1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Anh hùng sa cơ, giết ngựa rồi đâm cổ tự sát.
    Để bác X đấm chết mấy cái nắm đấm thép đã.

    À mà nắm đấm thép VNPT có khi sắp đứt, nhưng phe an ninh mạnh, toan ép cho bọn chết yểu Gtel nó mua đứt luôn Mobiphone, đúng kiểu dùng cường quyền ăn cướp, ép chết nắm đấm thép kiểu đó cũng tội, mà lại tạo ra nắm đấm thép bọc bùn khác nữa.

    Bác F trước kia mình rất hâm mộ, nhưng chắc bác chả dây vào mấy cái nắm đấm nữa đâu, ngồi bên QH nó yên vị, thú vị và hữu ích một cách an lành hơn là đi đổ vỏ cho người khác.

    Hy vọng thời các nắm đấm lăn ra chết, chúng ta quá độ sang thời Oligarch đi. Sang một thời kỳ đau khổ mới. Thời đau khổ hiện tại nó kéo dài lâu quá rồi.
  2. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Nhà em lo cái vụ phố tầu lém ;))
  3. zzsubmarinezz

    zzsubmarinezz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2012
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    63
    Box này chỉ chống Tàu thôi, các bác cứ chống tham nhũng mãi thế :D, các bác xem thằng Tàu nó chống tham nhũng này :-ss :-ss

    Trung Quốc chấp nhận sống chung với tham nhũng?
    Thử nhìn lại 30 năm chống tham nhũng của Trung Quốc
    =============== Thôi các bác trở lại chủ đề cho topic đỡ loãng ! ====================================

    Hàn Quốc hưởng lợi từ căng thẳng Nhật - Trung?
    Nền kinh tế Hàn Quốc sẽ không được lợi lộc gì nếu như mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc không căng thẳng kéo dài bởi nó sẽ phá hủy mạng lưới thương mại trong khu vực, bộ trưởng thương mại Hàn Quốc khẳng định.

    Có lợi nhưng không vui
    Mâu thuẫn ngoại giao gay gắt giữa hai quốc gia giàu nhất châu Á đã tiếp tục bị đẩy lên cao trào khi hôm thứ Tư vừa qua (10/10), 2 quan chức tài chính cấp cao của Trung Quốc hủy kế hoạch tham dự hội nghị IMF và WB tại Tokyo.

    Tranh chấp biển đảo cũng đã khiến hoạt động kinh doanh xe hơi của Nhật Bản tại Trung Quốc bị tổn thất nặng nề. Sự tẩy chay của người tiêu dùng Trung Quốc đã khiến cho các nhà sản xuất thực sự Nhật Bản điêu đứng. Trong khi đó, các hãng ô tô Hàn Quốc đã công bố doanh số bán hàng kỷ lục của họ tại thị trường Trung Quốc trong tháng 9.

    Hyundai và Kia cho biết, tổng doanh số bán hàng tháng trước của họ đã tăng 9,5% so với 1 năm trước đó từ 116,763 xe vào tháng 9 năm ngoái lên mức kỷ lục 127,827 xe. Hãng này cũng ước tính họ sẽ vượt mục tiêu bán 1,25 triệu xe trong năm 2012 tại thị trường hàng xe hơi hàng đầu thế giới này.

    Trong khi đó, ngành du lịch của Hàn Quốc cũng đã bùng nổ trong thời gian qua khi du khách từ hai quốc gia tranh chấp đổ xô tới Hàn Quốc.

    Mặc dù thu được những lợi ích nhất định nhưng Bộ trưởng Thương mại Bark Tae-ho cho rằng, Seoul không “ngồi đó và gặm nhấm hạnh phúc!”.

    "Nếu như vấn đề về tranh chấp lãnh thổ kéo dài, tôi không nghĩ Hàn Quốc sẽ có lợi lộc gì. Nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ hợp tác đa phương giữa ba quốc gia Hàn- Nhật-Trung", ông Bark phát biểu bên lề một hội nghị mới đây tại thủ đô Seoul...

    http://www.tinbiendong.com/nd5/detail/han-quoc-va-bien-dong/han-quoc-huong-loi-tu-cang-thang-nhat-trung/2047.018.html
  4. superduck1102

    superduck1102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2012
    Bài viết:
    1.381
    Đã được thích:
    1
    tên box là ASEAN, Trung Quốc, biển Đông và Việt Nam mà bác, chống tham nhũng cũng nằm trong Việt Nam mà [:D]
  5. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Cái xanh đó giống như quan điểm của tớ đã đề cập ở đây, và có thể nói là rất chính xác.
    Đợt hội nghị vừa rồi cũng đã bàn về quy hoạch cán bộ rồi.
    Mình cũng tin tưởng vào các bác ấy, qua những phát biểu gần đây của các bác ấy thì tôi thấy và rất tin tưởng vào thắng lợi của những việc mà bác ấy đang thực hiện.
    Cho nên chúng ta có thể hi vọng nhiều về tương lai đất nước
    [r2)]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Mọi sự thay đổi lúc này sẽ khiến tình hình các thứ mất ổn định
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    của Indo, Phi, nhật nữa......
  6. HaNoiOld

