1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    630
    Bác nói một mặt về ta mà không nói về địch… cứ cho nó chiếm đc một tỉnh như Bác nói đi, miền bắc ko có tiếp vận ( như bác nói) thì ko cần đánh chỉ phòng thủ để cho MN có tiếp vận ( như bác nói) đánh liên tục, rồi tụi nó tiếp vận bằng cách nào ?
  2. blog360

    blog360 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/08/2008
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    293
    TQ muốn "ăn" đoạn từ TH đến HT thì nghe hơi tào lao. Nhưng giả sử TQ quyết đánh lớn để diệt ta thì làm được không dễ.
    - Đầu tiên phải vô hiệu hóa LL tên lửa bờ, làm tê liệt KQ, HQ ta ít nhất 1 ngày để đổ bộ.
    - Sau khi chiếm được đầu cầu đổ bộ phải nhanh chóng phát triển mở rộng bàn đạp lên cỡ trên 1000 km2 trong điều kiện mật độ đô thị hóa ở đây cao rồi.
    Bgio chỗ nào có đất trống, giao thông thuận tiện thì có khu đô thị, dự án cả. Còn lại toàn bãi cát, ruộng lầy. Địch muốn xây trận địa pháo, sở chỉ huy, kho tàng, bệnh viện chỉ có chiếm mấy khu công nghiệp ven biển là khả năng. Ta tìm-đánh dập đầu được.

    - Các tỉnh đều có sẵn khu vực phòng thủ dựa vào núi. Có biến là chính quyền tỉnh chuyển vào đó. Ta không như mấy ông Ua ở Kherson, lính Nga nó xộc vào bắt sống thị trưởng như đi chợ !
  3. HoVoQuangBinh

    HoVoQuangBinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2017
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    78
    Mục đích, mục tiêu a, nếu tôi là người hoạch định chiến lược của háng tộc thì : bắc, đông, tây ko bàn ở đây, phía nam a
    - kiểm soát hoàn toàn biển đông lào, xây dựng đầu cầu chiến lược
    - xây dựng và kiểm soát con đường an toàn đi đến ấn độ dương
    Vậy oánh kinh tộc làm gì cho tốn sức mà chiếm được cái gì hiện tại? tài nguyên : đã cạn kiệt, ko đáng kể; con người : tớ có đầy, căn cứ HS đã xong, căn cứ TS với 3 "mưa phi trường" to uỳnh : đã xong, biển đông lào đã kiểm soát. Hiện là chính sách chiêu an các phiên bang thôi.

    Do vậy việc oánh vào eo cô gái kinh là không thể nào! còn thật sự cần chinh phục cô gái kinh thì nghĩ miu chiếm môi (hn), "giữa"(dn), đè chân (sg) là phê lòi!
  4. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Bỏ tiền đầu tư, công nghệ xịn, mua hàng nhiều, du lịch lắm, đảm bảo an ninh chính trị, ko leo thang, là mua đc (một phần) ngay thôi.
  5. Lenam098

    Lenam098 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2015
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    1.361
    Chuyện nước ngoài đánh vào giữa miền Trung dẫn đến lãnh thổ bị cắt, mất ưu thế quân sự không hẳn là không có, các cụ đã có ví dụt thực tế ở Đà Nẵng rồi.
    Tuy nhiên, cái quan trọng không phải là cán cân quân sự, hay tình hình hình hiện đại khác quá khứ gì sất, mà là khối đại đoàn kết dân tộc, mà uy tín của Chính quyền là chất keo quyết định.
    Đà Nẵng mất, rồi Bắc Kì mất, Nam Kì mất, đó là vì chính quyền nhà Nguyễn nhu nhược, không biết tận dụng sức người sức của vào lúc khẩn cấp.
    Trong kháng chiến chống quân Mông Nguyên, nhà Trần ngược lại chưa chiếm đến tỉ lệ 5% quân số và lãnh thổ so với đế quốc Mông Cổ thời đó, nhưng đã đánh thắng đến 3 lần. Thời đó lãnh thổ chưa qua khỏi Bình Định nữa nên các cụ cũng có ví dụ thực tế về giả thuyết chia cắt làm đôi thì có đánh nổi không.
    nhnglhn thích bài này.
  6. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Nc ta vẫn chưa thật sự thống nhất, về mặt hạ tầng cơ sở và kinh tế, và từ đó văn hoá xh vẫn lag nặng. Nếu thống nhất thực sự thì người từ khắp các tỉnh phải đi và đến và ở và làm việc ở khắp các tỉnh, chứ ko phải vẫn vùng miền cục bộ như hiện nay. Nhà Nguyễn là nạn nhân của địa lý nc ta.
  7. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Vì sao Việt Nam không nằm trong bốn nước ASEAN thăm Trung Quốc

    Từ 31/3 đến 3/4, Ngoại trưởng các nước Indonesia, Thái Lan, Philippines và Myanmar đã tới thăm Trung Quốc. So với danh sách năm ngoái, năm nay, Philippines thay thế chỗ của Singapore. Còn Việt Nam, cả hai lần đều không được mời. Tại sao như vậy?

