1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Australian Open (Tr5 ... 2006 ___Tr19 ... 2007___ Tr22 ... 2008___Tr40 ... 2009___Tr50 ... 2010__tr5

Chủ đề trong 'Tennis' bởi khongtenso0, 09/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử Australia Mở rộng
    Australia Mở rộng do Liên đoàn Quần vợt Australia điều hành. Có lịch sử 101 năm, nhưng vì chiến tranh, giải mới được tổ chức 94 lần. Giải đầu tiên đã diễn ra trên mặt sân dành cho môn cricket tại Melbourne.
    Ở lần đầu tiên năm 1905, giải được gọi là Giải vô địch quần vợt châu Á và châu Đại Dương. Năm 1927, Australia đã độc quyền tổ chức và đặt tên - Giải vô địch quần vợt Australia. Cái tên Australia Mở rộng được sử dụng chính thức năm 1969. Cho tới nay, giải đấu này đã diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau gồm Melbourne (50 lần), Sydney (17 lần), Adelaide (14), Brisbane (8), Perth (3) và New Zealand (2 lần vào các năm 1906 & 1912).
    Từ năm 1988, sau khi Melbourne Park (còn gọi là Flinders Park) được khánh thành, nơi đây đã trở thành địa điểm chính thức của giải đấu này. Đây là khu liên hợp đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe nhất của một sự kiện thể thao lớn. Và quyết định chuyển hẳn Australia Mở rộng về Melbourne Park được coi là đúng đắn và đem lại nhiều thành công. Trong lần đầu tiên năm 1988, Melbourne Park đã thu hút số lượng khán giả tới sân tăng 90% so với năm trước đó tại Kooyong.
    Những nhà vô địch trẻ nhất
    Đơn nam: Ken Rosewall (18 tuổi 2 tháng) năm 1953.
    Đơn nữ: Martina Hingis (16 tuổi, 3 tháng) năm 1997.
    Đôi nam: Lew Hoad (18 tuổi, 2 tháng) năm 1953.
    Đôi nữ: Mirjana Lucic (15 tuổi, 10 tháng) năm 1998.
    Đôi nam nữ: Venus Williams (17 tuổi, 7 tháng) năm 1998.
    Những nhà vô địch già nhất
    Đơn nam: Ken Rosewall (37 tuổi, 2 tháng) năm 1972.
    Đơn nữ: Thelma Long (35 tuổi, 8 tháng) năm 1954.
    Đôi nam: Norman Brookes (46 tuổi, 2 tháng) năm 1924.
    Đôi nữ: Thelma Long (37 tuổi, 7 tháng) năm 1956.
    Những tay vợt thành công nhất
    Đơn nam: Roy Emerson (5 chức vô địch) 1963-1967.
    Đơn nữ: Margaret Smith (7 chức vô địch) 1960-1966.
    Đôi nam: Adrian Quist (10 chức vô địch) 1935-1950.
    Đôi nữ: Martina Navratilova và Pam Shriver (7 chức vô địch) 1983-1989.
    Những nhà vô địch thuận tay trái
    - Nam: Horace Rice (1907), Norman Brookes (1911), John Hawkes (1926), Mervyn Rose (1954), Rod Laver (1960/1962/1969), Jimmy Connors (1974), Guillermo Vilas (1978/1979), Roscoe Tanner (1977), Petr Korda (1998).
    - Nữ: Martina Navratilova (1981/1983/1985), Monica Seles (1991/1992/1993/1996).
    Những nhà vô địch không được xếp hạt giống
    Đơn nam: Mark Edmondson (1976).
    Đơn nữ: Chris O''Neil (1978).
    Những nhà vô địch qua thời gian
    Tay vợt nam Ken Rosewall đã giành danh hiệu đầu tiên và cuối cùng cách nhau 20 năm (1953-1972). Còn tay vợt nữ Nancye Wynne Bolton cũng giành được thành công tương tự cách nhau 15 năm, 1937-1951.
  2. andy_ancic

    andy_ancic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Thiếu Safin, Aussie ko còn là the same . Lại còn thiếu Nadal nũa chứ ặc ặc.