    HaNoiOld Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/06/2010
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    199
    Sr các Bác, để em thả miếng giẻ cho Ve chó với Háng cảu.. xem tí=))

    Mỹ trừng phạt Iran, Trung Quốc nóng gáy dầu mỏ
    (17/10/2012 11:33:53) - Dù bị coi là vi phạm sản xuất, chế tạo vũ khí hạt nhân hay là ủng hộ khủng bố, nhưng chính lập trường chống Mỹ của Iran một cách quyết liệt mới là nguyên nhân chính trị cơ bản nhất khiến Mỹ phải thực hiện chính sách lật đổ chính phủ Iran bằng rất nhiều biện pháp, trong đó có cấm vận.
    Hành động bá quyền kiểu Mỹ.

    Mỹ đã tiến hành cấm vận Iran từ lâu, đó là cấm vận dầu mỏ, cấm vận thương mại hàng hóa và dịch vụ, cấm vận tài chính.

    Mặc dù phạm vi cấm vận rộng, biện pháp cấm vận rất nghiêm khắc, nhưng do đối tượng thực thi chủ yếu là người Mỹ, tổ chức trong nước Mỹ, mà có rất ít chủ thể là nước ngoài cho nên Iran vẫn có thể giao lưu thương mại với nước ngoài.

    Nước ngoài có thể nhập khẩu dầu của Iran không hạn chế mà chẳng bị chính sách cấm vận của Mỹ trừng phạt. Iran vẫn có thể kiếm lợi và sinh tồn từ thương mại dịch vụ, hàng hóa và tài chính quốc tế.

    Chính sách cấm vận của Mỹ trước đây do không hiệu quả như vậy, nên Iran không sợ, họ càng ngày càng tỏ thái độ cứng rắn hơn với Mỹ, bất chấp sự đe dọa của Mỹ và EU.


    [​IMG]
    Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục diễn tập đổ bộ và đánh chiếm đảo nhằm thể hiện sức mạnh quân sự của mình.
    Trước tình hình đó, rút kinh nghiệm những kẽ hở của chính sách cấm vận trước, Mỹ ra đòn tiếp theo bằng cách từ tháng 11/2011, hàng loạt quy định pháp luật bổ sung để chống Iran có hiệu quả hơn.

    Theo đó, thứ nhất, Mỹ cấm vận tài chính với Iran. Từ ngày 17/3/2012, Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn thế giới (SWIFT) - mạng lưới ngân hàng điện tử quốc tế được xây dựng tại Libi, Mỹ cắt đứt tuyến đường cáp nối với Iran.

    Do Iran phụ thuộc vào SWFIFT để giao dịch tiền tệ, nên khi bị cắt thì Iran không thể giao dịch thanh toán với các bạn hàng và thực tế là các quốc gia đang buộc phải rút khỏi thị trường Iran, giảm hẳn và thậm chí không nhập lượng dầu mỏ. Đây là một đòn chí mạng, rất hiệu quả mà Mỹ giáng vào hoạt động tài chính của Iran.

    Thứ hai là, nếu như trước đây cấm vận tài chính chỉ với các tổ chức cá nhân trong nước Mỹ thì nay được mở rộng sang các cá nhân, tổ chức tài chính nước ngoài đang hoạt động tại Mỹ.

    Đó là, bất kỳ một tổ chức tài chính nước ngoài nào có quan hệ tài chính, đặc biệt là giao dịch về dầu mỏ với Iran thì đều phải rút khỏi thị trường Mỹ, hoặc Mỹ sẽ áp dụng biện pháp hạn chế hết sức nghiêm ngặt đối với những tài khoản liên nào quan đến ngân hàng trung ương Iran.

    Có thể nói đây là đòn cực hiểm để Mỹ buộc các quốc gia trên thế giới phải trục xuất Iran ra khỏi hệ thống tài chính quốc tế.

    Hành động này thể hiện sự bá chủ hệ thống tài chính thế giới của Mỹ, bởi không phải Mỹ thì không một quốc gia nào có đủ khả năng làm được. Mỹ ra đòn mới này với Iran có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012 nhưng chỉ 2 tháng sau Iran đã chao đảo.

    Đầu tháng 10, hàng loạt cuộc biểu tình, bạo loạn của người dân Iran đổ xô đi mua ngoại tệ do lo ngại về sự sụp đổ của đồng rial, vốn đã mất giá 40% so với đô la Mỹ (USD) chỉ trong vòng 1 tuần qua. Đồng tiền mất giá nhanh đã khiến giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu như thực phẩm, lương thực, hàng tiêu dùng... ngày càng đắt đỏ, gây bức xúc trong xã hội.


