1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Astronomy Arts

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi perseus, 03/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đám "mây" ở giữa tranh, nhiều người cho đó là hình ảnh của thiên hà "Xoáy nước"- Whirlpool Galaxy được khám phá 44 năm trước khi Van Gogh vẽ bức Starry Night này.
    [​IMG]
    Whirlpool Galaxy
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Buổi trưa tại Sedna​
    [​IMG]
    Ảnh minh họa "Buổi trưa trên thiên thể Sedna". Mặc dù khi được phát hiện năm 2003 khi đang ở rất gần điểm cận nhật nhưng Sedna vẫn cách Mặt Trời tới 13 tỷ km. Từ khoảng cách này, Mặt Trời và toàn bộ các hành tinh khác như hòa nhập vào trong một đĩa sáng duy nhất, bị tán xạ bởi những đám bụi còn sót lại từ khi mới hình thành Hệ Mặt Trời. Người đứng quan sát tại Sedna chỉ có thể nhìn thấy Trái Đất với sự trợ giúp của ống nhòm hoặc một kính thiên văn cỡ nhỏ. Ở góc dưới, bên trái là một phần của dải Ngân Hà, có thể nhìn thấy trong bức hình một số ngôi sao quen thuộc như Antares, Spica.
    [​IMG]
    Tại điểm cận nhật, Sedna cách Mặt Trời 76.156 AU, tại điểm viễn nhật, Sedna cách Mặt Trời tới 525.606 AU. Hình vẽ sau đây cho thấy vị trí của Sedna trong Hệ Mặt Trời:
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap040604.html
    http://www.spitzer.caltech.edu/Media/releases/ssc2004-05/ssc2004-05d.shtml
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Chà, theo mình thì topic này bạn perseus lập ra rất hay. Trước kia, khi xem các ảnh hoặc các đoạn phim làm bằng kĩ thuật vi tính, nói thật là mình rất ghét. Mình nghĩ chúng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng con người nên không thể sát với thực tế được! Nhưng khi xem kĩ topic này của bác perseus , mình thay đổi ý kiến ngay!
    Vậy để nói thay lời cảm ơn bác perseus, mình xin tặng bác một bức ảnh:
    Quasar nguyên thủy

    [​IMG]
    Ngày nay có khá nhiều giả thiết cho rằng quasar là một dạng hố đen khổng lồ hoạt động mạnh tại tâm các thiên hà ở rất xa chúng ta. Tuy nhiên, người ta vẫn đặt dấu hỏi về những quasar nguyên thủy - chúng có thể đã dược hình thành vào khoảng vài tỉ năm đầu tiên sau vụ nổ lớn. Những tinh thể bức xạ mạnh mẽ này, chắc chắn huyền bí hơn nhiều những gì chúng ta có thể tưởng tượng ra ngày nay!
    Bức ảnh phía trên là bức vẽ một quasar nguyên thủy (bằng máy tính) từ những quan sát của KTV vũ trụ Hubble. Tinh thể bức xạ nguyên thủy này vẫn còn được bao vây bởi những lớp khí bụi rất dày, những ngôi sao xanh rất nóng và cả những quần tinh "sơ sinh". Những quan sát của KTV Hubble đã chỉ ra sự phát xạ hết sức rõ ràng của nguyên tố sắt trong lòng những quasar rất xa chúng ta (mà ánh sáng của chúng có lẽ đến Trái Đất cách đây không lâu) . Rõ ràng nguyên tố sắt này đã được tạo ra bởi chu trình của những ngôi sao được hình thành từ sớm, khoảng vài trăm triệu năm sau khi vũ trụ ra đời.
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Thêm một bài nữa:
    GRO J1655-40: hố đen quay
    [​IMG]
    Phía trên là hình vẽ mô tả hố đen GRO J1655-40, một hố đen với khối lượng gấp khoảng 5-7 lần Mặt Trời đang quay rất sát trung tâm Ngân Hà. Đám khí bụi bao quanh hố đen phát ra bức xạ với tần số đều đặn: 450 lần/giây. Có một luồng hạt rất nóng được phát ra 2 cực của hố đen với vận tốc rất lớn (xấp xỉ vận tốc ánh sáng). Hình vẽ trên do tác giả A. Hobart tưởng tượng ra trên cơ sở các quan sát của đài thiên văn tia X Chandra.
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Gửi vnnsmile và nguyentranha: cảm ơn các bạn. Thiên văn học thật là đẹp.
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    3 dải sao của Ngân Hà​
    [​IMG]
    Ảnh minh họa 3 dải sao thuộc về Ngân Hà mới được kính thiên văn hồng ngoại Spitzer phát hiện. Các dải sao này có khoảng cách đến Trái Đất trong khoảng từ 13 nghìn đến 130 nghìn năm ánh sáng và chủ yếu tập trung tại thiên cầu bắc.
    Hai trong số các dải sao mới được phát hiện có vẻ là tàn tích của các cụm sao hình cầu. Mặc dù hiện nay chỉ có khoảng 150 cụm sao hình cầu trong Ngân Hà, các nhà thiên văn dự đoán rằng trong quá khứ, số lượng này có thể lên tới hàng nghìn. Trải qua hàng tỷ năm, các ngôi sao trong một cụm bị tách xa nhau ra, trải dài trong vùng không gian phía trên đĩa Ngân Hà. Vận tốc chuyển động của các ngôi sao này khoảng nửa triệu dặm một giờ.
    Luồng sao thứ 3 trải dài trong không gian xa hơn rất nhiều so với hai luồng sao trên. Đây có thể là tàn tích của một thiên hà lùn đã bị Ngân Hà hấp thụ trong quá khứ. Các thiên hà lùn kiểu này có thể chứa khoảng 100 triệu ngôi sao, và có thể có cả vật chất tối. Hiện nay, các nhà thiên văn đã phát hiện ra khoảng 20 thiên hà lùn đóng vai trò thiên hà vệ tinh của Ngân Hà của chúng ta.
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=sig07-008
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    À, tớ đề nghị với bạn perseus một tí nhá: hiện nay tốc độ mạng rất không ổn định nên khả năng truy cập vào một số site nước ngoài tương đối khó khăn. Cho nên thay vì dẫn link ảnh từ các trang đó bạn nên post trực tiếp ảnh lên TTVN vừa nhanh vừa ít mất dữ liệu. Các link ảnh trên các site nước ngoài hiện nay rất kém ổn định và có thể mất bất kì lúc nào. Dẫn chứng cụ thể là gần như 4 trang topic này cả tuần nay mình không thể xem được ảnh (ngoại trừ 2 ảnh do minh post lên server của TTVN). Việc này có thể cần thiết cho cả tương lai nữa, khi mà các trang Web đổi tên miền liên tục.
  7. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Ảnh post lên TTVN cũng không ổn định. Rất nhiều ảnh tôi post cách đây vài năm không còn xem được nữa.
    Một số site upload ảnh tương đối tốt như photobucket đường truyền cũng không nhanh.
    Tóm lại là không thể chắc chắn được.
  8. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Google có dịch vụ host free 100MB khá ổn định, các bạn dùng thử để up hình xem:
    http://pages.google.com/
    (có thể sài chung với tài khỏan của google mail)

