1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết về Biển Đông

    Sáng 3/8 theo giờ Việt Nam, Thượng viện Mỹ đã chính thức thông qua Nghị quyết về tình hình Biển Đông nhằm thể hiện phản ứng trước những động thái mới đây của Trung Quốc.

    [​IMG]
    Nghị quyết mang số hiệu S.Res.524 do thượng nghị sĩ John Kerry và một số thượng nghị sĩ Mỹ giới thiệu. Ảnh: guardian

    Nghị quyết mang số hiệu S.Res.524 khẳng định, Mỹ có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, hoà bình và ổn định trong khu vực biển Đông; tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc với ASEAN năm 2002; ủng hộ việc các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc tiến tới Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý chặt chẽ.

    Nghị quyết cũng kêu gọi các bên liên quan tự kiềm chế, không tiến hành các hoạt động gây phức tạp thêm tình hình hoặc làm gia tăng khả năng xung đột, bao gồm cả việc đưa người ra những đảo, bãi đá, bãi cát ngầm hiện không có người ở; ủng hộ việc các bên liên quan thông qua các biện pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế với tinh thần xây dựng.

    Nghị quyết tái khẳng định cam kết của Mỹ hỗ trợ các nước trong khu vực đảm bảo cường thịnh và độc lập, vì hoà bình và ổn định của khu vực; mở rộng và làm sâu sắc hơn các quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh và văn hoá với ASEAN và các quốc gia thành viên; ủng hộ tự do hàng hải, việc duy trì hoà bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm cả những giải pháp hoà bình đối với các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

    Nghị quyết này do thượng nghị sĩ John Kerry và một số thượng nghị sĩ Mỹ (Richard Lugar, John McCain, Jim Webb, James Inhofe và Joe Lieberman) giới thiệu lên Thượng viện.

    Trước đó, khi đưa ra nghị quyết này, thượng nghị sĩ Kerry nói rằng, việc ASEAN không đạt được sự đồng thuận để đưa ra tuyên bố chung liên quan tới bộ quy tắc ứng xử tại hội nghị thượng đỉnh Campuchia đã làm tăng thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và các láng giềng xung quanh.

    "Các tranh chấp này là có thật và trở nên nghiêm trọng hơn. Tôi nghĩ điều ít nhất Thượng viện có thể làm là thể hiện thái độ rõ ràng dứt khoát trong việc ủng hộ các nỗ lực của ASEAN để phát triển một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông", ông Kerry nhấn mạnh.

    "Không còn nghi ngờ gì về việc Mỹ đã cam kết đảm bảo sự hiện diện lâu dài và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác trong khu vực. Chúng tôi có một lợi ích rõ ràng trong an toàn và hành xử hợp pháp của tất cả mọi người trong hoạt động hàng hải chung của châu Á. Chúng tôi có lợi ích to lớn trong giải pháp hòa bình cho tất cả các vấn đề ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế và thông qua tiến trình ngoại giao đa phương", ông Kerry khẳng định. "Chúng tôi có những mối quan tâm lớn về tự do hàng hải và tự do thương mại. Đó là những nguyên tắc mà tất cả các nước trong khu vực nên ủng hộ".

    Chỉ trích TQ lập đồn trú

    Liên quan tới các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 3/8 Mỹ cũng đã lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc lập đồn trú tại cái gọi là “thành phố Tam Sa” ở Biển Đông.

    "Chúng tôi quan ngại khi căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và đang theo dõi sát sao các diễn biến”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell tuyên bố.

    "Đặc biệt, việc Trung Quốc nâng cấp hành chính với “Tam Sa” và thiết lập đơn vị đồn trú mới ở Biển Đông đã đi ngược lại những nỗ lực ngoại giao hợp tác để giải quyết các bất đồng và gây ra nguy cơ leo thang căng thẳng trong khu vực”, ông nói.

    Ông Ventrell còn chỉ ra “những tuyên bố đối đầu” và các sự cố xảy ra trong vùng biển. Ông nói. “Mỹ thúc giục tất cả các bên tiến hành các bước để làm dịu căng thẳng”.

