1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    E hèm nếu buộc phải cầm súng liệu trên ttvnol có chú nào được vinh dự "ra trận đầu" tóm cổ mấy chiến binh mạng Tàu ị: DPH, Lao Son, Jian...đá đít chúng về cố quốc Tung Của giàu lòng tham, mạnh kế hiểm ác ngay trên này nhỉ? Tôi sợ công đầu thuộc lão đặc nhiệm Anpha=))
    Mặc dù Tàu ị cũng là thằng SX súng đạn nhưng người sử dụng súng ống công hiệu nhất TG phải kể đến VN! Từ gậy tầm vông, giáo mác, cung tên...đến cây súng hỏa mai, thần công...thủa sơ khai chống Pháp cho đến vũ khí rồng lửa Xô Viết vít cổ thần sấm, con ma, pháo đài bay Huê Kỳ thì TG không khỏi khâm phục chiến binh Việt Nam. Tóm lại ông thợ rèn chưa hẳn chơi dao tốt bằng bác thợ bếp!:-bd[r2)]
  2. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Tủ sách biển Đông: Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

    Là công trình nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc, không đứng về quan điểm của bên nào trong tranh chấp nhưng vẫn chứng thực chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    (ĐVO) “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” là công trình nghiên cứu này của học giả người Pháp Monique Chemillier - Gendreau, nguyên bản tiếng Pháp có tên “La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys” do Nhà xuất bản L’Harmattan Paris (Pháp) công bố vào tháng 3/1996.


    Bà Monique Chemillier - Gendreau là giáo sư công pháp và khoa học chính trị tại Trường đại học Paris – VII – Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, Chủ tịch Hội Luật gia châu Âu.

    Mới đây, bà cũng tham gia Hội thảo quốc tế chủ đề "Biển Đông: Đây có phải là không gian khủng hoảng mới không?" do Học viện Quan hệ quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS) phối hợp với Quỹ Gabriel Péri tổ chức vào 16/10 vừa qua.

    Bản tiếng Việt của công trình do TS Nguyễn Hồng Thao dịch, được NXB Chính trị quốc gia (NXB Sự thật) in lần đầu năm 1998 và tái bản lần 1 năm 2011, .

    Điểm khác biệt của công trình này là việc rà soát các tài liệu lưu trữ của Pháp, với khoảng gần 50 phụ lục đính kèm, gồm các bản đồ, thư và quyết định của chính quyền Pháp trong thời kỳ đô hộ Việt Nam.

    Bằng cách dựa vào các tài liệu lưu trữ và tài liệu pháp lý mà tác giả thu thập được, bà đề cập việc nghiên cứu quy chế của các quần đảo qua bốn chương của cuốn sách:

    [​IMG]
    Bìa cuốn sách ấn bản tiếng Việt.​

    Trung Quốc: từ thờ ơ tới tham vọng

    Xem xét các sự kiện tranh chấp trên biển Đông tới năm 1995, bà Monique Chemillier - Gendreau cho rằng, các sự kiện cho thấy một cách hùng hồn tham vọng không thể dập tắt của Trung Quốc trong khu vực, nhưng cũng cho thấy cả sự bền bỉ của Việt Nam trong việc nhắc lại một danh nghĩa tiền thuộc địa…”.

    Trong đại sự ký tranh chấp biển Đông mà bà Monique Chemillier - Gendreau liệt kê, bắt đầu từ trước thế kỷ 18 đến thời vua Gia Long khẳng định chủ quyền của An Nam trên các quần đảo và về sau này. Kết luận cũng trùng khớp với đa phần các công trình nghiên cứu của học giả Việt Nam về việc Trung Quốc thờ ơ trước Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời không có một căn cứ nào chứng minh hành động quyền lực của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa cho tới giữa thế kỷ 20.

    Sự thờ ơ có thể coi như tuyên bố phủ quyết chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa tiêu biểu mà bà nhắc đến là vụ đắm tàu xảy ra tại quần đảo Hoàng Sa năm 1895 – 1896. Đó là vụ đắm tàu của Đức Bellona và vụ đắm tàu của Nhật Imegi Maru. Hai chiếc tàu vận chuyển đồng này do các công ty Anh bảo hiểm. Hàng hóa trên tàu bị người đánh cá Trung Quốc lấy cắp và gặp phải sự lên án của công ty bảo hiểm.