    Được mintaka sửa chữa / chuyển vào 19:43 ngày 29/06/2007
  9. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Gửi @nguyentranha: Mình chủ yếu sưu tầm ảnh từ Apod và website của kính Spitzer. Chắc là có trục trặc tạm thời hoặc do đường internet không ổn định, vì đó đều là 2 site nổi tiếng của NASA. Nếu có thay đổi gì thì chắc là các đường link ảnh vẫn được giữ nguyên.
    Gửi @mintaka: Mình sẽ dùng thử googpages theo gợi ý của bạn.
    Khu vực nguy hiểm xung quanh các sao khổng lồ loại O​
    [​IMG]
    Ảnh minh họa sự ảnh hưởng của một ngôi sao khổng lồ loại O đối với một ngôi sao trẻ, nhỏ và nguội hơn ở bên cạnh nó. Bức ảnh này được vẽ dựa trên các quan sát của kính thiên văn hồng ngoại Spitzer đối với 5 ngôi sao khổng lồ loại O trong tinh vân Rosette.
    Xung quanh một ngôi sao trẻ mới được hình thành là một đĩa vật chất bao gồm khí và bụi. Theo thời gian, có thể các hành tinh sẽ được hình thành từ đĩa khí và bụi này. Nhưng nếu ngôi sao trẻ nằm gần một ngôi sao lớn có nhiệt độ bề mặt cao thì gió và bức xạ từ ngôi sao này sẽ thổi bạt các đám khí và bụi xung quanh ngôi sao trẻ. Ngôi sao trẻ sẽ không thể tạo ra các hành tinh quay quanh nó.
    Trong bức hình minh họa, ngôi sao khổng lồ loại O ở góc trên bên phải, ở giữa là ngôi sao trẻ mới hình thành. Vật chất xung quanh ngôi sao trẻ bị thổi bạt vào vũ trụ. Từ những quan sát của kính Spitzer, các nhà thiên văn đã tính toán ra được khu vực chịu ảnh hưởng của một ngôi sao kiểu O có bán kính vào khoảng 1.6 năm ánh sáng.
    Mình đã post bài viết về tinh vân Rosette tại bước sóng hồng ngoại tại trang 27 topic Ảnh thiên văn trong ngày:
    http://www8.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/58574/trang-27.ttvn
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2007-08c
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    ặ, mỏằƠc hay thỏ này mà chỏng ai tham gia vỏưy? ChĂn mỏằi ngặỏằi thỏ
    ==============================
    Chòm sao Virgo
    Dặỏằ>i 'Ây là hơnh ỏÊnh minh hỏằa tuyỏằ?t 'ỏạp chòm sao Virgo (chòm Xỏằư Nỏằ) cỏằĐa hỏằa sâ Kagaya:
    [​IMG]
    Hơnh ỏÊnh minh hỏằa trỏằc tiỏp cĂc sao trong chòm này:
    [​IMG]
    Minh hỏằa cung Virgo (23/8-22/9) cỏằĐa mỏằTt hỏằa sâ khĂc:
    [​IMG]
    Hơnh ỏÊnh minh hỏằa 2 phỏĐn cỏằĐa chòm Xỏằư Nỏằ ỏằY bĂn cỏĐu Bỏc và bĂn cỏĐu Nam (cỏt tỏằô bỏÊn 'ỏằ" sao cỏằĐa HAAC). Sao sĂng nhỏƠt chòm này là Spica.
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này