  3. linh_chau

    linh_chau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2005
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Aussie Open khai mạc vào 7h sáng mai (giờ VN) , trực tiếp trên StarSports.
  4. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Bắt đầu đánh những trận đầu rồi !
    Những người đầu tiên vượt qua vòng 1 :
    Gaston Gaudio (ARG)
    Lindsay Davenport (USA), Hana Sromova (CZE), A.Amanmuradova (Uzbekistan)
    Các hạt giống E.Dementieva (9) , D.Hantuchova (17), T.Golovin (24), D.Ferrer (11) đang thua sét 1. Trong đó Dementieva set 2 đang bị J.Schruff dẫn 0-4
    Được khongtenso0 sửa chữa / chuyển vào 08:31 ngày 16/01/2006
  5. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Bất ngờ đầu tiên E.Dementieva (9) bị loại ngay vòng 1 bởi cây vợt hạng 80 TG người Đức : Julia Schruff với tỉ số : 5-7, 2-6 !
    [​IMG]
  6. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Một số cây vợt nổi tiếng bị lọai ngay vòng 1 :
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Tim Henman - Carlos Moya - Mikhail Youzhny
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Venus Williams - Jelena Dokic - Elena Dementieva
    Kết quả một số trận vòng 1 :
    NAM :
    (32)Carlos Moya (Arg) thua Adrian Pavel (Romania) 4-6, 6-7, 6-4, 6-3, 4-6
    (8) Gaston Gaudio (Arg) thắng Razvan Sabau (Romania) 6-2, 5-0 ret
    (13) Robby Ginepri (Mỹ) thắng Jurgen Melzer (Áo) 6-1, 6-4, 6-2
    (17) Radek Stepanek (CH Czech) thắng Bjorn Rehnquist (Thụy Sĩ) 6-1, 6-2, 6-2
    Denis Gremelmayr (Đức) thắng Jonas Bjorkman (Thụy Điển) 3-6, 6-2, 6-0, 6-1
    (11) David Ferrer (TBN) thắng Florent Serra (Pháp) 4-6, 6-3, 6-1, 6-4
    Lars Burgsmuller (Đức) thắng Rainer Schuettler (Đức) 3-6, 6-3, 7-6, 6-3
    Yeu-Tzuoo Wang (Đài Loan) thắng Mariano Zabaleta (Argentina) 6-2, 7-5, 4-1 ret
    (18) Mario Ancic (Croatia) thắng Agustin Calleri (Argentina) 6-4, 4-6, 6-3, 6-4
    Guillermo Garcia-Lopez (TBN) thắng (27) Taylor Dent (Mỹ) 7-6, 6-3, 7-6
    (31) Feliciano Lopez (TBN) thắng Tomas Behrend (Đức) 6-2, 7-5, 6-3
    Fabrice Santoro (Pháp) thắng Vincent Spadea (Mỹ) 3-6, 6-0, 6-2, 6-3
    (16) Tommy Robredo (TBN) thắng Jiri Vanek (CH Czech) 6-4, 7-6, 6-3
    (26) Jarkko Nieminen (Phần Lan) thắng Marc Kimmich (Australia) 6-2, 6-3, 6-1
    (7) Ivan Ljubicic (Croatia) thắng Chris Guccione (Australia) 7-6, 6-4, 7-6
    (19) Tomas Berdych (CH Czech) thắng Bobby Reynolds (Mỹ) 7-5, 6-3, 6-7, 6-1
    NỮ :
    (1)Lindsay Davenport (Mỹ) thắng Casey Dellacqua (Úc) 6-2, 6-1
    (4)Maria Sharapova (Nga) thắng Sandra Kloesel (Đức) 6-2, 6-1
    (13)Serena Williams thắng Na Li (TQ) 6-1, 6-7, 6-2
    (8)Justine Henin-Hardenne (Bỉ) thắng Marta Domachowska (POL ) 6-2, 6-1
    Tszvetana Pironkova (BUL) thắng (10) Venus Williams 2-6, 6-0, 9-7
    Julia Schruff (Đức) thắng (9) Elena Dementieva (Nga) 7-5, 6-2
    Karolina Sprem (Croatia) thắng Alona Bondarenko (Ukraina) 6-4, 6-2
