1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ất Dậu, 60 năm trước - Chúng ta không thể lãng quên!

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi khapnoitunghoanh, 06/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khapnoitunghoanh

    khapnoitunghoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    Xã Hội - Việc làm
    Thứ Tư, 09/03/2005, 08:01 (GMT+7)
    Nạn đói Ất Dậu: 2 triệu vong hồn cần một ngày giỗ

    Nạn đói năm 1945 làm 2 triệu người VN bị chết - Ảnh: VÕ AN NINH
    TT - Một trong những điều thao thức lớn nhất của Văn Tạo, nguyên viện trưởng Viện Sử học VN là: ?oHọ (những nạn nhân) cần có một ngày giỗ và một bàn thờ??
    Nhân Tuổi Trẻ đăng loạt bài về nạn đói 1945 và nhiều ý kiến bạn đọc, Tuổi Trẻ xin giới thiệu một số suy nghĩ của giáo sư...
    Trong giới quản lý, giới khoa học và ngay cả trong các nhân chứng của nạn đói năm 1945, giáo sư Văn Tạo, nguyên viện trưởng Viện Sử học VN được xem là người hiểu biết tường tận, sâu sắc và đầy đủ nhất về thảm họa này. Nhiều chục năm qua ông âm thầm theo đuổi, nghiên cứu và không ngừng lên tiếng thay cho những vong hồn xấu số, cho quá khứ của dân tộc. Một trong những điều thao thức lớn nhất của vị giáo sư già này là: ?oHọ (những nạn nhân) cần có một ngày giỗ và một bàn thờ??
    GS Văn Tạo, nguyên viện trưởng Viện Sử học VN
    Lịch sử loài người thường ghi nhớ những sự kiện tiêu cực, cụ thể: nước Áo từng bị nạn dịch hạch giết chết phân nửa dân số. Nay họ xây đài tưởng niệm nguy nga giữa một thành phố lớn. Công trình này như một trái núi khắc họa hình hài những nạn nhân, những con chuột - thủ phạm của thảm họa, những bác sĩ - người chiến đấu với thảm họa... rất sống động.
    Người ta cũng cho dựng riêng tượng đài vị bác sĩ đã tìm ra văcxin chống dịch hạch này. Ở Nhật Bản, để ghi nhớ thảm họa bom nguyên tử, họ đã giữ lại nguyên trạng (sau khi bị đánh bom) cả một khu vực lớn giữa thành phố Hirosima, nơi chịu tàn phá lớn nhất, để làm tưởng niệm. Khu vực này, người Mỹ (ném bom) đề nghị đến xây dựng lại, nhưng Chính phủ Nhật không đồng ý. Họ muốn người Nhật và nhân loại ghi nhớ một cách sâu sắc nhất. Gần đây nhất là thảm họa ở Trung tâm thương mại New York, nay cũng được dựng đài tưởng niệm rất lớn. Mỗi sự kiện đều có ngày riêng để tưởng nhớ.
    Nhân loại nói chung thường ghi nhớ những sự kiện bằng đài tưởng niệm và chọn một ngày trong năm để tưởng nhớ. Đến dịp đó người ta có thể thể hiện nhiều hình thức khác nhau để tưởng niệm như đặt vòng hoa, thắp hương, mittinh, tuần hành... Người Việt ta có truyền thống: dù cả năm lao động vẫn dành một ngày để nhớ người đã khuất gọi là ngày giỗ. Và mái nhà có thể bị dột nhưng nơi đặt bàn thờ người chết nhất định phải trang trọng tôn nghiêm. Với sự kiện này, theo tôi, ta nên xây một đài tưởng niệm tương xứng và chọn một ngày quốc giỗ.
    Về nạn đói, thật ra từ nhiều chục năm trước chúng ta đã xây khu tưởng niệm tại nghĩa trang Hợp Thiện (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây chính là nấm mồ chung vùi lấp hàng vạn con người, là nơi đã diễn ra những tấn kịch bi thảm cuối cùng của nạn đói. Dưới mặt đất vẫn còn lưu giữ xương thịt đồng bào ta. Tuy nhiên lúc đó chiến tranh khốc liệt, người sống cũng đang đối mặt trước bao nguy nan nên công trình rất tạm bợ, nhỏ bé...
