1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ất Dậu, 60 năm trước - Chúng ta không thể lãng quên!

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi khapnoitunghoanh, 06/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khapnoitunghoanh

    khapnoitunghoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    * Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình ghi: năm 1945 cả tỉnh có 280.000 người chết đói, chiếm 25% tổng dân số. Nhiều địa phương chết tới trên 50% dân số như xã Tây Lương: 67%; Sơn Thọ, Thụy Anh (Thái Thụy): 79%; xã Thanh Nê (Kiến Xương) có 4.164 người thì chết gần 2.000 người; xã Tây Ninh (Tiền Hải) có 171 gia đình chết không còn một ai?
    * Cuốn Lịch sử tỉnh Hà Nam Ninh xuất bản năm 1988 ghi: Phủ Nghĩa Hưng, Nam Định mỗi ngày chết 400 người. Huyện Kim Sơn (Ninh Bình) cả vụ đói có 22.908 người chết. Trong 6.161 hộ thì có 1.571 hộ chết không còn người nào. Nam Định chết 212.218 người; Ninh Bình: 37.939 người, Hà Nam: 50.398 người.
    * Theo giáo sư sử học Văn Tạo - nguyên viện trưởng Viện Sử học: nạn đói năm 1945 đã diễn ra ở 32 tỉnh thành cũ từ Quảng Trị trở ra.
    Từ năm 1990-1995 Viện Sử học với hàng trăm cán bộ nhân viên, có sự giúp đỡ của hàng trăm cộng tác viên của các tỉnh, thành cùng sự trợ giúp của nhiều giáo sư, tiến sĩ Nhật Bản đã tiến hành ba đợt điều tra nghiêm túc, tỉ mỉ và rất khoa học tại 23 điểm đại diện cho các tính chất dân cư khác nhau về nạn đói này.
    Kết quả trung bình cộng cho thấy tỉ lệ người chết đói tại các địa phương là 15%. Dân số VN năm 1945 tại 32 tỉnh thành lúc đó là trên 13 triệu người. Con số 2 triệu người chết một lần nữa được khẳng định.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=68604&ChannelID=89
    Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp
    Quê nhà một góc nhớ mênh mông

    Được khapnoitunghoanh sửa chữa / chuyển vào 12:39 ngày 05/03/2005
  2. khapnoitunghoanh

    khapnoitunghoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    Bạn Đọc Viết
    Thứ Năm, 03/03/2005, 06:06 (GMT+7)
    Sự kiện & dư luận

    Nạn đói năm 1945:nỗi đau không gì bù đắp
    TT - Đã từng đọc nhiều tài liệu nói về nạn đói năm 1945, đã từng nghe rằng có hơn 2 triệu người chết vì nạn đói năm đó, nhưng tôi không thể nào hình dung một cách đầy đủ và chi tiết rằng nạn đói ấy lại khủng khiếp đến thế.
    Vậy mà đó lại là sự thật. Một sự thật mà đến cả người dửng dưng nhất cũng thấy xốn xang. Tôi như thấy trước mắt mình cảnh người bác của ông Hằng nằm chết co rúm lại mà miệng vẫn còn vương mấy cọng rơm. Tôi không khỏi rùng mình khi đọc tới chi tiết người ta ăn cả đất, ăn bất cứ thứ gì có thể. Ôi, người ta có nắm gạo cũng phải giấu kín đi, phải ngày đêm canh chừng vì sợ cướp. Người ta chạy theo những chiếc xe ngựa, xe trâu để lượm phân, với mong mỏi biết đâu có mấy hạt đậu, hạt ngô còn sót trong đó. Hễ ra đường là thấy xác chết nằm la liệt, đến không còn chiếu để chôn... Còn cảnh tượng nào thương tâm hơn, xót xa hơn thế!
    Mà câu chuyện đâu phải ở thế kỷ nào xa xôi, nó xảy ra chỉ mới cách đây 60 năm thôi. Vậy mà sau 60 năm chúng ta đã dường như quên hẳn. Quên rằng có một thời kỳ đồng bào chúng ta vì đói mà chết. Có biết sâu sắc những gì ông cha ta đã trải qua mới thấy quí những gì chúng ta đang có hôm nay.
    Một bữa cơm no, đối với chúng ta bình thường quá, vậy mà đó từng là mơ ước rất xa vời của biết bao con người trong cảnh đói. Mới thấy tội ác chiến tranh đáng sợ quá! Đâu thể tính bằng bom đạn, thương vong. Nạn đói năm ấy, rồi hậu quả của chất độc da cam... sẽ mãi là niềm đau không gì có thể bù đắp được.
    ĐINH THỊ NGỌC THỦY (TP.HCM)
    Tôi xin được gửi lời thán phục đến người viết bài báo khiêm nhường này, đã chọn một đề tài vô cùng có tầm vóc (Tuổi Trẻ ngày 2-3). Những con số mà tác giả đưa ra để so sánh với thiên tai sóng thần hoặc trận bom nguyên tử là những con số vô cùng thuyết phục để người đọc có một nhận thức chính xác hơn về sự đau khổ mà những kẻ ngoại xâm đã gây ra cho dân ta.
    Con số 10% là một phỏng định và nếu chính xác, thảm họa nạn đói 1945 có thể dùng so sánh với tội ác diệt chủng. Người Việt và nhất là thế hệ trẻ Việt cần nhìn lại vấn đề này một cách trân trọng hơn và mãi mãi chúng ta không thể lãng quên nỗi đau của dân tộc...
    NVHN
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=68746&ChannelID=118
  3. khapnoitunghoanh

    khapnoitunghoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Phóng Sự - Ký Sự
    Thứ Năm, 03/03/2005, 06:27 (GMT+7)
    Nạn đói năm 1945 (kỳ 3):
    Hành trình của những ?ohồn ma?
    Vợ chết rồi, chồng nhìn con, chờ đến lượt mình rồi con mình ngã xuống - Ảnh: Võ An Ninh
    TT - Lũ lượt những đoàn người như hình nhân bỏ quê hương tìm lên phố xá, mong kiếm thứ bỏ vào mồm. Và cuộc hành trình ấy kéo dài từ xó nhà đến Hà Nội đã biến con người thành hồn ma xác quỉ. Hoặc là gục chết bên đường hoặc ngoai ngoác sống trong khổ nhục...
    Đoạn trường đày ải
    Nghe chúng tôi nhắc tới hình ảnh những người đói kéo nhau lên Hà Nội, bà Chén (xã Tây Lương, Tiền Hải, Thái Bình) cố ngước đôi mắt mù lòa, lẩy bẩy đôi chân còm nhưng đã phù đỏ để đi ra ngõ. Bà nhớ từ cái ngõ này, 60 năm trước bà đã ôm con hòa cùng đoàn người lê theo sự dẫn dắt của cái đói.
    Đi đâu, về đâu thì không ai biết nhưng cứ từng đoàn từng đoàn rách rưới, giơ xương, trũng mắt như quỉ đói âm thầm, dắt díu nhau đi. Họ không phân biệt được nam nữ, già trẻ. Chỉ có thể thấy những thân hình dài ngắn không đều mà đoán trẻ con hay người lớn mà thôi. Họ đi chậm. Không ồn ào, không cười nói. Thỉnh thoảng có người đổ gục xuống đường không giãy giụa. Nhiều thây người bất động, mắt mở trừng trừng không biết sống hay chết.
    Tại các cổng chợ, ngã ba, đầu cầu, gốc cây họ nằm ngồi la liệt chìa tay ăn xin hay bới tìm lục lọi. Ngay đầu chợ, một người đàn bà có vẻ giàu có đi ngang qua, không hiểu bà ta kinh tởm hay ốm đau thế nào mà ôm bụng gập người nôn thốc nôn tháo. Hai ba đứa trẻ vội lao vào tranh nhau bốc bãi nôn, hối hả nhét vào mồm?
    Bà Chén cũng gặp nhiều người ôm con nhỏ như mình. Những đứa trẻ còn sức thì khóc, không còn thì lả gục trên vai mẹ. Một người đàn bà xin được chút gì đó để ăn, bà ta kéo đầu con để chia cho nó. Gọi hồi lâu người mẹ ấy mới biết con mình đã chết tự khi nào. Trong góc chợ lại có một người đàn bà nhe răng, trợn mắt nằm co quắp chết bên hai đứa trẻ.
    Thằng bé chắc chừng một tuổi không biết gì cứ hì hục nhay vú mẹ cho đến tận lúc tối trời. Bà Chén đi hai ngày một đêm như thế thì đến thị xã Thái Bình? Một số chết, một số ở lại, còn bà Chén và những đoàn người đói rách vô hồn đó cứ như thế tiếp tục đi lên Hà Nội?
    Trong Viện Sử học VN có lưu một bức thư của một tác giả nước ngoài là Vespy viết tháng 4-1945 tả về thảm cảnh của những cuộc hành trình này: ?oHọ đi thành rặng dài bất tuyệt, người nào người ấy rúm người dưới sự nghèo khổ, toàn thân lõa lồ, gầy guộc giơ xương, ngay cả những thiếu nữ đến tuổi dậy thì đáng lẽ hết sức e thẹn cũng thế.
    Thỉnh thoảng họ dừng lại vuốt mắt cho một người trong bọn đã ngã và không bao giờ dậy được nữa, hay để lột một miếng giẻ rách không biết gọi là gì cho đúng để che thân người đó. Nhìn những hình người xấu hơn con vật xấu nhất, nhìn thấy những xác chết nằm co quắp cạnh đường chỉ có vài nhành rơm vừa làm quần áo vừa làm vải liệm, người ta thật lấy làm xấu hổ cho cái kiếp con người?.
    Nhân tính tiêu tan... vì đói
    Lục tìm trong tâm khảm sâu thẳm, đau đớn nhưng chắc hẳn còn sáng rõ của mình, bà Chén nói: ?oÁnh mắt người đói lúc đó không có màu, không có thần. Nhiều lúc họ xử với nhau như thú đói, không nhân tính...?. Bà Chén lúc ấy bế một đứa con nhỏ trên tay. Dành dụm suốt từ đầu vụ đói, bà còn được mấy hào trong túi để dành cho chuyến đi này.
    Chợ Bo (thị xã Thái Bình) lúc đó là một bãi đất được căng lên những mảnh nilông, đay hay lá khô trên những chiếc cọc tre xiêu vẹo. Cả một biển người nằm ngồi lê la bới rác, xin ăn chập chờn như những bóng ma. Vài người ngồi xổm ánh mắt láo liên đầy cảnh giác bên những cái thúng úp mẹt và thường là có thêm một, hai người đàn ông to khỏe dựng đòn gánh đứng bên.
    Đó là những người bán hàng. Khoai, ngô, hay bánh cám, bánh đúc? trộn đầy trấu hoặc mùn cưa? Ai mua hàng phải chìa tiền. Đứng tới nửa ngày bà Chén mới cảm thấy có thể an toàn để lại gần người bán bánh hỏi mua. Thế nhưng đang định xé bánh cho con thì cả đám người đang nằm như thây ma vùng dậy vồ lấy mẹ con bà, tranh nhau chiếc bánh.
    Những ngày sau, trên dặm hành trình địa ngục ấy, tất cả số tiền bà có đủ để mua ba chiếc bánh thì bà đều bị cướp hết. Cuối cùng bà cũng chỉ còn cách chờ nhặt rác rưởi, cọng rau, xin ăn và tham gia cướp của kẻ khác như họ đã cướp của bà để ăn. Bà không nhớ mình đi mấy ngày, mấy tuần hay mấy tháng thì tới Hà Nội.
    Con trai bà Chén năm nay cũng đã ngoài 60 tuổi. Anh nói: ?oNhững câu chuyện cướp bóc, thú tính trong nạn đói, 60 năm qua mẹ tôi không bao giờ muốn nhắc lại. Chỉ có một lần bà kể cho tôi nghe một câu chuyện kinh hoàng: khi bế con đi Hà Nội, qua sông Long Hầu bà thấy có hai bố con nhà nọ đói lả, phù thũng, chắc là sắp đến lúc chết. Người con chừng 7-10 tuổi.
    Không hiểu lúc ấy họ kiếm được thứ gì, chắc là có thể ăn được nên hai người tranh nhau rất dữ. Đứa con co cả người nắm chặt tay bố. Hồi lâu đẩy con ra không được, người cha liền co chân đạp con xuống cầu. Đứa trẻ cố níu lấy thành cầu, hai mắt không rời miếng ăn trên tay bố. Người cha lúc ấy kiên quyết hơn và ông ta đã đạp được đứa con rơi xuống nước rồi ngấu nghiến nhét thứ đó vào mồm...?.
    Theo điều tra của Viện Sử học tại xã Quảng Đại, Quảng Xương, Thanh Hóa: ông Viên Đình Hữu đói quá quẳng con trai 4 tuổi xuống sông Đơ. Ông Hoàng Bảo ở xóm Cháy (Đông Hưng, Thái Bình) thấy bố của ông Bắc (cùng xóm) thổi nồi cơm. Ông Bắc bóp cổ bố đến chết để ăn một mình...
    Suốt chặng đường khổ ải từ quê nhà lên Hà Nội, bà Chén còn gặp rất nhiều cảnh mẹ bỏ rơi con, chồng chạy trốn vợ, rồi cướp bóc, giết chóc lẫn nhau vì miếng ăn một cách đau thương và rùng rợn như vậy. Nhưng Hà Nội lúc này cũng là địa ngục...
    Hà Nội - điểm hẹn sinh tồn
    Ông Nguyễn Ngọc Liên, 82 tuổi, hiện trú tại phòng 105, nhà C6, khu tập thể Kim Liên, Hà Nội kể: ?oNgày đó nhà tôi ở 233 phố Huế. Bắt đầu từ mùa đông năm 1944, tôi đã thấy những đoàn hình nhân vô cùng thảm hại ùn ùn dắt nhau qua các phố.
    Áo quần họ là miếng giẻ buộc túm dính vào những bộ xương lắc lư. Những cái đầu trơ sọ, đính hai con mắt vàng trũng thất thần. Ban đầu người hàng phố cho họ ăn những thứ có thể, nhưng càng ngày họ đến càng đông, hết lớp này đến lớp khác. Họ nằm, bò, lê và chết gục khắp đường, ngõ, vỉa hè...
    Ai còn sống thì cứ lang thang xin ăn, không ít trường hợp cướp giật, móc mồm người khác giành ăn. Của bố thí không thể đủ cho đoàn người đói khát. Họ chết ngày một nhiều. Một buổi sáng tôi vừa mở cửa thì hai xác chết lạnh cứng đổ ập vào tôi. Đến tận bây giờ tôi vẫn không quên được cảm giác hãi hùng và xót thương lúc đó?.
    Ông Đặng Văn Cự - 87 tuổi, hiện ở phường Giáp Bát, Hai Bà Trưng (Hà Nội) - nói: ?oBan đầu cũng chia sẻ với bà con nhưng chúng tôi cũng đói, lương thực cạn kiệt và trước cảnh tàn ác của Pháp - Nhật thì cũng không dám chắc mai này mình có thoát cảnh ma đói hay không.
    Trong thành phố, nhiều thanh niên, nhà hảo tâm thành lập đoàn khất thực có trung tâm ở phố Hàng Da, quyên góp cơm cháo chia cho bà con. Nhưng vì số lượng quá lớn, tổ chức chỉ là tình cảm của một số người có điều kiện nên đoàn khất thực tồn tại không được bao lâu.
    Chúng tôi cũng bị cướp giật bánh trái, ngô khoai, nhưng không ai nỡ đánh đập người đói mà chỉ tránh né. Người làng tôi bán bánh thì làm bằng đất bày ở quầy, mẹt, thúng. Ai mua thì mới đến chỗ khác lấy bánh thật ra. Ai cướp thì chỉ cướp được bánh đất mà thôi?.
    Cảnh người đói sinh trộm cướp và bị giết chóc thì nhiều lắm. Ông Liên nhớ: một buổi chiều trên đường Trần Quang Khải bây giờ. Một đoàn bốn chiếc xe bò chở những bì lúa chất cao 3-4m. Mỗi xe có một người kéo và bốn người đẩy. Phía trước và sau có 9-10 tên lính Nhật súng gươm tuốt trần áp tải.
    Một người trong đám phu xe, bí mật dùng một chiếc dùi thép chừng 20 phân đâm một lỗ nhỏ vào bao lúa và gí một chiếc túi vải con vào hứng dòng lúa chảy. Tên lính Nhật phát hiện. Không nói gì, hắn dùng mũi kiếm đâm xuyên lưng người móc gạo. Nạn nhân rú lên một tiếng rồi đổ gục xuống đường, lênh láng máu. Đoàn xe vẫn tiếp tục đi...
    Những dòng người khất thực đã kéo nhau đi trong đói lả vật vờ... Rồi họ cũng tìm đến điểm cuối cùng của cuộc hành trình - nơi chấm dứt mọi nỗi dày vò đau đớn của một kiếp người. Của triệu kiếp người...
    QUANG THIỆN
    --------------
    * Kỳ sau: Chặng cuối của cuộc đọa đày
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=68761&ChannelID=89
    Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp
    Quê nhà một góc nhớ mênh mông