    Khi đó, các quan chức Trung Quốc ở địa phương (Tổng đốc Lưỡng Quảng) đã cãi lại bằng cách trút bỏ mọi trách nhiệm với lý do là quần đảo Hoàng Sa, theo họ là các đảo đã bị bỏ rơi, không thuộc về Trung Quốc và đồng thời cũng không được sáp nhập vào bất cứ một huyện nào của đảo Hải Nam. Câu trả lời này được trích dẫn lại trong báo cáo của Toàn quyền Đông Dương gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa, phụ lục số 5.

    Tới năm 1909, Trung Quốc bắt đầu lật ngược thái độ đối với hai quần đảo này. Trong các luận cứ đưa ra, bà đi đến kết luận rằng “người Trung Quốc cho tới thời điểm đó ít hiểu biết về các quần đảo”. Đây là kết luận của một giáo sư người Pháp nổi tiếng, nó hoàn toàn mang tính khách quan trung thực, trong khi đó, các triều đại của Việt Nam đã liên tục thể hiện quyền sở hữu không gián đoạn và thường xuyên với một sự quản lý hòa bình trong ít nhất hai thế kỷ.

    Ngược lại, Trung Quốc hiện đang chiếm đóng bất hợp pháp các đảo của Việt Nam trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tác giả nhấn mạnh đến “Nguyên tắc cấm thụ đắc lãnh thổ bằng vũ lực” trong đó ghi rõ nguyên tắc nêu ra năm 1945 được phát triển và tăng cường trong Nghị quyết 26/25 năm 1970. Theo đó, “lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi đe dọa hay sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”.

    [​IMG]
    Việt Nam: Khẳng định chủ quyền xuyên suốt
    Như Đất Việt đã giới thiệu với các bạn trong bài viết “Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” của tác giả Nguyễn Việt Long (>> chi tiết), tạm chia giai đoạn lịch sử của Việt Nam ra làm bốn thời kỳ, và trong các thời kỳ đó, chính quyền Việt Nam chưa bao giờ chính thức lên tiếng từ bỏ chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Trước năm 1884, với việc thành lập Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, vua Gia Long, Minh Mạng đã thể hiện ý chí giữ biển mạnh mẽ bằng các tờ lệnh cho Đội này đi đo đạc thủy trình, thu lượm sản vật.

    Ngày 06/06/1884, Hiệp ước Patenotre quy định tại điều 1, khoản 2: “Nước Pháp sẽ đại diện nước An Nam trong mọi quan hệ đối ngoại của An Nam”. Tư cách pháp nhân của An Nam, mặc dù rất danh nghĩa nhưng vẫn được duy trì. Pháp thừa kế nhà nước và tiếp tục thực hiện mọi công việc đảm bảo chủ quyền của Việt Nam.

    Đã hai lần, vào năm 1937 và 1947, Pháp đề nghị Trung Quốc đưa vấn đề ra Tòa án pháp lý quốc tế hay trọng tài. Nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc đã làm ngơ trước các đề nghị đó. Đến bây giờ Trung Quốc vẫn bảo thủ theo đường lối song phương. Trong khi đó, nếu có sự chồng chéo về ranh giới, khi phân định cần tính tới các quyền của nước thứ ba nếu nước đó có cơ sở để muốn tham gia đàm phán.

    Bà Monique Chemillier - Gendreau đề cập tới Hội nghị San Fransisco khai mạc tháng 9/1951, phiên họp toàn thể ngày 5/9 Trung Quốc đã không có mặt. Đáng chú ý, buổi họp này đưa ra 13 điểm bổ sung cho Hiệp ước hòa bình với Nhật Bản được ký ngày 8/9/1951.

    Điểm thứ nhất bác bỏ việc Nhật Bản công nhận chủ quyền của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa “Các đảo Paracels (Hoàng Sa) và các đảo khác quá về phía Nam” với 48 phiếu trên 3.

    Ngày 7/9/1951, Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ Bảo Đại trịnh trọng tuyên bố hai quần đảo thuộc lãnh thổ của Việt Nam. Không có đại biểu nào bình luận về bản Tuyên bố này.

    [​IMG]
    Công Hàm Thủ tướng Phạm Văn Đồng​
    Xét tới công hàm Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958 trong đó tuyên bố chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Đứng ở góc độ của một chuyên gia luật pháp quốc tế, bà Monique cho rằng tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ có một nghĩa hẹp, đó là công nhận bề rộng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Và xét tới bối cảnh chính trị, quân sự hết sức đặc biệt thời điểm đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ thực hiện thẩm quyền của mình ở phía Bắc vĩ tuyến 170. Sự chia cắt này đặt sự quản lý các quần đảo dưới quyền kiểm soát của Chính phủ miền Nam.

