1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tosodomatna

    tosodomatna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2009
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    E đi khá nhiều nước Châu Á, Châu Phi thì e thấy là dân Nam Á là bẳn tính nhất, vì thế mong các bác hãy cẩn thận thằng Tây Nam, hắn vẫn dạ mình nhưng trong tay hắn đang thủ con dao nhọn thằng khác viện trợ, hắn sẽ đâm mình khi có cơ hội, mong là các cụ nhà mình tỉnh táo và có nhiều cao kiến, e ko sợ Mỹ, sợ Tàu, e sợ nhất thăng ngồi cạnh mình đâm lén sau lưng.
  2. TamXichLo

    TamXichLo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2010
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Việt Nam đòi Hoàng Sa, Trung Quốc quyết không nhả[/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Sunday, December 12, 2010 [/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]



    South China Morning Post tiết lộ đàm phán bí mật Hà Nội-Bắc Kinh








    HONG KONG (TH) - Trung Quốc nhất định không nhả quần đảo Hoàng Sa đã chiếm của Việt Nam nên đây là trở ngại không thể vượt qua để đạt được một thỏa hiệp giữa hai nước về tranh chấp biển Ðông, đó là nhận định của báo South China Morning Post (SCMP) xuất bản tại Hong Kong, khi tiết lộ là trong năm nay, Hà Nội và Bắc Kinh đã đàm phán bí mật 4 lần về vấn đề biển Ðông.

    Từ nay đến cuối năm sẽ có một vòng đàm phán nữa.





    [​IMG]

    Phi đạo do Trung Quốc xây dựng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. (Hình: Google)



    Báo SCMP nói rằng Bắc Kinh từ chối thảo luận về sự chiếm đóng của họ tại quần đảo Hoàng Sa, theo lời một số viên chức Bộ Ngoại Giao Hà Nội nói với tờ báo này. Theo đó, để đạt được một thỏa hiệp lâu dài và hai bên chấp nhận được sẽ vô cùng gay go dù có thể đạt đến một vài thỏa hiệp về quần đảo Trường Sa vì còn dính tới một số nước khác trong khu vực cũng tuyên bố chủ quyền hoặc một phần, hoặc toàn thể.

    Một mặt, Hà Nội vận động quốc tế hóa vấn đề tranh chấp biển Ðông nhưng trong bí mật vẫn đàm phán tay đôi với Bắc Kinh, theo sự đòi hỏi của Bắc Kinh.

    “Trung Quốc nói rõ lập trường của họ ngay từ đầu. Họ chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa nên nó thuộc về Trung Quốc và không có gì để thương thuyết.” Một viên chức Ngoại giao của Hà Nội nói.

    Bản văn trả lời phỏng vấn cho báo SCMP của nhà cầm quyền Hà Nội xác nhận hai bên âm thầm họp nhiều lần trong năm nay để đặt nền móng cho một thỏa hiệp về biển. Các cuộc họp vẫn tiếp diễn dù Hà Nội đã thành công khi lôi được vấn đề vào các cuộc họp ASEAN và Hoa Kỳ lên tiếng hậu thuẫn quan điểm của Việt Nam.

    Bản tuyên bố của Hà Nội nêu ra sự quan trọng của cả đối thoại song phương và đa phương dù Bắc Kinh luôn luôn lập lại quan điểm chỉ thương thuyết tay đôi cho dễ bắt nạt.

    SCMP được một phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh xác nhận có các cuộc thảo luận đó nhưng không cho biết bao nhiêu chi tiết mà chỉ nói “chúng tôi sẽ thông báo kết quả nếu có các tin tức liên quan.”

    SCMP thuật lời Vương Hàn Lĩnh, một học giả về các vấn đề hàng hải và luật quốc tế tại Học Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc nói các tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa đã giải quyết xong vì nay quần đảo này đang trong sự quản trị của Bắc Kinh.

    “Trung Quốc chỉ đối thoại về tranh chấp liên quan tới quần đảo Trường Sa với Việt Nam và các nước khác.” Ông Lĩnh nói: “Chúng tôi khuyến khích hợp tác phát triển ở trong khu vực đặc quyền kinh tế của chúng tôi nhưng chúng tôi không nhân nhượng cái gì. Một nguyên tắc là chúng tôi chỉ chấp nhận thương thuyết tay đôi, không có phe thứ ba hay thương thuyết tập thể.”

