1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Audio engineering có ai quan tâm mời vô!!!!!

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi babyboy75, 21/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. babyboy75

    babyboy75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Audio engineering có ai quan tâm mời vô!!!!!

    Mình đã tốt nghiệp nghành này dược 3 năm. Hiện đang công tác trong nghành này. Có bạn nào quan tâm chúng ta cùng thảo luận.
    Xin cảm ơn!

    Âm thanh là một ngành khoa học kỹ thuật rộng lớn có liên quan mật thiết tới nhiều ngành khoa học, kỹ thuật khác. Thế giới âm thanh rất đa hình, đa dạng và tồn tại xung quanh ta ở bất cứ chỗ nào, lúc nào.
    Từ những hình thức đơn giản trong cuộc sống hàng ngày như tiếng nói, âm nhạc, tiếng động mà tai người có thể nghe thấy đến những hiện tượng âm thanh "bí ẩn" mà tai người không bao giờ có thể nhận ra (Siêu âm) Âm thanh luôn là một thành phần không thể thiếu được trong cuộc sống của con người và cho sự tồn tại của thế giới vật chất.
    Nhiệm vụ của nghành khoa học kỹ thuật này là nghiên cứu, phân tích và sử dụng thế giới âm thanh nhằm phục vụ cho cuộc sống con người và cho mục đích nghiên cứu thuộc nhiều nghành khoa học, kỹ thuật khác
    Hiện nay nghành âm thanh phát triển rất nhanh và chia thành nhiều bộ môn đi sâu vào nghiên cứu của bản chất của từng lĩnh vực âm thnah nhằm phục vụ đắc lực cho con người. Xu hướng đó được chia thành các bộ môn:
    1. Âm thanh vật lý (Hiện tượng lý chất, bản chất và các đại lượng)
    2.Âm thanh chủ quan (tiếng nói và thính giác, âm thanh tâm lý)
    3. Âm thanh kiến trúc(Biện pháp cách âm va cấu tạo trường âm)
    4.Điện thanh(CCấu tạo sử dụng các thiết bị và các phương pháp đo đạc)
    5.Đo lường âm thanh((Đo các đại lượng vật lý của trường âm và thông số chủ quan)
    6.Âm thanh nhạc tính (Nghiên cứu sự cấu tạo của âm nhạc khoa học âm nhạc)
    7.Siêu âm (Nghiên cứu sự tồn tại và áp dụng nó cho nhiều ngành khoa học kỹ thuật)
    8.Thuỷ âm học( Sự tồn tại và các biện pháp sử lý âm thanh dưới nước)
    9.Chấn động học (Nghiên cứu dao động ở tần số thấp)
    10.Tiếng ồn và chống tiếng ồn(Phân tích các dạng tạp âm, tiếng ồn và biện pháp xử lý)
    11.Âm thanh không đường thẳng(Âm thanh phân tử, âm thanh đại lượng)

    Babyboy sẽ tiếp tục bài viết này nếu các bạn quan tâm
    Mong các bạn ủng hộ. Cảm ơn!

    Được babyboy75 sửa chữa / chuyển vào 21:50 ngày 22/03/2005
  2. Thotrang

    Thotrang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/08/2001
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ cái này hay nhể ..........
  3. kimo

    kimo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Có lý đó, tôi đang kiếm cái thread này, bây giờ có bác học về nghành này ... cứ viết tiếp đi, tôi đọc. Tôi không học về ngành này nhưng có nghiên cứu và đọc nhiều sách về Audio Engineering/Sound System Engineering. Tôi nghĩ nghành bác học nó rộng rãi bao quát hơn từ Audio Engineering. Audio Engineering (theo English) thì chỉ chú tâm vào âm thanh trong nghành âm nhạc hơn là những hướng đi khác.
    Được kimo sửa chữa / chuyển vào 03:11 ngày 23/03/2005
  4. small_porcupine

    small_porcupine Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô bác, tôi ủng hộ topic này. Trước kia tôi chỉ gọi chung là âm thanh, bây giờ mới biết nó phân biệt rõ ra như vậy. XIn mời bác kể tiếp ra đi ạ.
  5. babyboy75

