1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thrall

    thrall Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    14
    Nói về một con người thì chúng ta nên chú ý đến cái cốt cách hơn là vẻ bề ngoài.Nếu VN ta không có cái cốt cách XHCN thì chúng ta không cư xử như chúng ta đang cư xử,chúng ta sẽ cư xử nhưng thằng Khựa hay Cam đó(thượng đội hạ đạp)
  2. caubedungcam

    caubedungcam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Ờ thế những con người XHCN ngày nay ở VN không "thượng đội hạ đạp", tiền là trên hết à? Mới xa tổ quốc một thời gian mà không ngờ con người, xã hội đã tiến bộ nhanh đến thế. Đúng là cung hỉ, cung hỉ.
  3. thrall

    thrall Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    14
    uhm,đúng thế đấy.
    Được thrall sửa chữa / chuyển vào 18:34 ngày 30/06/2010
  4. caubedungcam

    caubedungcam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Ồ không, không chê bôi gì những con người bình dân, thô lậu. Đang nghĩ đến những con người XHCN cao quý, những người đang ngày ngày dày công xây dựng một nên XHCN mang bản sắc VN, à nhầm, mang bản sắc của ông anh cả của VN. Khi có chuyện xảy ra những người này chắc chắn sẽ xả thân, nhưng để cứu cái gì thì chưa rõ.
    Mà mình không hiểu ở VN ngoài một đảng của giai cấp công nhân (cổ cồn, sơ mi trắng) nắm quyền thì XHCN ở chỗ nào nhỉ (so thử với các nước XHCNDC như Bắc Âu ấy)?
  5. tredangnga

    tredangnga Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2009
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    5
    Trích từ bài của thrall Gửi lúc 19:54, 29/06/10
    Tại sao chỉ có mỗi VN mình xây dựng thành công CNXH
    -------------------------------------------------------------------------------
    ặc ặc! Câu này phải để cho lớp chút, chít ... dòng họ nhà bạn nói mới phải ...
  6. ecologitech