    (17) Daniela Hantuchova (Slovakia) thắng Saori Obata (Nhật Bản) 3-6, 6-3, 6-0
    Mara Santangelo (Italy) thắng (24) Tatiana Golovin (Pháp) 6-4, 4-6, 6-4
    Conchita Martinez Granados (TBN) thắng (26) Ai Sugiyama (Nhật Bản) 6-4 6-3
    (6) Nadia Petrova (Nga) thắng Sophie Ferguson (Australia) 6-2, 6-1
    (25) Maria Kirilenko (Nga) thắng Evgenia Linetskaya (Nga) 6-1, 3-1 ret
    (23) Jelena Jankovic (Ser) thắng Jill Craybas (Mỹ) 6-2, 4-,6 6-4
    (14) Svetlana Kuznetsova (Nga) thắng Lauren Breadmore (Australia) 6-1, 6-3
    Virginia Ruano Pascual (TBN) thắng Lourdes Dominguez Lino (TBN) 6-2, 7-6
  7. thangaoao

    thangaoao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2005
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Alô, ai nào có sơ đồ nhánh của Aus-Open post lên cho anh em tiện theo dõi với.
    Mình nhìn cái kết quả này hoa cả mắt. Có cái sơ đồ thì theo dễ hơn.
    Hoặc có file thì chuyển vào ymtman@yahoo.com giup tôi
  8. thisisme107

    thisisme107 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Mình có file dạng pdf của cái sơ đồ nhánh này, nhưng không post được lên đây. Mình sẽ gửi mail cho những ai cần. Thangaoao check mail nhé.
  9. yeutennisct

    yeutennisct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2006
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    10 trận đấu kinh điển của Australian Open
    (VietNamNet) - Giờ khai cuộc Australian Open 2005 đang đến gần. Trong lúc chờ đợi những cuộc đối đầu hấp dẫn ở phía trước, chúng ta cùng nhìn lại 10 cuộc so tài kinh điển của giải Grand Slam đầu tiên trong năm.
    5 trận đấu đơn nam
    Bán kết năm 1969: Rod Laver - Tony Roche: 7-5, 22-20, 9-11, 1-6, 6-3
    Bước vào "kỷ nguyên Open", gương mặt được chờ đợi nhất tại Australia là Rod Laver. Và ngôi sao "most-wanted" này đã cùng đồng hương Tony Roche tạo nên trận bán kết hấp dẫn kéo dài 4 giờ 35 phút. Chỉ riêng set thứ hai (khi đó chưa áp dụng loạt tie-break) đã diễn ra hơn hai tiếng đồng hồ.
    4 set đầu chia đều cho hai bên đẩy trận bán kết sang set 5. Thế giằng co tiếp tục đến ván đấu thứ 8. Roche nắm quyền giao bóng khi tỷ số đang là 3-4. Một pha bóng gây tranh cãi mang về cho Laver 2 break - point. Dù cứu được cả hai break - point đó nhưng Roche vẫn chịu mất ván này. Đến lượt Laver giao bóng, số phận trận đấu được định đoạt.
    Chung kết năm 1975: John Newcombe - Jimmy Connors 7-5, 3-6, 6-4, 7-6.
    Trước giải năm đó, Jimmy Connors đã bình luận về John Newcombe như sau "Anh ấy nên thể hiện bằng kết quả thi đấu hơn là lời nói. Mỗi khi tôi vào chung kết, Newcombe đều vắng mặt".
    Thái độ tự tin thái quá đã khiến Connors phải trả giá. Tay vợt Mỹ tự đầu hàng ở set thứ tư với lỗi kép giao bóng.
    Tan trận, Newcombe được dịp châm lại đối thủ "Hôm nay, Jimmy Connors chỉ cho tôi thấy một nhà vô địch không chỉ có biết chiến thắng mà còn phải học cách chấp nhận thất bại. Anh ấy đã chứng minh cho tôi anh ấy là nhà vô địch thực sự".