    Việt Nam và Trung Quốc ký bản Hiệp ước phân vịnh Bắc Bộ cuối năm 2000 nhưng mãi 4 năm sau mới đạt được thỏa thuận thi hành về vấn đề đánh cá, khai thác thủy sản ở khu vực. Tuy vậy, bản hiệp định vẫn không đụng chạm gì đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cả hai bên đều xác định chủ quyền toàn thể, không thể tranh cãi.

    Hàng năm, hai bên có các cuộc tuần tiễu chung dọc theo đường phân định trên vịnh Bắc Bộ. Còn lại, ngư dân Việt đánh cá hay bắt hải sản ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa đều bị Trung Quốc bắt giữ, đòi tiền chuộc hoặc đâm chìm tàu.

    Thỉnh thoảng, người ta thấy Hà Nội lên tiếng về những hành động của Bắc Kinh, từ dò tìm dầu khí đến xây dựng thêm các cơ sở ở khu vực tranh chấp. Những lời phản đối chỉ có giá trị tượng trưng vì Bắc Kinh không hề thối lui.

    Trong các cuộc họp ASEAN mở rộng ở Hà Nội với sự tham dự của các bộ trưởng Ngoại Giao vào tháng 7 và các bộ trưởng Quốc Phòng vào tháng 10, Hoa Kỳ đều lên tiếng về vấn đề biển Ðông và mong muốn giải quyết tranh chấp bằng thương nghị đa phương.

    Từ nay tới cuối năm, Bắc Kinh sẽ thảo luận với 10 nước ASEAN về một qui tắc ứng xử trên biển Ðông nhằm tránh chiến tranh và tạo thêm căng thẳng. Bộ qui tắc ứng xử đã được ASEAN-Trung Quốc ký từ năm 2002 nhưng không thi hành và từ đó đến nay đã nhiều lúc căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc dù không có chiến tranh.

    Một số ngư dân Việt Nam đã bị Trung Quốc bắn chết, vu cho họ là cướp biển rồi đưa xác về đảo Hải Nam.

    Giới ngoại giao tin rằng nếu một thỏa hiệp nếu đạt được giữa Hà Nội và Bắc Kinh liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, sẽ làm cho các tranh chấp khác liên quan đến biển Ðông dễ giải quyết hơn.

    Theo nhận định của ông Carl Thayer, chuyên viên các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, cho rằng nếu hai bên đạt được thỏa thuận, lãnh tụ hai bên sẽ đặt một thời biểu để hoàn tất. Tuy nhiên, Bành Quang Khiêm, một tướng lãnh hồi hưu của Trung Quốc, một chuyên về chiến lược gia quân sự tại Học Viện Khoa Học Quân Sự của Trung Quốc, lại cho rằng sẽ không có một cơ hội nào để Trung Quốc từ bỏ chủ quyền tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (TN)

    [/FONT]
  3. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Việt Nam sẽ gặp bất lợi từ dự án đường sắt cao tốc Lào-Trung Quốc
    Dự án liên doanh 7 tỷ USD này sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu Việt Nam khi hàng Trung Quốc tràn ngập đất Lào với giá thấp hơn.

    Quốc hội Lào hôm 24/12 đã thông qua dự án đường sắt cao tốc dài 421km nối Lào - Trung Quốc. Dự án 7 tỷ USD sẽ được khởi công ngày 25/4/2011 và sẽ hoàn tất vào năm 2015.
    http://dvt.vn/2011011003165945p0c69...i toan dien kinh te va chinh tri - 10-01-2011
  4. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    bà ấy nói sai rồi,h là năm 2011 mà có cái ww nào đâu
    arrow3 thích bài này.
  5. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    china sẽ không chấp nhận sự can thiệp "vào khu vực chủ quyền không bàn cãi" của họ ở Biển Đông.
    MICHAEL AUSLIN:
    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/?vnnid=9558
    ãnh đạo Trung Quốc thẳng thừng cảnh báo với quan chức chính quyền Obama rằng, Trung Quốc sẽ không chấp nhận sự can thiệp "vào khu vực chủ quyền không bàn cãi" của họ ở Biển Đông.