    Được khapnoitunghoanh sửa chữa / chuyển vào 12:57 ngày 05/03/2005
  4. khapnoitunghoanh

    khapnoitunghoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    ?oÔng Kawai, đảm nhiệm công việc giám sát chuyển gạo từ Nam ra Bắc qua tỉnh Nam Định, đồng thời là quản lý chung về gạo dự trữ, phân phối trong tỉnh, nói có những nơi vẫn còn gạo chất như núi trong kho quân đội. Không những thế, tại một nhà thờ Thiên chúa giáo trong tỉnh gạo đầy ắp trong kho. Ông đã thuyết phục cán bộ đại sứ quán Nhật Bản mở kho phát gạo nhưng họ không nghe??.
    (Trích: Chiến tranh châu Á trong tiềm thức của chúng ta của Minami Yoshizawa - Nhật Bản)
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=68761&ChannelID=89
  5. khapnoitunghoanh

    khapnoitunghoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    Bạn Đọc Viết
    Thứ Sáu, 04/03/2005, 05:45 (GMT+7)
    Sự kiện & dư luận

    Nạn đói năm 1945, chúng tôi không quên
    TT - Tôi là một người trẻ (30 tuổi), không phải chịu cảnh chiến tranh như cha ông, lại càng không thể chứng kiến cảnh nạn đói năm Ất Dậu 1945. Thế nhưng, từ hồi bé chúng tôi đã biết đến thảm kịch này qua câu mắng của cha mẹ: ?oNhìn mày cứ như chết đói năm 45?.
    Chính những câu nói đó đã hằn vào đầu óc trẻ thơ của tôi mấy chữ ?ochết đói năm 45?. Vậy thì ?ochết đói năm 45? là gì? Hồi đó, chúng tôi chỉ biết đến hình ảnh năm 1945 và cảnh nghèo khổ trước Cách mạng Tháng Tám qua những bộ phim được chiếu trên truyền hình như Sao tháng tám, Chị Dậu - phim trắng đen nên nhìn càng thê lương...
    Cộng với những câu chuyện của ông bà, chúng tôi cũng chắp nhặt lại mà hiểu được rằng: "Năm 1945 Nhật bắt trồng đay không cho trồng lúa nên người ta đói, người ta chết đầy đường. Hằng ngày có những chiếc xe bò đi dọc các phố Hà Nội để nhặt xác người chết, đem bỏ vào những hố chôn tập thể, rắc sơ sài ít vôi bột rồi lấp đất lại. Tối tối các nhà ở phố lấy nước đổ ra vỉa hè trước nhà để người ta sợ lạnh không đến nằm và chết trước cửa nhà mình. Có làng chết hết, người ta ôm nhau mà chết, mẹ nhìn con, con nhìn cha, cả nhà chết dần chết mòn trong cơn đói, người ta lăn lóc đầy đường nhiều đến mức chẳng ai buồn dọn, người chết đói cứ đen quắt lại... Ở làng của ông bà may là còn một số nhà có gạo đem nấu cháo phát chẩn nên mới ít người chết...?.
    Thế nhưng càng lớn lên chúng tôi càng thấy ít người nhắc tới cụm từ ?ochết đói năm 45? - đặc biệt là ở miền Nam - mà thay vào đó là ?oXômali? (mà ở Somalia người ta bị chết bao nhiêu người nhỉ?). Các bạn của tôi ngồi nghe tôi kể lại những chuyện tôi biết về ?ochết đói năm 45? đều nở nụ cười nghi hoặc. Họ có vẻ thích thú với những tin như ?oQ.D. lấy T.T.?, ?oM.T. tổ chức liveshow?... hơn là những chuyện kiểu ?obiết rồi, khổ lắm, nói mãi? như thế.
    Ngoại trừ một ?onghĩa trang người chết đói? nằm khuất đâu đó giữa các ngõ Hà Nội, ngoại trừ vài bài báo ?ođiểm tin? vào các dịp kỷ niệm, ngoại trừ những bức ảnh của cụ Võ An Ninh, hình như số phận bi thương của hàng triệu con người đã bị chúng ta lãng quên. Bởi vậy, xin cảm ơn Tuổi Trẻ đã cho đăng loạt phóng sự về nạn đói năm 1945. Bài học bi thương đó của lịch sử cần phải được mọi người ghi nhớ.
    Người Nhật sau năm 1945 đã luôn dạy nhau hãy nhìn vào thất bại của mình trong Thế chiến thứ 2 để vươn lên. Hi vọng qua bài học lịch sử về nạn đói năm 1945, chúng ta cũng rút ra được điều gì đó có ích hơn.
    THANH TÙNG (TP.HCM)
    Nên có ngày để tưởng nhớ
    Hiện nay có một số bạn trẻ đang có tư tưởng "xét lại" kiểu như: nếu chúng ta không đánh Pháp, không đánh Mỹ thì chúng ta vẫn được tự do, vẫn được giàu có như Hàn Quốc và Thái Lan...; hay tại sao ta phải hi sinh nhiều người như vậy để giành độc lập... Họ không hiểu được nỗi nhục mất nước, làm nô lệ cho chủ nghĩa đế quốc thực dân...
    Nhà nước nên có một ngày để tưởng nhớ những người dân bị chết vì nạn đói năm 1945 để giáo dục các thế hệ sau. Gia đình tôi có khoảng 10 người đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Ông bà ngoại và ông nội tôi hi sinh khi ba mẹ tôi mới được 1 tuổi. Ba tôi hiện nay đang thờ cúng hai bà mẹ VN anh hùng và những liệt sĩ.
    Tôi tự hào được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Những người thân của tôi đã hi sinh vì đất nước, vì độc lập tự do của Tổ quốc, và còn rất nhiều người khác đã xả thân để đất nước chúng ta được như ngày hôm nay và mong muốn sẽ trở thành một nước có nền kinh tế hùng cường trên thế giới, nhưng mọi người vẫn không quên những năm tháng khổ đau của lịch sử dân tộc... Do vậy nên có thêm ngày tưởng niệm lịch sử này.
    TẠ ĐỨC MẠNH (Công ty Phần mềm Hà Nội)
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=68937&ChannelID=118
  6. khapnoitunghoanh

    khapnoitunghoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    Phóng Sự - Ký Sự
    Thứ Sáu, 04/03/2005, 06:53 (GMT+7)
    Nạn đói năm 1945 (kỳ 4):

