1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Wehrmacht5

    Wehrmacht5 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/03/2008
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    1
    Đúng. Đúng lắm ! Ngày xưa bác Mao chỉ dám mơ xây dựng lại Trung Nguyên đàng hoàng hơn, to đẹp hơn chứ chưa dám mơ sánh vai với ngũ cường 5 châu. Nhưng giờ đây Trung Hoa thậm chí còn vươn lên thành cường cuốc số hai thế giới. Đông nạt Nhật lùn, bắc cự Nga-Mông, nội hưng xã tắc, ngoại khuất bản đồ.

    Người Trung Hoa đi đến đâu là vẻ vang giòng giống Thiên Tử đến đấy. Hay lắm !
  2. Cuty1978

    Cuty1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    1
  3. en_bac

    en_bac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Bài viết:
    908
    Đã được thích:
    2
    Các bạn có bị sao không vậy? Sao lại so sánh TQ với Đức được chứ??? Đức có một nền khoa học tiên tiến. Có thể nói vào bậc nhất thế giới. Mẽo Ngố mà không lấy được thiết kế của Đức ý tưởng của Đức thì làm sao mà lên vũ trụ. Còn TQ mịa suốt ngày khổng với lão thì làm cái giề. Ăn cắp công nghệ nhưng không nên thân ăn cắp được dáng vẻ bề ngoài chứ mấy. Không có gốc mà đòi so với Đức. Vác TQ đi so với Đức khác nào kéo lùi nước Đức tới vài thế kỷ à ???
  4. Cuty1978