    Không phải ngẫu nhiên, thông cáo của Bộ Ngoại giao Bắc Kinh về lời mời đối với bốn Ngoại trưởng ASEAN năm nay lại được đưa ra đúng vào dịp 28/3. Đó là ngày Mỹ từng lên kế hoạch tổ chức Hội nghị Cấp cao trực tiếp giữa các lãnh đạo ASEAN với Tổng thống Joe Biden tại Washington. Nhưng Hội nghị này bị Campuchia làm cho đình hoãn. Thông điệp hiển nhiên Bắc Kinh muốn trưng ra với thế giới là, các nước ASEAN muốn nói chuyện với Trung Quốc hơn là bay sang tận Washington để gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ.

    Giới quan sát cũng quan tâm sâu sát hơn về các động cơ tại sao bốn nước ASEAN nói trên được mời lần này: Indonesia đang là chủ tịch G20. Bắc Kinh cần thuyết phục Jakarta không tẩy chay Putin dịp Thượng đỉnh năm nay. Thái Lan là chủ tịch Hội nghị APEC kỳ này. Dù là đồng minh của Mỹ nhưng thời gian qua Thái Lan cũng bị Mỹ gạt sang một bên lề ở mức độ nhất định, nên TQ rất muốn đào sâu thêm mâu thuẫn giữa hai nước. Philippines năm nay có bầu cử, việc Manila được mời là một thông điệp kép cho cả chính phủ ra đi và cho chính quyền sắp tới, về tầm quan trọng trong bang giao với TQ. Còn đối với Myanmar, rõ ràng TQ muốn giúp giải toả sức ép quốc tế cho tập đoàn quân phiệt ở Naypyidaw. TQ cũng muốn gửi thông điệp cho ASEAN không nên tiếp tục làm căng với Myanmar (TLTK của TTXVN ngày 15/4/2022, trích dẫn mạng “Quan sát Thượng Hải”, Trung Quốc).

    Chia để trị trong ASEAN là đường lối cố hữu xưa nay của TQ đối với ASEAN.Năm ngoái, sự phớt lờ Việt Nam trong các chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc cho thấy, căng thẳng ngày càng gia tăng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội do tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và sự tích cực tái thiết quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Nhưng năm nay, cuộc chiến của Nga ở Ukraine càng khiến nội bộ ASEAN “sẩy đàn tan nghé”.

    Điện đàm với Bùi Thanh Sơn ngày 14/4, Vương Nghị đưa ra những lời đe doạ: “Vấn đề Ukraine một lần nữa khiến các nước châu Á nhận ra rằng duy trì hòa bình, ổn định là điều quý giá và việc đối đầu giữa các khối sẽ dẫn đến vô vàn rủi ro”. Đưa Ukraine ra doạ, nhưng ông Nghị cũng hứa rằng sẽ “không để thảm kịch Ukraine lặp lại trong khu vực”.

    Vương Nghị vừa kích động vừa doạ nạt: “Chúng ta không thể để tâm lý Chiến tranh Lạnh trỗi dậy trong khu vực và thảm kịch Ukraine lặp lại xung quanh chúng ta. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều là các nước xã hội chủ nghĩa”… “Trung Quốc sẵn sàng tăng cường đoàn kết và hợp tác với Việt Nam, chống lại các nguy cơ từ bên ngoài, ứng phó với tác động lan tỏa của cuộc khủng hoảng Ukraine trong khu vực, đóng vai trò tích cực trong việc duy trì hòa bình và ổn định chung ở khu vực

    Tuy nhiên, sự “sẩy đàn” / phân rã trong ASEAN liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine có những khía cạnh khác với sự chia rẽ về vấn đề Biển Đông. Nhưng dù có khác nhau thế nào thì cuộc chiến tranh tàn khốc ở châu Âu đã tác động tiêu cực tới vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực. Đặc biệt với cuộc khủng hoảng Myanmar còn kéo dài, lại diễn ra trong năm Hun Sen làm chủ tịch luân phiên, ASEAN đứng trước nguy cơ hầu như tê liệt hoàn toàn.
  8. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Thời báo Hoàn cầu bản tiếng Anh đăng bài vào hôm thứ Bảy, nhân kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

    Bài báo nói tới một video quảng cáo do Hải quân Trung Quốc công bố về những tiến bộ của chương trình tàu sân bay của Trung Quốc kể từ khi triển khai tàu sân bay đầu tiên, Liêu Ninh, vào năm 2012.