    Người phát ngôn Ventrell nhắc lại rằng, Mỹ có một lợi ích trong ổn định và “thương mại hợp pháp không bị cản trở” ở Biển Đông.

    Ngoài tranh chấp chủ quyền Biển Đông với các nước Đông Nam Á, Trung Quốc còn có tranh chấp với đồng minh của Mỹ là Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Hôm qua (3/8), Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Satoshi Morimoto đã có các cuộc hội đàm tại Washington.

    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/83452/thuong-vien-my-thong-qua-nghi-quyet-ve-bien-dong.html

    Có chú giận lắm đây! [:D]
  2. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Bộ Ngoại giao Mỹ lần đầu ra tuyên bố về Biển Đông

    Mỹ ủng hộ nguyên tắc 6 điểm gần đây của ASEAN về vấn đề Biển Đông.
    Ngay sau khi Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết S.Res 524 vào tối 2/8 tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với bản tuyên bố DOC về vấn đề Biển Đông, ngày 3/8, theo giờ Washington, Chính quyền Tổng thống Obama lần đầu tiên đã ra tuyên bố về Biển Đông.
    Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ do Phó Phát ngôn Patrick Ventrell nêu rõ, là một quốc gia trong khi vực Thái Bình Dương, Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do hàng hải và thương mại hợp pháp tại khu vực Biển Đông.
    Mỹ không can thiệp vào việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và không có tham vọng tranh chấp lãnh thổ tại khu vực Biển Đông. Mỹ tin tưởng các quốc gia trong khu vực phối hợp chặt chẽ và sử dụng biện pháp ngoại giao để giải quyết các tranh chấp không sử dụng biện pháp ép buộc, dọa dẫm, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
    http://vov.vn/Home/Bo-Ngoai-giao-My-lan-dau-ra-tuyen-bo-ve-Bien-Dong/20128/219780.vov
    :P
  3. thanhthuyhuongtb

    thanhthuyhuongtb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    221
    http://www.tienphong.vn/the-gioi/587104/“Chien-thuat-bien-nguoi-tren-bien”-tpp.html
    Báo chí quốc tế vạch trần mưu đồ của Trung Quốc:
    “Chiến thuật biển người trên biển”