    Cuty1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    1
    Trung Quốc “ve vãn” Đài Loan trong tranh chấp với Nhật Bản
    Tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản về một quần đảo ở vùng Biển Hoa Đông đã có một bước chuyển biến khi Bắc Kinh tuyên bố bảo vệ các tàu cá của Đài Loan trước các lực lượng tuần tra duyên hải của Nhật Bản.
    Cam kết này nêu bật nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tận dụng các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực để củng cố tuyên bố chủ quyền về Đài Loan, trong bối cảnh mối quan hệ hai bờ eo biển đang được cải thiện. Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Bắc Kinh cho biết: "Tàu của Chính phủ Trung Quốc Đại lục sẵn sàng hỗ trợ cho ngư dân ở cả hai bờ eo biển. Hai bờ eo biển là một gia đình. Những người anh em, ngay cả khi họ đang có tranh luận với nhau trong nhà, nên đoàn kết chống lại sự xâm lược từ bên ngoài”. Tuyên bố trên được đưa ra sau một cuộc đối đầu tuần này giữa lực lượng tuần duyên của Nhật Bản và Đài Loan gần quần đảo Senkaku, được Nhật Bản kiểm soát nhưng Bắc Kinh và Đài Bắc có tuyên bố chủ quyền. Các tàu bảo vệ bờ biển của Đài Loan đã hộ tống các tàu cá xâm nhập vào vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp mà phía Nhật Bản cho là thuộc hải phận của họ để phản đối quyết định gần đây của Nhật Bản mua lại chúng từ một tư nhân người Nhật. Việc Trung Quốc và Đài Loan trở nên gần gũi hơn kể từ khi Mã Anh Cửu trở thành tổng thống Đài Loan năm 2008 đã gây ra một số quan ngại trong khu vực và ở Oasinhtơn về những gì có thể xảy ra nếu Trung Quốc và Đài Loan bắt đầu hợp tác quân sự.
    Các nhà phân tích cho rằng bất cứ dấu hiệu nào của Đài Loan thể hiện sự thân mật với Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu an ninh của Đông Á bởi vì hòn đảo này là một bộ phận không chính thức trong liên minh của Mỹ trong khu vực. Richard Bush, quan chức văn phòng đại diện của Mỹ ở Đài Bắc, hồi tháng trước cho biết mặc dù các vấn đề kinh tế là chủ đề chính trong các cuộc đàm phán giữa hai bờ eo biển trong một vài năm qua, song cũng đã có thảo luận, đặc biệt ở Trung Quốc Đại lục, về việc chuyển sang hợp tác trong các lĩnh vực an ninh và chính trị. Một phái viên Đài Loan, người đã tổ chức các cuộc đàm phán không chính thức với Trung Quốc, nói rằng những người thân cận với quân đội Trung Quốc đã nhiều lần gợi ý rằng Trung Quốc Đại lục và Đài Loan nên hợp tác trong các lĩnh vực như tìm kiếm cứu nạn trên Biển Đông. Nhưng Đài Loan muốn né tránh vấn đề này. Vùng lãnh thổ này muốn giữ độc lập và dựa vào Mỹ để chống lại các tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền và đe dọa của Bắc Kinh về việc dùng vũ lực để giành lại Đài Loan. Đạo luật Quan hệ Đài Loan của Mỹ quy định rằng Mỹ giúp Đài Loan tự vệ trong trường hợp bị Trung Quốc xâm lược. Nếu Đài Bắc bị nghi ngờ về lòng trung thành thì có thể làm giảm sự hỗ trợ của Oasinhtơn về cam kết này.
    Ông Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Oasinhtơn cho biết Đài Loan không muốn bị xem là hợp tác với Trung Quốc Đại lục về bất kỳ những tranh chấp lãnh thổ nào. Ông nói hợp tác quân sự với Trung Quốc là ranh giới đỏ đối với giới lãnh đạo Đài Loan. Quyết định của Tổng thống Mã Anh Cửu đưa tàu tuần duyên vào vùng biển tranh chấp là điều bất thường so với cách hành xử trong quá khứ. Mặc dù vậy, sau vụ việc Đài Loan đã nhanh chóng trấn an mọi người rằng điều này không có nghĩa là họ cùng với Trung Quốc Đại lục chống lại Nhật Bản. Các quan chức ngoại giao Đài Loan cho biết: “Chúng tôi sẽ không hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku), lãnh đạo và người dân chúng tôi trân trọng mối quan hệ hợp tác và tình hữu nghị sâu sắc với Nhật Bản”.
    Theo “Thời báo Tài chính” (Anh) ngày 26/9
    Vũ Hiền (gt)
  5. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    đó chỉ là 1 tờ báo đăng quảng cáo lấy tiền, cũng giống như ở Vietnam có những đoạn quảng cáo thuốc chữa bệnh viết bằng chữ nhưng trong mục quảng cáo nên ai cũng biết đó là quảng cáo và nẹn suy nghĩ lại những gì nó viết, =))[:D]chứ chẳng phải quan điểm của chính phủ Mỹ, đúng là người Mỹ thì thực dụng như vậy đó:)).
  6. Gio_Nom

    Gio_Nom Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/09/2012
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác wehmracht, giá mà Vn phải có 2 hay 3 bác wehmracht hơn nữa, thực ra người VN giỏi cũng 8 phần 9 phần người TH rồi :) tuy nhiên có hoạt động nầy của tụi Phi, cần phải cảnh báo tới những người anh em VN :-w

    Philippines phái 800 lính thủy đánh bộ gác các đảo tranh chấp

    (Dân trí) - Một quan chức quân sự cấp cao của Phillippines hôm nay 30/9 cho hay, nước này đã triển khai thêm 800 lính thủy đánh bộ và mở một trụ sở mới nhằm canh gác “các lợi ích” của nước này trên các đảo tranh chấp ở Trường Sa, Biển Đông.



    [​IMG]
    Một nhóm hải quân và chính trị gia Philippines thăm Scarborough trong một bức ảnh năm 1997.
    Quần đảo Trường Sa, nằm trong Biển Đông, từ lâu đã là điểm nóng tranh chấp trong khu vực. Trường Sa nằm trên các tuyến đường biển quan trọng và được tin là có trữ lượng dầu khí lớn. Ngoài Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với một phần hoặc toàn bộ quần đảo.

