1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    bị 1 thằng như vây kích đểu mà đã tức như vậy thì còn làm được việc gì. Cứ mặc nó. chúng ta hoạt động bình thường để diễn đàn bớt rác. Rồi 1 ngày nào đó củm thấy chán nó sẽ tự hủy[:D]
  2. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Tác giả 'Rừng Na Uy' luận về tranh chấp Trung - Nhật

    Tiểu thuyết gia Haruki Murakami cảnh báo rằng sự liều mạng của những chính trị gia dân tộc chủ nghĩa đã tiêm nhiễm "một thứ rượu rẻ tiền" vào nhân dân hai nước trong tranh chấp Nhật - Trung.

    [​IMG]
    Nhà văn Haruki Murakami. Ảnh: Rex Features Theo AFP, nhận định của Murakami được đưa ra sau khi Bắc Kinh lên tiếng cáo buộc Nhật Bản đã "ăn cắp" quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ngay tại phiên họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.
    Theo tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Rừng Na Uy", những bất ổn này nên được xử lý bằng một cái đầu lạnh. Người được cho là sẽ trở thành chủ nhân của giải thưởng văn học Nobel trong tương lai đã viết trên tờ Asahi Shimbun rằng, tranh chấp lãnh thổ là một sản phẩm của việc chia tách loài người thành các quốc gia với những đường biên giới.
    "Khi lãnh thổ không còn là một vấn đề thực chất mà bị biến thành lĩnh vực cho chủ nghĩa dân tộc phát triển, nó sẽ tạo ra một tình trạng nguy hiểm và không lối thoát", ông viết.
    "Giống như một thứ rượu rẻ tiền, nó sẽ làm bạn say và bị kích động chỉ sau vài ly. Nó khiến bạn to tiếng và hành xử thô bạo. Nhưng sau cơn say, những gì bạn phải trải qua vào sáng hôm sau sẽ không có gì ngoài một trận đau đầu khủng khiếp."
    "Chúng ta phải cẩn trọng trước các chính trị gia và những nhà luận chiến. Họ chiều chuộng ta bằng những chầu rượu rẻ tiền và xúi giục mọi người nổi cơn thịnh nộ", Murakami nhận định.
    Quần đảo không người Senkaku/Điếu Ngư từ lâu đã trở thành trung tâm của những vụ tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng thập kỷ giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới bắt đầu leo thang hồi đầu năm nay khi Thị trưởng Tokyo, Shintaro Ishihara, người nổi tiếng với quan điểm dân tộc chủ nghĩa, cho biết ông muốn mua đứt chuỗi đảo này.
    Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi chính phủ Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa Senkaku/Điếu Ngư. Bước đi này theo Tokyo là chỉ nhằm mục đích hành chính và ổn định tình hình, nhưng lại bị Bắc Kinh cáo buộc là một động thái khiêu khích.
    Cuộc khẩu chiến giữa hai chính phủ tiếp tục khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm qua tố Nhật Bản "ăn cắp" quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngay giữa cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc được tổ chức ở New York.
    Các tác phẩm của Murakami, một trong những tiểu thuyết gia hàng đầu thế giới, đã được dịch ra gần 40 thứ tiếng. Ông cũng rất nổi tiếng tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, các bên liên quan tới tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra ở Đông Bắc Á.
    Quỳnh Hoa
  3. Cuty1978

    Cuty1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    1
    Bác có biết khi nào nó chán không ? mà em thấy người ta chán cơm toàn ăn phợ bác ợ.[:D]
  4. Cuty1978

    Cuty1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    1
    CHUYỆN NGOÀI CHÍNH SỬ: THÂN TỀ HAY THÂN TIỀN ?
    [​IMG] Thời Xuân Tan Chiến Nát, Vệ là một nước nhỏ nằm cạnh nước lớn là nước Tề. Vệ bị Tề o ép đủ điều. Triều đình Vệ phải thần phục Tề. Tuy vậy, vua quan triều đình Vệ cũng chia làm hai phe: phe thân Tề và phe chống Tề (dù không công khai). Quan tể tướng nước Vệ là Quách Tam Dương là người rất khó lường, dư luận cũng không biết
    đâu mà lần, không biết ngài là kẻ thân Tề hay chống Tề. Nhân lúc trà dư tửu hậu ba vị nhân sĩ nói chuyện phiếm về ngài tể tướng. Một vị nói:
    - Theo tôi thì ngài tể tướng thuộc phe chống Tề vì ngài đã dám công khai lên án Tề trước triều đình nước Vệ khi nói rằng năm ấy Tề đã dùng vũ lực để cướp đảo của Vệ.
    Vị thứ hai phản bác:
    - Theo tôi thì ngài tể tướng thân Tề mới là đúng vì ngài đã sẵn sàng bán rẻ bảo vật quốc gia cho Tề dù tiềm ẩn biết bao nguy cơ và cũng chính ngài hạ lệnh ngầm cho thuộc hạ phải xử tội thật nặng những người dám công khai thể hiện quan điểm phản đối Tề dù dưới bất kỳ hình thức nào !
    Bây giờ, vị thứ ba mới lên tiếng:
    - Hai bác nói sai rồi, theo tôi thì ngài tể tướng chả thân Tề và cũng chả chống Tề mà ngài chỉ có thân với tiền thôi. Lúc nào thân Tề mà có tiền thì ngài thân Tề, lúc nào chống Tề mà có lợi cho ngài thì ngài chống Tề cũng giống như quan thái tể Bá Hi nước Ngô ngày xưa.
    Hai vị kia nghe vậy đều gật gù đồng ý với vị nhân sĩ thứ ba.
  5. lytramphong6789