    Trong bối cảnh đó, các tuyên bố hay các lần biểu thị lập trường có thể có của nhà chức trách Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có hậu quả đối với danh nghĩa chủ quyền. Đó không phải là chính phủ về mặt lãnh thổ có thẩm quyền đối với các quần đảo. Bà đi đến kết luận rằng: “Người ta không thể từ bỏ cái mà người ta không có quyền lực”.
    Sau khi thống nhất, Việt Nam đã nhiều lần ra sách trắng và liên tục tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa – Trường Sa, đồng thời phản đối hành động bành trướng của Trung Quốc.

    Triển vọng giải quyết

    Bà Monique cho rằng Hội đồng Bảo an rất thiếu tính khách quan cần thiết cho một cơ quan quyết định giải quyết tranh chấp. Sở dĩ như vậy bởi vị trí đặc biệt dành cho các quốc gia thành viên thường trược được vũ trang bằng quyền phủ quyết. Và Trung Quốc, nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an đã ngăn cản mọi sáng kiến của Hội đồng Bảo an trong lĩnh vực này, thấy rõ nhất là vào năm 1988 khi Việt Nam muốn đưa vụ việc ra trước Hội đồng Bảo an.

    Dường như các học giả Việt Nam sau này cũng có chung quan điểm giải quyết tranh chấp với bà. Đó là việc đưa ra một Tòa án quốc tế. Bà Monique quả quyết: “Nước này (tức Trung Quốc) trong nhiều tài liệu khẳng định cao giọng và mạnh mẽ rằng họ có những bằng chứng không thể bác bỏ về các quyền lịch sử lâu đời của họ đối với các quần đảo. Vậy thì họ còn sợ gì mà không trình bày các luận cứ của họ trước một cơ quan tài phán rộng rãi như Tòa án La Haye?”

    Chúng ta cũng đã đặt ra bao nhiêu lần câu hỏi này cho phía Trung Quốc, nhưng suốt từ thời Pháp thuộc tới nay, chúng ta vẫn chỉ thấy một thái độ làm ngơ, chỉ có thể lý giải là đuối lý của Trung Quốc.
    Theo BAODATVIET

    Bài này tăng thêm quyết tâm, đỏ thêm bầu máu nóng bảo vệ chủ quyền biển đảo của người dân VN đồng thời làm đỏ mặt bọn Tàu ị lấp liếm, ngoáy lưỡi lý sự cùn, đe dọa vũ lực của miệng:-w
  3. evyenis

    evyenis Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2012
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông khó được ký kết sớm
    cuộc trả lời phỏng vấn đài phát thanh Australia ngày 26/10, đương kim Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho biết khả năng bản COC được ký kết sớm là rất khó.



    Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan

    Sau một thời gian tham khảo ý kiến của các nước thành viên ASEAN, đầu tháng 10/2012, bên lề khóa họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York (Mỹ), Indonesia đã chuyển đến các ngoại trưởng ASEAN dự thảo đầu tiên của Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Theo tiết lộ của nhật báo Indonesia Jakarta Post, dự thảo này bao gồm những biện pháp xây dựng lòng tin và ngăn ngừa xung đột, đồng thời đề ra cách xử lý trong trường hợp nổ ra xung đột để ngăn tình hình xấu đi.

    Nhiều nước ASEAN như Singapore, Philippines, Việt Nam đều tuyên bố ủng hộ nỗ lực đạt được COC. Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 25/10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị còn tỏ ý mong muốn các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc có thể sớm bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức về COC. Tiền đề cho việc này là nội bộ ASEAN cần nhất trí dựa trên văn kiện do Indonesia phác thảo. Về vấn đề này, cũng vào ngày 25/10, Singapore một mặt lên tiếng ủng hộ bản dự thảo COC của Indonesia, mặt khác cho rằng ASEAN cần nhất trí ủng hộ Bộ Quy tắc ứng xử, không nên để bị chia rẽ vì tranh chấp Biển Đông trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.