    Việc xây dựng, từ năm 2001 tôi đã đề nghị ông chủ tịch UBND TP Hà Nội và được ông hứa nhưng không xây. Đến nay thì dân cư đã ở dày đặc. Có ý kiến đề nghị xây ở chợ Hàng Da vì nơi này đã có những người đói đầu tiên ngã xuống. Nhưng nay khuôn viên ở đây rất nhỏ. Hơn nữa xóa một cái chợ lâu đời trong phố không đơn giản. Có đề nghị nên xây ở Thái Bình. Tôi nghĩ: với tình cảm và đạo lý, chúng ta có thể xây ở nhiều nơi, nếu cần thiết. Nên tỉnh Thái Bình có xây thì nên xây ở mức ghi nhớ thảm họa của một địa phương.
    Nạn đói diễn ra trên toàn miền Bắc. Hà Nội lại là nơi tập trung nhiều người chết nhất từ khắp nơi đổ về. Hơn nữa, ta ghi nhớ không chỉ với người Việt mà cả với nhân loại thì chọn điểm mà khách quốc tế dễ nhận thấy... Xét về mọi mặt, đài tưởng niệm cấp quốc gia này nên xây ở Hà Nội. Địa điểm cụ thể, theo tôi, nên chọn ở phường Giáp Bát - Hai Bà Trưng. Đây là điểm của trại tế bần xưa đồng thời cũng là nơi có nhiều hố chôn tập thể. Thảm cảnh rất khủng khiếp. Đây gần đường 1 và thực địa cũng khả thi cho giải phóng mặt bằng hay xây dựng.
    Còn ngày giỗ nạn đói diễn ra tại tất cả các làng xã của 32 tỉnh thành (cũ) kéo dài sáu tháng và cái chết diễn ra ở khắp mọi nơi. Không có một sự quan tâm nào của chính quyền đương nhiệm nên chúng ta không thể chọn được ngày có người đầu tiên chết hay ngày có nhiều người chết đói nhất. Có người bàn chọn ngày ban hành văn bản đầu tiên trong hệ thống chính sách thu mua lương thực hay ép dân nhổ lúa trồng đay của Nhật hay Pháp. Theo tôi, chúng ta ghi nhớ không phải để đòi nợ hay hận thù nên không cần thiết chọn ngày này.
    Có ý kiến chọn ngày cúng cô hồn, xá tội vong nhân có sẵn trong phong tục dân gian. Tôi đã xem nhưng thấy nó không trùng nạn đói, hơn nữa việc này ta không nên làm gộp. Theo tôi, ta nên chọn ngày Mặt trận ********* ra văn bản đầu tiên kêu gọi phá kho thóc cứu đói. Đó là ngày có tính tác động quan trọng đến nạn đói. Không gì tốt đẹp hơn trong nạn đói với việc phá kho thóc cứu đói. Tất nhiên xin lưu ý: tất cả những phương án trên đều là ý kiến cá nhân tôi. Để khoa học, nghiêm túc, chúng ta nên tổ chức các cuộc hội thảo qui mô, bàn bạc và quyết định cả hai việc trên một cách cụ thể.
    QUANG THIỆN ghi
    Thứ trưởng Bộ VH-TT Trần Chiến Thắng: Đúng là cần có một hình thức tưởng niệm
    Tôi có đọc loạt bài về nạn đói Ất Dậu và cái chết của 2 triệu đồng bào ta năm 1945 trên báo Tuổi Trẻ. Với tư cách cá nhân, tôi rất xúc động và đồng ý với ý kiến của đông đảo bạn đọc rằng cần phải có một hình thức tưởng niệm xứng đáng, để nhắc nhở các thế hệ sau về một thảm họa mà dân tộc đã trải qua, một quá khứ chưa xa lắm nhưng dường như đang bị lãng quên.