    lytramphong6789 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2012
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    8
    Trung-Nhật căng thẳng Vn hưởng xái nhiều. 9 tháng đầu năm FDI hơn 8 tỷ obado mà Nhật nó chiếm phân nửa rồi, mà làm ăn với Nhật thì rất uy tín và chế độ cho CN, bảo vệ Mt là số 1. Nhật nó chẳng ngu gì đầu tư vào Tq nữa,ko biết mất của lúc nào. Mọi người cứ kêu Nhật bị động nhưng nhìn cách ứng xử điềm tĩnh, đi từng bước chắc chắn, lúc hăng máu lúc tỏ ý hòa nhã làm thằng Tàu xách dép mà chạy theo. Còn vụ TQ lùm xùm với Vn đầu năm mà có lúc lên đỉnh điểm chắc là Đòn gió của thằng này nắn gân Vn xem mình tỏ thái độ sao, may mà Vn vẫn còn đủ bản lĩnh và tình táo, ko thì.
  6. binhjuventus

    binhjuventus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    940
    Đã được thích:
    37
  7. Cuty1978

    Cuty1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    1
    Sau Biển Đông, Trung Quốc “nhòm ngó” cả Ấn Độ Dương?

    Cả thế giới đang dõi theo các cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng hiện nay giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, có lẽ Ấn Độ là một trong những nước theo dõi sát sao nhất bởi họ có một mối lo ngại sâu sa. New Delhi sợ rằng, sau Hoa Đông và Biển Đông, Trung Quốc sẽ “nhòm ngó” đến Ấn Độ Dương.


    Vì sao Ấn Độ sợ Trung Quốc “nhòm ngó” Ấn Độ Dương?

    Ấn Độ có lý do để quan ngại về tham vọng của Trung Quốc. Theo dõi các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở Biển Đông, Biển Hoa Đông trong thời gian vừa qua, New Delhi đã nhìn thấy rõ tham vọng rất lớn trên biển của Trung Quốc cũng như sự quyết liệt của nước này trong việc thực hiện tham vọng mà họ đã đặt ra.

    Trung Quốc đã không tiếc tiền đầu tư vào các dự án phát triển vũ khí và lực lượng với mục tiêu xây dựng một hải quân mạnh để có thể giúp họ thực hiện các tham vọng trên biển. Hoạt động này đã được họ chuẩn bị từ vài thập kỷ nay.

    Những động thái khiến New Delhi phải “giật mình” là trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục tăng cường quan hệ với những nước ở khu vực sân sau của Ấn Độ.

    Hồi đầu tháng này, Trung Quốc vừa mới thông báo gói viện trợ kinh tế 500 triệu USD cho Maldives. New Delhi vốn coi Maldives là trung tâm của bức tranh chiến lược ở Ấn Độ Dương. Quốc đảo này là một dãy đảo nằm trải dài trên những tuyến đường biển quan trọng nối giữa Đông Á và Trung Đông. Vì tầm quan trọng của Maldives, Ấn Độ không thể ngồi yên để Bắc Kinh “ve vãn” quốc đảo này.

    Nếu Trung Quốc chỉ mở rộng “dấu chân” đến Maldives thì riêng động thái đó đã đủ để New Delhi lo ngại. Tuy nhiên, trên thực tế, những gì đang xảy ra thực sự gây nguy cơ cho Ấn Độ bởi Trung Quốc đang tăng cường quan hệ gắn bó chặt chẽ với một loạt quốc đảo được cho là đang nằm trong phạm vị ảnh hưởng của Ấn Độ. Bắc Kinh đã thiết lập quan hệ mạnh mẽ với Sri Lanka, Seychelles và Mauritius trong vài năm qua. Đây vốn là những nước về mặt lịch sử luôn nhận được sự bảo vệ lớn của Ấn Độ.

