1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    #3 nước Đông Dương có tình hữu nghị được xây dựng và thử thách qua nhiều năm chiến đấu, không dễ gì bị chia rẽ đâu. Hội nhập để phát triển nhưng cũng phải phân biệt ai là anh em ai là người dưng:-w
  2. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
    Đỏ: Nếu các bạn Lào vẫn quyết tâm xây dựng thủy điện ở đầu nguồn để phát triển kinh tế thì không phải là Việt Nam không có giải pháp để ứng phó. Giữ nước ngọt, chống nhiễm mặn cho hệ thống sông Cửu Long với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay cũng không phải quá khó. Cái khó nhất là Việt Nam có chịu chi ra vài tỷ Obama để làm hay không thôi? Sợ rằng chi ra để đầu tư cho những công trình loại này thì hơi khó, nhưng chi ra để nhập nhữngFerrari 458, Bentley GT Speed, Lamborghini, Rolls-Royce Phantom, Maybach 62s, Aston Martin, Rolls-Royce Drophead Coupe, Audi R8... thì những người như Lã Thị Kim Oanh hay Trần Văn Khánh (của Bộ NN và PTNT) gật đầu là cái chắc.

    Nếu dưới hạ lưu, gần cửa các con sông ở đồng bằng sông Cửu Long chịu khó xây dựng những cái này thì cũng không sợ bị nhiễm mặn và thiếu nước ngọt về mùa cạn:


    [​IMG]

    Đóng các cửa van để giữ nước ngọt và ngăn mặn xâm nhập về mùa cạn:

    [​IMG]

    [​IMG]






    Mở cửa van để thoát nước về mùa lũ:

    [​IMG]

    [​IMG]
  3. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
    ------------------------------------------------------------------------------------------------

    Đỏ 1: Chính xác! Quan hệ Việt-Lào mấy chục năm qua rất tốt đẹp. Nhưng cũng đừng lợi dụng mối quan hệ tốt đẹp ấy để gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn vì có thể sẽ dẫn đến những phản ứng ngược không hay (ví dụ như mối quan hệ Việt - Trung trong giai đoạn 1949-1974, hay mối quan hệ Trung-Triều từ trước tới nay chắc vẫn là những bài học còn nguyên vẹn giá trị đối với Việt Nam).

    Đỏ 2: Cũng có thể như thế. Vì bài học Công ty Vedan Việt Nam "giết chết" sông Thị Vải vào năm 2008 vẫn còn nguyên giá trị lịch sử. Sau khi phát hiện Vedan xả trộm nước thải công nghiệp không qua xử lý xuống sông Thị Vải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hàng loạt các khoa học gia, các chuyên gia từ đầu ngành đến cuối ngành của Việt Nam đã "xắn quần, cởi áo" cùng với một lô, một lốc các Trung tâm, các Viện nghiên cứu về môi trường Việt Nam nhảy ngay vào cuộc để thể hiện rõ cái quyết tâm bảo vệ môi trường bền vững cho nước nhà. Sau khi hoàn thành một đống các nghiên cứu điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và dự báo môi trường... với những khoản kinh phí cũng "không nhỏ" lắm thì các nhà nghiên cứu đã thống nhất đưa ra một kết luận chung rằng Hệ sinh thái của sông Thị Vải phải cần đến 40 tới 50 năm nữa mới hồi phục. Tuy nhiên, ngay cuối năm 2009, người ta đã phát hiện thấy tôm, cá và động thực vật thủy sinh phát triển trở lại ở sông Thị Vải. Lạ quá! lạ quá! ~X~X~X~X~X~X Sao giữa nghiên cứu và thực tiễn lại khác nhau quá xá?^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^ Bác nào biết giải thích giùm?:-w:-w:-w:-w:-w

    Đỏ 3: Chuyện Lào xây dựng nhà máy thủy điện đó chỉ là vấn đề thời gian thôi. Bản thân Việt Nam hiện nay cũng chỉ đề nghị Lào tạm dừng xây dựng nhà máy đó lại khoảng 10 năm để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ thêm các tác động tiêu cực của nó. Vì vậy, quan trọng nhất vẫn là việc Việt Nam sẽ có giải pháp bảo vệ vùng đồng bằng châu thổ sông Mê Kông như thế nào khi phía bạn Lào bắt tay vào xây dựng các nhà máy thủy điện phía trên thượng nguồn.
  4. Walkers

    Walkers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2009
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    0

    Cái đó chỉ dành cho bọn nhà rầu thôi bác ơi.[:P] Có một cách vừa đơn giản vừa rẻ tiền, hiệu quả lại cao. nhà mình vẫn dùng đấy thôi.
    [​IMG]
    coppy bên vnphoto
  5. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
    Công trình đập tràn bạn nêu có ưu điểm là rẻ tiền, giữ được nước nhưng không đảm bảo được giao thông đường thủy nên chủ yếu chỉ áp dụng trên các tuyến sông, suối không có hoạt động giao thông thủy thôi (đi công tác ở khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên mình cũng gặp khá nhiều loại này).