    Nhưng tôi cũng rất phân vân về hình thức tưởng niệm cụ thể: có thể là dựng một tấm bia, hoặc lấy một ngày để kỷ niệm. Nhưng dựng bia ở đâu? Và lấy ngày nào? Tôi chắc rằng đó sẽ lại là một vấn đề mà các nhà sử học, các nhà quản lý và lãnh đạo các địa phương lại phải đau đầu và tốn nhiều giấy mực. Có thể là Thái Bình? Nhưng có những tài liệu khác lại chứng minh ở Thanh Hóa có nhiều nạn nhân hơn. Và những tấm ảnh lưu lại thì cho thấy người dân đổ về Hà Nội kiếm ăn nhiều hơn cả và do vậy cũng gục ngã vì đói ở Hà Nội nhiều hơn.
    Vậy vấn đề, theo tôi, là cần tổ chức được một hình thức tưởng niệm giản dị và thiết thực, tránh kiểu ?ophong trào?, các địa phương đua nhau làm như đã từng làm tượng danh nhân, làm lễ hội?Có lẽ, một tấm bia nhỏ, đầy ý nghĩa dựng ngay tại ngôi mộ tập thể của hàng ngàn người chết đói ở quận Hai Bà Trưng - ngôi mộ bị lãng quên mà báo chí đã nhắc lại cách đây 3-4 năm là một cách tưởng niệm thiết thực.
    THU HÀ ghi
  2. ttcn

    ttcn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Ất Dậu năm nay khác trước rồi
    Nhà cao, cửa rộng, béo phây phây.​
  3. kexautinh

    kexautinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    0
    Chiếc Xe Xác Qua Phường Dạ Lạc
    Văn Cao
    Ngã tư nghiêng nghiêng đốm lửa
    Chập chờn ảo hóa tà ma...
    Đôi dãy hồng lâu cửa mở phấn sa
    Rũ rượi tóc những hình hài địa ngục
    Lạnh ngắt tiếng ca nhi phách giục
    Tình tang... Não nuột khóc tàn sương
    áo thế hoa rũ rượi lượn đêm trường
    Từng mỹ thể rạc hơi đèn phù thể
    Ta đi giữa đường dương thế
    Bóng tối âm thầm rụng xuống chân cây...
    Tiếng xe ma chở vội một đêm gầy
    Xác trụy lạc rũ bên thềm lá phủ
    Ai hát khúc thanh xuân hờ ơi phấn nữ
    Thanh xuân hờ thanh xuân
    Bước gần ta chút nữa thêm gần
    Khoảng giữa tuổi thanh xuân nghe loạn trùng hút tủy
    Ai hủy đời trên tang trống nhỉ?
    Hay ác thần gõ quách nạo mồ khuya!
    Đảo điên... mê say... Thể phách chia lìa
    Nghe reo mạnh, chuỗi tiền cười lạnh lẽo!
    Tiền rơi! Tiền rơi! chùm sao huyền diệu
    Lấp lánh hằng hà gạo rơi! Tiền rơi!
    - Vàng mấy lá thừa đãi mây phủ chiếu
    Ngã tư nghiêng nghiêng chia nẻo
    Dặt dìu cung bậc âm dương
    Tàn xuân nhễ nhại mưa cô tịch
    Đầm đìa rả rích phương Đông
    Mang mang thở dài hồn đất trích
    Lưỡi thép trùng trùng khép cố đô
    Cửa ô đau khổ
    Bốn ngả âm u
    (Nhà ta thuê mái gục tự mùa thu
    Gác cô độc hướng về phường Dạ Lạc)
    Đêm đêm, dài canh tan tác
    Bốn vực nhạc động, vẫy người
    Giãy đèn chao thắp đỏ quạnh máu đời
    Ta về gác chiếu chăn gào tự tử
    Trên đường tối đêm khỏa thân khiêu vũ
    Kèn nhịp xa điệu múa vô luân
    Run rẩy giao duyên khối nhạc trầm trầm
    Hun hút gió nâng cầm ca nặng nhọc
    Kiếp người tang tóc
    Loạn lạc đòi xương chất lên xương
    Một nửa kêu than, ma đói sa trường
    Còn một nửa lang thang tìm khoái lạc
    Ngã tư nghiêng nghiêng xe xác
    Đi vào ngõ khói công yên
    Thấy bâng khuâng lối cỏ hư huyền
    Hương nha phiến chập chờn mộng ảo
    Bánh nghiến nhựa đường nghe sào sạo
    - Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe
    Chiếc quỷ xa qua bốn ngả ê chề
    Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vực
    Mưa, mưa hằng thao thức
    Trong phố lội đìu hiu
    Mưa, mưa tràn trên vực
    - Hang tối gục tiêu điều
    Mang linh hồn cô liêu
    Tiếng xe càng ám ảnh
    Tiếng xa dần xa lánh
    Khi gà đầu ô kêu.