    Bắc Kinh bắt đầu "ve vãn" Sri Lanka từ năm 2009 bằng những dự án cơ sở hạ tầng và nhiều dự án khác như xây dựng cảng nước sâu gọi là Hambatota ở phía nam quốc đảo này. Mới đây, hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã đến thăm Sri Lanka mang theo đề nghị về các dự án phúc lợi xã hội lên tới 100 triệu USD ở phía đông và bắc đất nước – những vùng bị tàn phá nặng nề sau một phần tư thế kỷ chìm trong nội chiến.

    Trung Quốc cũng đã tiếp cận với Seychelles từ năm 2007 bằng chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Điều khiến New Delhi choáng váng là Bắc Kinh hiện giờ đang giúp đào tạo lực lượng quốc phòng cho Seychelles và cung cấp vũ khí hạng nặng cho quốc đảo này.

    Tất cả những động thái trên của Bắc Kinh trong thời gian qua khiến New Delhi thực sự cảm thấy lo ngại. Ấn Độ tin rằng, Trung Quốc đang nhóm ngó Ấn Độ Dương.


    Ấn Độ đối phó Trung Quốc

    Ấn Độ tất nhiên là đã nhanh chóng triển khai các biện pháp đối phó với tham vọng của Trung Quốc. New Delhi đã tìm cách củng cố thêm mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ giữa họ với các quốc đảo ở Ấn Độ Dương.

    Tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony đã có chuyến thăm đến Maldives để thúc đẩy mối quan hệ với nền dân chủ trẻ này. Trong chuyến thăm đó, Bộ trưởng Antony đã đưa ra nhiều thông báo quan trọng liên quan đến hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Maldives. Theo đó, New Delhi sẽ giúp đào tạo lực lượng không quân cho Maldives và đưa một nhóm hải quân đến quốc đảo này để đào tạo cho lực lượng hải quân Maldives. Ấn Độ cũng sẽ cử một tùy viên quân sự đến Maldives, kéo dài thời gian triển khai phi đội trực thăng ở Maldives thêm 2 năm đồng thời giúp chính phủ Maldives giám sát Vùng Đặc Quyền Kinh tế của quốc đảo này.

    Ngoài việc tăng cường quan hệ với các quốc đảo ở sân sau của mình, Ấn Độ cũng đẩy mạnh nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự để có thể bảo vệ mình trước Trung Quốc. New Delhi đã mạnh tay đầu tư cho quân đội. Ấn Độ là nước mua sắm vũ khí nhiều nhất thế giới trong 5 năm qua. Nước này mới đây cũng đã trang bị một tàu sân bay mới cho mình và đã chế tạo thành công một loại tên lửa có thể tấn công đến tận lãnh thổ của Trung Quốc.

    Nằm trong chiến lược đối phó với Trung Quốc, Ấn Độ đang tăng cường mối quan hệ hợp tác với cường quốc quân sự số 1 thế giới – Mỹ. Mặc dù New Delhi luôn miệng tuyên bố về chính sách “không liên kết” nhưng các nhà lập chính sách ở nước này thừa hiểu, hợp tác với Washington có thể là cách tốt nhất để họ ngăn chặn một Trung Quốc đang nổi lên.

    Với sự lo lắng có sẵn của Ấn Độ đối với Trung Quốc, người ta không thấy có gì là lạ khi gần đây New Delhi can dự và các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Ấn Độ được cho là sẽ tham gia vào các nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông.

    Ấn Độ bắt đầu thể hiện sự quan tâm của họ đến Biển Đông bằng việc điều một loạt tàu hải quân tới Biển Đông hồi tháng 5 vừa qua. 4 tàu của Lực lượng Hải quân Ấn Độ gồm INS Rana, Shakti, Shivalik và Kurmak đã thực hiện một hải trình dài một tuần trên Biển Đông. Chưa dừng lại ở đó, trong những ngày cuối cùng của tháng 5, một quan chức cấp cao của Ấn Độ đã thẳng thừng tuyên bố sẽ đáp trả bằng vũ lực trước bất kỳ hành động “hiếu chiến” nào của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Lý do thúc đẩy Ấn Độ can thiệp vào tình hình Biển Đông chính là sự quan ngại của nước này trước tham vọng cũng như sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc. New Delhi tin rằng, nếu để Bắc Kinh độc chiếm Biển Đông thành công thì nước này sẽ có thêm động lực, sự táo bạo để tiến tới các khu vực xung quanh, trong đó có Ấn Độ Dương
    .
  8. Cuty1978

    Cuty1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    1
    ĐÂY, “HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ” CỦA ÔNG TẬP CẬN BÌNH: TRUNG QUỐC TĂNG TỐC XÂY DỰNG “THÀNH PHỐ TAM SA” !!

