1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ba bài trao đổi văn chương

Chủ đề trong 'Văn học' bởi toanli, 08/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Ba bài trao đổi văn chương

    Các bạn thân mến,
    tôi * biết tại đây có nhiều nhà văn trẻ, các nhà, khoa học trẻ, viết báo trẻ và đặc biệt có nhiều người trẻ yêu văn chương .
    Tôi ko phải nhà lí luận văn học và đặc biệt ko qua một giờ thụ giảng Văn Chưong tại bất kì giảng trường nào.
    Nhưng là Trao đổi vănchương , tôi mạnh dạn gửi vào đay ba tiểu luận ngõ hầu trao đổi về nghề với tất cả . Mong lượng thứ.
    Nguyễn văn Thọ

    1- Khoảng Trống Kỹ Diệu


    Thực ra vấn đề tạo cho người xem, người đọc cùng suy ngẫm với tác giả, cùng tác giả sáng tạo, giới âm nhạc, hội họa rồi sau là điện ảnh đã đi trước văn chương một bước . Xem cuộc triển lãm của họa sỹ thiên tài Picatsso, bộ sưu tập tranh có tên: die Umarmung, tổ chức khắp Châu Âu cách đây ba năm thấy ngay tiếng nói ấy ở những bức tranh đan nhau giữa lập thể và siêu thực. Người xem không nên tìm ý nghĩa cụ thể của từng bức tranh. Tùy theo tâm thức, độc giả tha hồ nghĩ, cảm và thích hay không.
    Văn chương mà cụ thể hơn là văn xuôi, có lẽ vốn là kẻ luôn chậm chân so với hội họa, âm nhạc... Nhưng khi hình thành, xu hướng mở của văn xuôi đã tạo một dáng mới cho cả nội dung và hình thức thao tác hiện đại. Nó buộc người đọc phải chạy với tốc độ - phimã- cao của thời đại, nhưng biết dừng lại đúng chỗ để nhẩn nha tiếp xăng. Đấy là khi trước đây, những tác phẩm kinh điển về văn xuôi, tiểu thuyết và truyện ngắn, mọi vấn đề dường như tác gi trói gọn vào một rọ. Tác phẩm hoàn thiện được bầy lên đĩa, độc gi cứ việc xơi, chén. Các diễn biến, hành vi, ý nghĩa sự chuyện được phơi bầy tới chữ cuối cùng của trang viết. Người đọc thật thụ động. Tầu hỏa lắc lư và du khách khi muốn ngủ, gấp sách, vài giờ sau, thậm chí dăm ngày sau xem lại vẫn tiếp tục được.
    Những năm trước đây, người ta thường xử dụng một thao tác, để tránh sự nhàm chán, bằng cách tạo nên dạng có sự mở cho đề tài, ý nghĩa của câu chuyện khi bỏ lửng trên đoạn kết. Tác gi tạo cho cảm giác suy tưởng nhiều chiều về ý tưởng hoặc tình huống kết bị cắt quãng, đẩy người đọc phải suy ngẫm thêm. Nhưng cấu trúc này không phải câu chuyện nào cũng sử dụng được và thực ra nó cũng sẽ lại trở nên nhàm chán nếu bất cứ câu chuyện nào cũng có sự mở rơi vào đoạn kết. Và thực chất, các tác giả dùng biện pháp mở như tôi mô tả trên chỉ là sự dịch đổi rất nhỏ tiếp nối phương pháp cổ điển, khi câu chuyện vẫn mô phỏng đầy đủ rõ ràng tới từng chi tiết nhỏ nhất.
    Trong vòng chục năm gần đây, trong điện ảnh bắt đầu xuất hiện cái mà tôi gọi là những khoảng trống trong một câu chuyện. Vấn đề này được khai thác triệt để trong nhiều tác phẩm điện ảnh có tình huống vụ án - phim gay cấn, bạo lực- Nó tạo thêm hiệu quả gây hấp dẫn cho người xem, lôi cuốn khán giả khi giấu đi tình huống nào đó và tránh mọi suy diễn có tính logich bình thường, buộc người ta phải theo dõi tới cùng cuối phim. Điện ảnh đã thành công và đi trước một bước khi cho ra đời những thước phim như thế, và điển hình như phim Bản Năng Gốc. Trong phim, người ta mặc dù theo dõi tới thước phim cuối cùng vẫn không thể xác định cụ thể nhân vật gây án. Và, một dấu hỏi lớn được đặt ra, về chủ đề, về tình huống không rõ ràng cho tận khi phim hết, đèn sáng, hàng ghế được sầm sập bật lên. Người xem bị ám ảnh về sự dang dở này, nhờ khoảng trống nói trên, mang câu chuyện trong phim về tận giường ngủ ấm áp.