    TP - Việc Trung Quốc xua tàu cá của tỉnh Hải Nam xuống Biển Đông đánh bắt đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi trên báo chí quốc tế.
    Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 2-8 viết: “Việc Trung Quốc đưa đội tàu quy mô lớn như thế xuống Biển Đông là thực thi chiến thuật biển người trên biển, nhằm đạt ý đồ tăng cường kiểm soát trên thực tế của họ đối với vùng biển tranh chấp trên Biển Đông”.
    Hãng này nhận định: Với hành động đưa gần 1 vạn tàu cá tràn xuống đánh bắt ở vùng biển có tranh chấp trên Biển Đông, rất có thể cuộc chiến nghề cá giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines lại bùng lên.
    Trung Quốc từng sử dụng chiến thuật biển người trên biển trong vụ tranh chấp bãi Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham).
    Báo Kinh tế hằng ngày của Hàn Quốc ngày 2-8 bình luận: Trung Quốc đưa đội tàu cá lớn phủ kín Biển Đông là nhằm ngăn cản ngư dân Việt Nam và Philippines hành nghề.
    Trước đây, khi xảy ra vụ tranh chấp bãi Scarborough, hơn 100 tàu cá Trung Quốc thể hiện sức mạnh phong tỏa các tàu cá của Philippines.
    Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hong Kong (Trung Quốc) ngày 2-8 đăng bài Đội đánh bắt cá thực thi nhiệm vụ đầy nguy hiểm, cho rằng: “Kế hoạch đánh bắt vùng nước sâu bao gồm vùng biển có tranh chấp sẽ không tránh khỏi việc khiêu khích Việt Nam và Philippines”.
    Báo này dẫn lời một quan chức quân sự Trung Quốc giấu tên nói: “Tiếp nối hành động bắt đầu tuần tra quân sự trên Biển Đông hồi tháng trước, việc đội tàu cá hùng hậu tràn xuống Biển Đông đánh bắt chính là một biện pháp khác để tăng cường thêm đòi hỏi chủ quyền (của Trung Quốc) đối với lãnh hải. Trung Quốc đã quyết định thay đổi lập trường bị động trước đây, chuyển sang áp dụng biện pháp tích cực, bao gồm thâm nhập sâu hơn vào việc khai thác tài nguyên nghề cá ở Biển Đông”.
    Bài báo dẫn lời Phó Côn Thành, một chuyên gia về luật biển của Đài Loan, nói: “Trong tương lai không xa, tại Biển Đông có thể sẽ xuất hiện một cuộc đấu tranh mới xung quanh việc đánh bắt cá và tranh chấp lãnh thổ, nhưng Bắc Kinh vẫn ở vào vị trí có lợi thế nhất”.
    Ông này cho rằng: “Tỉnh Hải Nam đã trang bị cho ngư dân những con tàu tốt, khuyến khích họ tới những vùng biển tranh chấp đánh bắt, cho dù có xảy ra đối đầu với tàu cá nước ngoài thì với số lượng lớn tàu cùng xuất phát như thế cũng sẽ an toàn hơn. Các tàu kéo lưới của Hải Nam có thể sẽ kết thành đội khi kéo ra vùng biển quốc tế đánh bắt giống như ngư dân Đài Loan đã làm để đối phó với tàu quân sự của Indonesia trước đây”.
    Tuy nhiên, Phó Côn Thành cũng chỉ ra rằng, cách làm này chứa đựng sự nguy hiểm vì “kế hoạch đánh bắt biển sâu của đội tàu cá Hải Nam nhất định bao gồm cả vùng biển tranh chấp, điều này khó tránh khỏi khiêu khích Việt Nam và Philippines. Họ có thể sẽ áp dụng biện pháp đối phó, rất dễ làm gia tăng mức độ tranh chấp”.
    Hãng tin Reuters của Anh hôm 2-8 cũng phát đi bài Trung Quốc bắt đầu cuộc tiến công dầu mỏ ở Biển Đông, cho rằng: “Trung Quốc lúc đầu mở cuộc tiến công ngoại giao ở Biển Đông, tiếp đó là thể hiện về mặt quân sự. Bây giờ, họ đang bắt đầu “mặt trận thứ ba”: cho Cty CNOOC hồi cuối tháng 6 lần đầu tiên gọi thầu quốc tế các lô dầu khí lớn ở khu vực vùng biển tranh chấp (thực ra là nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam). Việc mở thầu sẽ được tiến hành trước tháng 6 - 2013”.
    Theo Reuters, hôm 2-8, một quan chức chính phủ Hàn Quốc đã “cảnh cáo Trung Quốc đừng làm cho tình hình xấu thêm”.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    http://www.tienphong.vn/the-gioi/58...-theo-Cong-uoc-LHQ-ve-Luat-Bien-1982-tpp.html


    Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa:
    Phải giải quyết vấn đề Biển Đông theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982

    TP - Ngày 3-8, ông Lý Lệnh Hoa (Nghiên cứu viên Trung tâm Thông tin Hải dương Trung Quốc, người phê phán những quan điểm sai trái của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, bác bỏ Đường lưỡi bò), đăng bài trên diễn đàn báo điện tử Sina nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra đời Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982, nêu rõ chủ trương giải quyết tranh chấp theo Công ước và luật pháp quốc tế.

