế giới không lạ gì.

    Khoản 1, Điều 2 của Luật dân quân tự vệ 2019 của Việt Nam quy định rõ: “Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ”. Khoản 5 điều 2, Luật Dân quân tự vệ định nghĩa: “Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.”

    Như vậy, ta có thể thấy mục tiêu lớn nhất của lực lượng dân quân biển Việt Nam là lực lượng tại chỗ để tích cực tham gia các hoạt động phòng tránh, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai. Ngoài ra, do thực tế tình hình các ngư dân Việt Nam vẫn còn có các hoạt động đánh bắt thủy hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước ngoài, dẫn đến nhiều hệ lụy về pháp lý quốc tế, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Do đó, lực lượng dân quân tự vệ biển còn có nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến pháp luật về chủ quyền quốc gia, về tuân thủ các điều luật quốc gia và quốc tế, giữ gìn vùng biển và hải đảo hòa bình, ổn định và phát triển. Thêm nữa, tùy theo vị trí chiến lược và tầm quan trọng của cơ sở sản xuất, khai thác tài nguyên biển mà các đơn vị dân quân tự vệ được trang bị các loại vũ khí, khí tài phù hợp, được huấn luyện kỹ chiến thuật thích hợp để phối hợp với Hải quân Nhân dân Việt Nam sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tích cực để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

    Trong một lần trả lời báo chí, Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương từ Việt Nam cho biết: Dân quân biển của Việt Nam phần lớn là ngư dân bản địa, hàng ngày vẫn đi đánh cá, ít được huấn luyện, chỉ được hưởng phụ cấp, không có lương.. hầu hết tàu cá của Việt Nam chỉ là tàu vỏ gỗ, chủ yếu đánh bắt gần bờ trong khi tàu dân quân biển Trung Quốc đều là tàu vỏ thép, được trang bị thiết bị vệ tinh, có thể đi xa bờ dài ngày và có khả năng chịu va chạm tốt.”

    Như vậy là chúng ta đã thấy sự khác nhau rõ rệt giữa dân quân biển Việt Nam và dân quân biển Trung Quốc. Dân quân biển Trung Quốc là công cụ của nhà nước, sử dụng chiến thuật “vùng xám” để đi gây hấn, xâm chiếm, cưỡng bức, đe doạ tại vùng biển của các quốc gia khác. Còn dân quân biển Việt Nam chỉ hoạt động tại vùng biển Việt Nam, chủ yếu là hoạt động đánh bắt trên biển và hỗ trợ ngư dân.

    Chính vì vậy, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho rằng thông tin từ China Daily là thông tin không đúng sự thật và Việt Nam hoàn toàn bác bỏ: “Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng an ninh hòa bình và tự vệ. Hoạt động của các lực lượng chức năng Việt Nam tuyệt đối tuân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
  4. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Hợp đồng tên lửa BrahMos: Thông điệp gởi Trung Quốc của Philippines và Ấn Độ
    Đăng ngày: 24/01/2022 RFI

    Tuần trước Philippines thông báo ký kết hợp đồng 375 triệu đô la trang bị tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos của Ấn Độ. Do có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, việc Manila tăng cường khả năng phòng thủ được xem là một tín hiệu mạnh gửi đến Bắc Kinh. Còn đối với Ấn Độ, hợp đồng cung cấp tên lửa cho Philippines giúp New Delhi thực hiện một công đôi việc.

    BrahMos do một liên doanh giữa Nga và Ấn Độ chế tạo với tầm bắn trung bình 500 cây số nhưng phiên bản New Delhi cung cấp cho Manila là loại tên lửa chống hạm với tầm bắn 290 cây số.

    Bộ trưởng Quốc Phòng Delfin Lorenzana hôm 14/01/2022 chính thức thông báo trang bị hệ thống tên lửa chống hạm phóng đi từ đất liền, tăng cường khả năng an ninh phòng thủ trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hiện diện ở Biển Đông và vũ khí mới sẽ ưu tiên dành để trang bị cho Hải Quân.

    Không trực tiếp nêu lên xung khắc với Bắc Kinh về chủ quyền ở Biển Đông, nhưng một quan chức trong quân đội Philippines được hãng tin Nga Sputnik trích dẫn, nhấn mạnh: "Hệ thống tên lửa mới sẽ giúp tăng cường khả năng răn đe" trước những mối đe dọa tiềm tàng. Do vậy theo giới phân tích, việc Ấn Độ cung cấp tên lửa siêu thanh cho Philippines chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc giận dữ.

    Về phía Ấn Độ, hợp đồng với Philippines về trị giá tuy còn khiêm tốn, nhưng lại rất quan trọng ở hai điểm.