    Trung tướng Philippines Juancho Sabban, trong động thái cũng muốn xoa dịu, cho biết việc triển khai chỉ là biện pháp bảo vệ chứ không phải là hành động khiêu khích.

    “Hai tiểu đoàn mới được triển khai gần đây sẽ củng cố sự bảo vệ các đảo của chúng tôi”, ông Sabban cho hay.

    “Chúng tôi chỉ bảo vệ các đảo của chúng tôi. Đây là bảo vệ chứ không phải chiếm các đảo các nước tuyên bố chủ quyền khác đã đóng”.

    Ông cho biết một trụ sở của lữ đoàn thủy đánh bộ cũng được thành lập ở tỉnh Palawan gần đó, nhìn ra Biển Đông nhằm “cung cấp chỉ huy và giám sát” đối với lực lượng này.

    Lực lượng thủy đánh bộ này không đồn trú trên đảo song sẽ tuần tra gần đó.

    Ông Sabban cáo buộc Trung Quốc liên tục củng cố các cấu trúc trên các đảo mà nước này chiếm đóng trên Trường Sa, mặc dù “các nước tuyên bố chủ quyền khác đều không có bất kỳ hành động gây hấn thêm nào”.

    “Chúng tôi không ở đó để tạo ra một tình huống có thể dẫn tới xung đột bất ngờ và làm leo thang thành vấn đề trong khu vực”, ông Sabban nhấn mạnh.

    Trung Quốc, nước hiện đang vướng vào tranh chấp biển đảo với Nhật tại Hoa Đông, liên tục có động thái làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Trong một năm qua, cả Việt Nam và Philippines đều lên tiếng phản đối mạnh mẽ sự hung hăng của Bắc Kinh trên vùng biển này.

    Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với hầu hết toàn bộ Biển Đông, chồng lấn cả vào vùng biển sát bờ biển của các nước láng giềng châu Á, trong đó có Việt Nam.

    Tuyên bố của ông Sabban được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Phó chủ tịch Tập Cận Bình, người được cho sẽ là lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc vào năm tới, gặp đặc phái viên của Philippines và bày tỏ mối quan hệ song phương sẽ cải thiện.

    Cuộc gặp được sắp xếp sau nhiều tháng hai bên vướng vào căng thẳng trong tranh chấp Scarborough/Hoàng Nham, nằm ở bắc Trường Sa trên Biển Đông.

    VN có cần TQ cử HQ ra dằn mặt thằng Phi không ? :-w
  7. hoangkim95

    hoangkim95 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2012
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    2
    Em chỉ cần các bác Trung quốc trên đảo ở Trường Sa qua giao lưu bóng chuyền với các chiến sĩ hải quân nhà em, tiện thể nhà em sẽ tốt bụng cho người sang đổi cờ trên nóc đảo các bác thành cờ đỏ sao vàng nhà chúng em cho hợp mỹ quan, đến khi các bác Trung Quốc về đảo thì bọn em sẽ xem như các bác là khách quý, đồ đạc các bác bọn em sẽ gửi lại đầy đủ, bắn vài phát súng tiễn các bác đi luôn cho nó oách, hợp với tinh thần anh em nồng hậu. Cần vậy thôi, còn không mời các bác ấy dắt chó chạy rông về nhà cũng được.
  8. Cuty1978

    Cuty1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    1
    'Trung Quốc dùng gái và tiền dụ người Việt Nam làm gián điệp'
    Phỏng vấn cựu tù chính trị Nguyễn Văn Đài

    Tin tức phòng thủ các đảo Trường Sa với Trung Quốc là 'vô giá”




    Nam Phương/Người Việt

    'Tại nhà tù Ba Sao thuộc tỉnh Nam Hà giam giữ khoảng 3 ngàn tù nhân thì có khoảng hơn 30 tù gián điệp người Việt Nam hoạt động cho Trung quốc bị bắt và bỏ tù.'