    Trung Quốc đưa ra những thách thức vào thời điểm khi Washington vẫn cố gắng thích nghi với chiến lược tổng quát thời hậu Chiến tranh Lạnh. Một phần của vấn đề là tầng lớp chính trị Mỹ không thừa nhận những gì là chiến lược ấy. Khá dễ dàng để mô tả nó thế này: Chúng ta đang dàn quân ở các đảo thuộc lục địa Á - Âu (tại Nhật Bản và Anh) cũng như rất nhiều nơi khác ở giữa (hơn 80 nơi như vậy) nhằm ngăn chặn bất cứ quyền lực nào thống trị bán đảo châu Âu hay Đông Á. Bằng cách triển khai như vậy, chúng ta đang sử dụng Hải quân, Không quân Mỹ như lá bài để tham dự trong lĩnh vực địa chính trị lục địa Á - Âu. Vì thế, chúng ta - như một người chơi tương đối không vụ lợi - đã ngăn chặn các cuộc cạnh tranh an ninh trong khu vực rộng lớn. Đây là điều tốt lành cho mọi quốc gia, tránh những kẻ gây hấn. Không có sự hiện diện của Mỹ và những bảo đảm mà họ cung cấp, gần như tất cả mọi người sẽ thấy thế giới là nơi bớt ổn định hơn, nhiều rủi ro và nghèo nàn hơn.

    Mỹ đã hiện diện ở Đông Á trong nhiều thập niên. Trong suốt 65 năm qua, việc triển khai thường trực của hàng chục ngàn thủy thủ, phi công, binh lính, lính thủy đánh bộ Mỹ đã đảm bảo sự ổn định trong khu vực châu Á. Sự liên minh giữa quân đội Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines... đã đảm bảo duy trì các cam kết Mỹ trong suốt khu vực. Tuy nhiên, giờ đây, Mỹ chỉ đang bắt đầu tham gia cuộc chơi với một Ấn Độ - Thái Bình Dương lớn hơn trên những điều khoản của mình chứ chưa phải là một phía rõ ràng trong cuộc đấu tranh quan trọng hơn.

    Minh chứng cho điều này là thực tế rằng, chúng ta vẫn chưa chắc chắn về các ranh giới và quy mô của khu vực. Vì thế, cần làm thế nào để cơ cấu việc hoạch định chính sách Ấn Độ - Thái Bình Dương của chính phủ. Bộ Quốc phòng Mỹ có lẽ đã có sự công nhận thực tế nhất về vùng mở của Ấn Độ - Thái Bình Dương, đặt tất cả từ bờ biển phía tây nước Mỹ đến giữa Ấn Độ Dương dưới trách nhiệm của Tư lệnh Thái Bình Dương. Khu vực này trải rộng cả trăm triệu km vuông, chiếm một nửa bề mặt Trái Đất, và gần 40 quốc gia với một nửa dân số thế giới và ba trong số các nền kinh tế lớn nhất (Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc).

    Chúng ta hình dung rằng, Ấn Độ - Thái Bình Dương là một vương quốc hàng hải ưu việt, với phần lớn dân số và sức mạnh kinh tế tập trung dọc các vùng duyên hải, ở những tuyến đường quan trọng. Trong vương quốc hàng hải ấy, Ấn Độ đóng một vai trò chủ chốt, không chỉ vì kích cỡ của nó khi là nền dân chủ lớn nhất thế giới, mà còn bởi vị trí chiến lược khi nắm giữ những lộ trình thương mại sống còn của thế giới và giữa Trung với Đông Á. Tuy nhiên, sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc trong vài thập niên qua, và những thách thức hàng hải họ mang lại, đã dẫn tới cuộc tranh cãi về các xu thế tại Ấn Độ - Thái Bình Dương và dĩ nhiên là cả vai trò của Mỹ.


    Một cuộc diễn tập của Hải quân Trung Quốc (Ảnh: People Daily)

    Thách thức của Trung Quốc

    Một thách thức chiến lược bao gồm khả năng, mục đích và hành động. Trong phần lớn kỷ nguyên hậu chiến, Mỹ không phải đối mặt với những đe dọa hàng hải nghiêm trọng nào, ngoại từ các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của hải quân Liên Xô. Sự vượt trội về sức mạnh thiên về Mỹ được thể hiện mạnh mẽ trong suốt cuộc khủng hoảng tên lửa 1996 khi chính quyền Cliton ra lệnh triển khai hai tàu sân bay tới Eo biển Đài Loan nhằm "trình diễn lực lượng" sau khi Bắc Kinh tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo được cho là nhằm vào Đài Loan.