    Đầu tiên hết, hợp đồng này đánh dấu một sự "cất cánh của nền công nghiệp vũ khí Ấn Độ" như Rajeswari Pillai Rajagopalan giám đốc Trung Tâm An Ninh, Chiến Lược và Công Nghệ CSST thuộc quỹ nghiên cứu ORF tại New Delhi, ghi nhận. Trong bài tham luận đăng trên báo Nhật The Diplomat hôm 21/02/2022, bà nhắc lại: Từ những thập niên 1950-1960, Ấn Độ đã nỗ lực phát triển trang thiết bị quân sự nhưng lĩnh vực này chưa vươn ra đến thị trường quốc tế và cũng không đủ sức để phục vụ nhu cầu phòng thủ quốc gia.

    Hệ quả kèm theo là Ấn Độ lệ thuộc vào các nguồn cung cấp nước ngoài, từ Nga đến Mỹ và gần đây hơn là vào Pháp. Hợp đồng với Manila cho phép New Delhi tiến gần hơn đến mục tiêu nâng tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Ấn Độ lên tới 5 tỷ đô la vào ngưỡng 2025.

    Nhưng điểm quan trọng thứ nhì trong thương vụ mua bán tên lửa hành trình siêu thanh với Philippines liên quan đến cuộc đọ sức đang diễn ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Vẫn theo tác giả bài báo trên The Diplomat, không phải tình cờ mà Ấn Độ cung cấp tên lửa cho một quốc gia Đông Nam Á mà đó lại là một quốc gia trực tiếp tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh.

    Không chỉ có Philippines, nhiều nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Việt Nam hay Indonesia cũng đang có ý định trang bị tên lửa BrahMos.

    Giám đốc quỹ nghiên cứu ORF của Ấn Độ Rajeswari Pillai Rajagopalan lưu ý: "Chớ nên xem thường tầm mức quan trọng về những khía cạnh chiến lược" từ quyết định trang bị tên lửa hành trình siêu thanh cho hải quân Philippines.

    Cả Ấn Độ và Philippines đang phải đối mặt với "mối đe dọa Trung Quốc và cũng đang có những xung khắc với ông khổng lồ châu Á này". Tên lửa BrahMos sẽ là phương tiện "giúp Philippines đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông" và qua đó, chính quyền của thủ tướng Modi mong rằng Bắc Kinh do bị chia trí trên mặt trận Biển Đông, sẽ giảm bớt áp lực ở đường biên giới trên bộ giữa Trung Quốc với Ấn Độ và cả trên vùng Ấn Độ dương.

    Nói cách khác, New Delhi cung cấp vũ khí cho Philippines với dụng ý gián tiếp mượn tay Manila tác động đến Trung Quốc, một đối thủ của Ấn Độ. Đó mới chính là điểm then chốt của hợp đồng bán tên lửa BrahMos cho Philippines.

    Điều này đã được kiểm chứng qua chính sách đối ngoại của New Delhi trong những năm gần đây, càng lúc càng sẵn sàng đóng một vai trò tích cực hơn trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương, đẩy mạnh hợp tác chiến lược với các quốc gia tại Đông Nam Á cũng như qua liên minh chặt chẽ với nhóm Bộ Tứ bao gồm từ Hoa Kỳ đến Úc, Ấn Độ và Nhật Bản.

    Việc trang bị tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos cho Philippines là dấu hiệu báo trước Ấn Độ tự đặt mình vào tư cách của một đối tác an ninh mới trong vùng Đông Nam Á.
  5. AUDISUVQ3

    AUDISUVQ3 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2016
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    774
    Đặt vào tình huống Việt Nam. Chúng ta sẽ làm gì nếu 100k quân phương bắc áp sát biên giới kiểu như Nga với Ukraine nhỉ?
  6. thanQN

    thanQN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2008
    Bài viết:
    458
    Đã được thích:
    187
    Hỏi ông Nội của mày ý
    DuyCuongN thích bài này.
  7. trquanghoan

    trquanghoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2012
    Bài viết:
    764
    Đã được thích:
    41
    pác coi lại trận đánh biên giới đi. cả phía tây và phía b nghe
  8. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.390
    Đã được thích:
    13.433
    Việt Nam cũng phải tập trung một số quân tương tự tại Biến giới, Kinh tế sẽ suy sụp vì không xuất được nông sản và nhập khẩu vật tư máy móc, mới cả chi phí nuôi quân :-D
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.351
    Đã được thích:
    26.691
    Chỉ cần người ta làm vậy tuốt bên châu âu là ở đây đek có xăng chạy xe rồi. Nó cần quái gì tập trung 100k quân. Nó đóng biên xong gọi alo bảo 2 con tàu 052C với 054A đang trực chiến ngoài Trường Sa đi về phía nam biển đông. Cứ thấy tàu dầu nào đi ngang thì bảo quay đầu lại. Xong
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Bọn TQ mà chặn được nguồn cung ứng dầu cho VN ở biển đông thì mình đi bằng đầu.
    --- Gộp bài viết: 15/02/2022, Bài cũ từ: 15/02/2022 ---
    Chuyện phản ứng thì tuỳ nhiệt độ xung quanh nữa. Quá nóng thì la làng nhà cháy. Còn nếu vẫn nguội thì cứ cử người sang Bắc Kinh hỏi có chuyện gì.

Chia sẻ trang này