    Tân Hoa Xã trắng trợn phát đi bản tin lúc 21h ngày 29-9-2012 cho biết: Trung Quốc tăng tốc xây dựng “thành phố mới thành lập Tam Sa”.
    Theo đó, các nhà chức trách của cái gọi là “thành phố Tam Sa” nằm ở Biển Đông bắt đầu vạch kế hoạch phát triển cho 4 dự án cơ sở hạ tầng và một chương trình nhà ở, để tăng tốc độ xây dựng đảo.
    Các dự án cơ sở hạ tầng bao gồm xây dựng đường, hệ thống cấp thoát nước trên đảo Phú Lâm, nơi có trụ sở của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
    Theo kế hoạch này, bảy con đường với tổng chiều dài 5 km sẽ được nâng cấp hoặc xây dựng mới.
    Trong khi đó, sẽ lắp đặt một nhà máy khử muối có khả năng xử lý 1.000 mét khối nước biển mỗi ngày để cung cấp nước ngọt cho cư dân trên đảo.
    Các dự án cũng bao gồm việc xây dựng các công trình giao thông nối kết các đảo, xây một bến tàu, và xây dựng đảo Cây (đảo Zhaoshu trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).
    Thị trưởng của cái gọi là “thành phố Tam Sa” hôn Thứ Bảy (29-9-2012) vừa công bố bắt đầu triển khai chương trình xây dựng nhà ở với tổng vốn đầu tư 2.970.000 USD.

    Đây là những hành động ngang ngược của Trung Quốc tiếp nối một loạt các hoạt động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, ngay sau khi ông Tập Cận Bình lớn tiếng tuyên bố muốn giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Ngày 20-9-2012, trong cuộc gặp các nhà lãnh đạo Đông Nam Á, ông ta trấn an rằng Bắc Kinh chỉ muốn duy trì mối quan hệ hòa bình với các nước trong khu vực. Ông ta còn xoen xoét: “Trải qua rất nhiều thăng trầm thời hiện đại, chúng tôi nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự phát triển và giá trị của hòa bình”.

    Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược ĂN CƯỚP TRONG HÒA BÌNH, từng ngày từng giờ lấn chiếm từng mét đảo, từng mét biển của Việt Nam, để rồi tiến tới CHIẾM ĐOẠT TOÀN BỘ BIỂN ĐÔNG.
    Chỉ có những kẻ khờ khạo, ngu đần đến tận cùng thì mới tin rằng Trung Quốc thật tâm muốn “duy trì quan hệ hòa bình với các nước trong khu vực”.
  9. zzsubmarinezz

    zzsubmarinezz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2012
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    63
    'Tiên cá' lạc lên bờ vì tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku

    Dư luận thành phố Thương Châu, Trung Quốc đang xôn xao vì sự xuất hiện của một "nàng tiên cá" vô cùng xinh đẹp, tự giới thiệu mình đến từ vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, nơi Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp lãnh thổ.

    [​IMG]
    Đám đông hiếu kỳ vây quanh "nàng tiên cá" đến từ quần đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa quảng trường thành phố Thương Châu, tỉnh Hồ Bắc.

    Ngày 21/9, tại quảng trường thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, một cô gái xinh đẹp ăn vận trang phục màu xanh lấp lánh giống như một nàng tiên cá thu hút sự chú ý của tất cả những người đi đường.
    Cô gái giới thiệu mình là nàng tiên cá đến từ vùng biển gần quần đảo ĐiếuNgư/Senkaku. Cô bị lạc lên bờ bởi những sự kiện phức tạp gần đây tại vùng biển này liên quan đến tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, và hiện giờ cô không thể trở về nhà. Tuy nhiên, không phải là không còn bất cứ cách nào để giúp “nàng tiên cá”.

    Cách giúp “nàng tiên cá” trở về với biển được viết rõ ràng trong tờ giấy mà nàng trịnh trọng đặt trước mặt. Theo đó, “nàng tiên cá đảo Điếu Ngư/Senkaku” chỉ có thể trở về nhà nếu nhận được lời chúc phúc của 999 cặp uyên ương. Vì vậy, nàng chọn ngồi giữa quảng trường đông người qua lại với hi vọng nhận đủ được những lời chúc phúc để quay về với biển.

    ...

    Đệt mợ bọn hoang tưởng lại chơi trò "thần tiên" này ^:)^
  10. Hoanghai.btkt

    Hoanghai.btkt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2012
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Hàng ngày đc ngắm quả vếu kia thì cũng thích

Chia sẻ trang này