    [​IMG]
    Học giả Lý Lệnh Hoa: Trung Quốc phải tuyệt đối tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển. Trong bài viết nhan đề Quán triệt tinh thần Công ước, tích cực giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông), ông Lý Lệnh Hoa nhìn nhận: “Việc giải quyết vấn đề Nam Hải hiện nay đã đến lúc không thể trì hoãn mãi, chúng ta chỉ có thể giải quyết với thái độ tích cực, chủ động mới là đúng đắn. Nhân tố chủ yếu quyết định vấn đề Nam Hải không phải là các thế lực bên ngoài khu vực như Mỹ, mà chỉ bằng nỗ lực thiết thực của Trung Quốc và các quốc gia xung quanh (Biển Đông) mới có thể giải quyết được”.

    Nước ta (Trung Quốc) là quốc gia ký và phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, cần phải tỏ rõ cho thiên hạ thấy sự thành tâm của mình, gương mẫu quán triệt và chấp hành toàn bộ mọi điều khoản của Công ước. Phải tích cực đàm phán, thương lượng song phương và đa phương, thống nhất về lý luận thao tác với các nước ven bờ Nam Hải (Biển Đông)”.
    Lý Lệnh Hoa
    Ông cho rằng: “Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã nhiều lần bày tỏ Trung Quốc muốn giải quyết ổn thỏa các tranh chấp và bất đồng ở Nam Hải bằng phương thức hòa bình, không đề cập việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Như thế là rất đúng đắn và rất lý tính. Cần phải nói rằng, đó là một trong hai nguyên tắc cơ bản mà chúng ta (Trung Quốc) cần phải làm được để sớm giải quyết toàn diện và triệt để vấn đề Nam Hải. Hiện nay, các nước xung quanh Nam Hải cũng đều bày tỏ không sử dụng vũ lực để giải quyết bất đồng.
    Nguyên tắc cơ bản thứ hai là cần phải triển khai đàm phán hòa bình hữu nghị với các nước trên cơ sở tất cả các điều khoản của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982”.
    Là chuyên gia hàng đầu về Luật Biển và phân định ranh giới biển, ông Lý Lệnh Hoa khẳng định: “Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 là một bản công ước vĩ đại, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống và tương lai tốt đẹp của nhân dân các nước trên thế giới, trong đó có nhân dân nước ta.
    Số quốc gia ký kết Công ước nhiều, nội dung Công ước toàn diện và phong phú, có uy quyền cao, xứng đáng là bản “Hiến chương biển” thời nay.
    30 năm qua kể từ khi được ký, tinh thần của Công ước đã phát huy mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới; lý luận về phân định ranh giới biển quốc tế trở nên công bằng và đầy đủ.
    Vấn đề Nam Hải tuy cũng có liên quan đến luật quốc tế khác, nhưng giải quyết vấn đề Nam Hải, như địa vị pháp lý của các đảo nhỏ, xác định đường cơ sở lãnh hải và nguyên tắc phân định ranh giới biển, đều chủ yếu dựa vào các điều khoản của Công ước.
    Ở nước ta (Trung Quốc), có người thiếu sự hiểu biết chính xác về tinh thần và các điều khoản của Công ước nên có thái độ coi thường, nói xấu và phủ định Công ước. Như thế là không đúng”.

    Trong một bài viết khác được đăng tải hôm 31-7, ông Lý Lệnh Hoa trích dẫn ý kiến của một blogger có nick là Xinshihaodang (Tâm sự mãnh liệt) bày tỏ tán thành các quan điểm của ông. Người này cho rằng: “Thứ nhất, lợi ích mà Trung Quốc, Việt Nam và các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền Nam Hải được hưởng khi cùng nhau hợp tác lớn hơn nhiều lợi ích khi tranh chấp chủ quyền. Thứ hai, chủ quyền Nam Sa (Trường Sa) dù có tranh chấp, nhưng phải tôn trọng quyền lợi của nước láng giềng về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Thứ ba, việc cố đòi quyền lợi biển theo Đường biên giới 9 đoạn (Đường lưỡi bò) không phải là hành vi sáng suốt. Thứ tư, trong tình huống tranh chấp lợi ích của các nước đều vượt khỏi giới hạn thì cuối cùng cần có sự thỏa hiệp. Thứ năm, phải đứng trên tầm cao đạo lý quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền Nam Hải mới phù hợp với lợi ích lớn nhất của Trung Quốc. Thứ sáu, dùng vũ lực giải quyết tranh chấp là tối, tối hạ sách, quyết không được sử dụng. Thứ bảy, phải cảnh giác với nhân tố phi lý trí có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh không có người chiến thắng”.
  4. kid_of_myth