    Trong thời gian qua, do tình hình Biển Đông tương đối lắng dịu, có hy vọng là COC sẽ được ký kết nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Phnôm Pênh. Tuy nhiên, ngày 26/10, đài Phát thanh Australia đã đăng tải cuộc trả lời phỏng vấn của Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan, theo đó ông cho rằng điều này khó có thể diễn ra và ông cũng không thể xác định thời điểm văn kiện này có thể được ký kết.

    Ông Pitsuwan cho rằng Bộ Quy tắc Ứng xử phải là một thỏa thuận mang tính ràng buộc, cho phép quản lý và tránh để xung đột bùng lên tại Biển Đông. Một trong những điều được ông Pitsuwan xác nhận trong cuộc phỏng vấn là Trung Quốc đã đề nghị tham gia quá trình thảo luận văn kiện này chứ không muốn chờ cho đến khi ASEAN hoàn tất bản dự thảo.

    Về yêu cầu này, ông Pitsuwan đánh giá “đó là một dấu hiệu tốt”, hàm ý xác nhận việc ASEAN đã đồng ý với đề nghị trên của Trung Quốc. Theo Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, ASEAN và Trung Quốc sẽ họp lại ở Thái Lan vào tuần tới để cho ý kiến về dự thảo được Indonesia đề xuất.

    Nh.Thạch (Theo AFP)
    http://www.petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/bo-quy-tac-ung-xu-bien-dong-kho-duoc-ky-ket-som.html
    [:D]
  4. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Vn chẳng thể copy thằng nào cả, phải tự xây dựng đường lối của mình. Tuy nhiên cần cải tổ chế độ chính trị hiện nay triệt để. Cơ chế chính trị của ta đang cản trở và vô hiệu hoá xh ta rất nhiều. Đây ko còn là những lời độc địa chửi bới Đ của bọn rận nữa, đây là sự thực rồi. Đổi mới hay là chết
  5. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Mod ra tay khốc liệt, bàn tay đặc nhiệm có khác hê hê. Rõ khổ đầu tư được mớ chữ ở các topic để dành đọc đẻ hàng ngày tự thẩm...tinh thần thế là công toi. Thôi chừa không dây với cơ quan quyền lực 4rum ttvnol yêu dấu[-X
  6. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    4.234
    Đã được thích:
    2.113
    Nói thật với mod trước đây em vào diễn dàn chỉ dựa cột nghe thôi. Bây giờ mod thả rong cho nghẹo, chó đi sủa,ị..... xong mod dọn. Mình mà dây vào chó với nghẹo mod cũng dọn cả mình luôn. Chắc phải học ngôn ngữ ký hiệu. Ngày mai cho em nghỉ vài bữa.....~X~X
  7. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    cũng do nhiều người không có ý thức tranh luận lạc đề thôi, thấy cái gì nóng lên là cứ bay vào tranh luận bất kể nơi đâu và nó có phù hợp với chủ đề hay không? Min mod dạo này cũng tương đối lỏng lẻo cho nên nhiều lúc vào đây xem qua là thấy chả biết bình luận chỗ nào. 4rum cũng như xã hội thu nhỏ có người này người khác nên nó mới lộn xộn như vậy. Chừng nào nó trở thành "câu lạc bộ 1000 tỷ" thì mới hết vấn đề này được nhưng nếu min mod chặt chẻ chút thì vấn đề cũng khá hơn.:-q:-q:-q
    Không cần “giải pháp Đặng Tiểu Bình” ở Biển Đông

    07:32 | 28/10/2012
    Yang Razali Kassim - một nghiên cứu sinh cao cấp của Học viện Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, Trường Đại học Tổng hợp công nghệ Nanyang (Singapore) - khẳng định sự cần thiết phải có Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) nhằm xoa dịu những tuyên bố lãnh hải.