    Những ngày ấy đã qua. Rõ ràng là, lần "bẽ mặt" trong năm 1996 đã truyền cảm hứng cho lãnh đạo Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự của nước họ, và rất may mắn, quyết tâm ấy được hỗ trợ bởi tăng trưởng kinh tế. song đã đẩy Trung Quốc vào cuộc cạnh tranh với Mỹ. Thực tế là, phạm vi và bản chất gia tăng quân sự của Bắc Kinh đã cung cấp cách nhìn nhận mới cho sự hiện diện của lực lượng Mỹ ở châu Á thời hậu Chiến tranh Lạnh trong mắt các bên thứ ba.

    Các lãnh đạo dân sự và quân sự của Bắc Kinh dường như có đủ tự tin để bắt đầu định hình lại môi trường khu vực phù hợp với sự hiện diện của họ. Yên tâm hơn về các khả năng, quân đội Trung Quốc cùng lúc đó trở nên quả quyết hơn, mở rộng ảnh hưởng trong nước và tiến hành triển khai các tài sản của mình trong nỗ lực chọn lựa các lợi ích quốc gia và khẳng định vai trò an ninh trong khu vực cũng như toàn cầu. Sự gia tăng ảnh hưởng của quân đội trong việc đưa ra chính sách Trung Quốc, như lời một quan chức ngoại giao Mỹ liên quan chặt chẽ tới quan hệ Trung - Mỹ nói, là khía cạnh rõ ràng và đáng lo ngại nhất về sự trỗi dậy của nước này. Trong đó, việc Không quân quân đội Trung Quốc tiến hành bay thử loại máy bay tàng hình thế hệ năm, J- 20, vào dịp Bộ trưởng Quốc phòng Gates công du Bắc Kinh tháng 1 vừa qua - chuyến công du nhằm cải thiện quan hệ quân sự hai nước - là đáng chú ý nhất.

    Thái độ mới của Trung Quốc có thể bắt nguồn từ thực tế rằng, mục tiêu ban đầu của Bắc Kinh về vấn đề Đài Loan cơ bản đã hoàn thành bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao. Vì thế cho phép Bắc Kinh tiến sang giai đoạn mới và tiếp tục phát triển quân sự để tìm kiếm một mục đích. Trung Quốc dường như đã tìm thấy mục đích ấy. Họ quyết định sử dụng lực lượng của mình để thúc đẩy lợi thế ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Có thể dung thứ cho kết luận rằng, Bắc Kinh đã chọn cách cạnh tranh với vai trò dẫn dắt trật tự khu vực của Mỹ. Nó xảy ra vào tời điểm người cạnh tranh lớn nhất của họ ở châu Á, Nhật Bản, giảm mạnh ngân sách quốc phòng trong hơn một thập niên và sự gia tăng chi tiêu quốc phòng Mỹ tập trung chủ yếu vào các hoạt động tại Trung Đông, gây thiệt hại cho nỗ lực đầu tư vào sức mạnh trên biển và trên không để hỗ trợ chiến lược tổng quát của Mỹ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương.

    Cuộc cạnh tranh với Mỹ bắt đầu thể hiện rõ ràng với nhiều cách khác nhau. Bắt đầu là tìm kiếm những kinh nghiệm hoạt động bằng cách điều các đội tàu nhỏ tham gia chiến dịch chống hải tặc ở vùng Sừng châu Phi và gia tăng đáng kể những chuyến viếng thăm cảng các nước, hải quân Trung Quốc cũng đã thăm dò và thách thức các lực lượng hải quân Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Quấy nhiễm các tàu giám sát hải quân Mỹ trong suốt năm 2009 sau vụ một tàu ngầm Trung Quốc nổi lên trong tầm bắn của USS Kitty Hawk năm 2006. Các cuộc diễn tập hải quân và không quân ở biển Hoa Đông, Biển Đông gia tăng trong vài năm gần đây, nhiều tàu tuần tra vũ trang của Trung Quốc đã hộ tống các tàu cá, bắt giữ tàu của các nước khác tại vùng tranh chấp ở Biển Đông.

    Những hành động thăm dò quân sự khác nhau liên quan tới quan điểm chính trị ngày một quả quyết. Lãnh đạo Trung Quốc thẳng thừng cảnh báo với quan chức chính quyền Obama rằng, Trung Quốc sẽ không chấp nhận sự can thiệp "vào khu vực chủ quyền không bàn cãi" của họ ở Biển Đông. Các quan chức lãnh đạo quân đội Trung Quốc thì lập luận rằng, Hải quân Mỹ là lực lượng chính gây bất ổn ở Tây Thái Bình Dương vào đúng thời điểm một học thuyết mới mang tên "Phòng ngự viễn dương" ra đời, tập trung vào mục tiêu mở rộng sức mạnh hải quân xa bờ, đi vào các tuyến đường vận chuyển chính tại Ấn Độ - Thái Bình Dương.

