1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Astronomy Arts

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi perseus, 03/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Song song với topic "Ảnh thiên văn trong ngày", mình xin được mở thêm topic này để giới thiệu các bức ảnh thiên văn do họa sĩ thực hiện. Khác với các bức ảnh trong topic Ảnh thiên văn, các bức ảnh trong topic này không phải được chụp từ những vật thể, hiện tượng có thực ngoài đời mà do các họa sĩ thiết kế và vẽ ra. Tuy nhiên, cũng không thể vì thế mà nói các bức ảnh kiểu này chỉ để xem cho đẹp, chúng được dùng để "minh họa" cho các khái niệm, sự kiện thiên văn mà không thể "chụp" được toàn bộ. Ví dụ như việc vẽ tất cả các hành tinh trong hệ Mặt trời vào cùng một bức ảnh hoặc dựng lại hình ảnh Ngân Hà dựa trên các số liệu quan sát, ... Ngoài ra, cũng có thể đề cập đến các tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ Thiên văn, tiêu biểu nhất cho loại này có lẽ là các bức tranh, bức tượng 12 chòm sao hoàng đạo


    Từ những đám bụi, hành tinh sinh ra​

    [​IMG]

    Các quan sát tại bước sóng hồng ngoại của kính thiên văn Spitzer cho thấy trong đám bụi bao quanh sao CoKu Tau 4 có một khoảng trống rất lớn (đơn giản, có thể hiểu khoảng trống này trong đám bụi bao quanh ngôi sao cũng tương tự như khoảng trống giữa các vành khuyên của Sao Thổ). Các nhà thiên văn cho rằng, khoảng trống này tương đương với quỹ đạo của một hành tinh rất lớn, kích thước tương đương với Sao Mộc. Hành tinh này di chuyển trên quỹ đạo và "quyét sạch" các đám bụi, tạo thành một khoảng trống hình xuyến xung quanh sao CoKu Tau 4.

    Coku Tau 4 là một ngôi sao rất trẻ (hình thành cách đây khoảng 1 triệu năm), nằm trong chòm Taurus. Những nghiên cứu về ngôi sao này cũng như đám mây bụi bao quanh cho phép tìm hiểu về giai đoạn đầu tiên của các hệ Mặt trời. Hàng tỉ năm về trước, những hành tinh khổng lồ trong hệ Mặt trời như Sao Mộc, Sao Thổ có lẽ cũng có cấu tạo, hình dạng tương tự như hành tinh trên.

    Bức ảnh trên minh họa hành tinh trẻ và sao Coku Tau 4. Nếu chúng ta quanh sát bầu trời tại hành tinh này, ta sẽ không nhìn được gì khác ngoài ánh sáng phát ra trực tiếp từ ngôi sao mẹ hoặc phản chiếu từ các đám bụi dày đặc. Chúng ta không thể nhìn thấy các ngôi sao khác ngoài không gian, vì toàn bộ hệ mặt trời này còn đang nằm trong các đám khí và bụi dày đặc.

    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2004-08d
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện những phân tử có khả năng tạo ra DNA và protein tại vành đai bụi có khả năng tạo thành hành tinh giống Trái Đất
    [​IMG]
    Ảnh minh họa một hệ mặt trời ở giai đoạn đầu tiên. Vành đai bụi bao quanh ngôi sao chính là khởi nguồn của các hành tinh. Các kết quả quan sát tại bước sóng hồng ngoại của kính Spitzer đối với ngôi sao IRS 46 trong chòm Ophiuchus thậm chí còn phát hiện ra được sự tồn tại dưới dạng khí của các phân tử acetylen và hydro-cyanid, hai chất chính tham gia vào quá trình tạo ra DNA và protein. Hai chất này được phát hiện tại khu vực phía trong của vành đai bụi, nơi mà sau này có thể sinh ra một hành tinh tương tự Trái Đất.
    Nguồn
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2005-26b
  3. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Các tác phẩm điêu khắc bằng đồng của tác giả Philip R. Gauthier lấy cảm hứng từ 12 cung hoàng đạo​
    Các bạn có thể xem ảnh kích thước to hơn hoặc đặt mua các tác phẩm này tại website:
    http://www.centaurvisions.com/constellations.html
    Giá mỗi bức là 275 đôla
    Aries
    [​IMG]
    Taurus
    Gemini
    [​IMG]
    Cancer
    [​IMG]
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 00:37 ngày 05/02/2007
  4. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Leo
    [​IMG]
    Virgo
    [​IMG]
    Libra
    [​IMG]
    Scorpio
    [​IMG]
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 00:39 ngày 05/02/2007
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Sagittarius
    [​IMG]
    Capricorn
    [​IMG]
    Aquarius
    [​IMG]
    Pisces
    [​IMG]
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 00:43 ngày 05/02/2007
  6. cunconbuidoi

    cunconbuidoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Ấn tượng quá...!.tiếp tục đi anh
  7. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Cụm sao khổng lồ ở trong Ngân Hà
    [​IMG]
    Ảnh minh họa một trong những cụm sao lớn nhất Ngân Hà. Cụm sao này nằm cách Trái Đất khoảng 18900 năm ánh sáng theo hướng nhìn về trung tâm Ngân Hà. Ánh sáng biểu kiến từ cụm sao đã bị các lớp bụi chắn mất trên đường truyền đến Trái Đất. Các quan sát tại bước sóng hồng ngoại của kính Spitzer đã cho thấy trong cụm sao này chứa đến 20 nghìn ngôi sao, có khối lượng tổng cộng gấp khoảng 20 lần khối lượng các cụm sao thường gặp trong Ngân Hà.
    Cụm sao này chứa đến 14 ngôi sao siêu khổng lồ đỏ và rất nhiều sao siêu khổng lồ lam. Tuổi trung bình của các ngôi sao trong cluster là khoảng 8 đến 10 tỷ năm ánh sáng, đủ nhỏ để chúng ta có thể kịp nhìn thấy các ngôi sao siêu khổng lồ đỏ trước khi chúng nổ dưới dạng supernova. Trong bức ảnh cũng minh họa một tàn tích supernova bên góc trái (các họa sĩ đã dùng ngay tinh vân Con Cua (M1) để minh họa )
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2006-03b
  8. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Sự va chạm của các hành tinh​
    [​IMG]
    Ảnh minh họa sự va chạm của hai hành tinh trong hệ mặt trời của sao Vega. Các quan sát đối với sao Vega tại bước sóng hồng ngoại của kính Spitzer cho thấy quanh ngôi sao này có một vành đai bụi được dự đoán là tạo ra do sự va chạm của hai hành tinh. Sự va chạm xảy ra cách đây khoảng 1 triệu năm, khi cả hai hành tinh đều đang ở trong giai đoạn hình thành.
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2005-01b
  9. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Những viên ngọc trong nhân thiên hà​
    [​IMG]
    Ảnh minh họa sự va chạm giữa nhân của hai thiên hà, sản sinh ra các tinh thể silicat màu lục. Màu trắng trong bức ảnh là các ngôi sao với các kích thước và độ tuổi khác nhau. Kính thiên văn hồng ngoại Spitzer của NASA đã nghiên cứu hơn 20 cặp thiên hà đang va chạm với nhau và phát hiện ra rằng, tất cả những vụ va chạm trên đều sinh ra các tinh thể silicat nhỏ giống như những viên ngọc.
    Sự va chạm của các thiên hà kích hoạt sự sinh ra các ngôi sao có khối lượng lớn. Các nhà thiên văn học cho rằng, nhiệt độ rất cao từ những ngôi sao trên đã sinh ra các tinh thể silicat tương tự như việc tạo ra thủy tinh từ lò luyện cát.
    Quá trình tạo ra các tinh thể silicat cũng đồng thời với quá trình phá hủy chúng. Sóng xung kích cùng với những luồng vật chất phát ra từ những vụ nổ supernova dễ dàng đánh nát vụn những tinh thể silicat trên. Tuy nhiên, kính Spitzer đã phát hiện ra sự tồn tại của các tinh thể trên. Các nhà thiên văn học cho rằng, trong khoảng thời gian ngắn khi các thiên hà bắt đầu quá trình va chạm, tỷ lệ tinh thể silicat sinh ra lớn hơn tỷ lệ bị phá hủy. Trong vài tỷ năm nữa, Ngân Hà của chúng ta cũng sẽ bắt đầu quá trình hào nhập với thiên hà Andromeda, lúc đó, cá ngôi sao khổng lồ sẽ được sinh ra với cường độ cao và các tinh thể silicat sẽ xuất hiện.
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2006-06b
  10. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Luồng khí phun ra từ hai cực của ngôi sao đang hình thành
    [​IMG]
    Trong những giai đoạn đầu của quá trình hình thành, các ngôi sao trẻ (protostar) sẽ phun ra các luồng khí có vận tốc rất lớn từ hai cực. Đây được đánh giá là một trong những giai đoạn giải phóng nhiều năng lượng nhất của ngôi sao. Các luồng khí này có thể đạt đến kích thước hàng nghìn tỉ dặm và có vật tốc hàng trăm nghìn dặm một giờ. Bức ảnh trên minh họa các luồng khí phát ra từ một protostar, dựa trên các kết quả quan sát tại bước sóng hồng ngoại của kính thiên văn vũ trụ Spitzer
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=YSo_Outflow

Chia sẻ trang này