    Được kexautinh sửa chữa / chuyển vào 16:40 ngày 11/03/2005
  4. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là bài mà bạn TTCN sưu tầm bên Báo điện tử VietNamNet (www.vnn.vn)
    Nạn đói năm Ất Dậu - nhớ để thương "mình" hơn
    08:59'''' 11/03/2005 (GMT+7)
    Nếu di sản đau thương ấy giống một cái hố sâu thì vấn đề không phải là lấp đầy cái hố sâu ấy bằng sự quên lãng, cũng không nên đào sâu thêm cái hố ấy để hận thù của quá khứ neo giữ chúng ta trên con đường phát triển mà điều đáng làm nhất là xây một nhịp cầu vượt qua cái hố chứng tích hận thù trong quá khứ để bài học luôn còn nguyên vẹn...
    Khoảng cách 60 năm đủ để cho thế hệ là chứng nhân của nạn đói năm Ât Dậu đã vượt qua ngưỡng tuổi cổ lai hy. Trải qua những năm chiến tranh và ngay cả trong công cuộc kiến thiết, những dấu tích của nạn đói gần như đã phai mờ trên mặt đất. Biết bao những thân xác bị vùi lấp trong lòng đất đã tan biến cùng cát bụi. Những khu mộ tập thể do những đồng bào tốt bụng và các hội từ thiện quy tập vài năm sau nạn đói, nay cũng chỉ còn sót lại duy nhất một trong số nhiều ?obể xương? nay lọt thỏm trong cả một khu đô thị nhằng nhịt nhà cửa mà không dễ tìm được đường vào. Cũng có thể nói đến những tấm ảnh của Võ An Ninh, Nguyễn Duy Kiên hay những bài thơ của Văn Cao, bài văn tế của Vũ Khiêu... là những gì còn sót lại như những di sản ?ovật thể? của sự kiện. Trên sách giáo khoa cũng chỉ còn được vài dòng nhắc đến. Quả thực sẽ là vô cùng nghèo nàn về ký ức, rất có thể sẽ khiến cho thế hệ sau này không chỉ quên lãng mà có thể còn đặt dấu hỏi nghi ngờ vào sự kiện có đến 2 triệu người đã từng chết đói vào năm Ât Dậu 1945 .
    Nhưng điều chắc chắn là trong ký ức của rất nhiều người, nạn đói là những kỷ niệm tựa khắc vào da thịt không thể phai mờ và trong biết bao nhiêu gia đình có người thân chết trong những tháng năm này, không còn biết đến ngày mất để giỗ. Giới sử học cách nay đã hơn một thập kỷ được sự hỗ trợ và khích lệ không phải ai khác lại chính là những đồng nghiệp Nhật Bản đã vào cuộc trong một công trình điều tra nghiên cứu khá công phu để định lượng được bước đầu quy mô nạn đói và những nguyên nhân gây ra thảm hoạ này... Tôi vẫn nhớ một đồng nghiệp Nhật Bản, khi tiếp cận những dấu tích hoang phế của tấm bia dựng trong khu nghĩa trang Hợp Thiện cũ tỏ rõ một sự băn khoăn đến ngạc nhiên : "Người Việt Nam các bạn chóng quên thật?. Trong khi đó, họ lặn lội sang tận đất nứơc ta để đi tìm những chứng tích về một tội ác mà cha anh họ phải chịu trách nhiệm. Tôi hỏi bạn :?Vì sao bạn quan tâm ??. Câu trả lời :?Để không bao giờ lặp lại nữa? ( cái không lặp lại là nạn đói với các bạn và chủ nghĩa phát xít với chúng tôi.