    Vòng 4 năm 1990: Mikael Pernfors - John McEnroe 1-6, 6-4, 5-7, 4-2
    Cuối cùng, sau hơn một thập kỷ chờ đợi, người hâm mộ cũng được thấy "kẻ thô tục" McEnroe "lĩnh án" vì tội lăng mạ trọng tài và giám sát. Trước khi phải rời sân, ngôi sao đến từ nước Mỹ đã bị cảnh cáo vì thái độ không phải với nữ trọng tài biên. Chưa hết, anh còn bị trừ điểm vì hành động đập vợt.
    Sau hàng loạt hành động phi thể thao, McEnroe đã bị trọng tài người Anh Gerry Armstrong truất quyền thi đấu. Dù vậy, McEnroe vẫn thản nhiên "Tôi không lấy làm bất ngờ. Sớm muộn việc đó cũng phải xảy ra".
    Tứ kết năm 1995: Pete Sampras - Jim Courier 6-7, 6-7, 6-3, 6-4, 6-3
    Với việc huấn luyện viên Tim Gullikson bị phát hiện mắc ung thư, Pete Sampras tưởng như đã sụp đổ trong set thứ nhất. Jim Courier cũng đã chủ động đề nghị rời trận đấu với người đồng hương sang ngày hôm sau.
    Nhưng Sampras kiên cường tiếp tục. Và chiến thắng là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực đáng khen ngợi của anh. Các bình luận viên đã ví chiến thắng đó với chiến tích của John McEnroe trong trận chung kết Wimbledon 1980 với Bjorn Borg.
    Về phần mình, Sampras phát biểu "Đây là một trong những trận đấu hay nhất tôi được góp mặt. Tôi tự hào vì mình đã không bỏ cuộc".
    Tứ kết năm 2003: Andy Roddick - Younes El Aynoui 4-6, 7-6, 4-6, 6-4, 21-19
    Cuộc đọ sức marathon này không chỉ để lại kỷ niệm đáng nhớ ở Melbourne mà còn đi vào sử sách như là một trong những trận đấu dài nhất của quần vợt chuyên nghiệp. Andy Roddick và El Aynaoui chỉ phân thắng bại trên sân Rod Laver sau 83 ván kéo dài qua 5 giờ đồng hồ.
    Lẽ ra trận đấu đã có thể kết thúc sớm hơn nếu El Aynaoui không phung phí match-point ở ván 10 set cuối. Roddick cũng để mất điểm đáng tiếc trong ván 22. Cuối cùng, tay vợt người Mỹ giành break quan trọng ở ván 39 trước khi kết thúc set 5 dai dẳng với tỷ số 21-19.
    Chiến thắng lịch sử trên để lại Roddick rất nhiều cảm xúc. Anh tâm sự "Tôi thậm chí không nhớ đã nói gì với Younes trước trận đấu. Nhưng nếu gặp lại nhau 10 năm sau chúng tôi sẽ biết rằng mình đã cùng nhau chia sẻ những kỷ niệm thật đặc biệt".
    5 trận đấu đơn nữ
    Chung kết năm 1988: Steffi Graf - Chris Evert 6-1, 7-6 (7-3)
    Một kỷ nguyên mới được mở ra khi cô gái 19 tuổi người Đức vượt qua đàn chị 33 tuổi Evert. Tan trận, Evert đã liên tưởng tới trường hợp Larry Holmes bị hạ bệ bởi võ sỷ trẻ tuổi Mike Tyson "Khi bị dẫn 1-6, 1-5, tôi cảm thấy mình như Holmes vậy".
    Mặc dù Evert đã giành liền một mạch 5 ván nhưng phần thắng 7-3 trong loạt tie-break vẫn nghiêng về Graf. Khi được hỏi về "cú ăn 4 Grand Slam", Graf dè dặt "Việc đó hãy còn xa". Song trên thực tế, chỉ đến tháng 9 năm đó, cô đã hoàn thành đủ bộ 4 danh hiệu Australian Open, Roland Garros, Wimbledon và US Open.