    kid_of_myth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    862
    Đã được thích:
    191
    Min đâu rồi?
    Sao không vận động một cái gì đó gây quỹ mua tàu cho bác Lưu ngay trên TTVN nhỉ? Giao cho Min quả lý luôn cho uy tín.
    Khéo mua được cả con tàu vài ngán tấn đấy chứ, nếu cái hầu bao của các member trên này tương xứng với cái độ "máu" khi chém gió. [r2)]
  5. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    đồng ý với ý kiến này nè [:D]
  6. lytramphong6789

    lytramphong6789 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2012
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    8
    Vậy khác nào dùng tiền Thuê người ra húc nhau với cướp biển. Có nhiều người trên này Đầu nóng thật đấy nhưng ko có nghĩa là khi kêu gọi, người ta sẽ bỏ ra thật nhiều tiền để ủng hộ. Vì thực ra ở đây Nóng đầu chủ yếu là xitin dâu, trả tiền mạng còn phải xin tiền nữa là. Nhà nước cũng chỉ dám kêu gọi ủng hộ ngư dân gặp kho khăn, bị cướp bóc, chứ co kêu gọi góp tiền bọc sắt cho tàu họ đâu.[r2)]
  7. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    Mem trên này cố gắng lắm thì mua được mấy cái áo phao với đống lưới cá là giỏi lắm rồi,tính sơ sơ con tàu vỏ sát mà vinashin đang đóng giá khoảng 4 tỷ nếu 1 người góp 1tr(khó có thể được)thì cần 4000 người,đếm thử cả box GDQP & KTQSNN coi có tới 4000 thành viên không,đấy là mới tính tới tàu bọc sắt trọng tải nhỏ nhé,còn tàu trên ngàn tấn thì giá bét cũng khoảng 8 tỉ,nếu có hầm chứa nhiều cá như con hải vương 68 thì giá 20 tỷ,đống lưới đánh cá giá bèo cũng 30 triệu,bởi vậy mới nói đừng tưởng cái gì cũng nhỏ,nếu có nhỏ thì chỉ nhỏ với mấy bác vinashin thôi :)):)):)):))
  8. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Tương lai chúng ta là Biển Đông

    nguồn : http://tuanvietnam.net/2012-08-03-tuong-lai-chung-ta-la-bien-dong

    Xây dựng một Biển Đông hòa bình cũng chính là xây dựng một Biển Đông thịnh vượng ở đó các công ước và luật quốc tế cần được tôn trọng và thực thi, chủ quyền và quyền chủ quyền hợp pháp chính đáng của mỗi nước cần được các nước khác tôn trọng căn cứ vào lịch sử, đạo lý chứ không phải dựa trên sức mạnh. Cuối cùng, các quốc gia có lợi ích trong khu vực sẽ cùng nhận thức một cách đúng đắn rằng nguồn năng lượng mà họ cần sẽ có được dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và phù hợp với đạo lý hơn với tư cách một người bạn hàng, một đối tác chứ không phải một kẻ xâm lược.

    [​IMG]
    Giàn khai thác khí Lan Tây của TNK Việt Nam ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam. Ảnh Ngọc Nhi

    Trong khi nhiều dân tộc trên thế giới gọi quốc gia mình là đất, dân tộc Việt Nam có lẽ là dân tộc duy nhất gọi quốc gia mình là nước. Sông, biển không những là không gian sinh tồn quý giá đã nuôi dưỡng giống nòi Việt qua bao đời nay, sông, biển còn là lá chắn của độc lập dân tộc. Trong suốt lịch sử giữ nước, sức mạnh thủy quân Việt Nam, biểu lộ qua những chiến công chói lọi mang tên Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chương Dương, Hàm Tử, Rạch Gầm... luôn luôn là yếu tố rất quyết định trong việc đánh bại ngoại xâm, bảo vệ toàn vẹn đất nước.

