1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Astronomy Arts

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi perseus, 03/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. saobangtn

    saobangtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Trên đây là bức tranh bằng máy tính mô phỏng một quần thiên hà trong vũ trụ xa xăm. Có một thiên hà elip rất lớn nằm chính giữa trung tâm của quần thiên hà và được bao vây bởi một đám khoảng vài ngàn thiên hà khác nhỏ hơn, trẻ hơn. Những thiên hà nằm ở phía sau quần thiên hà trên xuất hiện không còn nguyên vẹn do ảnh hưởng của hiện tượng thấu kính hấp dẫn quá mạnh. Chúng chỉ còn là những cung tròn đồng tâm xấu xí. Những hình ảnh trên được xây dựng trước khi KTV vũ trụ Hubble được lắp đặt camera khảo sát tiên tiến ACS (năm 2002). Những bức ảnh chụp sau đó của KTV Hubble hướng tới những quần thiên hà rất lớn và nằm rất xa chúng ta đã khẳng định sự biến dạng quang học rất kì lạ của các vật thể do ảnh hưởng của thấu kính hấp dẫn tạo bởi đám vật chất tối nằm trong quần thiên hà. Tuy nhiên những biến dạng đó không thể rõ bằng hình vẽ tưởng tượng trên (xem thêm "Ảnh thiên văn trong ngày" - trang 30 và 31).
    Cùng với việc mở rộng quan sát vũ trụ bằng camera ACS thay cho WFPC2 đã lỗi thời, các nhà khoa học đang hi vọng sử dụng công nghệ mới này nhằm khảo sát chi tiết hệ Mặt Trời và tìm kiếm những hành tinh bên ngoài Thái Dương hệ.
    ACS: viết tắt của chữ "Advanced Camera for Surveys" (camera khảo sát tiên tiến)
    WFPC2: viết tắt của chữ "Wide Field Planetary Camera 2" (camera trường rộng liên hành tinh 2)
    Tìm trong kí ức, những mảnh trời đầy sao...Tìm về tuổi thơ, những chiều hè ngập nắng...
    đẹp vãi
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    @starstar53: hiện giờ anh hơi bận chút nên cũng post bài hơi thất thường. Nếu khoái đọc ảnh Kagaya thì em nên vào trong topic của V-SAP tìm lại mấy trang cũ xem, có link trực tiếp của cả bộ truyện đó! Không thì liên hệ với lão tuanno vậy (lão ý tâm huyết với mấy bức Kagaya vô cùng!).
    Ờ, mà đọc bài bạn saobangtn mới thấy chữ kí của mình! Bây giờ mới nhận ra là mình mất chữ kí Có chỉnh thứ gì đâu mà sao tự nhiên mất nhỉ?
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Europa và thần Zeus​
    Ảnh minh họa: The Zodiac - Kagaya
    Dịch: Nguyễn Tuấn Long, lớp 06TH1D ?" ĐHBC Tôn Đức Thắng​
    [​IMG]
    Ở phía đông bờ biển Địa Trung Hải có 1 vương quốc tên là Phoenicia, trị vì bởi vua Argieno. Nhà vua có 1 cô công chúa vô cùng xinh đẹp tên là Europa. Một hôm Europa cùng các bạn đi hái hoa bên bờ biển thì một con trâu trắng to lớn không biết từ đâu xuất hiện và tiến lại gần nàng, toàn thân chú trâu phủ một lớp lông mượt mà và trắng như tuyết. Kinh ngạc trước vẻ đẹp của chú trâu, Europa thích thú ngồi lên lưng trâu, và nó cũng ngoan ngoãn để cho nàng cưỡi. Bất thình lình, chú trâu lao thẳng ra biển cả với một sức mạnh khủng khiếp, bước đi trên sóng chẳng khác nào trên đất liền. Chú trâu ấy, kỳ thực chính là Zeus, chúa tể của các vị thần biến thành. Zeus mang Europa ngang qua biển Địa Trung Hải đến vùng đảo Crete của Hy Lạp, phong cho nàng làm nữ hoàng đảo Crete và chung sống với nàng ở đó. Europa sống rất hạnh phúc với thần Zeus và sinh cho thần 3 người con. Kể từ đấy, để tưởng nhớ vị nữ hoàng xinh đẹp của mình, người ta đã đặt tên cho vùng đất đó là Europe ?" Châu Âu ngày nay.
    Người thuộc cung Kim Ngưu luôn cân nhắc kỹ càng trước mọi sự việc và chỉ quan tâm đến những hành động thiết thực.
    [​IMG]
    Hình minh họa vị trí các sao trong chòm Kim Ngưu (Taurus)​
    _____________________________________________​
    [​IMG]
    Bức ảnh kết hợp những quan sát của tàu thăm dò Voyager 1 khi lướt qua hệ thống sao Mộc năm 1979. Tất nhiên, đối tượng lớn nhất bức ảnh là sao Mộc với khối lượng gấp hơn 300 lần Trái Đất, đường kính ở xích đạo gấp 12 lần Trái Đất. Vết Đỏ Lớn bên trái sao Mộc, phía dưới đường xích đạo là một cơn bão với kích thước bằng...3 lần Trái Đất! Thật quả không hổ thẹn với cái tên của một vị thần (thần Jupiter tức Zeus). Các thiên thể nhỏ hơn là các vệ tinh của sao Mộc, lấy tên từ các nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Lần lượt từ xa đến gần: Io, Europa, Ganymede, Canlisto.
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 09:43 ngày 16/12/2007
  4. TheWanderer