    Chặng cuối của cuộc đọa đày
    Những người chết đói ở trại Giáp Bát được cải táng về nghĩa trang Hợp Thiện (Hà Nội) - Ảnh: Võ An Ninh
    TT - Đường Giải Phóng, yết hầu giao thông nối Hà Nội với các tỉnh phía Nam, vươn mình qua cây cầu vượt với hàng vạn chuyến xe. Phố xá sầm uất quay cuồng với nhịp sống đô thị, ngập tràn hàng hóa và tiền bạc.
    Nơi đóng cửa trần gian
    Dưới chân cầu vượt là một ống cống lớn bắc qua sông Sét, chảy cắt ngang đường. Sau ống cống đó là một ngã ba có con phố rẽ tay phải dẫn đến những khu nhà đang hối hả xây dựng. Đó là những khu dân cư, các công ty và kho hàng. Ít ai biết 60 năm trước đây là điểm tụ tập đông nhất những sinh linh trước giờ chết đói: trại tế bần.
    Ông Đặng Văn Cự, người dân gốc ở làng Tám (Giáp Bát), nay 87 tuổi, kể lại: thời đó làng Tám là ngoại ô, thuộc tổng Thịnh Liệt, Thanh Trì. Khu bến xe, ga tàu, bệnh viện Bạch Mai bây giờ là cánh đồng mênh mông với con sông Sét chảy vắt ngang. Từ Hà Nội đi qua cống Phố Hàn (nay là cống sông Sét nằm trên đường Giải Phóng) khoảng 20m có khu gia binh rộng 25 mẫu.
    Theo Báo Bình Minh ra ngày 12-4-1945, những người VN hảo tâm khi thành lập đoàn khất thực để cứu trợ đồng bào đã chọn khu gia binh làm trại tế bần. Bắt đầu từ ngày 9-4, có 2.000 người ăn xin đã được đưa xuống đó, được phát cháo và nghỉ ngơi. Sau đó, những người ốm đau, hấp hối cũng được đưa về trại bằng xe bò.
    Khi người đói chưa nhiều, trại còn có ngày hai bữa phát chẩn. Nhưng chỉ sau vài tuần số người tự tìm đến đã đông hàng vạn. Lương thực dù có nhiều đến mấy cũng không đủ cho mỗi người một bát cháo/ngày.
    Ông Nguyễn Văn Điền ở Giáp Bát kể: mọi ngả đường chết đói của thành phố đều dồn về đây, từng đoàn từng đoàn những hình nhân tưởng như bất tận. Họ ngồi chật kín trại, kín cổng trại, kín cả đường vào trại và vật vờ, xiêu vẹo trên cống Phố Hàn, gặp ai cũng chìa tay xin ăn. Từ đây trại Giáp Bát trở thành nơi chứa người chết đói.
    Báo Tin Mới số ra ngày 29-4-1945 viết: ?oTấm bảng treo trước cổng trại ghi: ngày 26-4: buổi sáng số người còn lại 3.020 - số người chết 16. Buổi chiều, số người mới vào 2.000, số người chết 18?. Ông Điền kể: đó là số người trong trại, còn những người chờ chực bên ngoài thì nhiều vô kể và họ chết bất cứ lúc nào. Ông nhớ mãi hình ảnh một cụ già tuy đã đói khổ nhiều ngày nhưng nhìn rất quắc thước, đạo mạo.
    Cụ ngồi trên cống Phố Hàn giống mọi người. Nhưng điều rất đặc biệt là cụ không xin ai một câu nào. Ai cho thì nhận. Ánh mắt cụ rất buồn, long lanh chứ không vàng nhợt vô hồn. Cụ ngồi đó mấy ngày rồi không ai thấy nữa. Người trong và ngoài trại chết ngày một nhiều. Khẩu phần lương thực phân phát cho người đói thành muối bỏ biển và tạo nên những cuộc tranh giành thảm khốc. Nhưng rồi hàng vạn sinh linh ấy cũng ?ogặp nhau? trong những cuộc mai táng đau thương...
    Những hố chôn tập thể
    Suốt 60 năm sau, bà Chén (Tây Lương, Tiền Hải, Thái Bình) vẫn sống trên mảnh đất quê nhà Tây Lương. Bao dâu bể đổi dời, tâm khảm không ngừng muốn xóa nhòa quá khứ đau thương, khiến nhiều câu chuyện, nhiều dấu tích của nạn đói đã không còn lưu giữ trong bà. Nhưng bà vẫn biết rằng dưới ba thước đất, trong lòng đất quê hương, những ánh mắt trẻ, những tiếng khóc già cùng sự quằn quại của những linh hồn đói khát vẫn còn đó.
    Còn đó trong những nấm mồ chôn vùi hàng chục, hàng trăm sinh mạng không hương khói, không mộ chí, không gỗ ván - ở quê hương bà đó là gò Ông Cảm, gò Lâu nằm giữa cánh đồng thôn Hiên bát ngát cánh cò...
    Bà nhớ khi người chết đói quá nhiều, trai đinh, lính tuần khuân xác người trong những manh chiếu, mảnh vó buộc túm hai đầu, quăng xuống những cái hố to như cái ao rồi lấp. Hôm nay lấp hố này, mai lại lấp hố khác. Khi không còn chiếu, còn vó, còn bao bố và không còn cả sức người thì họ lấy dây thừng, dây thép buộc vào cổ, vào tay, chân những thây người khô khẳng đó, cho trâu, bò kéo lê theo đường ruộng hoặc trên bùn ướt rồi quăng xuống hố.
    Trong tài liệu của Viện Sử học, rất nhiều địa phương như Hải Phòng, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định... đã đặt tên cho những hố chôn tập thể như thế thành cồn Ma, mả Quán, mả Đói, gò Ma... Tuy nhiên nhắc đến hố chôn tập thể thì khủng khiếp nhất vẫn là ở Hà Nội.
    Ông Nguyễn Ngọc Liên (khu tập thể Kim Liên) kể: ngày ngày sếp đội mặc quần soóc, chạy ra phố huýt một tiếng, đám đông khất thực liền chạy ùa lại. Sếp chỉ tay vào chiếc xe kéo thùng gỗ hai bánh, nói vài câu rồi chia hai người một xe kéo rong ruổi suốt từ phố Hàm Long đến chợ Mơ, rồi dọc tuyến Hàng Đẫy, Tràng Tiền... về gần cầu Giấy đi nhặt xác người.
    Mới đầu người ta còn bọc chiếu, sau thì chỉ túm đầu, túm chân quẳng lên thùng xe. Trẻ con, người già, đàn bà, đàn ông, đầu, tay chân... lủng lẳng hoặc kéo lê trên đất. Ngày nào cũng vài chục xe như vậy rong ruổi. Mấy người kéo xe kể: nhiều hôm họ quăng xác chết lên xe, trong xe có tiếng thều thào? Có anh xe dừng lại bới đống xác thì không thấy ai kêu nữa. Có anh xe thì nói vọng vào: ?oThôi đằng nào cũng ra nghĩa địa thì đi đi kẻo mai không ai chôn?.
    Mọi chuyến xe đều đổ về hai nghĩa trang Hợp Thiện và Phúc Thiện nằm ở cánh đồng ngoại ô hai đầu nam - bắc thành phố. Nay Hợp Thiện thuộc quận Hai Bà Trưng, bám bên sông Kim Ngưu. Phúc Thiện nằm trong công viên Thủ Lệ. Tại nghĩa trang người ta đào những cái hố sâu 3-4m, dài rộng hàng chục mét, quẳng xác chết xuống đó rồi rắc vôi bột lên trên và lấp. Từ khi xuất hiện trại tế bần Giáp Bát với lượng người chết 30-50 người mỗi ngày thì cánh đồng xung quanh cũng trở thành những hố chôn người.
    Ông Điền kể rằng sau nạn đói, cánh đồng Giáp Bát lúa năm ấy không trồng nhưng từ những gốc rạ vẫn trổ đòng xanh ngăn ngắt. Người ta tranh nhau đi gặt. Gặt xong cày bừa, tung lên bao nhiêu đầu lâu, chân tay. Còn ở cánh đồng thôn Hiên, những đêm đông rét buốt hoặc những buổi trăng rằm sương lạnh trước vụ mùa, bà Chén vẫn như nghe thấy ngoài gò Ông Cảm xôn xao tiếng người như họp chợ. Phiên chợ của những hồn ma đói khát...
    Khi chúng ta no ấm
    Bia tưởng niệm nạn nhân chết đói tại đường Kim Ngưu (Hà Nội) - Ảnh: Q.T.
    Cây số 3 trên đường từ Thái Bình đi Hà Nội nay là một cụm công nghiệp, thương mại sầm uất của thành phố Thái Bình với những hàng quán ăn uống đặc sản đủ món Tây, Tàu. Nếu không được nghe những câu chuyện của 60 năm trước thì không ai nghĩ từng có hàng vạn con người đói rách quằn quại tụ tập ở đây mà hy vọng một con đường sống.
    Bảo tàng tỉnh Thái Bình đang hoàn thành giai đoạn cuối những hạng mục xây dựng tân thời. Thật khang trang, quy mô và cũng khá phong phú các hiện vật trưng bày. Thế nhưng rất tiếc, về nạn đói đau thương nhất lịch sử dân tộc và lịch sử Thái Bình thì nơi này chỉ trưng bày 5-6 tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh.
    Trở về Hà Nội, tìm đến nơi từng là nghĩa trang Phúc Thiện, nấm mồ tập thể chôn vùi hàng vạn con người không gỗ ván, không hương khói, mộ chí, tôi lạc vào công viên Thủ Lệ, được nhìn thấy những con người đang hạnh phúc nô cười trong tiết thanh xuân. Đi tìm nghĩa trang Hợp Thiện tôi phải mất mấy ngày dò hỏi mới đoán được khu vực cần đến.
    Đó là khu tập thể Nhà máy dệt 8-3, quận Hai Bà Trưng. Nghĩa trang đã bị xóa dấu tích hoàn toàn. Những căn nhà cao tầng thi nhau mọc lên. Người bán nước nói: thỉnh thoảng người ta làm đường, xây nhà cũng gặp hàng núi đầu lâu, chân tay người chất chồng trong lòng đất. Họ thắp nén hương rồi gạt xương ra và tiếp tục đào...
    Theo lời chỉ dẫn của những người già, tôi tìm vào một hẻm nhỏ trên đường Kim Ngưu, rẽ vào ngách 559 với những dãy nhà cao vút nhưng chỉ chừa đủ chỗ cho một chiếc xe luồn lách. Bên phải cái ngách này là đường cụt. Nhìn thật kỹ mới thấy cổng vào rộng chừng 1,5m của khu tưởng niệm những nạn nhân 1945. Khu tưởng niệm lọt thỏm trong những bức tường nhà kiên cố.
    Công trình lớn nhất ở đây là tấm bia đá khắc bài tế của giáo sư Vũ Khiêu cho những vong hồn xấu số. Kế bên là bức tường đắp dòng chữ ?oNơi an giấc ngàn năm của đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói 1944 - 1945? và vài bệ đặt bát hương. Coi giữ nơi này là một người đàn bà luống tuổi, không ngớt mồm quảng cáo về chuyện âm hồn, linh ứng để mời khách đặt lễ...
    Có lẽ công việc công phu nhất của người còn sống khi ghi lại dấu ấn này chính là những tấm ảnh của nghệ sĩ Võ An Ninh và công trình khoa học đầy đặn của giáo sư Văn Tạo và các cộng sự. Tuy vậy công trình nghiên cứu trên mới chỉ in vài trăm cuốn một lần vào năm 1995.
    Nước ta nay đã là một trong những quốc gia xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới. Xóm Trại, xã Tây Lương - nơi đã chết gần hết số dân sở tại - nay cũng đã là một làng quê giàu có, thanh bình. Bữa cơm của gia đình ông Tô Nuôi hôm nay dù đã hết dư vị ngày tết nhưng vẫn thịnh soạn, thơm ngon. Lịch sử dân tộc cũng như cuộc sống mỗi người đã sang trang mới tốt lành, sáng đẹp. Nhưng như giáo sư Văn Tạo nói: chúng ta không được quyền quên kỷ niệm đau thương và rùng rợn nhất đó của lịch sử!
    Không quên được, không cách gì tan biến được nỗi đau ấy trong ký ức của người từng đói cơn đói Ất Dậu. GS Phong Lê - nguyên viện trưởng Viện Văn học, năm ấy 7 tuổi, nhưng nỗi khổ nhục của cả làng xã đã mãi mãi khắc dấu vào tâm trí ông. Ông gọi đó là ?otri thức của tôi trong năm đói 1945? - một ?otri thức? đau đớn, chỉ dạy con người cái cách phải ăn những gì để sống.
    QUANG THIỆN
    -----------------
    * Kỳ sau: Sống qua cơn đói
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=68927&ChannelID=89
  7. khapnoitunghoanh

    khapnoitunghoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    Bạn Đọc Viết
    Thứ Bảy, 05/03/2005, 06:12 (GMT+7)
    Sự kiện & dư luận

    Tại sao lại lãng quên?
    TT - Nạn đói năm Ất Dậu 1945 quả thật như một nỗi đau không gì bù đắp được của dân tộc. Nhưng tại sao chúng ta, nhất là lớp trẻ, lại có một ký ức lờ mờ về nó?
    Các sách lịch sử đều ghi rất chung chung rằng: năm 1945, do chính sách của Nhật bắt dân nhổ lúa trồng đay làm hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói. Còn ký ức về nó chỉ có những người từng chứng kiến là sâu sắc. Các tài liệu chi tiết thì cũng chỉ có những người nghiên cứu mới tiếp cận và có điều kiện tiếp cận, chứ không được phổ biến rộng rãi trong công chúng.
    Cuộc sống ngày hôm nay làm cho người ta chú ý nhiều đến công ăn việc làm hay những điều kiện hiện tại. Ít người nào có thể tìm hiểu cặn kẽ về lịch sử của dân tộc. Ngay cả những giảng viên ĐH KHXH&NV TP.HCM cũng chưa thể biết cặn kẽ về lịch sử nước nhà như chúng ta từng chứng kiến trong cuộc thi ?oChiếc nón kỳ diệu? thì nói gì đến việc giới trẻ hiểu về sử nước nhà. Trong các game show trên truyền hình cũng thế, hầu như đụng phải những câu hỏi lịch sử là thế nào các thí sinh cũng... bí.
    Gần đây thôi, khi một bạn đọc lên tiếng trên Tuổi Trẻ rằng cần phải có một ngày tưởng niệm các nạn nhân trong nạn đói năm 1945 thì giáo sư sử học Dương Trung Quốc mới có tiếng nói về vấn đề này.
    Như vậy, phải chăng chúng ta chưa có một cách giáo dục lịch sử khoa học trong nhà trường? Chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến lịch sử của dân tộc? Hay giới trẻ chưa được lịch sử hấp dẫn? Hay tại tất cả các nguyên nhân trên?
    Thiết nghĩ, nhắc nhở nhau về nạn đói năm 1945 cũng như về những trang sử hào hùng của dân tộc không phải để chúng ta thêm căm thù hay ?ongủ quên trong quá khứ? mà là để chúng ta ý thức hơn trách nhiệm làm cho đất nước phát triển, hạnh phúc, no ấm và cũng là để mỗi người chúng ta sống với nhau nhân bản hơn, văn minh hơn.
    Nhân sự kiện này, các nhà sử học cũng như những nhà giáo dục cần xem xét lại cách truyền đạt và giáo dục lịch sử trong nhà trường cũng như trong xã hội, để những giá trị lịch sử và những bài học kinh nghiệm từ những sự kiện lịch sử thật sự trở thành nền tảng cho sự phát triển của xã hội và nhân cách của cá nhân trong xã hội.
    CHÂN LUẬN
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=69074&ChannelID=118
  8. khapnoitunghoanh

    khapnoitunghoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    Phóng Sự - Ký Sự
    Thứ Bảy, 05/03/2005, 06:43 (GMT+7)
    Nạn đói năm 1945