    đúng tương lai của dân tộc chúng ta là hướng ra biển vì đất canh tác của chúng ta có hạn , nếu không giữ được biển đông của chúng ta mà các bậc cha ông đi trước để lại cho con cháu sau này . thì tội lớn nhất thuộc về thế hệ hiện tại con cháu chúng ta sau này chỉ cò nước cặp đất mà ăn[:D]
  9. SprayBoom

    SprayBoom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Tàu gỗ gia cố ghép thêm vào cột sắt phần mũi và xung quanh giống như con nhím "ở phần mũi nhọn ta hàn bằng thép gió xuyên giáp vào".
    Thiết kế để tháo lắp cơ động khi ra khơi gắn vào và vào bờ tháo ra là ổn. Ngon, bổ, rẽ. =))
  10. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam dán bản dịch tiếng Việt xuống dưới bản đồ

    17:09 4 thg 8 2012



    Bây giờ, do thiếu thông tin, nên chưa thể nói gì hơn. Nhưng, hình như bắt đầu thấy cảm giác là lạ về những gì mà Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đang làm liên quan đến tấm bản đồ do thầy Mai Hồng vừa hiến tặng.

    Nhìn rộng ra, là có thể đẩy đến những suy nghĩ về toàn bộ nền khoa học xã hội Việt Nam, trong đó, đáng nhẽ giữ vị trí trung tâm trong vấn đề liên quan đến tấm bản đồ, phải là ngành sử học. Cần đợi thêm thời gian, và bổ sung cũng như xác nhận thông tin.

    Ở entry này, chỉ đưa tin cụ thể. Tin đã đăng tải trên báo chí chính thống.

    1. Vừa thấy một video do VnExpress đưa lên, liên quan đến việc trưng bày tấm bản đồ Trung Quốc đầu thế kỉ XX không có Nam Sa và Tây Sa tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (cơ quan tiếp nhận hiến tặng bản gốc của tấm bản đồ).


    2. Từ video trên, thấy có hai cái hình thế này (tôi lấy ra từ video):
    [​IMG]

    [​IMG]


    3. Như vậy, rõ ràng, thấy có một bản dịch tiếng Việt được dán ở dưới bản photocopy màu của tấm bản đồ. "Dán" ở đây là viết cho gọn, chứ không phải là dán bằng hồ hay bằng keo (băng dính,...).

    Đó chính là bản dịch do chính thấy Mai Hồng thực hiện.

    4. Không biết bản dịch ấy được dán vào dưới như vậy từ khi nào ? Hôm nay (4/8/2012) người ta có còn thấy bản dịch được dán ở dưới như vậy nữa không ?

    Bản mà Bảo tàng Lịch sử Việt Nam dán lên lưới trời (ở đây), đã bị gỡ xuống. Không có bất cứ lời nào.


    ---

    Những entry liên quan đã đi trên blog này:

    - Bảo tàng Lịch sử Việt Nam dán bản dịch tiếng Việt xuống dưới bản đồ

    - Bản dịch Lời dẫn của tấm bản đồ (bản dịch mới, bởi Nam Long Nguyễn Quang Duy)

    -
    Bản dịch Lời dẫn bản đồ và góp ý (Mai Hồng, Nam Long, Giao)

    - Trung Quốc đã đưa tin rất nhanh kèm theo một câu hỏi

    - Bản đồ Trung Quốc in cuối thế kỉ XIX đầu thế XX không có Tây Sa và Nam Sa (tư liệu Giao)

    - Tấm bản đồ Trung Quốc vẽ và in đầu thế XX không có Tây Sa và Nam Sa (tờ ANTĐ)

    - Ngô Viễn Phú (Trung Quốc) bẻ gãy các luận điểm đưa ra của phía Việt Nam !

Chia sẻ trang này