    Còn vừa để giữ nước ngọt, ngăn mặn vừa đảm bảo cả hoạt động giao thông đường thủy, giao thông đường bộ (giao thông đường thủy ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là rất quan trọng) thì cần những công trình như mình nêu ở trên (quan sát kỹ bạn sẽ thấy đó là công trình kết hợp giữa đập ngăn mặn với cầu đường bộ dài 582 m, rộng 6 m cho xe 13 tấn lưu thông và một âu thuyền phục vụ giao thông thủy dài 53 m, rộng 8 m đảm bảo lưu thông cho tàu thuyền trọng tải 50 tấn). Đặc biệt công trình ngăn mặn đó không phải của các nước giàu có đâu bạn!\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/ Mấy cái ảnh mình đưa lên ở trên chính là công trình đập ngăn mặn đang giữ kỷ lục lớn nhất Đông Nam Á đấy. Chiều dài toàn đập là 571,25 m; Tổng chiều dài cửa thông nước là 472,5 m được chia làm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5 m, chiều cao giữ nước thông thường là 3,2 m và tối đa là 4,5 m. Công trình này khởi công từ tháng 8/2001 và khánh thành ngày 21/12/2008 (Lý do xây dựng lâu như thế vì thiếu vốn đầu tư bởi vì tổng vốn đầu tư cho tất cả công trình cống ngăn mặn, âu thuyền, cầu giao thông, đường dẫn hai đầu cầu tiêu tốn mất một khoản kinh phí tương đương cỡ... vài cái biệt thự ở khu Linh Đàm, Hà Nội hiện nay^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^). Bật mí với bạn, công trình này là hàng Việt Nam chất lượng cao 100% luôn nhé. Tổng vốn đầu tư của nó khoảng 10 triệu Obama (xấp xỉ 152 tỷ đồng theo thời giá lúc đó) :-bd:-bd:-bd:-bd. Công trình này được xây dựng trên sông Hương, nằm cách thành phố Huế về phía hạ lưu khoảng 14 km và cách cửa biển Thuận An khoảng 3 km. Tên công trình: Đập ngăn mặn Thảo Long:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-. Thiết kế: Viện Khoa học Thủy lợi (Chủ nhiệm thiết kế: GS. TS. Trương Đình Dụ). Thi công và cung ứng sản phẩm cơ khí: Công ty Cầu I Thăng Long, Công ty Cơ khí sông Thu và Công ty lắp đặt thiết bị sông Hồng (thuộc Tổng Công ty Xây dựng sông Hồng).
  6. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
    Up thêm vài cái ảnh về đập Thảo Long (theo công nghệ đập trụ đỡ) để các bạn hiểu hơn về trình độ thiết kế, thi công công trình giữ ngọt, ngăn mặn của nhà mình.


    Thi công trụ đỡ đập Thảo Long:
    [​IMG]

    Cửa van Clape: Dài 31,5 m; Cao 4,5 m vận hành thủy lực

    [​IMG]


    Khoang thông nước:
    [​IMG]

    Cửa van Clape khi đóng để giữ nước ngọt, ngăn mặn:
    [​IMG]

    Nước ngọt sông Hương tràn qua cửa van ra biển:

    [​IMG]

    Buồng điều khiển hoạt động hệ thống cửa van:
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  7. ceiling

    ceiling Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2008
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    6
    Các bác cứ đem đập ở con sông Hương nhỏ xíu so với con sông lớn nhất nhì châu Á. ^:)^
  8. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
    Đúng là sông Hương rất nhỏ so với sông Cửu Long. Nhưng bạn định xây đập chặn dòng Mê Kông ngay từ bên Lào hay bên Campuchia mà chỉ tính sông có một dòng. Bởi tại Việt Nam, sông Cửu Long đã chia làm hai dòng chính là sông Tiền và sông Hậu. Đến khi gần tới biển, sông Hậu trước đây lại chia làm ba nhánh nhỏ để đổ ra biển bởi ba cửa, còn sông Tiền lại chia thành 4 dòng phụ và đổ ra biển bởi 6 cửa. Vì vậy, nếu để xây đập giữ nước ngọt, ngăn mặn cho dòng Cửu Long tại khu vực gần cửa sông thì sẽ phải đầu tư xây dựng chí ít cũng phải 8 cái chứ không phải là 1 cái như ở dòng sông Hương mà bạn nghĩ;