    Sống qua cơn đói
    Những người đói cướp lại thóc gạo do Nhật chiếm, bị quân đội Nhật hành hung (1945) - Ảnh: Võ An Ninh
    TT - Gia đình ông bà tôi thuộc lớp trung lưu. Bà nội và mẹ tôi rất căn cơ, tiết kiệm. Thế mà không thoát đói. Sau này lớn lên tôi mới biết đó là cái đói Ất Dậu - cái đói mênh mông trùm khắp bao vùng miền, bao tỉnh huyện, không đâu và không ai thoát khỏi được.
    Cái đói không của riêng ai
    Tôi là cháu trai nên được bà rất chiều, còn mẹ - khỏi phải nói. Chợ về bao giờ cũng có quà. Quà phiên chợ đói mẹ đưa về cho chúng tôi lúc tấm mía gầy, lúc mấy củ khoai lang còi cọc. Mấy đứa em xúm quanh nhìn tôi bóc khoai, bóc cẩn thận cho thật hết vỏ.
    Khoai được chia cho hai em phần lớn, còn tôi phần nhỏ hơn bởi tôi còn được tất cả phần vỏ còn lại, vun một nắm cho vào miệng nhai ngon lành. Vỏ khoai là thứ xưa nay không ai ăn vì nào có tiêu được, ăn vào bụng rồi trả lại cho đất mà thôi. Mấy anh em xúm quanh mấy củ khoai, trịnh trọng bóc và hăm hở nhai cả vỏ - đó là kỷ niệm về đói tôi không bao giờ quên.
    Cả làng hiu hắt, vườn cổng đóng kín. Thế mà vẫn có người chui được vào nhà vì không còn chó. Người không có cái ăn thì chó cũng chết hết để làm cái ăn cho người. Người làm mướn cho ông bà tôi, một người đàn bà góa rất nghèo, đến thăm ông bà, ngồi ở góc nhà, mắt nhìn khắp trần nhà, dưới nhà. Không phải đến bây giờ mà ngay từ lúc ấy tôi đã thấy mắt của người đói rất đặc biệt.
    Quan sát bà làm mướn và quan sát những người trong làng tha thẩn ngoài đường, ngoài ngõ tôi thấy họ thân hình thì khô quắt, chỉ còn da bọc xương, đi đứng không vững, cử động thì chậm chạp, nhưng mắt lại rất tinh. Cặp mắt săm soi nhìn khắp mặt đất và đảo khắp chung quanh để tìm.
    Tìm một mầm xanh của cây lá để ngắt; tìm một cái gì còn động đậy để vồ lấy, bất kể đó là con chuột, con nhái, con cào cào, thậm chí là con kiến, con gián. Tôi nhớ lần ấy bà làm mướn có nói với mẹ tôi là gián ăn cũng được, và còn ngon là đằng khác. Người đói ăn được cả gián, đó là tri thức của tôi trong năm đói 1945.
    Sau này xem phim Papillon - người tù khổ sai khi thấy Papillon nằm bẹp trên nền đất, tay quờ quạng, ráo riết bắt cho được một con gián dưới quầng sáng của ánh đèn phòng biệt giam, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi được nghe từ một người đói ngày ấy.
    Rồi lại nhớ đến lần đón khách Cộng hòa dân chủ Đức, năm 1972, ở khách sạn Métropole, Hà Nội, khi thấy một con gián lấp ló ở góc phòng, ông bạn giáo sư Hans Kortum bỗng kinh hãi và đòi đổi phòng ngay. Bởi, với ông, gián là thứ insecte (côn trùng) kinh tởm nhất.
    ?oNghệ thuật làm no?
    Đói quá phải ăn cả thịt chuột - Ảnh: Võ An Ninh
    Cái năm Dậu ấy tôi được thấy, hoặc được nghe kể biết bao người trong làng đã cố níu lấy sự sống bằng tất cả những gì có thể ăn được. Thân và gốc cây chuối và cây đu đủ. Gốc củ ráy (ngứa vô cùng). Rau má và tất cả các loại rau dại mọc ở rìa làng. Kể cả cây choóc - ngứa không kém củ ráy, ở ngoài đồng. Tất cả bỗng dưng trơ trụi, rồi biến hết. Bởi rau cỏ là thứ lành bụng.
    Nhà tôi còn có cơm ngày hai bữa, mỗi bữa một lon sữa bò hai lạng rưỡi gạo, cho trộn với một rổ rau má to, xóc đều, rồi chia ra bốn cái bát lùm lùm, ai nấy lào xào ăn, chỉ một lúc sau lại đói meo. Một loại thức ăn khác là cám và khô dầu. Cám là thứ cho lợn, bây giờ làm thành bánh cho người. Cám được xem là bùi bùi, thơm thơm và nhất là no lâu. Ăn một cái bánh cám, uống một bát nước thì cứ là lưng lửng cả ngày.
    Cũng như cám, khô dầu là bã của các loại hạt béo như lạc, đỗ sau khi đã ép hết nước dầu. Khô dầu đóng thành bánh bán ở chợ để chăn nuôi gia súc, bây giờ người tranh nhau mua để thay cơm. Khô dầu ăn nhiều tức bụng, ăn ngày này qua ngày khác có thể sưng bủng ra mà chết. Không phải chết đói mà là chết... no. Tôi lại nhớ Một bữa no của Nam Cao.
    Tôi đã thấy bao người đói đi lại quanh quẩn, vùng này qua vùng khác để tìm cái ăn. Đồng ruộng bạc phếch, không một màu xanh. Vườn tược hoang phế, không còn cây cối. Làng mạc hết cả tiếng chó sủa, tiếng gà gáy. Những người chết thì đã được bó vào chiếu đưa ra đồng. Cho đến lúc chiếu cũng không còn để mà bó. Những người sống thì tha thẩn trong nhà ngoài ngõ, hoặc vất vưởng trên đường, đi đứng liêu xiêu, dáng hình lểu đểu... mới thấy khủng khiếp đến thế nào cái đói của cả làng, cả nước.
    Bây giờ nghĩ lại chuyện đời thấy sao dân ta khổ quá. Đọc truyện Một làng chết của Thanh Tịnh (trong tập truyện Quê mẹ) và Quái dị của Nam Cao ta hiểu cái chết do dịch tễ gây ra cho một làng. Dịch tễ như đậu mùa, dịch hạch, dịch tả, kiết lỵ... khiến cả ?omột làng chết?, ít còn ai sống sót, không còn người đi chôn.
    Đọc Nghệ thuật làm no... của Ngô Tất Tố ta biết người nông dân quê ông đã có cách ăn đất sét để đánh lừa dạ dày khi cả một vùng đồng bãi phía bắc sông Hồng bị nhận chìm trong lũ lụt - một thứ lũ lụt ngâm rất lâu khiến cây cỏ khó mà sống sót...
    Còn cái đói và chết năm Ất Dậu là đói và chết trên cả một địa bàn rộng lớn gồm cả trung du và đồng bằng Bắc bộ, lan vào cả một nửa miền Trung, trong đó có quê tôi. Cái chết của 2 triệu người do hậu quả của biết bao chính sách thâm hiểm và tội ác của Nhật - Pháp nhằm dồn cả một dân tộc vào thảm họa diệt chủng.
    Hai triệu người, tức là ngót 1/10 dân số VN lúc ấy; và có thể còn chết thêm nữa nếu không có khẩu hiệu phá kho thóc do ********* đưa ra - vậy là thóc vẫn còn ở các kho; rồi tổng khởi nghĩa tháng tám, cả dân tộc từ Bắc đến Nam rùng rùng chuyển động trong cả một rừng cờ đỏ sao vàng. Một nạn đói khủng khiếp, và tiếp đó, một cuộc đổi đời vĩ đại của dân tộc - đó là ấn tượng và ký ức Ất Dậu 1945 mà một đứa trẻ lên bảy như tôi đã được chứng kiến và trải nghiệm để in sâu vào bộ nhớ cho đến suốt đời.
    Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được khai sinh giữa những ngày tháng thương tâm ấy của năm Ất Dậu. Chỉ một ngày sau khi ra mắt toàn thể quốc dân, ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, vấn đề cứu đói đã được đưa ra: ?oNhân dân ta đang đói... Những người thoát chết đói, nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm thế nào cho họ sống?.
    Và nhà nước non trẻ đã tìm ra giải pháp...
    GS PHONG LÊ
    --------------
    * Kỳ cuối: Chống giặc đói
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=69076&ChannelID=89
  9. khapnoitunghoanh

    khapnoitunghoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    Văn Hóa - Giải Trí
    Thứ Bảy, 05/03/2005, 15:09 (GMT+7)
    Nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh: Ất Dậu 60 năm trước
    Cụ Võ An Ninh và các bức ảnh chụp nạn đói
    TTCN - Hơn ba năm trước, những ngày cuối tháng chạp năm Tân Tỵ là khoảng thời gian buồn bã, đau thương đối với gia đình cụ Võ An Ninh và đại gia đình nhiếp ảnh.
    Ban tổ chức lễ tang chúng tôi đã chuẩn bị xong điếu văn, di ảnh, thông tin báo chí?, gia đình cũng đã đặt mua áo quan?
    Sau ba ngày chết lâm sàng ở bệnh viện Chợ Rẫy, cụ Võ mở mắt: ?oTôi sống lại rồi à, để tôi kể chuyện cho mà nghe??. Trưa ngày 2-3-2005, tại nhà riêng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh ở tuổi 100 râu tóc như tiên ông, vẫn tinh tường, minh mẫn ngồi kể chuyện chụp ảnh nạn đói năm Ất Dậu?
    Tấn thảm kịch với dân tộc Việt - nạn đói năm Ất Dậu xảy ra cách nay tròn 60 năm, với con số 2 triệu người chết vì đói trên tổng số 13 triệu dân quả là cực kỳ khủng khiếp! Vốn giàu cảm xúc, nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh lúc ấy đang tuổi 40 đã phải cố nuốt nước mắt vào trong, dấn bước trên các nẻo đường đói ăn bằng chiếc xe đạp và chiếc máy ảnh Đức hiệu Zeiss Ikon (sản xuất năm 1928, ông mua với giá 32,5 đồng, một số tiền rất lớn khi ấy) thực hiện thiên phóng sự ảnh về cảnh ngộ đau thương, thảm khốc của dân tộc.
    Một nửa bàn chân đã mất sau một tai nạn, mỗi ngày ông đạp xe đoạn đường Hà Nội - Thái Bình, đi và về trên 140km, quyết tâm ghi bằng được thảm cảnh người dân chết đói. Bởi lẽ lúc ấy nếu để quân phát xít Nhật trông thấy ông cầm máy ảnh chụp tội ác của chúng thì chắc chắn chúng sẽ bắt và đánh chết ông ngay!
    Cụ Võ nói: ?oChẳng ai còm măng(*), chẳng ai bảo, tôi tự lăn vào làm. Đây là tang tóc chung của dân tộc, tôi tự thôi thúc mình phải chụp, làm ảnh?, trước tiên công bố cho đồng bào cả nước chia sẻ, kế đến tố cáo tội ác trước dư luận thế giới??. Lăn lộn từng ngày, ông tìm đến những nơi có người chết.
    Trên đường đi, có ai mách chỗ có người đói, người chờ chết đang nằm lăn ra đường, ông đến ngay; có những nơi thây người đã thối rữa, cũng có những người bò lê trên đường tìm ăn bất cứ thứ gì họ cho là ăn được?, có những nhóm người dìu nhau từng bước về Hà Nội để tìm đến các hội, tổ chức cứu đói, nhiều người trong số họ đã ngã quị dọc đường vì kiệt sức! Cảnh xác người chồng chất trên xe bò, trong số đấy có người còn cố giãy chân thều thào: ?oTôi?chưa?chết?!?. Còn cả cảnh thu dọn xác chết thả xuống hố để chôn.
    Mỗi ngày đi săn ảnh, ông Võ phải vứt bỏ một bộ quần áo vì tất cả bị đẫm mùi tử khí! Ông chụp nhiều lắm, dù đầu óc tê dại vì đau thương. Nhiều hôm, về đến nhà ông không hề ăn cơm vì mất cảm giác đói! Nhưng Võ An Ninh còn đầy đủ ý thức để xây dựng bộ phóng sự ảnh có một không hai này.
    Cụ Võ An Ninh và nhà báo Đồng Đức Thành tại nhà riêng của cụ trưa 2-3-2005
    Chụp về ông tráng phim, làm ảnh ngay. Những bức ảnh cỡ 18x24cm đầu tiên ông đem đến trụ sở Hội Hợp Thiện - một hội từ thiện lớn ở Hà Nội lúc bấy giờ, vào thẳng phòng họp, ông nói ngay: ?oTrời ơi, các cụ ơi, người chết đói nhiều lắm rồi, các cụ còn chờ họp bàn gì nữa, có hình ảnh để thập mục sở thị đây, phải cứu ngay thôi các cụ ơi!?.
    ?oChết nỗi, chúng tôi nào đã biết đến nông nỗi này!...? ?" thế là các vị tai mắt ở TP Hà Nội, hội viên của Hội Hợp Thiện, gửi ngay ảnh của Võ An Ninh vào Sài Gòn, trưng bày ngay trên phố Catinat (đường Đồng Khởi hiện nay) để quyên tiền cứu đói. Hình ảnh những thân hình gầy guộc đói ăn, trơ xương, những cụ già, em bé trần truồng nằm co quắp và chết trong đói lạnh đã gây xúc động mạnh mẽ nơi người xem trong nước và tố cáo trước dư luận thế giới. Và đông đảo bà con đã góp tiền, gửi lương thực, thực phẩm cứu đói?
    Phóng sự còn tiếp tục với những ảnh hậu đói: những ?onúi? sọ người, những bia khắc ghi mộ tập thể? ở chợ Hàng Da, nhà mồ Giáp Bát. Bộ ảnh quí với trên 50 ảnh đã và đang được lưu trữ, trưng bày trong nhiều bảo tàng, sách, trên nhiều thước phim điện ảnh trong nước và quốc tế. Cố tổng bí thư Trường Chinh từng đánh giá: ?oBộ phóng sự ảnh này của ông Võ An Ninh là một tài sản vô giá của loài người, một bản án kết tội chủ nghĩa thực dân mà không cần thêm một lời nói nào cả!?.
    Tôi không thể nào quên ánh mắt ngời sáng của cụ Võ lúc chào chia tay cụ: ?oƠn Giời, tôi thọ đến hôm nay; có phúc, được con cái nuôi nấng, chăm sóc tôi khỏe mạnh thế này là một đền bù quí báu nhất rồi còn gì?! Tôi chẳng ước gì hơn?? .
    ĐỒNG ĐỨC THÀNH
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=69161&ChannelID=10
  10. khapnoitunghoanh

    khapnoitunghoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    Phóng Sự - Ký Sự
    Thứ Hai, 07/03/2005, 06:27 (GMT+7)
    Nạn đói năm 1945 (kỳ cuối):
    Chống giặc đói
    Lễ phát động Ngày cứu đói tại Nhà hát lớn Hà Nội
    TT - Một ngày sau khi ra mắt toàn thể quốc dân tại quảng trường Ba Đình, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên sáu vấn đề cấp bách nhất mà Chính phủ cần giải quyết ngay.
    Trong sáu vấn đề đó, vấn đề số 1 là cứu đói: ?oNhân dân ta đang đói... Những người thoát chết đói, nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm thế nào cho họ sống? (Hồ Chí Minh toàn tập).
    Có hai giải pháp chống giặc đói.
    Giải pháp cấp cứu: nhường cơm sẻ áo
    Trong thư gửi đồng bào cả nước đăng trên Báo Cứu Quốc ngày 28-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: ?oLúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hiện trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo?.
    Ngay từ giữa tháng chín, Chính phủ đã tổ chức một lễ phát động phong trào cứu đói. Buổi lễ này được tổ chức long trọng tại Nhà hát lớn. Cụ Ngô Tử Hạ, người cao tuổi nhất trong Quốc hội, là chủ tịch buổi lễ, đã long trọng đọc lời kêu gọi toàn dân hãy nhường cơm sẻ áo, mỗi nhà bớt một chút gạo để cứu giúp những người đang đói. Chính cụ cầm càng một chiếc xe bò tượng trưng để đi các phố phường, nhân dân ai có chút gạo chút ngô đều mang ra đóng góp vào phong trào cứu đói.
    Chính phủ còn phái một ủy ban vào Nam bộ điều tra và cấp tốc tổ chức việc vận chuyển gạo ra Bắc. Chính phủ cũng hô hào các hội buôn và tư nhân tham gia công việc vận chuyển này. Việc vận chuyển gạo từ Nam ra Bắc chỉ thực hiện được trong tháng 9-1945, với tổng số không quá 30.000 tấn. Từ sau khi Pháp gây chiến ở Nam bộ, con đường vận chuyển bằng đường sắt bị khó khăn và không bao lâu sau thì tắc nghẽn.
    Giải quyết vấn đề từ gốc: tăng gia sản xuất
    Tăng gia sản xuất không chỉ là cơ sở để giải quyết triệt để nạn đói, mà còn là cơ sở cho toàn bộ chính sách kinh tế của Chính phủ Cách mạng VN. ?oThực túc thì binh cường. Cấy nhiều thì khỏi đói. Chúng ta thực hiện tấc đất tấc vàng thì chúng ta quyết thắng lợi trong hai việc đó. Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do độc lập? (Hồ Chí Minh toàn tập).
    Để phục vụ tăng gia sản xuất, điều cấp bách trước mắt là phải hàn khẩu xong các quãng đê bị vỡ, củng cố hệ thống đê điều, đắp thêm một số đê mới. Việc này không thể chỉ dùng nhân lực mà còn cần có những chuyên gia. Nhà nước quyết định cho đấu thầu việc đắp đê. Chủ thầu phải là những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
    Cụ Nguyễn Xiển, lúc đó là chủ tịch Ủy ban hành chính Bắc bộ, là người trực tiếp điều hành việc đắp đê, kể lại trong bài hồi ký về sự nghiệp đắp đê sau cách mạng: ?oCách làm đó lại gặp những mắc mớ về quan điểm. Có người nói: ?oLàm cách mạng mà còn dùng thầu khoán? Thầu khoán là bóc lột nhân công?. Chính Bác Hồ, trong một chuyến đi thị sát đắp đê, đã giải đáp vấn đề này: ?oThầu khoán đắp đê lúc này là yêu nước?. Câu trả lời trên đã giải tỏa được những vướng mắc?.
    Cho đến đầu năm 1946, tức là chỉ bốn tháng sau cách mạng, công tác đê điều đã hoàn thành. Đó là một bằng chứng về trách nhiệm, năng lực và sức sống của chính quyền mới.
    Đồng thời với việc đắp đê, phải gấp rút tiến hành trồng trọt, thực hiện khẩu hiệu ?otấc đất tấc vàng?. Chính quyền tất cả các địa phương quyết định cho phép sử dụng những đất công cộng còn trống như sân bãi, vỉa hè, bờ đê để trồng trọt.
    Chính quyền còn vận động cả tư nhân cho sử dụng tạm các vườn trống quanh nhà để tăng gia sản xuất. Mỗi địa phương lập ra một tiểu ban để huy động nhân lực và tổ chức sản xuất. Lương thực làm ra được dùng để cứu tế...
    Ở Hà Nội, học sinh đã cuốc xới cả sân trường, vỉa hè, bất cứ nơi nào đất trống. Viên chức cuốc vườn trong công sở để trồng ngô, khoai... Thanh niên thủ đô chia thành những đội tăng gia đi trồng sắn ở bờ đê, bãi sông, lề đường.
    Bộ trưởng Bộ Lao động lúc đó là Lê Văn Hiến kể lại: ?oVào khoảng tháng 11-1945, tôi được Bác gọi sang giao nhiệm vụ mới là thay mặt Bác đi kinh lý các tỉnh phía Nam. Tôi đã báo cáo với Bác tình hình bộ trước khi đi. Bác nghe xong hỏi luôn: ?oChú còn quên không báo cáo một chuyện nữa?.
    Tôi ngớ người, vì trước khi gặp Bác tôi đã chuẩn bị rất đầy đủ những tài liệu về công việc của Bộ Lao động trong hai tháng qua. Chẳng lẽ mình còn thiếu sót gì?
    Tôi nói: ?oThưa Chủ tịch, còn chuyện gì nữa??. Bác bảo: ?oChú quên không nói về tình hình tăng gia sản xuất. Ở trước cửa bộ chú có một vườn rất rộng để không, dân thì đói, tại sao không cuốc lên trồng khoai trồng sắn để cứu đói. Trước khi đi công tác chú phải nhắc nhân viên làm việc đó?.
    Trên đường trở về bộ, tôi thầm nghĩ: Bác quả là người thấu đáo, không quên một việc gì. Một việc nhỏ như thế, mình là bộ trưởng cũng không để ý tới, Bác ở tận xa mà Bác còn biết. Tôi liền triệu tập anh em trong bộ, nói ý kiến của Bác. Hôm sau mọi người đến sớm, người thì dao, người thì cuốc, thuổng, ào ào xới đất lên để trồng khoai...?.
    Mặt trận quyết định nhất của tăng gia sản xuất cuối năm 1945 đầu 1946 là trồng màu. Lúa không còn kịp thời vụ nữa, phải dành phần lớn đất đai để tranh thủ trồng liên tiếp hai vụ màu bù cho phần thiếu hụt về lúa. Đây là giải pháp sáng suốt. Phải trồng màu ngay từ tháng 11-1945 để tháng giêng đã có thu hoạch khoai lang. Tháng hai đã có thu hoạch ngô, đậu.
    Ngay sau đó, trồng tiếp một vụ nữa có thể cho thu hoạch bổ sung vào tháng ba và tháng tư để chịu đựng được suốt thời kỳ giáp hạt cho đến vụ thu hoạch lúa chiêm vào tháng năm.
    Kết quả sản lượng màu đã tăng gấp bốn lần so với thời kỳ Pháp thuộc. Chỉ trong năm tháng từ tháng 11-1945 đến tháng 5-1946 đã đạt 614.000 tấn, qui ra thóc là 506.000 tấn, hoàn toàn có thể bù đắp được số thiếu hụt của vụ mùa năm 1945. Bằng chứng rõ nhất là dân không đói, giá thóc gạo không tăng mà lại giảm. Giặc đói đã bị đánh lui.
    * * *​
    Trong lễ kỷ niệm một năm độc lập, Quốc khánh 2-9-1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp tuyên bố: ?oCuộc cách mạng đã chiến thắng được nạn đói, thật là một kỳ công của chế độ dân chủ?.
    Trong hoàn cảnh nghiệt ngã lúc đó, lụt và hạn hoành hành, giặc ngoại xâm hoành hành, tiền và phương tiện gần như không có gì, giống má cạn kiệt, trâu bò chết gần hết?, mà đánh thắng được giặc đói, thắng một cách oanh liệt thì quả là một kỳ công. Kỳ công đó không thuộc riêng ai. Đó là sự nỗ lực của toàn dân. Nhưng không chỉ đơn giản là như vậy.
    Cũng là toàn dân Việt Nam đấy mà năm trước đó thôi tại sao hàng triệu người vẫn chết đói? Còn phải kể đến một nhân tố vô cùng quan trọng nữa: nhờ có chính quyền cách mạng, nhờ tài tổ chức của chính quyền đó.
    Đó là sự thật. Đó cũng là lý do giải thích tại sao tuyệt đại đa số dân chúng đã tin và đã theo *********.
    GS ĐẶNG PHONG
    Cụ Ngô Tử Hạ, đại biểu Quốc hội (khóa I) cao tuổi nhất, đang kéo chiếc xe quyên góp và phân phối gạo trong Ngày cứu đói
    Bà Ngô Thị Hoàn, nguyên trưởng phòng tổ chức Viện Kinh tế học, kể lại : ?oLúc đó tôi mới 10 tuổi, trong đội nhi đồng, được đi theo chiếc xe của cụ Ngô Tử Hạ, đánh trống, phất cờ, hô khẩu hiệu để vận động đồng bào cứu đói.
    Cụ Ngô Tử Hạ kéo chiếc xe qua phố Tràng Tiền. Nhà nào cũng có người chờ sẵn bên hè phố, người thì bơ gạo, người thì đấu ngô, người thì góp tiền.
    Đi chưa hết một vòng bờ hồ thì xe gạo đã đầy.
    Về đến Nhà hát lớn gặp Bác Hồ, cụ Ngô Tử Hạ chỉ cho Bác Hồ xem chiếc xe chở gạo lẫn lộn đủ các thứ: gạo đỏ, gạo trắng, gạo nếp, ngô, lại có nhà thêm mấy ống đỗ.
    Bác Hồ nói: ?oĐấy mới là gạo đại đoàn kết. Nước ta có nhiều thứ gạo ngon, nhưng bây giờ thì đây là thứ gạo ngon nhất...?.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=69250&ChannelID=89

Chia sẻ trang này