    ecologitech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Bác lý luận có vẻ sáng suốt nhưng tầm nhìn của bác còn kém lắm...học và nghiên cứu thêm nhé...
    Bác cũng biết một số quốc gia vẫn giữ luật tử hình. Điều thứ nhất là để cảnh cáo con người làm việc sai phạm. Điều thứ hai là...theo luật pháp thì tội nhân phải bị tử hình chứ không phải chung thân. Mà nếu cái án chung thân không được giảm án thì nó có khác gì với cái tử hình không? Có chứ, nhưng theo tớ cái khác là nên để gạo để nuôi người còn sống thì hay hơn. Và lúc này tử hình có phải là một luật bạo tàn và người lính cầm súng bắn kẻ tử tội có bị xem là kẻ giết người...
    Vấn đề nữa là...vấn đề nói dối. Nói dối suy cho cùng là không tốt. Nhưng ví dụ nói dối để cứu hàng triệu người thì có cho là không tốt hay không...
    Cái tớ muốn đề cập ở đây là...đâu là sự phân định rõ ràng trong lý lẽ sống...và sống còn rất mù mờ. Đâu là cái biên giới của cái tốt và xấu. trong góc nhìn nào, lăng kính nào. Đường song song chỉ tồn tại trong hình học phẳng...và đó là giới hạn của nó...
    Nhưng điều đó không phải là con người trên quả đất này không hướng về cái tốt, đấu tranh cho lẽ phải, đấu tranh cho sự sống. Nhưng muốn sống được thì phải tồn tại...còn nếu bác nói rằng tôi chết hiên ngang thì tớ xin...bó tay...
  7. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Chính vì vậy, ở bai đầu tiên trong topic, mình mới đề nghị đưa thêm Lào vào.
    Nếu chỉ nhìn vào những việc đã xảy ra, rồi đánh giá thì sẽ ít giá trị hơn là chúng ta nghĩ về những việc chưa xảy ra, nhưng nguy cơ xảy ra là rất lớn. Hợp tác ch ính trị - Quân sự Lào - Trung là 1 nguy cơ. Phòng thì hơn là chống.
    @ Các bạn thrall, caubedungcam, tredangnga: để có thể hiểu vấn đề 1 cách toàn diện thì thảo luận mở rộng về nền tảng văn hóa và thể chế ch ính trị là cần thiết, nhưng đừng sa đà lạc đề nhé.
  8. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Một động thái gần đây nhất không biết có mang màu sắc chính trị hay không nhưng cũng cùng thời điểm với việc BC viện trợ QS cho Cam, đó là việc Cam đuổi 80 hộ dân người Việt đang kiếm sống trên một dòng sông thuộc ngoại ô Pnompenh.
    Nhưng những vấn đề này còn rất nhiều uẩn khúc.
    Còn trong khu vực thì NC vừa đạt thoả thuận về nghề cá với Phi trên Bđ, thoả thuận này giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và đoàn kết trong khối A.
  9. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    lâu lắm mới thấy được một bài ngây thơ như thế này Bạn nói thế cũng đúng, nhưng chỉ e là mình nuôi ong tay áo thôi
  10. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    phản đối Trung Quốc xây đập trên sông Mekong
    Ngày 1/7, các quan chức Thái Lan đã thẳng thừng phản đối kế hoạch xây dựng 12 đập thủy điện trên dòng sông Mekong của chính phủ Trung Quốc, với lý do việc này sẽ càng gây nên sự hủy hoại môi trường đối với dòng sông này.
    Tại cuộc họp của Ủy ban Sông Mekong hôm Thứ năm tại TP Hồ Chí Minh, ông Prasarn Maruekpithak, đại diện Thái Lan, cho biết: "4 đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn Sông Mekong đã phá hủy hệ sinh thái của dòng sông. Bây giờ quốc gia này lại có kế hoạch xây dựng thêm 12 đập thủy điện ở phía hạ lưu."
    Tình trạng giống như hạn hán đã góp phần làm thấp đi mực nước trên Sông Mekong, một dòng sông quan trọng về nông nghiệp và kinh tế đối với các nước thành viên Ủy ban Sông Mekong là Thái Lan, Việt Nam, Lào và Campuchia. Phái đoàn Thái Lan đã đổ lỗi cho việc xây dựng đập thủy điện của Trung Quốc, nước hiện là quan sát viên tại Ủy ban Sông Mekong, gây nên mực nước thấp như hiện nay, và đã buộc Bangkok phải có một quan điểm cứng rắn về vấn đề này.
    Gần đây, Trung Quốc đã mời các nhà lập pháp thuộc bốn quốc gia Ủy ban Sông Mekong đến tỉnh Vân Nam, theo một sáng kiến ngoại giao công khai hiếm hoi được tổ chức nhằm xoa dịu những mối quan ngại về hoạt động của Trung Quốc trên dòng sông này.
    Tranh chấp này diễn ra giữa lúc các mối quan hệ về kinh tế giữa Trung Quốc và Đông Nam Á ngày càng phát triển. Thương mại giữa Trung Quốc và các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á hiện nay lên đến 100 tỷ USD và dự kiến sẽ phát triển sau khi hiệp định thương mại tự do giữa Bắc Kinh và ASEAN được thông qua hồi tháng 1/2010.

    Thái Lan tin rằng Việt Nam có chung quan điểm với họ về kế hoạch xây dựng đập thủy điện này sẽ làm tăng thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng nhỏ hơn ở phía nam.
    Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn chưa giải quyết được các tranh chấp với một số quốc gia Đông Nam Á - đặc biệt là Việt Nam và Philippines - về Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam và về kiểm soát trên biển Đông.
    Tháng 7/2009, Mỹ đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với ASEAN, họ cho rằng Washington muốn có mối quan hệ chặt chẽ hơn với khu vực này. Trong những tháng gần đây, Trung Quốc và Mỹ đã có những tranh cãi về giá trị của đồng Nhân dân tệ và về tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Bắc Kinh đối với biển Đông.
    http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quocte/LA78685/default.html
    Một tín hiệu vui

Chia sẻ trang này