    [​IMG]
    Biển Đông được dự đoán là tâm điểm của thế giới tương lai
    Việc chuyển từ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) sang COC là cấp thiết nếu khu vực này muốn kiềm chế và giải tỏa căng thẳng trên biển Đông- tờ The Nation đăng các bài viết của Yang Razali Kassim cho hay.
    Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thể hiện mong muốn sớm đạt được COC trên Biển Đông. Tinh thần này đã từng được thể hiện trong thông cáo chung giữa lãnh đạo Việt Nam và Singapore nhân chuyến thăm Singapore gần đây của Tổng Bí thư ********************** Nguyễn Phú Trọng.
    Sự cấp thiết về việc bắt đầu phải đàm phán về COC cũng đã được thể hiện ở từng nước ASEAN, kể từ khi khối này khôi phục được một phần uy tín bằng Nguyên tắc 6 điểm hôm 26.7- sau thất bại tại Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 45 ở Phnom Penh không ra được thông cáo chung về tranh chấp trên Biển Đông.
    Dự thảo COC- từng được ASEAN thảo luận tại Phnom Penh- phải được đưa ra đàm phán với Trung Quốc và phải được chuẩn bị sẵn vào đúng thời điểm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 11 tới. Các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ gặp nhau trước và sau đó sẽ có các cuộc gặp thượng đỉnh với các đối tác Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng 5 cường quốc khác- trong đó có Mỹ.
    Những bên tham gia chủ chốt này có quyền lợi trong một khu vực có những căng thẳng liên tiếp về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông và biển Hoa Đông. Những người theo chủ nghĩa dân tộc bài Nhật tại Trung Quốc đang đe dọa đẩy nhanh tới một cuộc đối đầu giữa hai quốc gia láng giềng này xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
    Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á sắp tới vì thế sẽ là những cuộc gặp quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo khu vực trong năm. Chúng sẽ có ảnh hưởng tới hòa bình khu vực và sự hình thành kiến trúc an ninh của không chỉ với Đông Á, mà còn cả khu vực rộng lớn hơn là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
    Với khoảng thời gian chỉ còn hơn một tháng, thì việc thúc đẩy tiến trình COC để sẵn sàng cho đàm phán ít nhất là về khuôn khổ là điều quan trọng. Nếu có thể thực hiện được, một COC có khả năng cũng sẽ trở thành một khuôn mẫu cho việc giải quyết tranh chấp trên biển Hoa Đông. Mỹ- trong khi vẫn tuyên bố trung lập- đã khuyến cáo về một cuộc xung đột có thể xảy ra nếu có sự tính toán sai lầm xung quanh tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đang trở nên ngày càng căng thẳng. Không cần phải nói, những lời bóng gió giống nhau đằng sau sự vội vàng gần đây của ASEAN về COC là vì Biển Đông.

    Tuy nhiên, Trung Quốc- với tư cách là một bên tham gia trong các tranh chấp lãnh thổ ở cả hai vùng biển và là một bên then chốt trong COC với ASEAN- dường như lại không vội vã. Trong chuyến thăm Jakarta- một phần trong hành trình khu vực gần đây, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ASEAN để thực hiện DOC. Nhưng vào thời điểm hiện nay, việc làm này nên "dựa trên cơ sở của sự nhất trí" để tiến tới "thông qua COC". Ông này cũng nhắc lại rằng Trung Quốc sẽ tiếp cận COC "khi thời điểm chín muồi."
    Nói một cách khác, cho dù ASEAN có nhất trí thúc đẩy giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thì họ cũng vẫn chưa có được sự đồng tình của Trung Quốc. Bên cạnh đó, trước khi COC được thỏa thuận, Bắc Kinh vẫn còn muốn tập trung vào thực hiện DOC - là một bước quan trọng trước khi có COC. Rõ ràng việc đàm phán COC là rất khó khăn vì sẽ bị kéo dài. Trong khi ASEAN và các bên khác muốn thúc đẩy việc này, đặc biệt là khi căng thẳng trong khu vực ngày càng gia tăng, thì Trung Quốc dường như lại có ý định chờ một cơ hội khác.
    Không giống như DOC, COC được cho là có sự ràng buộc. Nhưng liệu nó có cần phải như vậy khi chưa có sự chắc chắn. ASEAN đã đề xuất các nhân tố then chốt để phản ánh các nguyên tắc chính trong việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình; tuân thủ luật pháp quốc tế; và các cơ chế cho việc giải quyết tranh chấp và giám sát việc thực hiện COC. Cho tới nay, các nhân tố then chốt này đã được chuyển cho phía Trung Quốc xem xét.
    Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tham gia ở điểm nào trong việc soạn thảo COC? Ngày 4/4, phía Philippines đã nói rằng chỉ có các thành viên ASEAN mới được tham gia soạn thảo. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa có một chiến thuật khác, cho biết cần có trao đổi liên tục thông qua khuôn khổ ASEAN-Trung Quốc trước khi ASEAN có được lập trường cuối cùng.
    Theo Trung Quốc, tranh chấp trên Biển Đông nên được đưa ra chỉ trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc (ASEAN+1). Nói một cách khác, việc soạn thảo COC nhất thiết phải có sự nhất trí của Bắc Kinh. Công thức của Ngoại trưởng Marty về sự tham gia của Trung Quốc trong quá trình soạn thảo như vậy là một sự thỏa hiệp: Nó cho phép ASEAN có khoảng trống của riêng mình để thảo luận về những gì là quan trọng có thể ảnh hưởng tới các nước thành viên có tuyên bố chủ quyền, trong khi vẫn tiến hành trao đổi với Trung Quốc như một bên đàm phán.
    Như biện pháp xây dựng lòng tin, một COC khu vực phù hợp với địa chiến lược của Trung Quốc. Cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình từng đưa ra công thức giải quyết tranh chấp lãnh thổ: Các bên tranh chấp nên gác lại các tuyên bố của mình cho tới khi có được một giải pháp và trong khi vẫn cùng phát triển các khu vực tranh chấp. Nếu Bắc Kinh thực hiện cái gọi là "giải pháp Đặng Tiểu Bình", việc cùng phát triển sẽ là một trong những nhân tố then chốt trong dự thảo của Trung Quốc về COC.
    Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa nó sẽ được các nước ASEAN tuyên bố chủ quyền chấp nhận. Trong khi ''công thức của Đặng Tiểu Bình'' là thực dụng, tranh chấp cơ bản về chủ quyền vẫn sẽ theo cách này. Trên thực tế, một số nước ASEAN tuyên bố chủ quyền có thể ưu tiên cách tiếp cận "phát triển trước, giải quyết sau". Nhưng họ sợ rằng, việc chấp nhận như vậy có thể là ngụ ý công nhận tuyên bố của Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp (?).
    Nhưng dù sao, việc chuyển từ DOC sang giai đoạn COC vẫn là điều quan trọng nếu khu vực này muốn kiềm chế và giải tỏa căng thẳng gần đây trên biển Đông. Thực tế, nó có thể cũng có ảnh hưởng tới những căng thẳng ở phía bắc trên biển Hoa Đông- nơi người ta kêu gọi cần có những ''cái đầu lạnh''.