    Về ứng xử đối với quá khứ tôi còn thấm thía bài học khi một lần được sang Nhật gặp gỡ các thày giáo dạy sử ở các quốc gia Đông Á cùng ngồi bàn về cách dậy như thế nào về những hành vi tội ác (tạm gọi là) của một quốc gia này đối với một quốc gia khác trong quá khứ, để bảo đảm sự thật không bị che đậy hay phi tang mà lại không nuôi dưỡng dai dẳng những mối hận thù giữa các dân tộc, như di sản của quá khứ. Nếu di sản đau thương ấy giống một cái hố sâu thì vấn đề không phải là lấp đầy cái hố sâu ấy bằng sự quên lãng, cũng không nên đào sâu thêm cái hố ấy để hận thù của quá khứ neo giữ chúng ta trên con đường phát triển mà điều đáng làm nhất là xây một nhịp cầu vượt qua cái hố chứng tích hận thù trong quá khứ để bài học luôn còn nguyên vẹn...
    Nếu ý thức như vậy thì việc ghi nhận nạn đói Ất Dậu 1945 không chỉ đáp ứng một nhu cầu tâm linh của đạo ;lý ?ouống nước nhớ nguồn? để tưởng nhơ đối với những người đồng bào xấu số đã chết trong một thảm hoạ của đất nước. Thảm hoạ ấy lại là ?ođêm hôm trước? của một cuộc chuyển mình mang tính chất cách mạng của đất nước ta, tạo nên hình tượng như nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã biểu thị Cách mạng tháng Tám 1945 là một dân tộc "rũ bùn đứng dậy...?.
    Nói đến thảm hoạ, thì chính hậu quả của cơn sóng thần cuối năm 2004 vừa rồi ở ngay sát sườn đất nước đã làm xúc động toàn nhân loại mà con số ngưòi bị cướp đi sự sống chỉ là một con số nhỏ bé so với 2 triệu cư dân của một quốc gia vào thời điểm đó mới chỉ có hơn 20 triệu. Nạn đói ấy chủ yếu diễn ra chỉ ở không gian phía Bắc của đất nước.
    Chính cảm xúc từ cơn sóng thần cuối năm 2004 vừa qua đã gợi cho người Việt Nam nhớ về nạn đói 60 năm trước, để chợt nhận ra phần nào sự ?ovô tâm? (chưa dám nói là vô cảm) với quá khứ. Điều đó làm dấy lên một mối quan tâm của dư luận đã bắt đầu nhen lên trên một số cơ quan thông tin đại chúng... Điều đáng nói là chính tuổi trẻ từ một vùng đất phía Nam cách xa với không gian của sự kiện nạn đói Ât Dậu, đã khởi động lại trong tâm thức chúng ta về một thảm hoạ lịch sử đã từng làm nền cũng như làm làm nên một cánh đồng khô hạn cho một cuộc bùng khởi ngọn lửa cách mạng đòi quyền sống độc lập và tự do vào Mùa thu năm 1945.
    Một tượng đài để tưởng nhớ? Đặt tại đâu? Làm như thế nào? Chọn ngày nào để tưởng niệm?... Những câu hỏi ấy đang mong muốn đuợc trả lời bằng sự đồng thuận của toàn xã hội, bằng những sáng kiến của mỗi người. Nó cũng đáng được các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước quan tâm...
  5. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình Chứng nhân của hai năm Ất Dậu!
    http://www.vir.com.vn/Client/Dautu/dautu.asp?CatID=7&DocID=6441
    Nếu nói đến lịch sử phát triển của tỉnh Thái Bình trong 60 năm qua, người ta không thể không nhắc đến năm Ất Dậu 1945, thời điểm cái tỉnh nhỏ nhoi của vùng Đồng bằng Bắc Bộ này trở thành ?otâm điểm? của nạn đói khiến hàng trăm nghìn người phải bỏ mạng. 60 năm đã qua, dư âm Ất Dậu 1945 chỉ còn đọng lại trong ký ức của những người già còn sống sót qua thời kỳ đó và hiện hữu tại gian trưng bày rất nhỏ ở Bảo tàng tỉnh. Năm Ất Dậu 2005, Thái Bình đã ?ođàng hoàng hơn, to đẹp hơn? và nhiều người đã so sánh 2 năm Ất Dậu để rồi khẳng định: Mảnh đất này đã đứng lên, trưởng thành từ chết chóc, đau thương?