    Bán kết năm 1991: Monica Seles - Mary Joe Fernandez 6-3, 0-6, 9-7
    Tài năng 18 tuổi Seles đang trên đường giành chức vô địch đầu tiên trong số 4 lần đăng quang tại Melbourne Park. Trận bán kết diễn ra dưới trời nóng như nung. Seles nhận xét "Giống như tôi đang chơi ở phòng tắm hơi vậy".
    Khi tỷ số set cuối là 7-6, Fernandez có match-point. Seles hiểu rằng cô phải kéo dài tình huống bóng càng lâu càng tốt. Lúc này, Fernandez đang rất nôn nóng kết thúc trận đấu. Và chiến thuật đó đã phát huy tác dụng với Seles. Cô cứu được match-point trước khi có break ván tiếp theo.
    Tứ kết năm 1996: Chanda Rubin - Arantxa Sanchez Vicario 6-4, 2-6, 16-14
    Khi trận tứ kết 10 năm trước dừng lại ở tỷ số 1-1 sau 1 tiếng 11 phút, chưa có gì để nói. Nhưng đến lúc Rubin tận dụng thành công match-point thứ 6 để thắng set quyết định sau 2 giờ 22 phút, trận đấu lại trở nên rất đáng nhớ.
    Sanchez Vicario sớm bị dẫn 1-4 ở set thứ ba. Tay vợt Tây Ban Nha bản lĩnh cứu được hai match-point khi bị dẫn tiếp 4-5. Tiếp đó, Sanchez Vicario hai lần vượt lên dẫn lại 6-5 rồi 8-7. Cô có 4 break point lúc tỷ số là 10-10. Nhưng đối thủ 19 tuổi bên kia lưới đã không dễ dàng chịu đầu hàng.
    Sau 68 lần thắng điểm và cũng mắc tới 96 lỗi tự đánh hỏng, cuối cùng Rubin cũng lọt tới vòng đấu cho 4 tay vợt xuất sắc nhất.
    Chung kết năm 2002: Jennifer Capriati - Martina Hingis 4-6, 7-6, 6-2
    Kịch bản của trận chung kết năm 2001 được lập lại. Trong lần thứ 6 liên tiếp lọt tới chung kết Australian Open, Hingis đang ở rất gần chiến thắng. Ngôi sao người Thuỵ Sĩ dẫn 6-4, 4-0. Tưởng như Hingis đã có thể đòi được món nợ một năm trước đó.
    Nhưng Capriati lại không nghĩ như vậy. Tay vợt Mỹ kiên cường cứu được 4 match-point trước khi cân bằng thế trận qua loạt tie-break.
    Trước đó, trường hợp một tay vợt nữ cứu được match-point ở trận chung kết và vô địch mới chỉ xảy ra một lần. Và kỳ tích thứ hai đã mang tên Capritati.
    Hingis chua chát thừa nhận "Tôi đã không cẩn trọng trong tình huống quyết định. Bạn phải luôn luôn cẩn thận. Nhưng giữ cho mình luôn cẩn thận lại là điều không thể".
    Bán kết năm 2003: Serena Williams - Kim Clijsters 4-6, 6-3, 7-5
    Hy vọng hoàn thành trọn bộ sưu tập danh hiệu của Serena bị đe doạ nghiêm trọng. Cô em nhà Williams bị Clijsters dẫn 1-5 trong set quyết định.
    Nhưng động lực "Serena Slam" đã giúp tay vợt Mỹ đứng vững. Serena cứu được 2 break point khi tỷ số là 2-5. Trên đà hưng phấn, Serena lội ngược dòng ngoạn mục để giành tấm vé vào chung kết. Cô giành break trong cả hai ván Clijsters nắm quyền giao bóng. Trong đó, ván cuối Serena thắng trắng 50-0.