    TheWanderer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Chà. Bác giải thích thêm được không? 2 cực ư? Em chưa từng biết đến điều này.
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Đúng là hố đen không có khái niệm "cực" như cực Trái Đất. Khái niệm "cực" ở đây được tôi tạm dịch và sử dụng cho dễ mường tượng: hai luồng hạt sẽ phun ra hai phía đối diện nhau xuất phát từ bên ngoài chân trời sự kiện của hố đen. Thông thường luồng hạt này sẽ phun vuông góc với chiều quay của hố đen do đó giống như xuất phát từ hai "cực" vậy. Còn nếu coi khái niệm "cực" trong bài viết này là hai cực từ thì tôi thua
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Đen hơn cả màn đêm​
    [​IMG]
    Một số quan sát mới đây của KTV vũ trụ Spitzer đã phát hiện ra một hành tinh nóng nhất từ trước đến nay. Giống như một quả bóng sôi sục khí, HD 149026b có nhiệt độ lên tới hơn 2000 độ C, nóng gấp ba lần nhiệt độ bề mặt của sao Kim. Hành tinh này là một dạng "sao Mộc nóng" - dạng hành tinh có kích cỡ tương đương (hoặc lớn hơn) sao Mộc nhưng có quỹ đạo rất sát ngôi sao chính. Không chỉ nóng do nằm gần sao chủ, HD 149026b còn hấp thụ phần lớn bức xạ đến từ sao chủ. Chính điều này khiến cho HD 149026b phản xạ rất ít ánh sáng và trở thành một hành tinh tối nhất (đồng thời nóng nhất) mà con người từng quan sát được.
    Do nhiệt độ quá cao nên hành tinh này phát ra một lượng lớn bức xạ hồng ngoại. Bằng kĩ thuật "che khuất tạm thời", KTV vũ trụ Spitzer đã đo được tương đối chính xác nhiệt độ của hành tinh khí khổng lồ này. Những quan sát còn cho thấy HD 149026b luôn quay một mặt của mình về phía ngôi sao chính. Vì thế phần đối diện trực tiếp với ngôi sao chính sẽ bị "nướng chín" như một hòn than. Các nhà thiên văn cho rằng HD 149026b có lẽ đang bùng cháy ở phía đối diện với mặt trời của nó. Phần tối của hành tinh này chắc chắn là lạnh hơn nhiều! Một hiện tượng tương tự cũng được KTV hồng ngoại Spitzer phát hiện khi quan sát hành tinh Upsilon Andromedae b.
    HD 149026b cách chúng ta 256 NAS theo hướng chòm Hercules. HD 149026b có khối lượng vào khoảng 70-90 lần Trái Đất và có kích thước tương đương sao Thổ. Hành tinh này quay quanh sao mẹ một vòng mất có 2.9 ngày.
    Video minh họa (640x480, 4MB): http://ipac.jpl.nasa.gov/web_movies/pa/ssc2007-09v1_full.wmv
    Nguồn: Spitzer Space Telescope - Image Gallery
    * "Đen hơn cả màn đêm": dịch thoát từ tiêu đề của bài viết: "Blacker than Black".
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 09:51 ngày 23/12/2007
  7. TheWanderer

    TheWanderer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Ah. Nghĩa là ở nơi bắt đầu và kết thúc của hố đen tồn tại 2 luồng hạt như thía phải ko ạh!
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Đâu có, xung quanh hố đen làm gì có khái niệm "bắt đầu" và "kết thúc". Hai luồng hạt bị bắn ra từ hai phía chân trời sự kiện bao quanh hố đen mà!
  9. doremi15

    doremi15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đi lang thang trên mạng, tình cờ em tìm được hình này. Thấy nó cũng hay hay và lạ lạ nên em post lên đây. Hihi...^^ Nhưng mà có bao giờ hành tinh này có thật không nhỉ? Nếu có 1 hành tinh mà có 2 vành đai như thế này thì sẽ như thế nào nhỉ?
    [​IMG]
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 21:45 ngày 09/01/2008
  10. cungcohon

    cungcohon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi này hay đấy. Sao trong sách mình lại không thấy ai đề cập tới vấn đề này hay do con người chúng ta chưa tưởng tượng ra hết vũ trụ này mênh mông và kì lạ đến mức nào. Theo ý kiến của tớ thì 1 hành tinh như thế có thể tồn tại lắm chứ, không chừng nó còn có 3 ,4 vành đai nữa. Tuyệt nhỉ??

Chia sẻ trang này