    Một tác phẩm nghệ thuật, dù nó là một kịch bản văn học điện ảnh hay truyện ngắn hoặc tiểu thuyết, nếu ví như cái bánh, ở những giai đoạn cổ điển, độc giả khi thưởng ngoạn, từng trang là động thái bóc từng lớp lá, bánh hiện ra và chén! Không có gì đặc biệt xảy ra, khi không có khoảng trống mà tôi mô phỏng ở bộ phim trên.
    Trong hiệu ứng tương tác ở một xã hội phát triển, các loại hình nghệ thuật tác động rất nhanh tới nhau, lại ở trong điều kiện thời đại thông tin Dikitan, để giành giật người đọc với các loại hình nghệ thụât khác, ngày nay văn xuôi hơn bao giờ hết cần điều kiện tiên quyết là hấp dẫn cho độc giả, thì liệu pháp khoảng trống quả thực mang lại một tác dụng lớn lao. Không chỉ là sự hấp dẫn, nó còn mang tới hiệu ứng mới cho người đọc ở kh năng, một tác phẩm mới khác được tạo ra, gốc từ văn bản của tác giả, thành của riêng từng người đọc, sinh sôi nẩy nở bởi sự sáng tạo thêm của mỗi cá nhân khác nhau nhờ những khoảng trống kỳ diệu.
    Lại ví, một tác phẩm văn học như chiếc bánh, thì cái bánh hôm nay đã có sự thay đổi về cấu trúc bên trong của nó. Bạn hãy hình dung, khi lật từng trang, bóc bánh ra từng lớp, vẫn nhìn thấy mầu, hương, thành phần như trước; nhưng các nhà văn hiện đại đã cài trong nó những khoảng trống, thậm chí sẵn để một hộp nguyên liệu bí mật đặt ở nơi nào đó, và tùy theo từng tâm thức mỗi thực khách, bánh phải được chính thực khách tự mình tìm hiểu sự bí mật của khoảng trống, lấy vật liệu là kinh nghiệm hiểu biết qua thực tế đời sống đã chiêm nghiệm của mình, tạo thành một cái bánh mới. Cuộc chơi thú vị. Rõ ràng có công phu một chút, đòi hỏi thời gian một chút nhưng bánh trở nên khoái khẩu hơn.
    Những nhà văn hôm nay trên thế giới, khi thì tước đi thời gian, khi thì tước đi vài chi tiết, sự kiện tiếp nối, khi thì xây dựng những hành vi mập mờ có thể tạo nhiều giả tưởng cho người đọc, tạo thành khong trống ấy. Một số tiểu thuyết từ hai chục năm gần đây, yếu tố nói phóng lên, hay đan cài sự hiện thực cuộc sống với chi tiết gần như kỳ dị, hoang tưởng cũng được lưu ý sử dụng tạo thành khoảng trống kì diệu ấy cho người đọc.
    Trong Phong Nhũ Phì Đồn của Mạc Ngôn, rất nhiều tình tiết được kì dị. Những đôi vú kì dị, những cái chết kì dị, những suy tưởng hoang đường được nhiều lần nháy đi nháy lại. Người đọc biết được rằng nó thực ra không hề có trong đời sống như thế, nhưng khi tác gi cài chặt nó vào với những điều có thật, một cách tài năng đến sinh động như thật, đã tạo thành sự ám ảnh cho người đọc. Người ta bị ám ảnh và lẫn lộn giữa hư và thực, buộc điều chỉnh những duy cảm đã định sẵn từ trước khi đọc tác phẩm và trên cơ sở bị ám ảnh ấy phi suy nghĩ và nhận ra rất nhiều chiều hướng của ý tưởng, điều tác giả gửi trong câu chuyện, trong tình tiết đang nói những vấn đề dưới những con chữ.