    Đây là lời kể của LS Nguyễn Văn Đài về số tù gián điệp tại phân trại 1 khi ông bị giam ở đó với bản án 4 năm “tuyên truyền chống nhà nước...” chỉ vì vận động dân chủ hóa đất nước.
    Các vụ án xử tù gián điệp hầu như không được tường thuật trên báo chí chính thống tại Việt Nam nên không ai nghe nói đến lọai tù này cho tới khi báo Người Việt phỏng vấn hai tù nhân chính trị Nguyễn Văn Đài và Phạm Văn Trội.

    Ông Đài hết hạn tù đầu Tháng Ba năm 2012 và ông Trội mới ra tù Tháng 9 vừa qua. Những lời kể về lọai tù gián điệp của hai ông có nhiều điều đáng để ý.

    Chúng tôi trình bày các cuộc phỏng vấn hai ông với riêng từng người. Bài báo này là các chi tiết về tù gián điệp ở phân trại 1 cùng khu ông Đài bị giam giữ. Cuộc phỏng vấn kế tiếp sẽ là tù gián điệp ở phân trại 3 qua lời kể của ông Trội.



    *****


    * Nam Phương (Người Việt): Xin được hỏi là trong những ngày ông ở nhà tù Ba Sao, Nam Hà, ông thấy có bao nhiêu tù gián điệp người Việt Nam họat động cho Trung quốc rồi bị bắt?
    -Ông Nguyễn Văn Đài (NVĐ): Khi tôi bị giam ở Ba Sao, lúc mới tới thì họ giam tôi ở buồng 1 khu A, ở đó có 4 tù nhân từng làm gián điệp cho Trung Quốc. Ở buồng số 2 bên cạnh thì có 4 tù nhân gián điệp. Cuối năm 2008 họ chuyển tôi sang buồng 6 thì có hơn 20 tù nhân gián điệp.

    Trước sau, ở phân trại 1 có khoảng trên 30 tù gián điệp cho Trung quốc. Tới khi tôi rời trại thì còn khoảng 20 người.

    NV: Như vậy, họ bị giam chung với các loại tù khác?

    -NVĐ: Tù gián điệp Trung Quốc được giam chung với tù chính trị và tôn giáo.


    Ở buồng giam số 1 và số 2 thì những tù nhân gián điệp ở đó đều cộng tác với an ninh trại giam để giám sát các tù nhân Tây Nguyên và các tù chính trị khác. Nhiệm vụ của họ là theo dõi phản ứng của các tù nhân Tây Nguyên và chính trị khi theo dõi các tin tức chính trị qua truyền hình, báo chí. Phản ứng của các tù nhân khi bị trại giam cưỡng bức lao động với mức khoán cao, đôi khi cắt điện, cắt nước, tiêu chuẩn cơm không đủ,…

    Những tù nhân gián điệp sẽ theo dõi xem ai kích động, cầm đầu. Sau đó báo cáo với an ninh trại giam. An ninh trại giam sẽ căn cứ vào đó để kỷ luật biệt giam.

    Nổi tiếng nhất là Phạm Văn Viết là buồng trưởng của buồng giam số 1, rồi một người tên Hái, quê Cao Bằng, trước đây ở cùng để theo dõi và giám sát anh Nguyễn Vũ Bình, sau này là Cha Lý. Ở buồng số 6 có ông Trung chuyên theo dõi tôi và những người khác.

    Nói chung trong buồng giam thì anh em tù người Tây Nguyên và tù chính trị đều biết ai là người cộng tác với an ninh trại giam. Khi tôi vừa tới đó, những anh em Tây Nguyên đã nói nhỏ là phải cẩn thận khi nói chuyện với những người đó. Do vậy bọn tôi rất cẩn thận khi nói chuyện hay tranh luận với họ.