    Ất Dậu 1945: Đứng lên từ cùng cực
    1. Bà Lê Thị Định, nguyên là cán bộ ********* thời tiền khởi nghĩa (đã về nghỉ hưu với chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình), năm nay đã hơn 80 tuổi, vẫn còn nhớ như in những ngày đói khổ đến cùng cực đầu năm Ất Dậu 1945: Đi đâu cũng gặp cảnh đói. Mới nhìn thấy người đứng đó, nhưng vừa quay đi, nghe tiếng đổ ào sau lưng là biết chắc con người vừa gặp đã đổ gục xuống vì kiệt sức. Cái đói kéo dài từ ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, đã biến con người ta trở thành những ?obộ xương di động?.
    Nhà bà Định ở xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư bây giờ. Trong xã có chợ Búng - cái chợ to nhất nhì tỉnh nằm bên cạnh bãi sông Thái Bình ngầu đỏ phù sa. Những ngày đầu năm Ất Dậu 1945, chợ Búng họp trong cảnh đìu hiu, tang tóc, nhưng vẫn đông nghịt những người... sắp chết. Càng ngày, người chết đói ở chợ Búng càng nhiều, gồm cả người trong xã, trong huyện lẫn người ở các huyện xa. Căn nguyên khiến họ tìm về chợ Búng rất đơn giản, là vì một số người ?ogiác ngộ? đã vận động, thuyết phục những gia đình khá giả thời đó đóng góp tiền, gạo cứu đói cho dân. Số đóng góp được quy ra thành... cháo. Mỗi buổi chợ, những người ?ogiác ngộ? lại nấu một nồi cháo thật to và mang ra chợ ?ophát chẩn? cho những người sắp chết, ?ochuẩn bị? chết. Tiếng đồn ?ođến chợ Búng có đồ ăn? truyền đi khắp nơi, khiến người ta lũ lượt đổ về kiếm ăn. Nhưng nào phải cứ có ăn là sẽ sống. Người húp miếng cháo thoát chết thì ít, người chết vì cháo thì nhiều. Người ta chết ngay trên đường đến chợ bởi không còn sức lê chân. Người ta chết khi chen lấn, xô đẩy cướp cháo. Người may mắn cầm được bát cháo, chưa đưa lên miệng đã gục ngã. Người chậm chân không còn sức chờ đợi phiên chợ sau nên chết ngay tại chỗ... Cứ thế, cuối buổi chợ, những người khỏe ở làng Búng lại chia nhau đi đào hố, đi nhặt từng xác người, cả người đã chết lẫn người còn thoi thóp, chất lên xe, ?otùng bê? xuống hố, không cần chăn chiếu, quan tài...
    2. Cuốn lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình ghi rất vắn tắt về nạn đói năm Ất Dậu 1945: Đầu năm 1945, Thái Bình ở đỉnh cao của nạn đói, cảnh chết đói diễn ra khắp đường, khắp chợ, nhất là ở các phủ huyện phía Nam của tỉnh. Nhiều gia đình chết hết không còn ai, nhiều làng chết đói từ 50 đến 80% dân số, như Sơn Thọ, Thụy Anh (956/1.025 người chết đói, chiếm 79% dân số); Thanh Nê, Kiến Xương (1.854/4.164 người chết đói); xã Nam Hải, Tiền Hải - nơi có nhiều đồng bào theo đạo Thiên Chúa, cũng chết tới 1.873 người; xã Tây Ninh, Tiền Hải có khoảng 171 gia đình chết đói không còn ai... Tính từ tháng 3 đến tháng 8/1945, số người chết đói trong toàn tỉnh là 280.000 người (khoảng 25% dân số).
    Nạn đói còn cướp đi sinh mạng của rất nhiều Đoàn viên Cứu quốc, cơ sở cách mạng, khiến việc gây dựng, phát triển phong trào gặp rất nhiều khó khăn. Các cán bộ cách mạng không có lương ăn để hoạt động, phải sống dựa vào cơ sở. Không ít gia đình cơ sở đã bỏ ra lọ thóc giống cuối cùng để nuôi cán bộ. Thậm chí, trong một hội nghị ở vùng Cọi Khê, đồng chí Nguyễn Đức Tâm (sau này giữ chức Bí thư Trung ương Đảng) khi phổ biến chương trình ********* đã phải cho các Đảng viên nằm nghe truyền đạt nội dung vì mọi người không còn sức để ngồi.