    Cuộc sống hôm nay, khi xã hội phát triển mọi mặt, liên quan rất chặt chẽ với nhau, từ chính trị tới kinh tế và nhiều ngành khoa học. Diễn biến tâm lý và hành vi của con người trong đời sống vật chất và tinh thần hôm nay cũng rất phức tạp. Nếu nhà văn còn nặng nợ với chức năng khám phá người, xã hội với nhiều vùng khuất của nó, thì thực tế không hề giản đơn như xã hội trước hôm qua. Ngay đề tài tình yêu thôi cũng thấy đến mệt mỏi khi diễn biến của nó trong thực tế nhiều khi chẳng hề đơn giản theo một quy luật nào.Trạng thái bội sinh của thế giới hội nhập với sự đa chiều, lắm mầu sắc của văn hóa, chính trị trên nhiều quốc gia buộc người cầm bút phải tính đếm tới các giá trị đã được định hình có nguy cơ bị phá vỡ để tạo nên sự cân bằng mới trên hành tinh này. Có thể đấy là một quy luật cũ nhưng chính là một thử thách mới mà mỗi nhà văn phi đo lường nó để vứt vào sọt rác những điều cũ mèm mà cả thiên hạ đều biết mà tạo nên những văn bản không chỉ không lạc hậu mà không lặp lại một cách thô thiển cuộc sống (và thực tế cuộc sống hiện tại cũng phủ nhận những sự chậm chân, xơ cứng, bảo thủ ấy). Do vậy, văn chương hiện tại và của Việt Nam đã buộc phải tạo nên nhân vật đa chiều. Tính ổn định của từng nhân vật có hình thức khuôn mẫu cũ bị phá vỡ và xuất hiện nhiều nhân vật mang nhiều bộ mặt. Sự cống hiến này của nhiều tác giả đương đại thế giới và Việt Nam ( nhất là từ 1988 tới nay) đã mang lại bộ mặt mới cho văn chương Việt Nam và phản ánh đúng thực trạng của hiện thực khách quan. Bên cạnh sự khai thác nhân vật đa chiều như vậy, sự tạo Khoảng trống của tác phẩm cũng là sự hứa hẹn kì diệu. Nó là một khía cạnh của hình thức mới mang theo nội dung mới của cuộc sống. Nó không chỉ là sự phát hiện vùng khuất đời sống khi tránh đi một cách phiến diện chủ quan của cá nhân nhà văn. Nó mở ra sự đồng tác gi ở nhiều vùng khuất chưa sáng tỏ mà c xã hội phi quan tâm. Một mặt về hình thức, nó cải tiến hình thái biểu hiện, về mặt khác nó cung ứng nội dung mới cho từng cá thể người đọc. Và điều đó tiệm cận gần chân lý hơn, khi nhà văn tham gia vào việc khám phá sâu sắc con người và xã hội phát triển hôm nay ở nhiều vùng khuất chưa lộ sáng.

    Hà Nội và Tetow-2003-Trao đổi văn chưng của Nguyễn Văn Thọ
    Bài này đã in trên Báo Văn Nghệ Trẻ tháng hai2003
    Kì sau:
    Sự tái hôn giữa điện ảnh và văn học

    Thưa các bạn
    Chú thích:-*Tôi Toanli, tên thực là Nguyễn văn Thọ.
    Cách đây nửa năm tôi có lên mạng với các bạn yêu văn chương và dưới cái Nick Toanli.
    Chính tôi dưới bút danh này đã Po st vài truyện ngắn của tôi Nguyễn văn Thọ lên khi ấy.
    Nhưng trước đó do một bạn trẻ có viết: Toan li biết gì viết truyện mà góp ý cho0 Tequyla!- Dại ý- do vậy để tránh chuyện khoa khoang tôi chưa nhận truyện ngắn ấy của tôi.
    Về việc này, anh hùng xa lộ đã cho rằng tôi thiếu trung thực và lăng xê mình.
    Thưa bạn đọc, việc Toanli tự nhận truyện ngắn ko phải của mình thực ấy là điều ko muốn nhận vinh danh.
    Hai la bất kì người viết nào cũng tự mình đưa truyện, tác phẩm ra công chúng và càng nhiều bạn đọc càng tốt, chẳng phải là sự tự lăng xê sao`?