    Hơn nữa, tổng chi phí đầu tư xây dựng cho đập Thảo Long chưa tới 10 triệu Obama, thì bạn cũng đừng phát biểu là Việt Nam quyết tâm xây dựng hệ thống đập ngăn mặn cho đồng bằng sông Cửu Long nhưng không đủ kinh phí thực hiện nhé (tổng cái lượng bê tông cùng thiết bị đổ vào 9 các đập trên sông Cửu Long này liệu có bằng tổng cái lượng bê tông và thiết bị của Nhà máy thủy điện Sơn La không? Mà cũng thử tính xem tổng chi phí cho phần xây lắp và thiết bị của nhà máy thủy điện Sơn La là bao nhiêu? Có đến 2 tỷ Obama không? Hơn nữa nếu chỉ để giữ mực nước sông Cửu Long ở mức nước trung bình hay trên trung bình thì cũng không cần phải tốn tiền giải phóng mặt bằng đâu mà sợ phát sinh);

    Còn mấy bức hình ở trên chỉ muốn để mọi người hiểu rằng trình độ thiết kế, xây dựng đập ngăn mặn của Việt Nam hiện tiến đến mức độ nào rồi thôi. Còn nếu Việt Nam quyết tâm đầu tư để cứu đồng bằng sông Cửu Long thì cũng đừng nói rằng thiết kế, xây dựng hệ thống đập ngăn mặn trên sông Cửu Long là vượt quá trình độ khoa học của thế giới nhé (nhất là với các chuyên gia Hà lan đã từng có rất nhiều kinh nghiệm xây dựng hệ thống kè, đập và đê biển thì cứ thử thuê họ xem họ có làm được không). Còn để đảm bảo cho giao thông đường thủy trên sông Cửu Long, thì việc xây dựng các âu thuyền ở đây chắc cũng không khó hơn việc xây âu thuyền trên kênh đào Panama hoặc kênh đào Suez đâu nhỉ?
  9. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Philippines công khai chỉ trích Trung Quố
    Báo Philippines vừa đăng bài bình luận nói Trung Quốc đang có xu hướng bắt nạt cả khu vực, sau sự kiện tàu Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò của nước này tại Biển Đông.

    Tờ Manila Times ấn bản điện tử hôm thứ Hai 07/03 đăng bài của tác giả Dan Marino trong chuyên mục 'Big Deal' ('Chuyện lớn') với tựa đề 'Kẻ du côn trong khu vực' ('Regional bully') nói về cách hành xử của chính quyền Trung Quốc.

    Liên tục sau đó, thứ Ba 08/03 báo này lại đăng xã luận tựa đề 'Sức mạnh của Trung Quốc' ('Chinese might') gọi hành động của nước láng giềng là 'trực tiếp xâm phạm lãnh thổ Philippines'.

    Tờ báo tiếng Anh lâu năm nhất Philippines nhắc lại sự kiện hôm 02/03, khi hai tàu chiến có gắn súng máy của Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò MV Venture của Philippines hoạt động trong khu vực Bãi Cỏ rong (Reed Bank), cách đảo Palawan 200 km về phía tây.

    Vị trí thăm dò được Manila nói là nằm sâu trong khu vực kinh tế đặc quyền (EEZ) của Philippines.

    Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) đã điều hai chiến đấu cơ tới hỗ trợ tàu thăm dò.

    Bài bình luận của Manila Times nói Đại sứ quán Trung Quốc chưa đưa ra giải thích về vụ việc, và phía Trung Quốc dường như muốn "phủi nhẹ" sự kiện này đi, như "trâu nước đuổi ruồi muỗi".

    Dan Marino cho rằng, lý do gây hấn của Trung Quốc không có gì ngoài quyền lợi kinh tế, vì khu vực Bãi Cỏ rong được cho là có chứa trữ lượng khí gas và dầu lửa khổng lồ (440 triệu thùng dầu).

    "Trong khi giá dầu thế giới đang lại tăng cao ngất thì việc thăm dò dầu khí ngoài Biển Đông sẽ được tăng cường."