    [​IMG]
    Trước động thái của Trung Quốc, Mỹ không thể làm ngơ. Mỹ đã di chuyển một lượng lớn lực lượng quân sự của mình đến châu Á thái Bình dương.
    Tâm lý hoảng loạn khiến người dân Iran tranh giành mua USD và các ngoại tệ có khả năng chuyển đổi khác. Hàng loạt điểm thu hồi ngoại tệ bị đóng cửa, các website tiền tệ bị chặn cập nhật tỉ giá, còn giới đổi tiền ở Dubai cho biết họ không bán ra USD nữa, vì mất liên lạc với các đối tác ở Tehran.

    Lượng dầu xuất khẩu của Iran giảm từ mức 2,4 triệu thùng/ngày trong năm 2011 xuống còn hơn 1 triệu thùng/ngày hiện nay, gây thất thu khoảng 3,4 tỷ USD mỗi tháng. Việc nhiều quốc gia, bạn hàng đang làm ăn với Iran phải tháo chạy khỏi thị trường này, dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt càng tích tụ những tiềm ẩn bất ổn xã hội.

    Bộ trưởng Tài chính Israel Yuval Steinitz cũng cho rằng, nền kinh tế Iran đang đứng bên bờ vực sụp đổ do bị cấm vận quốc tế. Trong khi đó, Tổng thống Ahmadinejad đã phải đổ lỗi tình trạng hỗn loạn là hậu quả của các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và phương Tây áp đặt lên Iran.

    Mỹ ra đòn với Iran, Trung Quốc không thể tránh

    Ngày 23/3/2012 Mỹ và EU đã đề xuất cấm toàn diện giao dịch thương mại dầu mỏ với Iran, cấm vận với Ngân hàng trung ương Iran và cấm vận toàn diện dầu mỏ Iran từ ngày 01/7/2012. Theo đó, tất cả các quốc gia phải ngừng nhập khẩu dầu mỏ của Iran và quan hệ tài chính với Iran.

    Những quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu mỏ từ Iran như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU... là đồng minh với Mỹ thì không nói làm gì, nhưng ngay cả Trung Quốc cũng bắt buộc phải lựa chọn. Hoặc là tiếp tục nhập khẩu dầu từ Iran bất chấp "quyết định" của Mỹ, thì phải rút khỏi thị trường Mỹ, hoặc là tham gia cấm vận dầu hỏa Iran thì được tồn tại, làm ăn ở thị trường Mỹ.

    Ai cũng biết nền kinh tế của Trung Quốc chủ yếu là xuất khẩu và thị trường lớn nhất của Trung Quốc là Mỹ. Nếu Trung Quốc chấp nhận rút khỏi thị trường Mỹ, chấm dứt quan hệ thương mại, tài chính với Mỹ thì sẽ là thảm họa. Cái lợi thu được từ nhập dầu mỏ của Iran là 1 nhưng cái hại thì đến mức không thể lường được.

    Nhưng nếu không nhập khẩu dầu hỏa từ Iran (chiếm 11% tổng lượng nhập dầu mỏ của Trung Quốc) thì không những tổn hại về kinh tế rất lớn mà còn rất khó để tìm lượng dầu mỏ thay thế hoặc là sẽ phụ thuộc vào kho dự trữ năng lượng của Mỹ - điều Trung Quốc chẳng muốn, nếu phải mua dầu mỏ của Mỹ.

    Chính vì thế, dù Trung Quốc cực lực phản đối, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố là: "Trung Quốc có quan hệ ngoại giao với Iran, hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, kinh tế - thương mại giữa hai nước diễn ra công khai và minh bạch".

    Nhưng làm sao có thể ngăn chặn đòn tấn công của kẻ bá chủ hệ thống tài chính thế giới là Mỹ. Cho nên Trung Quốc cũng phải bắt buộc "chiếu theo quyết định (của Mỹ) để thi hành".

    Ba công ty dầu mỏ của Trung Quốc từ đầu tháng 6/2011 đã phải làm việc cầm chừng tại Iran bị Iran hoặc là đưa ra "tối hậu thư" nếu như trì hoãn khai thác sẽ chuyển dự án cho đối tác khác hoặc là đã đình chỉ như Hiệp định khai thác mỏ khí đốt trị giá 16 tỷ USD của Tập đoàn Dầu mỏ Hải dương Trung Quốc.

    Từ năm 2012, Trung Quốc đã bắt đầu giảm lượng nhập dầu mỏ từ Iran, tuy vậy, mới đây còn có vấn đề liên quan tài chính với Iran, cho nên, ngày 01/7/2012 chính phủ Mỹ đơn phương áp đặt lệnh cấm đối với một ngân hàng của Trung Quốc-Ngân hàng Côn Lôn, do có quan hệ giao dịch với ngân hàng của Iran.