    Sự lăng xê nếu hàm chứa sự giả dối nào đó, phải chăng tự khen mình hay mạo ra bài tự khen , còn việc xảy ra như trên sao Anh hùng xa lộ vội vã thế? Hay là vì duyên cớ nào đó mà bạn có lòng xét nét rộng rãi như biển còn vị tha lại nhỏ như lỗ kim vậy?
    Nay ngày rộng tháng dài, tôi trở lại Đức có vài tự thanh minh và công bố tên thực của mình.
    Gần đây lại co0s người cho là Cõi Ảo là truyện thực xảy ra ở mạng này. Xin thưa là Cõi Ảo viết từ cách đây hai năm. khi ấy chưa có mạng này.
    Tôi tự thú rằng, Cõi ảo bị nhiều người tưởng là có thực, đấy là vinh danh cho nó, vì đã bịa như thực!
    Nhân đây xin chào tất cả những ai đã đôi lần đối thoại.



    Được toanli sửa chữa / chuyển vào 15:32 ngày 08/04/2003
  2. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    2- Từ ý tứ tới cấu trúc tác phẩm- Cấu trúc
    Tôi có một bạn văn vong niên. Một lần về nước, tôi kể cho bạn tôi nghe một câu chuyện có thực xảy ra trên con đường kiếm sống tại xứ người. Câu chuyện này ám như tôi đã lâu nhưng đã nhiều lần viết mà chưa thành công. Vài tháng sau, bạn tôi gửi cho tôi truyện ngắn viết chính từ câu chuyện của tôi và truyện đã in trên một tờ báo văn học.
    Câu chuyện đã được thay thế địa danh diễn ra ở Việt nam. Đa số các nhân vật, kể cả nhân vật là súc vật được giữ lại đầy đủ, nhưng từ nhận thức khác nhau về khách thể theo chủ quan của người viết, câu chuyện được cấu trúc với chiều rộng và dài khác nhau nên ý tứ chuyện bị thay đổi. Nó hoàn toàn gần như việc mô phỏng một nhóm người tốt việc tốt.
    ở đây, không nói tới tài năng của hai chúng tôi. Theo tôi, truyện ngắn của người bạn đã đạt được ý tứ chủ quan của tác giả. Nó dừng ở một vấn đề theo nhận thức của tác giả, dẫu rằng các chi tiết chính đã được khắc họa, nhưng khác nhau ở sự nhấn nháy ở các nhân vật mà làm chủ đề thay đổi. Câu chuyện có thể viết đi theo một ý tưởng khác, vấn đề sẽ không chỉ dừng ở mô phỏng một nhóm người tốt sống heo hút trong một cách rừng. Bởi cũng nhóm nhân vật ấy, nếu đi sâu vào một nhân vật theo hướng khác, tôi có một truyện ngắn khác hoàn toàn. Nhưng muốn đạt tới như vậy, bạn tôi thiếu một điều cơ bản là vốn sống. Hành động của nhân vật, những suy tư của họ trên đất khách thì bạn tôi hoàn toàn trống rỗng. Thay vì xây dựng một câu chuyện có nhiều tuyến đối chọi, sự phức tạp của tâm lý nhân vật trong cả quá trình tha hưng với bao thay đổi và biến động đầy đau khổ, là một câu chuyện đơn giản.
    Một ví dụ nữa. Hãng phim pháp có bán cho Mỹ một cuốn phim tài liệu nói về một vụ oan án của một người da đen- Thủ Phạm Lý Tưởng. Phim dài hơn hai tiếng. Những nhà điện ảnh Mỹ đồng ý mua cuốn phim này nhưng với điều kiện họ được quyền dựng lại phim theo cách nhìn của họ. Người Pháp đồng ý, đài truyền hình HB nơi mua lại phim này đã dựng lại phim chỉ còn 111 phút từ tất cả những thước phim của người Pháp, những chi tiết được sử dụng lại một cách cấu trúc khác với cách nhìn của các nhà điện ảnh Pháp . Thủ Phạm Lý Tưởng với cấu trúc mới đã được trao giải Oska.
    Dựng lại một cuốn phim từ một phim đã hoàn thành, những nguyên liệu sống được cấu trúc lại, không khác gì việc từ những chi tiết có thực của một câu chuyện được mỗi tác gi cấu trúc khác nhau, tìm ra tiếng nói, giọng nói khác nhau cho tác phẩm và thực sự mang lại hiệu quả khác nhau cho một tác phẩm, dẫu nó là phim hay một tác phẩm văn học.