    Ở phần cuối video, một sĩ quan hải quân gọi điện cho mẹ của mình ta để nói với bà rằng một "đứa con thứ ba" đang sắp chào đời. Trên bức tường phía sau của người lính này là hình ảnh của hàng không mẫu hạm đầu tiên Liêu Ninh và tàu thứ hai Sơn Đông của Trung Quốc.

    Bài báo dẫn lời các chuyên gia cho biết tàu sân bay mới sẽ được trang bị một thiết bị gọi là máy phóng điện từ, cho phép máy bay tăng tốc và cất cánh từ tàu. Các tàu sân bay trước đó không có khả năng này.

    Bài của Hoàn cầu Thời báo dẫn phỏng vấn với các chỉ huy trên một số tàu chiến mạnh nhất của Trung Quốc mô tả những thành tựu này phản ánh sự phát triển nhanh chóng, to lớn của Hải quân Trung Quốc trong những năm gần đây, giúp lực lượng hải quân kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích phát triển.

    Truyền thông Trung Quốc tiết lộ trước ngày thành lập hải quân rằng ít nhất sáu tàu mới đã được đặt để đóng, đó là một tàu tấn công đổ bộ Týp 075, ba tàu khu trục cỡ lớn Týp 055 và hai tàu khu trục Týp 052D.
    Connuocvietkarate_hn thích bài này.
  9. HoVoQuangBinh

    HoVoQuangBinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2017
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    78
    - Đấy, đã bảo, cứ tưởng mềnh đẹp lắm, cứ phao phao "chống" đẩy để giữ trinh tiết! Háng tộc người ta qua sờ-lờ-mông người ta cắm "dùi" rồi nhóa (thành bại là chuyện người ta- miễn bàn). Cái vũng nước đông lào giờ chỉ là tranh nhau cái gọi là xam xám thôi.
    - Đầu xuân này, dân quân tự vệ ta tham gia phong trào chống biến đổi khí hậu có những thành tích đáng kể. Đó là làm quen sóng gió, tham gia hội té nước, hội thi trâu húc... Tích cực tham gia 5 cái hội thao mà nhìn từ vệ tinh ngày càng đẹp đẽ.
    - Người ta thì tuýp này tuýp kia thì cứ đi sờ-lờ-mông, mềnh thì cứ be bé con con nhưng hiệu quả là trên hết.
    - Ráng giữ mấy cái địa điểm tổ chức lễ hội mà có cái để mời chào anh em chí sỹ năm châu bốn bể tề tựu về nhoa nhoa! kiếm tiền cũng khá đấy, cùng lắm thì cho thuê nhà nghỉ ở cr để anh em người ta tỷ thí.
    nhnglhn, Connuocviet, yetkieu1 người khác thích bài này.
  10. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Trung Quốc tung máy bay chiến đấu tối tân tuần tra Biển Đông và nỗi lo cho Việt Nam

    2022.04.27

    Trung Quốc vẫn đang đe doạ ở Biển Đông

    Trong lúc cả thế giới vẫn đang tập trung vào tình hình chiến sự tại Donbass, Ukraine, thì Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng cường sức mạnh và “khoe nanh múa vuốt” trên Biển Đông.

    Truyền thông Trung Quốc mới đây vừa cho biết, các máy bay chiến đấu tàng hình của nước này đã bắt đầu hoạt động tuần tra trên các Biển Hoa Đông và Biển Đông trong khuôn khổ các sứ mệnh tập huấn thường kỳ. Tuyên bố này được đưa ra bởi Ren Yukun, trưởng đoàn kiểm tra, giám sát kỷ luật và là một ủy viên của đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC). Ông này cũng cho biết thêm là các hoạt động tuần tra này được thực hiện sau khi các máy bay J-20 chuyển sang sử dụng “các động cơ được phát triển ở trong nước”. Ban đầu, loại máy bay chiến đấu này được trang bị động cơ dòng Saturn AL-31FN do Nga sản xuất.

    Thông tin về cuộc tuần tra của máy bay J-20 được đưa ra vào thời điểm khi vừa tháng trước, một máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ và một máy bay J-20 của Trung Quốc đã có cuộc chạm trán rất gần ở Biển Hoa Đông. Chỉ huy trưởng Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ Kenneth Wilsbuch cho biết các phi công Mỹ đã bị ấn tượng sâu sắc trước hệ thống chỉ huy và kiểm soát của máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc. Ông cho biết vẫn còn quá sớm để nói về việc Trung Quốc sẽ triển khai J-20 như thế nào.