    (Còn tiếp)
    [r24)]
  6. wesco

    wesco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    =))

    Việc VN bị mất thị phần nhập hàng vào Lào chỉ la cái it. Mà xiêu hơn nữa là, tất cả các mặt hàng mà hiện này khai là Product of China thì thường khó bán, nên cac công ty của đại lý phân phối hàng chỉ mua một ít hàng của Lào con chuyển hàng từ Trung Quốc sang Lào rồi xuất đi từ Lào, với cái mác là Product of Laos! Giống như hiện nay các Đại lý phân phối hàng của Trung quốc mua một ít hàng của Việt Nam rồi làm rất nhiều hàng tử Trung quốc với mác, Product of Viêtnạm rồi chở sang VN và xuất đi từ cảng của VN.

    Nhừng mặt hàng đó thường không có nơi sản xuất và nguồn gốc rõ ràng chỉ có mỗi tên đại lý phẩn phối sản phẩm và Product of Vietnam, nên các bạn khi mua đò thì hãy cẩn thận. Và đó cúng là lý do, ma Trung Quốc muốn mở các tuyến đường sắt cao tốc sang VN và Lào để vận chuyển sang qua đó để xuất khẩu, chứ không có tốt đẹp khỉ gì cả ma là lợi ích của người Trung Quốc mà thôi.
  7. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    đó là điều khỏi bàn cãi. cũng không phải không có biện pháp ngăn chặn[-X...hehe
  8. kilogam

    kilogam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    AI cũng nhìn ra cái sợ hãi đối với TQ, TQ mạnh về kinh tế, ảnh hưởng về kinh tế và chiến lược của họ với các nước xung quanh rát lớn là đúng rồi! Điều quan trọng là mình phải làm thế nào chứ ko có cạnh tranh thì làm sao chúng ta phát triển đươc. THeo tôi thay vì kêu ca thì các doanh nghiệp kể cả tư nhân và nhà nước của VN phải cố gắng tìm ra những chiến lược riêng của mình, tìm một hướng đi riêng, đúng đắn để hàng hoá VN sản xuất được các nước chấp nhận kể cả về giá và chất lượng. Thời buổi này nó thế. Ai giỏi hơn người đó có lợi thế. Ai lạc hậu người đó bị bỏ lại phía sau. Ở gần một nước mạnh về kinh tế mà ko lợi dụng được gì thì kể cũng lạ đấy
  9. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Đường 9 đoạn trên biển Đông là không chính đáng
    19/02/2011 1:43


    Nhiều đại biểu tại hội thảo quốc tế “ASEAN và tranh chấp biển Đông” tại Singapore phản đối tính pháp lý trong hồ sơ chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc.
    Giáo sư Robert Beckman phản bác tính chính đáng của đường ranh giới 9 đoạn của Trung Quốc - Ảnh: Thục Minh
    [​IMG]

    Hội thảo hôm qua do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore tổ chức, thu hút hơn 100 học giả, chuyên gia, cán bộ ngoại giao nhiều nước, cùng phóng viên quốc tế.

    Giám đốc ISEAS K.Kesavapany khẳng định biển Đông gắn liền với lợi ích kinh tế, an ninh, hòa bình và ổn định trong khu vực. Các diễn giả được mời trình bày đánh giá chung về tranh chấp biển Đông và lập trường của ASEAN đều khẳng định ASEAN có vai trò tạo diễn đàn và thúc đẩy các bên liên quan đối thoại, tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử về biển Đông (COC).

    Trình bày quan điểm cá nhân về lập trường của Việt Nam, bà Nguyễn Thị Lan Anh, Phó khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói Việt Nam coi trọng thiện ý trong vấn đề hiểu và tuân thủ công pháp quốc tế, trong việc thực thi cam kết hiện có là Tuyên bố về ứng xử biển Đông (DOC), thống nhất giữa lời nói và hành động. Trong lúc cơ sở pháp lý mà các bên đưa ra trong hồ sơ chủ quyền lãnh hải còn nhiều hạn chế, bà Nguyễn Thị Lan Anh đề cao sự minh bạch trong mọi hoạt động của các bên ở khu vực tranh chấp và khẳng định nhất thiết phải giải quyết vấn đề trên cơ sở đa phương theo công pháp quốc tế.