    Như vậy, từ ý tứ khởi đầu, những nguyên liệu sống ban đầu, với những chi tiết không đổi của chuyện, mỗi nhà văn có thể xây dựng ra không chỉ một truyện. Có thể hình thành nhiều truyện ngắn mang những thông điệp khác nhau. Tài năng, kinh nghiệm viết và vốn sống? Cái vốn phải thấm đẫm cuộc sống có máu và mồ hôi của tác giả trong đó. Tôi rất đồng ý với ý kiến của nhà văn lớn tuổi Xuân Thiều khi ông phát biểu: ?oĐắm mình trong cuộc sống, trước bao nhiêu sự kiện, bao nhiêu cảnh đời, chuyện vui và buồn, bao giờ tôi cảm thấy trái tim mình thực sự nhói lên, ấy là đã có tín hiệu của văn học. Từ tín hiệu tiền đề ấy để có một thiên truyện ngắn hoàn toàn không đơn giản? (1) Cũng theo ông, mỗi truyện ngắn cần có một cách kể thích hợp. Sự trăn trở của các nhà văn có kinh nghiệm đi trước phi chăng là thời gian cần thiết để chín của mỗi một tác phẩm mà nhà văn phi tính tới. Từ ý tứ, một xương truyện, tới một truyện ngắn hoàn thiện bắt đầu từ ý tứ nào đó, nhà văn buộc phải tính tới cách kể, cách cấu trúc truyện và đắp điếm, chọn lọc phần da thịt để tạo nên một đứa con tinh thần của mình, đạt được cái ta gọi là một tác phẩm văn chương thực sự.
    Như vậy, với một nhà văn, trước một vấn đề của cuộc sống mà anh quan tâm, một tác phẩm có ra đời được hay không và nó thành công thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà yếu tố đầu trong thao tác viết đầu tiên là chọn lựa cách kể cho thích hợp. Chọn lựa cách kể cho thích hợp tức là cấu trúc truyện theo một mạch nào, theo một dạng nào.
    Có người quan niệm rằng, truyện ngắn có hai loại cấu trúc, cấu trúc có chuyện và không có chuyện. Từ quan niệm, nhà văn nào cũng là người kể chuyện cuộc sống- Câu chuyện của anh ta có khi lấy nhân vật là người, khi là vật khi chỉ trình bầy một cảm giác tức thời nào đó và cũng có khi là cả đời người được dồn nén chặt trong một tác phẩm ngắn- thì quan niệm phân biệt truyện ngắn có chuyện hay không có chuyện chỉ mới nhìn vào hiện tượng, bên ngoài sự vật; quan niệm này chưa phản ánh bản chất nghệ thuật văn học của một tác phẩm văn học.
    Thực chất của thao tác truyện ngắn, về cấu trúc, được chia thành hai dạng: Cấu trúc lỏng và cấu trúc chặt -có tính khép kín của một tác phẩm.
    Cấu trúc chặt khép kín tạo nên một cấu truyện theo một logich đơn tuyến. Nó dẫn người viết sắp xếp các tình huống theo một mạch chẩy không có đường rẽ của câu chuyện. Những truyện ngắn cấu trúc chặt, khép kín thường đẩy các tình huống bắt buộc phải thế và khó thay thế nó.
    Cấu trúc lỏng phát triển đa tuyến, phi logich. Những truyện ngắn bấy nay bị gọi là không có chuyện thực chất đều là có chuyện nhưng rơi vào cấu trúc lỏng. (tôi quan niệm khi đã có diễn biến phát triển của sự vật tức là đã có chuyện; mà bất cứ truyện ngắn nào đều có sự phát triển của sự vật với những mắt xích của từng đoạn) Nó có thể diễn biến rất linh hoạt và tạo ra nhiều chiều phát triển của nhân vật và tình tiết. Nhà văn nhiều tài năng sẽ dẫn độc gi tới những điều bất ngờ cho độc gi trong cấu trúc lỏng. Thường là những truyện ngắn có tính xung đột, có điểm rơi, thắt và cởi nút rơi vào cấu trúc chặt, khép kín.