    Cây viết này cho rằng cả Philippines và Trung Quốc đều không trông đợi sự cố này là lần cuối.

    Không ngang sức

    Mới đây, chỉ huy không quân Philippines thừa nhận rằng nước này còn thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật để có thể đối phó hữu hiệu với các tàu nước ngoài xâm phạm hải phận Philippines, thua kém nhiều so với Trung Quốc, Việt Nam hay Malaysia, là các quốc gia cùng tranh chấp chủ quyền trong khu vực.

    Manila Times nói hai chiến đấu cơ OV-10 và Islander được điều tới hiện trường đều là loại cũ kỹ, ọp ẹp, "không thể làm được gì trong trường hợp phía Trung Quốc muốn gia tăng căng thẳng."

    Tác giả Dan Marino kể lại một chuyến bay mà chính ông đã trải nghiệm trên chiếc Islander, khi máy bay của Không lực Philippines này mất độ cao ngay sau khi cất cánh.


    Không quân Philippines bị nói là 'quá lạc hậu'

    "Trong khi quân đội Philippines đang tụt hậu so với các nước trong khu vực, phần lớn vì các tướng tá tham nhũng, thì quân đội Trung Quốc đang được trang bị súng to pháo lớn."

    Bài viết nhắc tới việc Bắc Kinh tăng ngân sách quốc phòng hai chữ số trong năm nay, và nói điều gây quan ngại nhất là thái độ của Trung Quốc.

    "Bắc Kinh không ngại có xung đột vũ trang trong việc khẳng định "chủ quyền lịch sử" đối với quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Nam Sa. Năm 1988, cũng quanh quần đảo này, Trung Quốc đã hải chiến với Việt Nam mà kết quả là hơn 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng."

    Tác giả nhận định rằng sự cố Bãi Cỏ rong tuần rồi cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng rũ bỏ các cam kết đã đưa ra năm 2002 khi ký vào Tuyên bố chung về Cách hành xử ở Biển Đông.

    "Với lực lượng quân sự mạnh mẽ hơn bao giờ hết, Bắc Kinh có thể nhăm nhe quay lại vai trò lịch sử là kẻ du côn trong khu vực."

    Yêu cầu đối ngoại

    Trong khi đó, trong xã luận mới nhất đăng hôm 08/03 cũng về chủ đề nói trên, Manila Times gọi hành động của Trung Quốc là "trực tiếp xâm phạm lãnh thổ Philippines".

    "Sự việc này một lần nữa cho thấy, Trung Quốc thật là đáng sợ, chứ không phải là quốc gia hiền lành như các nhà ngoại giao nước này rêu giảng."

    Sự kiện hôm 02/03 không phải lần đầu và cũng sẽ không phải lần cuối Trung Quốc phô diễn sức mạnh trước các quốc gia nhỏ hơn và yếu hơn ở Đông Nam Á.
    Xã luận trên Manila Times

    Báo này nói thanh niên Philippines có thể khó hình dung độ hiếu chiến của Trung Quốc, nhưng những gì mà nước này cho thế giới thấy trong những năm 1950, trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên và gần nhất là trong cuộc chiến 1979 với Việt Nam đã chứng tỏ điều đó.

    "Sự kiện hôm 02/03 không phải lần đầu và cũng sẽ không phải lần cuối Trung Quốc phô diễn sức mạnh trước các quốc gia nhỏ hơn và yếu hơn ở Đông Nam Á."

    Manila Times nói người Philippines đã nếm trải quyền lực của Trung Quốc tại Trường Sa vài lần trong quá khứ.

    "Người Philippines cần có chính sách đối ngoại phù hợp, không để Trung Quốc muốn giần nhừ tử hải đội ọp ẹp của chúng ta lúc nào họ thấy cần trừng phạt chúng ta."

    Bài xã luận kết thúc bằng câu: "Điều này không có nghĩa chúng ta phải cầu phục Trung Quốc mà có nghĩa là chính sách đối ngoại của chúng ta phải hướng tới làm sao để Trung Quốc không dám đối xử với chúng ta như những gì họ đã làm với Việt Nam năm 1979."

    Giới bình luận khu vực cho rằng từ sau khi ông Benigno Aquino lên cầm quyền, chính phủ Philippines đang
    có các động thái thắt chặt quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ.

    Hãy hợp tác với Phi để múc China:-w
  10. huuthanh81

    huuthanh81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Bác tham khảo bài này xem sao ạ: http://www.chodua.com/blog_detail.asp?id=21672

Chia sẻ trang này