    Các chuyên gia Trung Quốc cho biết J-20 là sự kết hợp giữa F-22 và F-35 của Mỹ. Loại máy bay này sẽ không bị các radar phát hiện. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ trên thực tế, liệu loại máy bay chiến đấu này của Trung Quốc có sở hữu sức mạnh trên không cũng như hỏa lực mặt đất như F-35 của Mỹ hay không. Theo AVIC, chiến đấu cơ J-20 hiện đang sử dụng các động cơ được sản xuất trong nước, theo đó có sức mạnh lớn hơn. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc tin rằng với sự nâng cấp mới nhất này, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc hiện sẽ sở hữu năng lực của máy bay siêu thanh và sẽ có khả năng thực hiện nhiều động tác nhào lộn ở trên không.

    Trung Quốc từ lâu đã quảng bá về khả năng của máy bay chiến đấu tàng hình Thành Đô J-20 kể từ khi nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2011. Máy bay chiến đấu tối ưu thế hệ thứ năm, xuất thân từ chương trình J-XX những năm 1990, đã được đưa vào biên chế từ tháng 3/2017, còn đơn vị chiến đấu J-20 đầu tiên được thành lập chỉ một năm sau đó.

    Hiện Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) chưa tiết lộ số lượng các máy bay J-20 khả dụng của họ, nhưng nhiều ý kiến cho rằng con số này vào khoảng 150.


    Động thái này của Trung Quốc mang thông điệp gì?


    Các chuyên gia nhận định rằng việc Trung Quốc triển khai các máy bay J-20 cho thấy Trung Quốc muốn thể hiện một số thông điệp: Thứ nhất là sự tự tin lớn hơn của nước này với các năng lực quân sự của mình; Thứ hai là sự cảnh báo của Bắc Kinh với các quốc gia khác đang liên quan đến các tranh chấp với Trung Quốc tại hai vùng biển này.

    Việc Trung Quốc điều loại máy bay mạnh nhất này thực hiện hoạt động tuần tra tại Biển Đông ở ngay sát Đài Loan ngay giữa lúc cuộc chiến tranh tại Ukraine đang diễn ra là một nỗ lực nhằm hăm dọa hòn đảo này. Động thái này cũng được cho là sẽ làm gia tăng căng thẳng tại một khu vực vốn đã đầy rẫy các vũ khí nguy hiểm. Không chỉ có vậy, Trung Quốc sẽ có khả năng tấn công căn cứ quân sự của các đồng minh của Đài Loan như là Mỹ và Nhật Bản.

    Ngoài ra, sự xuất hiện của loại máy bay này ở Biển Đông có nguy cơ khiến những căng thẳng của Trung Quốc với Đài Loan, Singapore, Việt Nam, Philippines sẽ gia tăng. Đây là thế hệ máy bay chiến đấu thứ năm và ngoài Trung Quốc ra thì không quốc gia nào ở Biển Đông sử dụng loại máy bay tối tân như vậy.

    Do đó, J-20 của Trung Quốc sẽ hoàn toàn áp đảo các lực lượng không quân yếu hơn của các nước Đông Nam Á liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, có thể Trung Quốc sẽ chỉ triển khai J-20 trong những trường hợp Bắc Kinh đánh giá là gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với họ vì việc triển khai J-20 rất tốn kém và bản thân loại tiêm kích này có giá trị lớn đến mức Trung Quốc sẽ không muốn bị tổn thất.

    Một số chuyên gia cho rằng, để tiêu diệt những lực lượng không quân tương đối yếu hơn trong khu vực, Trung Quốc có thể chọn sử dụng chiến tranh tiêu hao trên không thay vì mạo hiểm sử dụng phi đội tiêm kích tối tân nhất của mình. Ngay cả khi không có J-20, Trung Quốc vẫn có lợi thế hơn so với các lực lượng không quân của các nước tranh chấp khác khi xét về số lượng máy bay chiến đấu. Trung Quốc có thể lựa chọn tiến hành các cuộc tuần tra liên tục và tăng cường trên không phận của các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, buộc lực lượng không quân của các quốc gia tranh chấp phải phản ứng ở quy mô và mức độ vượt quá khả năng của họ. Điều này khiến phi công của các nước tranh chấp phải chịu tình trạng căng thẳng và mệt mỏi, theo đó làm gia tăng khả năng tính toán sai lầm và làm gia tăng nguy cơ gây tổn thất về trang thiết bị do hao mòn khi hoạt động. Điều này Trung Quốc đã thực hiện đối với Đài Loan trong suốt năm 2021.
    --- Gộp bài viết: 29/04/2022, Bài cũ từ: 29/04/2022 ---
    Oanh tạc cơ Trung Quốc, đảo Ba Bình
    Duan Dang

    3 hr ago


    Một oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc đã bay xuống khu vực quần đảo Trường Sa trong động thái nhiều khả năng nhằm gây áp lực lên Philippines liên quan đến các kế hoạch thăm dò dầu khí của nước này.
    karate_hn thích bài này.

Chia sẻ trang này