    babyboy75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Babyboy xin viết tiếp diễn đàn này.
    Mỗi lĩnh vực âm thanh có từng đối tượng nghiên cứu và phục vụ riêng, nhưng tất cả đều có sự liên quan mật thiết với nhau. Mỗi thành tựu nghiên cứu của bộ môn này đều có tác dụng hỗ trợ cho bộ môn kia và ngược lại.
    Môn âm thanh kỹ thuật có nhiệm vụ nghiên cứu và sử dụng kỹ thuật ghi và sử lý âm thanh.(đặc biệt là tiếng nói và âm nhạc) Trong nghành phát thanh tín hiệu âm thanh kỹ thuật là khâu quan trọng đầu tiên. Nhiệm vụ của nó là bằng các phương pháp, thiết bị thích hợp ghi lại và sử lý các tín hiệu âm thanh một cách trung thực có chất lượng cao.
    Thế giới âm thanh xuất hiện và tồn tại từ lâu (Từ lúc thế giới động vật ra đời và từ trước đấy nữa) nhưng nghành âm thanh kỹ thuật thì còn non trẻ hơn nhiều. Ngày nay có lẽ nhiều người đã quên mất rằng mãi cho tới những năm 1900 mới phát minh ra Điện thoại để làm phương tiện liên lạc. Và t ới năm 1923 mới có phát thanh. Nhưng cũng lúc đó bộ môn âm thanh k ỹ thuật có nhiều tiến bộ nhảy v ọt.
    Nh ững y ếu t ố n ào đ ã th úc đ ẩy s ự ti ến b ộ đ ó? Tr ư ớc h ết ph ải k ể đ ến s ự ra đ ời c ủa đ èn đi ện t ử (v à hi ện nay l à b án d ẫn, vi đi ện t ử,...) V à k ỹ thu ật khuy ếch đ ại (m ột tri ệu ng ư ời c ùng h ét = 1m W tai ng ư ời khi tr ò chuy ện b ình th ư ờng ch ỉ thu nh ận m ột c ông su ất âm thanh kho ảng 10-9W ). Micro đã làm nhiệm vụ thay cho cái tai để thu nhận một năng lượng âm thanh nhỏ bé như thế rồi mà tai ta còn có thể nghe được là khoảng 10?"16 W/cm, ở tần số 1000 Hz tức là tương đương mức năng lượng ánh sáng nhỏ nhất mà mắt ta có thể nhìn thấy hay nói cách khác là chỉ lớn hơn mức năng lượng của phân tử không khí dao động do nhiệt là khoảng 10 lần.
    Việc khuyếch đại những tín hiệu âm thanh nhỏ bé như thế sao cho thật trung thực là vấn đề rất khó, vì trong suốt một kênh thu, truyền và sử lý tín hiệu có biết bao nhiêu loại tạp âm và can nhiễu do trường từ, trường điện, trường điện từ.....gây ra. Việc truyền những tín hiệu đi xa (vô tuyến hay hữu tuyến) phụ thuộc chủ yếu vào khả năng loại trừ tạp âm và can nhiễu chứ không phụ thuộc vào độ khuyếch đại tín hiệu. Nếu không khử được tạp âm can nhiễu,.... thì khuyếch đại bao nhiêu cũng vô ích.
    Một vấn đề quan trọng trong kỹ thuật truyền và xử lý âm thanh là khử méo. Có hai loại méo: méo đường thẳng (suy giảm hoặc khuyếch đại tín hiệu, làm biến dạng đường cong của tín hiệu gốc, do các phần tử không tuyến tính như đèn khuyếch đại biến thể, bbộ điều chế và tách sóng,... gây nên.
    Việc thu truyền, xử lý các tín hiệu âm thanh nói chung là tái đảm bảo tính trung thực. Nhưng với mỗi loại tín hiệu có những yêu cầu khác nhau về thông số kỹ thuật. Thí dụ để có thể nghe rõ tiếng nói (qua điện thoại chẳng hạn) thì chỉ cần một dải tần số khoảng từ 300 đến 3400 Hz và cho phép hệ số méo từ 5...10%. Nhưng đối với âm nhạc muốn đảm bảo được chất lượng cao, được tính trung thực thì ít nhất phải có một dải tần từ 50....10000 Hz và k (đvt độ méo) phải nhỏ hơn 3% Ngày nay trong kỹ thuật "HIFI" (tính trung thực cao) hay trong phát thanh sóng cực ngắn SW điều ttần ra phải được dải tần số từ 30......15000 Hz và độ méo nhỏ hơn nhiều.
    Mong các bạn cho ý kiến.
    Thân!
  6. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi có thể "nói sơ sơ" về nội dung này không? Chắc là thú vị lắm.
  7. babyboy75

    babyboy75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Hoa đã quan tâm.
    Nội dung của chủ để này là mong muốn góp một tiếng nói nhỏ bé giúp mọi người có một cái nhìn rõ hơn và sâu hơn trong lĩnh vực âm thanh trong các loại hình nghệ thuật. cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
    Thân
  8. _Hoa

    _Hoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    371
    Đã được thích:
    0

    À, bạn chưa hiểu ý Hoa rồi. Hoa muốn hỏi về mục số 8 gạch vàng ở trên kia đó, tức là Thuỷ âm học - Sự tồn tại và các biện pháp xử lý âm thanh dưới nước. Mới nghe qua nên cũng tò mò (nhất là biện pháp xử lý).
    Cảm ơn bạn.

Chia sẻ trang này