    3. Tại Bảo tàng tỉnh Thái Bình có một gian rất khiêm tốn trưng bày những bức ảnh của cố Nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh ghi lại những khoảnh khắc ?ongười không ra người? của người dân Thái Bình trong trận đói năm Ất Dậu 1945. Một trong những bức ảnh khiến người xem rùng mình là cảnh người đàn bà đang ăn một con chuột chết, hòng kéo dài sự sống.
    Cho đến nay, những người già đã sống qua thời khắc Ất Dậu 1945 vẫn không thể nào quên cái cảnh khắp làng mạc, đồng ruộng đều xám ngoét màu chết chóc và càng không thể quên bức ảnh chụp những người chết đói và sắp chết đói nằm ngồi bên nhau tại cột cây số 3 đường Thái Bình - Nam Định... Người ta không thể quên, bởi chính từ trong cùng cực tưởng như sắp bị diệt vong ấy, người Thái Bình đã gượng sức tàn để đứng lên, ào ào như thác lũ cướp chính quyền của địch theo tiếng gọi của Đảng. Những người khỏe đi cướp chính quyền đã đành. Những người sắp chết đói, đã lả đi vì kiệt sức cũng gượng dậy, hòa vào dòng người tranh đấu. Họ hiểu, Cách mạng không chỉ đơn thuần là tinh thần gắn bó, thương yêu, sẻ chia, đùm bọc của những người cán bộ như bà Lê Thị Định, mà Cách mạng còn là tương lai rạng ngời tỏa ra từ hình ảnh búa liềm, từ sao vàng năm cánh và hơn cả là màu cờ hồng bay rực rỡ. Màu cờ báo hiệu bình minh hạnh phúc - ấm no.
    [​IMG]
    60 năm cột cây số 3
    Với lứa tuổi chúng tôi, hình ảnh về nạn đói năm Ất Dậu 1945 hiển hiện rất rõ trong bức ảnh mà Nghệ sĩ Võ An Ninh chụp tại cây số 3 (đường từ Thái Bình đi Nam Định) được in trong cuốn sách lịch sử cấp I. Đầu năm Ất Dậu 2005 này, tôi về Thái Bình và tìm đến cột cây số 3. Đúng 60 năm. Khoảng thời gian không phải là dài đối với lịch sử một vùng đất, nhưng cũng không quá ngắn để người ta dễ quên đi tất cả. 60 năm trước - cột cây số 3 là trụ đỡ cho những thân người lả đi vì đói, trong khung cảnh chết chóc, thấm đẫm nước mắt. 60 năm sau - cột cây số 3 tươi tắn với nền trắng, chữ đỏ đứng trên hè phố lát đá sang trọng, vững chãi. Bên ngoài cột cây số là Quốc lộ 10 từ Thái Bình đi Nam Định được trải nhựa láng bóng, phong quang, rộng rãi, suốt đêm ngày nườm nượp người xe. Bên trong cột cây số là ầm ào tiếng máy dệt, rộn ràng bước chân công nhân Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu dệt Hồng Quân.