    * NV: Bằng cách nào ông biết và phân biệt được họ là tù gián điệp?

    -NVĐ: Thường thường những tù gián điệp Trung Quốc thì tự họ thừa nhận là họ đã từng bị Trung Quốc mua chuộc, rồi trở thành gián điệp lúc nào không biết. Có người thì thừa nhận rằng họ ý thức làm gián điệp cho Trung Quốc ngay từ lúc được tuyển mộ. Đa số là làm gián điệp vì tiền, chỉ có 1 hoặc 2 người làm gián điệp vì bất mãn.

    * NV: Ông có thể kể tên tuổi về những người tù gián điệp và nếu có thể nhớ được về từng người không?

    - NVĐ: Người có chức vụ cao nhất là ông Bản, năm nay ngoài 60 tuổi, nguyên là trưởng phòng tình báo của công an tỉnh Lạng Sơn, ông Hái, khoảng 70 tuổi cũng là trưởng phòng tỉnh báo của tỉnh Cao Bằng.
    * NV: Ông được nghe kể gì về các câu chuyện, hay việc họ từng làm để bị bắt không?

    -NVĐ: Thông thường những người bị Trung Quốc tuyển mộ thì trước đó họ thường trong vai những người làm ăn, buôn bán sang Trung Quốc để thị sát tình hình. Nhưng không rõ làm sao Cơ quan Phản gián Trung Quốc biết được, sau đó họ bắt giữ và tiến hành đe dọa, mua chuộc bằng tiền và gái đẹp. Kết quả cuối cùng là bị khống chế và trở thành gián điệp.


    Những tù gián điệp cho biết rằng, khi cơ quan phản gián Trung Quốc mà mua chuộc thì không ai có thể cưỡng lại được. Bao nhiêu tiền cũng được chấp nhận, gái Trung Quốc cực xinh để cho những tù gián điệp thỏa mãn. Sau khi những người này được 'đánh' trở lại Việt Nam, họ có nhiệm vụ thu thập tất cả các thông tin về kinh tế, chính trị nội bộ của đảng CSVN từ trung ương đến địa phương, thông tin tôn giáo.

    Thông tin về quan điểm đối ngoại của VN với các nước như với Mỹ, Nga, Nhật, EU, đặc biệt là Đài loan. Các thông tin về quân sự, đặc biệt là kế hoạch tác chiến, trang thiết bị, quân số phòng thủ của quần đảo Trường Sa với Trung Quốc là vô giá.
    Họ cung cấp tiền và hướng dẫn những gián điệp này là cũng sử dụng tiền và gái đẹp để mua chuộc những người có chức vụ trong các cơ quan nhà nước để thu thập thông tin.

    Một gián điệp tên là Tuấn kể chuyện anh ta đã dùng tiền, gái đẹp mua chuộc một số sĩ quan ở Học viên quân sự để mua các tài liệu giảng dạy của nhà trường. Kết quả là 3 sĩ quan cùng với nhóm gián điệp của anh bị bắt. Ngoài việc làm gián điệp, cơ quan phản gián Trung Quốc còn cung cấp tiền Việt Nam giả cho những người này mang về Việt Nam sử dụng. Vụ của Tuấn bị phát hiện do hành vi tiêu tiền giả rồi mới đến hành vi gián điệp.

    * NV: Họ có kể cho ông nghe là được trang bị máy móc gì không (Máy quay phim, máy chụp hình, điện thoại, súng, điện đài truyền tin bí mật) khi làm gián điệp?

    -NVĐ: Họ chỉ được trang bị máy chụp ảnh và máy quay đặc biệt.

    * NV: Theo nhận xét của ông thì những người đó bị kết án nặng hay nhẹ?