    Chọn lựa cách kể thích hợp tức là người viết hoàn toàn trên những số liệu định sẵn tạo nên cách dựng giống như ở điện nh. Người ta có nhiều cách dựng phim trên những ý đồ và thước phim đã quay theo ý đồ ấy. Sự lựa chọn thích hợp cấu trúc nào, cách kể nào thích hợp sẽ tạo nên một tác phẩm hay hoặc dở, tạo nên một câu chuyện mang ý nghĩa lớn lao hay nông cạn. Và xét từ tổng thể cấu trúc với tác động của nó, nó mang tính ngôn ngữ văn học, dưới không chỉ từ, câu hay một đoạn và trường đoạn. (2)
    Như vậy là khi đã chọn lựa cách kể tức là nhà văn đã hình thành một dạng thức cấu trúc. Nó quyết định dáng dấp của tác phẩm. Một bộ xương của một dáng hồn cụ thể được hoạch định, nó tạo dáng, phác nên một hình hài cơ bản của một tác phẩm, những chi tiết diễn biến là phần da thịt và tất cả quyện với nhau dựng nên một tác phẩm để người đọc nhận ra nó là đứa con như thế nào của tác giả.
    Cấu trúc thích hợp, cách kể chuyện thích hợp, là tiền đề để tạo nên một tác phẩm tự nhiên hay không. Tất nhiên công việc tiếp theo của nó còn rất nhiều tiểu tiết cần bàn tới; ví như chọn lọc và sử dụng chi tiết, ngôn ngữ nhân vật v?v?Toàn bộ những điều đó không chỉ phụ thuộc vào tài năng bẩm sinh, mà còn phụ thuộc vào vốn sống, kinh nghiệm, trình độ tiếp thu thêm, thấu ngón nghề của những người tiền bối. Và tất c những điều ấy khi đã chín, tạo thành một tác phẩm tự nhiên như thở. Đã thở, có lúc gấp gáp, có lúc bình thản và khi ấy hình thức, tốc độ kể cũng là nội dung của một tác phẩm.
    Tháng ba-2003
    1-Đi tìm cái ?obí quyết? của nghệ thụât viết truyện ngắn- ngô Vĩnh Bình. Tạp chí VNQD số 565-566
    2- người ta, có người lầm tưởng là ngôn ngữ văn học chỉ bao gồm trong chữ và câu. Nhưng thực ra, nó còn bao gồm trong c cấu trúc đoạn và cấu trúc toàn truyện nữa. Ngay c việc làm chủ tốc độ trong đoạn văn, cách th câu dài ngắn cũng bao gồm tính ngôn ngữ văn học. Bởi nói tới ngôn ngữ là không chỉ nói tới từ và chữ, nó còn là tiếng nói ẩn tàng trong trong câu, từng đoạn và c trong cách cấu trúc mang ý nghĩa nào đó phục vụ chủ đề hay trao gửi ý tứ tác gi.
    Được toanli sửa chữa / chuyển vào 15:39 ngày 08/04/2003
  3. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0

    Hà Nội và Tetow-2003Trao đổi văn chưng của Nguyễn Văn Thọ
    Sự tái hôn giữa điện ảnh và văn học
    Trong lịch sử điện nh, không biết những bộ phim truyện đầu tiên do Chapin thực hiện có tổ chức thực hiện việc tạo văn bn kịch bn văn học trước khi quay những thước phim hay không? Nhưng hiện tại, ai cũng biết, điện nh đã trở thành một ngành công nghiệp nghệ thuật mà giây chuyền sn xuất của nó được chia thành nhiều công đoạn. Một trong những công đoạn làm phim là trước khi thực hiện quay, dựng thành phim người ta phi viết thành văn bn, mà ở ta hay gọi là kịch bn văn học của một bộ phim. Như thế, ở chiều thứ nhất, giữa văn học và điện nh đã từ lâu có mối quan hệ. Tôi cho là, công đoạn chuyển thể hay xây dựng kịch bn văn học trong điện nh là sự nưng nhờ của điện nh ở bước đầu để từ đó với ngôn ngữ của mình nó trở thành một lọai hình nghệ thụât riêng biệt.