    Có thể nói, kết quả trên làm ngạc nhiên ngay cả người chiến thắng. Serena tâm sự "Thật không thể tin được. Đầu tiên tôi không muốn thất bại nặng nề 1-6. Rồi tôi lại không muốn gác vợt ở tỷ số 2-6. Và tiếp theo thì tôi biết mình có thể lật ngược thế cờ. Tôi không biết tinh thần chiến đấu ấy có được từ đâu. Sinh ra tôi đã như vậy rồi".

  10. linh_chau

    linh_chau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2005
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    ặ cĂi Aussie Open này hay thỏ mà sao mỏằi ngặỏằi im thỏ nhỏằ?
    Phong 'ỏằT 'ỏằ?nh cao 'ặa Roddick vào vòng 3
    Trỏưn 'ỏƠu giỏằa hai tay vỏằÊt lỏƠy giao bóng làm sỏằY trặỏằng, Andy Roddick và Wesley Moodie, chiỏằu nay, thu hút 'ặỏằÊc sỏằ chú ẵ cỏằĐa ngặỏằi hÂm mỏằT. Bỏng phong 'ỏằT ỏƠn tặỏằÊng, hỏĂt giỏằ'ng sỏằ' 2 Roddick 'Ê giành phỏĐn thỏng 7-5, 6-3, 6-2 'ỏằf lỏằt vào vòng 3 Australia MỏằY rỏằTng.
    [​IMG]
    Andy Roddick lỏĂi có thêm bỏng chỏằâng khỏng 'ỏằi Roger Federer trong mạa thi 'ỏƠu nfm nay, và anh 'ang tỏằông bặỏằ>c thỏằc hiỏằ?n. Nhỏằng quỏÊ giao bóng cỏằĐa Andy Roddick 'Ê thỏằc sỏằ gÂy 'ặỏằÊc ỏƠn tặỏằÊng mỏĂnh trong suỏằ't cỏÊ trỏưn 'ỏƠu. Nhặng dạ vỏưy, Moodie câng 'Ê chỏằâng tỏằ rỏng mơnh là mỏằTt 'ỏằ'i thỏằĐ xỏằâng tỏ**, khi thỏằc hiỏằ?n 'ặỏằÊc khĂ nhiỏằu cĂc quỏÊ giao bóng hiỏằ?u quỏÊ không kâm 'ỏằ'i thỏằĐ. Moodie tỏằông giành chỏằâc vô 'ỏằi Stephen Huss cỏằĐa Australia. Nhặng tỏĂi Australia MỏằY rỏằTng lỏĐn này, anh chỏằ? 'ặỏằÊc tham dỏằ giỏÊi vỏằ>i tặ cĂch cỏằĐa mỏằTt tay vỏằÊt 'ỏƠu loỏĂi.
    "Tôi 'Ê tỏưn dỏằƠng 6 game 'ỏĐu tiên 'ỏằf tơm 'ặỏằÊc 'iỏằfm yỏu trong nhỏằng quỏÊ giao bóng cỏằĐa Wesley. Và thông thặỏằng, mỏằTt khi tôi 'Ê thỏằc hiỏằ?n nhỏằng pha 'ỏằĂ trỏÊ vỏằ>i 'ỏằT chưnh xĂc cao, tôi có thỏằf tỏĂo 'ặỏằÊc Ăp lỏằc lên 'ỏằ'i phặặĂng. Tôi biỏt rỏng Wesley muỏằ'n lỏƠy nhỏằng quỏÊ giao bóng 'ỏằf gÂy khó khfn cho tôi, nhặng thỏưt may mỏn, tôi 'Ê có sỏằ chuỏân bỏằi tỏƠn công, 'Ê không thỏằf phĂt huy 'ặỏằÊc hiỏằ?u quỏÊ trong lỏằ'i 'Ănh. Còn Roddick vỏôn tiỏp tỏằƠc trung thành vỏằ>i nhỏằng 'ặỏằng bóng dài tỏằô cuỏằ'i sÂn. BỏƠp chỏƠp chỏƠn thặặĂng ỏằY mỏt cĂ chÂn vỏôn chặa thỏằc sỏằ bơnh phỏằƠc, Roddick vỏôn là ngặỏằi kiỏằfm soĂt hoàn toàn thỏ trỏưn. Anh chỏằ? mỏc 9 lỏằ-i tỏằ 'Ănh bóng hỏằng trong cỏÊ trỏưn.