    -NVĐ:Theo tôi thấy, làm gián điệp cho Trung Quốc thường bị kết án khá nặng. Những người càng có chức vụ và làm việc ở các tỉnh biên giới thì mức án càng nặng. Tôi thấy có 5 gián điệp bị án chung thân, 1 người 26 năm, 2 người 19 năm, số còn lại từ 10 đến 18 năm.

    Mỗi người bị bắt trong những hoàn cảnh khác nhau. Nhưng thông thường họ đã bị an ninh Việt Nam theo dõi trong một thời gian dài trước khi bị bắt. Phần lớn họ đều bị bất ngờ. Tôi không được nghe kể chi tiết về các vụ bắt giữ.

    NV: Thưa ông, có ai trong số đó kể cho ông biết họ được Trung Quốc huấn luyện thế nào và trả tiền bao nhiêu không? Hay họ tự nguyện làm gián điệp cho Trung Quốc để đổi lấy quyền lợi nào khác?

    -NVĐ:Rất ít người được Trung Quốc huấn luyện bài bản. Nhưng TQ đều hứa hẹn nếu bị bắt thì TQ sẽ can thiệp và mức án sẽ rất nhẹ. Khi bị lộ có thể chạy sang Trung Quốc và sẽ được đãi ngộ. Có một vài người họ biết bị lộ và biết sẽ bị bắt, nhưng họ cũng ko dám chạy sang Trung Quốc vì sợ bị thủ tiêu. Trung Quốc chỉ dạy họ cách dùng tiền và gái đẹp để mua chuộc quan chức thôi.

    Như trên đã nói, đa số vì tiền, một số bị mua chuộc rồi bị ép buộc. Một số ít thì tình nguyện làm do có người thân lấy chồng hay lấy vợ bên Trung Quốc.

    * NV: Ông thấy họ có thân nhân tiếp tế không?

    -NVĐ: Phần lớn tù gián điệp có người thân tiếp tế, chỉ có vài người bị gia đình bỏ rơi do án tù quá dài, gia đình không có điều kiện. Có một số tù chính trị thương cho hoàn cảnh của họ nên mời họ ăn uống và sinh hoạt cùng.
    * NV: Chúng tôi nghe ông kể là có tù gián điệp được cử làm trưởng buồng. Vai trò của trưởng buồng là gì? Có phải là theo dõi và báo cáo với quản giáo?

    -NVĐ: Trại giam chỉ lựa chọn tù gián điệp và chỉ những người chấp nhận làm mật vụ cho an ninh trại giam mới được làm trưởng buồng. Hàng năm trại giam có tổ chức bầu cử trưởng buồng, nhưng khi tù nhân chính trị và tôn giáo lựa chọn người thường bảo vệ cho quyền lợi của họ thì không bao giờ trại giam đồng ý. Nên việc bỏ phiếu không có ý nghĩa gì.

    * NV: Khi tù gián điệp được quản giáo dùng để trị tù chính trị, chắc là họ phải nhử bằng một quyền lợi nào đó (hứa hẹn thả sớm, được ưu đãi gì đó v.v…)?

    -NVĐ: Tù gián điệp thường được được giảm án gấp đôi tù chính trị, những người làm mật vụ thì còn được giảm nhiều hơn. Nhưng những tù gián điệp mà quan hệ thân thiết với tù chính trị thì cũng bị giảm án ít hơn người khác. Tù gián điệp làm mật vụ có thể được giảm mỗi lần đến 12 tháng, những tù gián điệp khác thì từ 8-10 tháng. Còn tù chính trị cao nhất chỉ là 5 tháng.



    * NV:xin cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn này!
  9. Capricon2000

    Capricon2000 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/03/2012
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    2
    Hết việc đi hỏi chuyện gián trong phân....trại.

    ĐÚng là tý chín[:P]
  10. Cuty1978

    Cuty1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    1
    Đ/C không biết là mỗi ngày con người ta có 30 giây là hâm à ...:D
    Trong mô trường đấy mới lắm người tài đ/c ơi.[:D]

Chia sẻ trang này