    Đương nhiên là Trung Quốc phản đối quyết liệt, nhưng phản đối kiểu gì thì cũng không thể thay đổi được luật của Mỹ đã ban hành.

    Quả thật như ông Boman - Phó Chủ tịch UB Chính sách đối ngoại Mỹ tuyên bố: "Trừng phạt Iran cũng đồng thời trừng phạt doanh nghiệp dầu mỏ Trung Quốc. Trung Quốc đã trở thành một phần của vấn đề".

    Vấn đề ở đây là, dù Trung Quốc có là Trung tâm kinh tế thứ nhất thế giới đi nữa thì sức mạnh mềm mà Trung Quốc có còn rất khiêm tốn.

    Nói rằng, kinh tế Trung Quốc và Mỹ phụ thuộc nhau, cần nhau là không sai, nhưng qua các điều khoản trừng phạt, cấm vận, sự quyết tâm, quyết liệt, chống Iran của Mỹ, chứng tỏ, Mỹ khi cần, vẫn sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế với Trung Quốc để phục vụ cho mục tiêu chính trị lớn, có lợi ích lớn hơn.

    Mỹ không cần Trung Quốc, sẵn sàng đoạn tuyệt quan hệ thương mại, tài chính với Trung Quốc nếu Trung Quốc chống lại Mỹ, nhưng Trung Quốc thì không thể như vậy với Mỹ.

    Trên thế giới chẳng có ai là không công nhận sức mạnh quân sự của Trung Quốc phải còn rất lâu mới đuổi kịp Mỹ hiện tại. Nhưng nhìn vào mặt kinh tế, Trung Quốc có GDP bằng Mỹ và có thể vượt Mỹ, lại là chủ nợ hơn 3000 tỷ USD của Mỹ khiến cho ai đó có thể cho rằng Mỹ sẽ bị "nhừ đòn" khi Trung Quốc ra đòn trên mặt trận kinh tế thì xin hãy nghĩ lại."


    mấy chú Đống phân hòn và Háng gian ra nhai tiếp đeeeeeeee;))
  7. karate_hn

    karate_hn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2012
    Bài viết:
    3.646
    Đã được thích:
    422
    Trung Quốc ráo riết đặt tên chính thức cho hàng ngàn hòn đảo ở Biển Đông

    "Theo bản tin trên THX, tính đến cuối năm 2011, Chính phủ Trung Quốc đã đặt tên chính thức cho 1.660 hòn đảo và có kế hoạch đến tháng 8 – 2013 sẽ cấp xong tên chính thức cho thêm 1.664 hòn đảo nữa ở Biển Đông.... "
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Trung Quốc ráo riết đặt tên chính thức cho hàng ngàn hòn đảo ở Biển Đông

    "Theo bản tin trên THX, tính đến cuối năm 2011, Chính phủ Trung Quốc đã đặt tên chính thức cho 1.660 hòn đảo và có kế hoạch đến tháng 8 – 2013 sẽ cấp xong tên chính thức cho thêm 1.664 hòn đảo nữa ở Biển Đông.... "
  8. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    Hết chuyện rồi sao àm đi nói chuyện chính trị?.
  9. superduck1102

    superduck1102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2012
    Bài viết:
    1.381
    Đã được thích:
    1
    trang này bị lỗi rồi à
  10. ultrasmilano

    ultrasmilano Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2012
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    21
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/10/trung-quoc-khai-thac-hai-mo-dau-moi-o-bien-dong/
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/10/trung-quoc-khai-thac-hai-mo-dau-moi-o-bien-dong/
    Trung Quốc khai thác hai mỏ dầu mới ở Biển Đông

    Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc cho biết họ đã bắt đầu khai thác thương mại hai giếng dầu mới ở Biển Đông.

    Hai mỏ này nằm ở vùng nước nông tại phía đông bắc của Biển Đông, thông báo của công ty trên (CNOOC) cho hay. Hai mỏ có sản lượng tổng cộng gần 10.000 thùng mỗi ngày trong năm nay và năm sau.


    CNOOC không nói rõ vị trí của các giếng mới đưa vào khai thác, tuy nhiên Dow Jones cho hay chúng nằm giữa đảo Hải Nam và Việt Nam.

    Trung Quốc hiện có tranh chấp về chủ quyền biển đảo với Việt Nam và một số nước khác. Hồi tháng 6, CNOOC - công ty quốc doanh hàng đầu của Trung Quốc - công bố chào thầu 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc này bị Việt Nam phản đối mạnh mẽ. Mới đây, Trung Quốc cũng mời thầu một số lô ở gần quần đảo Hoàng Sa, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Chia sẻ trang này