    Ông Lê Hồng Quân (Giám đốc Công ty, người gốc Thái Phương, Hưng Hà) cũng đã thấm thía những ngày đói khổ đầu năm Ất Dậu 1945 nên trầm giọng kể với tôi về cảnh đói khiến cái làng Phương La nằm cạnh đê Đìa của ông chết đói đến vãn cả người. Người chết nhiều đến mức suốt cả ngày lẫn đêm, cả làng không dứt tiếng thanh la và rồi, người ta cũng không còn dám đánh thanh la nữa, chỉ dám đánh ?olệnh? (động tác vỗ tay) để thông báo có người chết và gọi người khỏe đến chôn. Gia đình ông Quân làm nghề công thương theo kiểu ?ocha truyền, con nối? nên không chết vì đói. Thế nhưng, dù việc kinh doanh bị ngưng trệ, gia đình đứt bữa, nhà ông vẫn vét bơ gạo, đồng xu cuối cùng để cứu đói và ủng hộ Cách mạng. Trải qua bao gian khó, thăng trầm, gia đình ông vẫn ?obám trụ? với nghề dệt truyền thống. Đầu những năm đổi mới, ông Quân xin tỉnh mảnh đất nằm ngay cạnh cột cây số 3 để xây dựng nhà xưởng sản xuất với suy nghĩ: Thái Bình đã đi vào lịch sử bởi thảm cảnh chết đói từ cây số 3 nên phải ?ocải tạo? để cây số 3 trở thành biểu tượng của sự phồn thịnh, giàu có. Và ông đã làm được điều đó, bởi đến nay, sản phẩm của doanh nghiệp Hồng Quân đã xuất khẩu được ra nhiều nước trên thế giới, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trong tỉnh và đóng góp cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
    Cũng ở cạnh cây số 3 bây giờ là những khu công nghiệp (KCN). Thái Bình đang được cả nước biết đến vì mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. Hiện cả tỉnh Thái Bình có 5 KCN (Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Tiền Hải, Tiền Phong, Cầu Nghìn) đang hoạt động với gần 100 doanh nghiệp và số vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng. Trong tương lai, đến năm 2010, Thái Bình sẽ có thêm 5 KCN nữa, nâng số diện tích KCN lên gần 1.400 ha.
    Ngày xưa, nhắc đến Thái Bình là người ta nói đến ?ohòn đảo trên đất liền? gắn với ?onhà máy cháo, lò đúc muôi?. Thế nhưng đến nay, thế cô lập ấy đã bị phá vỡ sau khi cây cầu Tân Đệ (trên Quốc lộ 10 bắc qua sông Hồng) và cầu Triều Dương (trên Quốc lộ 39 bắc qua sông Trà Lý) được khánh thành và đi vào hoạt động. Thái Bình bây giờ đã ?ođàng hoàng hơn, to đẹp hơn? và sẽ phát triển hơn nữa với những trọng tâm phát triển kinh tế được đặt ra rõ ràng, rành mạch là: chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, phù hợp với nền kinh tế thị trường; ưu tiên phát triển mạnh mẽ và toàn diện kinh tế biển; phát triển mạnh nghề và làng nghề; triển khai xây dựng các KCN, cụm công nghiệp tập trung; xây dựng, đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách để phát huy mọi nguồn lực, giải phóng sức sản xuất, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế...
    60 năm máu và hoa, Thái Bình đã vượt qua mọi thời khắc khốc liệt nhất để cống hiến và trưởng thành. Đi qua nạn đói lịch sử năm Ất Dậu 1945, từ năm 1946 đến năm 1949, nhân dân trong tỉnh đã đóng góp 370 lạng vàng và các khoản khác tương đương 6 vạn tấn thóc cho kháng chiến. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ năm 1965 đến năm 1975, Thái Bình đóng góp trên 1 triệu tấn thóc lên Trung ương, vào thẳng chiến trường. Cũng ?otrong tiếng súng cả nước cùng đánh Mỹ?, Thái Bình là tỉnh có tỷ lệ tuyển quân cao nhất miền Bắc (từ khi có lệnh động viên đến hết chiến tranh, đã có 145.816 nam và 6.177 nữ ra mặt trận). Trai tráng ra trận, lao động ở hậu phương chủ yếu là phụ nữ (70 - 75%), nhưng Thái Bình đã trở thành ?oquê hương 5 tấn? với năng suất lúa đạt 5 - 6 tấn/ha.
    Năm Ất Dậu 1945, khi nghẹn ngào bấm máy ghi lại cảnh chết đói bên cạnh cột cây số 3, chắc Nghệ sĩ Võ An Ninh không thể ngờ rằng: 60 năm sau, khung cảnh cùng cực ấy đã đi vào dĩ vãng để nhường chỗ cho rạng rỡ hoa cỏ mùa xuân. Và rất lạ, kề bên vườn hoa là những gốc cây đại thụ đã mốc thếch màu thời gian nhưng lá vẫn ngăn ngắt xanh, màu của hy vọng, màu của sự sống. Cột cây số 3 như thể đang ưỡn ngực, vươn người để khẳng định mình, khẳng định vai trò ?ochứng nhân lịch sử? của Thái Bình 60 năm qua!...

Chia sẻ trang này