    Nghệ thụât điện nh ngày càng phát triển đã hình thành một ngôn ngữ mới có tên gọi là ngôn ngữ điện nh đa dạng hn với nhiều hình thái biểu hiện nó. Từ khi xuất hiện thứ ngôn ngữ này, dù xuất hiện sau văn học, điện nh lại tạo ra sự quan sát thế giới khách quan hn. Nó tước bỏ rất nhiều cm xúc diễn t từ cách dụng văn chủ quan của tác gi trong một tác phẩm văn học. Nhờ sự tạo dựng câu chuyện bằng hình dưới sự lạnh lùng của ống kính, nó cung cấp cho người đọc lượng thông tin bằng hình một cách trực tiếp, tác động vào tâm trí người thưởng thức tác phẩm và do vậy nó kích thích cm xúc mãnh liệt cho người xem, nhất là khi hình kết hợp với âm thanh sống động như thật của câu chuyện.
    Có thể nhận ra cái ưu thế mới của điện ảnh, văn học ngày hôm nay đã có nhiều tác gi thực hiện những trang viết của mình hệt như mô phỏng lại điện nh; sự vật, con người, hành động, tâm lí, đối thoại trên trang viết hiện ra cho độc gi, được mô phỏng đúng như ống quay của điện nh,ghi lại cuộc sống thay vì màn ảnh là chữ viết.
    Trong hình thức này, tác giả hoàn toàn phải triệt tiêu những dòng chữ nói tới cảm xúc của riêng mình. Chỉ có các hình ảnh, sự kiện, lời thoại nhân vật chạy trên trang giấy. Đấy là cấp độ thứ nhất về nghề của nhà văn khi sử dụng thủ pháp này. (Và thực ra trước khi có điện nh, văn học kinh điển từ lâu cũng có nhiều trang viết như vậy, nhưng tính chất chưa rõ ràng mới ở cấp độ thưa thớt khi miêu t cnh, những đoạn ngắn lời thoại. Chỉ từ khi nh hưởng điện nh hiện đại, ở cấp độ hai, khi nhà văn không dừng lại ở dựng hình với cự li, độ mở của sự quan sát, họ bắt đầu tổ chức hình nh trên trang giấy giống hệt như ống kính của máy quay, với cự li quay luôn thay đổi, có gần xa, cận và toàn cnh; thậm chí nhờ hiệu ứng tổ chức tốc độ câu nhờ vào độ dài ngắn khác nhau, nhà văn tạo nên cảm giác lia, giật hình như hệt điện ảnh. Đấy là những nhà văn có nghề, tu luyện thành nghề nắm chắc , vững vàng thủ pháp như ngôn ngữ điện nh.)
    Trước hết, phưng pháp này gạt bỏ hẳn ra ngoài trang sách ý kiến chủ quan của tác gi sau những dòng duy cảm. Nó trở nên, tưởng như vô cảm như ống quay của nhà quay phim. Cách thể hiện ngôn ngữ như vậy, văn chương tạo thêm sự tôn trọng độc gi, nó buộc nhà văn phi có tay nghề cao để một bước tiến hn nữa, tạo nên nhiều tầng trong tác phẩm của mình khi sử dụng những hình nh đứng bên nhau bật thành ý nghĩa, ý tứ sự chuyện. Hình nh cuộc sống tạo nên từ từng dòng viết, đoạn văn tạo ra chạy trên trang viết hết sức khách quan của ngòi bút kết hợp với lời thoại không chỉ là dẫn chuyện mà còn giấu diếm rất khéo léo chủ kiến, ý nghĩa của sự chuyện, tạo thành một thái độ khách quan của tác gi và nhường quyền phán định, cm xúc cho độc gi. Trước kia, sự cân nhắc chi tiết trong tác phẩm văn học đã rất cẩn trọng thì ngày nay, khi vận dụng thủ pháp này nhà văn càng phi tính đếm sít xao hơn nữa.
    Thứ hai khi sử dụng thủ pháp này, văn học rõ ràng chuyển động với tốc độ cao hn. Đưng nhiên nó chỉ cung cấp cái gì cần cho chủ đề, cho diễn biến chuyện, và khi tạo được hình nh điện nh ở trang viết nhà văn tự tước bỏ những câu chữ lộ ý tứ, tước bỏ những đoạn văn cà rầm cà rề mà xưa bị nhập nhằng trong gianh giới giữa tiểu thuyết và truyện ngắn. Đặc biệt, dẫu cho là tốc độ như vậy không những tính hấp dẫn không bị tiêu diệt mà nó còn giúp nhà văn tái tạo câu chuyện sinh động hẳn lên, buộc người đọc tin điều có thực hơn khi họ có thể từ chữ thấy ngay những hình nh chạy trên tranh viết.