    Trong khi đó, tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh từ Trung tâm Nghiên cứu Luật Biển và các vấn đề đại dương thuộc Viện Luật quốc tế ở Bắc Kinh nói lãnh thổ Trung Quốc, gồm đảo và các dải đá, bị nước ngoài chiếm đóng và tài nguyên bị khai thác một cách liên tục và có chiều hướng gia tăng. Ông Vương tuyên bố một số bên liên quan đã phủ nhận sự công nhận trước đó về chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo, quần đảo và “các vùng nước tiếp giáp” (adjacent waters) hồi trước thập niên 1970. Ông cũng nói những “người ngoài” đã can thiệp một cách vô lý vào vấn đề biển Đông.

    Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc được coi là không chính đáng vì đường ranh giới hình chữ U không phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển
    Giáo sư Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Singapore


    Những luận điểm của ông Vương khiến cử tọa nhìn nhau khó hiểu. Một học giả từ Singapore yêu cầu ông Vương giải thích khái niệm “người ngoài” và ông muốn ám chỉ ai. Tiến sĩ Vương không trả lời câu hỏi này. Tiến sĩ Hasjim Djalal, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Indonesia, phản bác khái niệm “các vùng nước tiếp giáp” vì nó không có trong các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề biển, đảo và chủ quyền biển. Ông Djalal cũng phản bác cách hiểu của Trung Quốc về khái niệm này.
    Cũng trong phần phát biểu của mình, ông Vương kết luận “những nguyên tắc cơ bản” của Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ “sẽ không thay đổi” và sự can thiệp của “người ngoài” khó lòng làm thay đổi lập trường của nước này. Không khí của hội thảo sôi nổi hẳn lên sau tuyên bố trên. Giáo sư Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Singapore hỏi liệu Trung Quốc có thay đổi lập trường về đường ranh giới 9 đoạn mà ông cho là gây tranh cãi và không ai chấp nhận. Tiến sĩ Vương trả lời rằng khi Trung Quốc công bố bản đồ ranh giới 9 đoạn, không có quốc gia nào phản đối và việc đó diễn ra trước khi Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) ra đời và vì thế UNCLOS không được Trung Quốc chấp nhận. Câu trả lời này một lần nữa nhận được nhiều cái lắc đầu từ cử tọa.

    Giáo sư Beckman trong phần đánh giá tổng quan về tranh chấp biển Đông khẳng định luật pháp quốc tế hoàn toàn phù hợp để giải quyết vấn đề này bởi nó góp phần định hình hành vi ứng xử của các bên và tạo khung pháp lý cho các cuộc tranh luận. Luật quốc tế cũng ảnh hưởng sự nhìn nhận của cộng đồng quốc tế về tính chính đáng trong tuyên bố chủ quyền của mỗi quốc gia. Trong đó UNCLOS ra đời năm 1982 là văn bản pháp lý có tính phù hợp cao đối với vấn đề biển Đông. Nó định nghĩa xác đáng, rõ ràng về các ranh giới trong vùng biển. DOC được xác lập năm 2002 cũng là một văn bản cần được các bên tôn trọng.

    Giáo sư Beckman nhắc lại rằng bản đồ ranh giới 9 đoạn lần đầu tiên xuất hiện với tính cách một văn bản chính thức của Chính phủ Trung Quốc là trong hồ sơ đăng ký chủ quyền lãnh hải nộp lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa LHQ năm 2009. Bản đồ đó “gây ra một sự ngờ vực đối với nhiều nước về bản chất của các tuyên bố từ Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông”, giáo sư Beckman nói.

    “Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc được coi là không chính đáng vì đường ranh giới hình chữ U không phù hợp với UNCLOS”, giáo sư Beckman kết luận. Ông cũng cho rằng Trung Quốc đang chịu áp lực phải giải thích về hồ sơ chủ quyền và đường ranh giới chữ U và cần phải điều chỉnh hồ sơ chủ quyền của mình phù hợp với UNCLOS. Diễn giả đến từ Đài Loan và các học giả khác cũng cho rằng Trung Quốc phải giải thích rõ ràng về đường ranh giới 9 đoạn này.

    Thục Minh
    (VP Singapore)

    http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201108/20110219014330.aspx

    đọc thấy tức cho thói ăn nói ngạo mạn trơ trẻn của tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh đại diện cho TQ, vừa ăn cướp vừa la làng
  10. Cuong_ACG

    Cuong_ACG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2010
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này