    TặặĂng tỏằ Roddick, hỏĂt giỏằ'ng sỏằ' 7, Ivan Ljubicic, câng 'Ê có mỏằTt trỏưn 'ỏƠu thành công trặỏằ>c Philipp Kohlschreiber. Tay vỏằÊt Croatia chỏằ? gỏãp mỏằTt chút khó khfn ỏằY set 'ỏĐu tiên, nhặng sau 'ó 'Ê rỏƠt dỏằ. dàng giành chiỏn thỏng vỏằ>i tỏằã sỏằ' chung cuỏằTc 7-5, 6-2, 6-1 'ỏằf vào vòng 3. CĂc tay vỏằÊt hỏĂt giỏằ'ng khĂc nhặ Gaston Gaudio, Fabrice Santoro, Mario Ancic... câng là ngặỏằi chiỏn thỏng.
    Tuy nhiên, Robby Ginepri và Radek Stepanek 'Ê phỏÊi nói lỏằi chia tay Australia MỏằY rỏằTng, sau nhỏằng thỏƠt bỏĂi 'au 'ỏằ>n 5 set. Ginepri, hỏĂt giỏằ'ng sỏằ' 13, hoàn toàn là ngặỏằi chiỏm thỏ chỏằĐ 'ỏằTng khi 'ỏằ'i 'ỏĐu vỏằ>i Denis Gremelmayr cỏằĐa Đỏằâc. Anh dỏôn trặỏằ>c hai set và 3-0 ỏằY set thỏằâ ba, nhặng rỏằ"i 'Ê bỏƠt ngỏằ chỏằi kỏt quỏÊ 6-2, 7-5, 4-6, 3-6, 3-6. HỏĂt giỏằ'ng sỏằ' 17, Radek Stepanek, thơ 'ỏằf thua Marcos Baghdatis cỏằĐa CH Sưp hai set, nhặng sau khi 'Ê giành lỏĂi thỏ chỏằĐ 'ỏằTng ỏằY set thỏằâ 3 và 4, tay vỏằÊt CH Czech 'Ê không thỏằf duy trơ lỏằÊi thỏ 'ó 'ỏằf phỏÊi chỏằ<u thua chung cuỏằTc 4-6, 3-6, 6-3, 6-0, 5-7.
    Kỏt quỏÊ mỏằTt sỏằ' trỏưn 'ỏƠu khĂc:
    (8) Gaston Gaudio (Argentina) thỏng Lars Burgsmuller (Đỏằâc) 6-3 6-2 6-3
    Fabrice Santoro (PhĂp) thỏng Andrei Pavel (Rom) 6-4, 6-1, 6-4
    (11) David Ferrer (TBN) thỏng Daniele Bracciali (Italy) 6-4, 6-4, 6-7, 6-2
    (18) Mario Ancic (Croatia) thỏng Jan Hernych (CH Czech) 6-1, 6-4, 6-4
    Julien Benneteau (PhĂp) thỏng Guillermo Garcia-Lopez (TBN) 6-4, 7-6, 6-1
    (26) Jarkko Nieminen (PhỏĐn Lan) thỏng Yeu-Tzuoo Wang (Đài Loan) 6-2, 7-6, 6-2
    Gilles Simon (PhĂp) thỏng (19) Tomas Berdych (CH Czech) 6-3, 6-2, 4-6, 6-2
    (20) James Blake (Mỏằạ) thỏng Jean-Christophe Faurel (PhĂp) 2-6, 6-1, 6-4, 6-3
    (31) Feliciano Lopez (TBN) thỏng Gilles Muller (Luxembourg) 6-2, 6-4, 6-7, 6-4
    (16) Tommy Robredo (TBN) thỏng Dmitry Tursunov (Nga) 7-6, 3-6, 7-6, 6-3
    Thỏ mà con vỏằ<t này câng thỏng 'ặỏằÊc

Chia sẻ trang này