    Theo Vietnamplus
  8. zzsubmarinezz

    zzsubmarinezz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2012
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    63
    Sớm muộn nó cũng phải "chơi" cùng COC thôi [:D]

    Những luận cứ của Trung Quốc về vấn đề biển Đông không thuyết phục

    Đây là lời khẳng định của học giả quốc tế tại các hội thảo gần đây liên quan đến vấn đề biển Đông...

    http://biendong.vntime.vn/Tin-Bien-Dong/327e6f69-55b7-4db3-a5b9-7630b942425e/Nhung-luan-cu-cua-Trung-Quoc-ve-van-de-bien-Dong-khong-thuyet-phuc.html

    Không hiểu sao từ thằng "nông dân" TQ cho đến anh Đào... đều tuyên bố biển Đông là "của Trung Quốc" khi chả chứng minh được điều gì... hay tại nó ăn nhiều thực phẩm bẩn quá nên bị "ngộ độc" hết ?
  9. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Em thấy bác oánh chúng nó đếch được đâu
    Chiến thuật bây giờ muốn oánh thắng chúng nó thì phải đánh thằng bảo kê cho chúng nó
    Oánh kẻ đâm lén sau lưng mình đã
    Giải quyết chúng nó xong thì bọn Hán tặc Cẩu tặc không cần đánh cũng tự chạy
    Vấn đề là ở chỗ đó thôi, nhưng những kẻ mạo danh đại diện cho 90 triệu người chúng nó cứ vòng vo
    Còn ở forum này thì các cụ biết ai là kẻ đứng đằng sau bọn phá hoại đó
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Đồng ý với cụ
  10. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    4.234
    Đã được thích:
    2.113
    Trung Quốc, Đài Loan rủ nhau hút dầu khí Biển Đông

    Các học giả Trung Quốc đại lục và Đài Loan kêu gọi hợp tác với nhau để cùng thăm dò dầu khí ở khu vực quần đảo Trường Sa nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/10/trung-quoc-dai-loan-ru-nhau-hut-dau-khi-bien-dong/
    Cẩu bố, cẩu con bàn mưu tính kế...đi hút khí ga,dung dịch hầm cầu.các bác chuẩn bị "đánh Rấm,ị..." cho nó hút.:)):))

Chia sẻ trang này