    Và sự kết hôn này giữa văn học và điện nh đã tạo ra ngôn ngữ như điện nh thực hiện ngay trong trang viết của văn học và chẳng cần tới sự chuyển thể kịch bn từ văn học sang điện nh thì những trang văn của nhà văn đã ăm ắp tính xi nê. Hiệu ứng rõ ràng cao hn nữa, khi từ đó sinh ra tiếng nói đa tầng trong một tác phẩm văn học hay từng trường đoạn của nó.
    Trong nền văn chưng đưng đại của Việt Nam hiện nay, đã nhiều tác gi thực hiện thủ pháp tôi nói trên một cách hết sức vô thức. (Có thể bởi giới trẻ đã tiếp xúc thường xuyên với điện nh mà ngấm dần thứ ngôn ngữ hình hay chăng?) Do vậy khi đọc một số truyện ngắn, một số trang viết của đồng nghiệp, nhất là giới trẻ, tôi thấy rõ người viết đã dựng lại cuộc sống bằng hình cho bạn đọc nhưng mới ở cấp độ thụ động, tức là mới chỉ tạo nên những trang viết xi nê ở một góc quay cố định và độ mở của cửa nhìn tác gi cố định. Họ chưa ý thức được những động thái lia máy, rum, cận của quay phim có tác dụng rất lớn biểu hiện ý đồ của đạo diễn mà nhà văn chính là người đạo diễn trong trường hợp sử dụng thủ pháp này.
    Sự tái hôn muộn màng ở Việt Nam giữa điện nh và văn học đã đẻ ra đứa con trên dòng văn chương, một đứa trẻ hết sức non trẻ nhưng sống động. Nó phù hợp với thời đại hôm nay khi mà tốc độ văn chương cần thay đổi đề sát hơn nhịp sống thời đại. Mặt khác, nó triệt tiêu gần như tới hoàn toàn cảm xúc chủ quan mà tác gi xưa thường vô tình áp đặt lên người đọc, ít ra là từng trường đoạn trong tác phẩm. Trên cơ sở này, giống như điện nh hiện đại, nó mang tới nhiều cảm xúc hơn cho độc gi khi khách quan hơn, khi có nhiều hình ảnh sống động hn và tạo được cm giác tưởng như thật, làm nên điều bịa như thật của một tác phẩm nghệ thuật.
    Tất nhiên khi đột phá thay chuyển này, văn chương vẫn có thể giữ nguyên những thủ pháp, ngón nghề cũ, kết hợp từng trường đoạn cần thiết để tạo nên một tác phẩm văn học hiện đại.
    Hà Nội-2003

  4. latrung

    latrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    0
    Đọc kèm theo những lời giải thích của bài đầu có lẽ phải sửa chủ đề thành Nguyễn Văn Thọ tài năng và nhân cách nghe phù hợp hơn.Mà bác Toan Li ạ,bác để ý chuyện đó làm gì,có thằng còn nói em là,cái loại La trung công nhân cũng được làm môđ văn học,em cũng chả thấy tức.Đời thích nói gì thì cấm sao được người ta hả bác.
    ------------------------
    Bây giờ còn nhớ hay không?
    Ngày xưa hè đến,phượng hồng nở hoa
    Ngây thơ anh rủ em ra
    Bảo nhặt hoa phượng về nhà chơi chung
  5. H3124

    H3124 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Có tài năng và có nhân cách hay không cũng chẳng cần ai phải bầu, phải nêu, tự mình thấy mình có là được rồi. Đôi khi cũng phải tự tin như thế chứ, bác Latrung nhỉ?
    Còn ai nói bác Latrung công nhân cũng đòi làm mod văn học đấy. Em nghe mà tức quá. thế công nhân chắc không được làm lãnh đạo hử?mệt chứ báu giề? quan niệm thế là sai đường lối của đảng lắm đấy ạ. Bác Latrung mà còn cứ nhớ cái câu nói giời ơi đấy thì bác ăn chẳng ngon, ngủ chẳng yên đâu ạ. lại gầy mòn thêm thôi, xương lắm.

Chia sẻ trang này