1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bà con box Võ Thuật thích BỐC PHÉT thì vào đây!!!

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi cuonglhvt, 15/04/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Bà con box Võ Thuật thích BỐC PHÉT thì vào đây!!!

    Hi anh em. Sáng thứ Bảy mà anh em chúng ta trầm lặng quá. Hãy sôi nổi lên nào. Đông hải Long Vương đâu? Hãy dùng phép phân thân mà đóng hết vai trò Gian hùng box Võ Thuật.... Kha kha kha. Tôi xin bắt đầu.
    ÍCH THỌ DIÊN NIÊN LUẬN​

    Con người có ba vật: Tinh, Khí, Thần là gốc thuốc trường sanh, nên Tiên nói rằng: Thượng dược tam phẩm (Thần dữ Khí Tinh). Vì người không học thấu lý mà tu bổ tiếp dưỡng Tinh-Khí-Thần lại, nên già thì tinh khô, khí hao tán, thần hôn ám, nếu tiêu lần hết thì thân-thể người đâu còn sống đặng. Nên phải tầm Chơn-Sư học phép dinh-hư tiêu-trưởng, máy động tịnh âm dương thăng giáng mà lấy chơn nhứt khí hồn nhiên, dùng đoạt thâu chánh khí Trời Ðất, đem tiếp bổ tinh thần, qui phục mới đặng trường sanh vô bịnh. Nếu như người tinh khô, truyền phép luyện tinh, hoặc khí yếu phải truyền phép luyện khí, như thần suy phải truyền phép luyện thần; hoặc có người huyết nhiệt hung, phải luyện chơn thủy hàn lương tiếp bổ, hoặc người khí huyết hàn lương, phải luyện chơn hỏa huân chưng ôn bổ. Luyện Tam-Bửu phản huờn đầy đủ, đặng lưu-thông khí huyết vệ-sinh. Kẻ siêng năng thì vô bịnh trường sanh.

    Ðạo kêu rằng: "Luyện kỷ trúc cơ".

    Trong các việc tu chưng bá nhựt.

    Tiên rằng: (1) "Dương-quan ký bế cá cá trường sanh". Nghĩa là: Bế đặng dương-quan thì đặng trường sanh".

    Còn người già rồi khí huyết suy nhược tiêu hao thì phải tu luyện tiếp bổ lại.

    Cách tiếp bổ luận như đây:

    Thận ngôn-ngữ (ít nói) bổ phế;
    Tiết ẩm-thực (ăn có chừng) bổ tì;
    Tuyệt tư-lự (dứt lo tưởng) bổ tâm;
    Khử sân nộ (bỏ hờn giận) bổ can;
    Ðoạn dâm-dục (lìa sắc dục) bổ thận.

    Tìm Chơn-Sư chỉ truyền tâm-pháp phục khí luyện hình thì ngũ-tạng sung-túc, tinh-thần tráng kiện như loài cỏ cây xuân phát, hè trưởng, thu thâu, đông tàn, thì đáo xuân cũng sanh chi phát diệp lại nữa, muôn vật đều có chỗ phục mạng qui căn, sanh hóa lâu dài đặng, huống người biết học đạo thì phải tìm phép qui-căn tiếp mạng lại thì đặng diên niên ích thọ (trường sanh). Chỗ trường sanh là tại chơn khí.

    Nếu người biết tu luyện chẳng cho Thần-Khí-Tinh hao tán thì qui căn phục mạng lại đặng; cũng như loài thảo-mộc tam đông đều tịnh dưỡng toàn tụ nơi căn.

    Còn người biết luyện tâm tức tương y mặc nhiên đốn ngộ, thì huờn tinh bổ não, đắc lý trường sanh, diên niên ích thọ, rồi cầu Thầy chỉ truyền tâm-pháp quá quan phục thực cùng là thập ngoạt xuất thần mới chứng Phật, Thánh, Tiên.

    Nên người thượng căn trí-thức muốn cho biết lý cao xa phải tầm Thầy chỉ điểm nhiệm-mầu, vào Chơn-đạo rồi sau mới hiểu.

    Ðạo Tam-Giáo giảng không hết lý, kẻ có căn nghe mới hồi đầu, cuộc tử sanh dời đổi không chừng, để chầy trễ muôn đời khó gặp; phép Ðại-Ðạo xưa nay bí-mật, người thế gian ít kẻ hiểu thông, xin hết lòng giảng luận một thiên, luận nguyện trí-thức đồng về Tiên cảnh.
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    BIẾT THÌ THƯA THỐT​
    Trong Hành Trình Về Phương Ðông của Giáo sư Spalding, Nguyên Phong dịch, chương "Người Ðạo Sĩ Thành Benares," có một đoạn thảo luận như sau:
    Ðạo sĩ Ấn nhìn ông mỉm cười như đoán được ý nghĩ:
    "... Bộ thần kinh là chìa khóa vào cánh cửa tâm linh, do đó, hơi thở chính là lối vào tinh thần. Nhưng hơi thở chỉ là sự biểu lộ trên địa hạt vật chất của một sức mạnh tế nhị hơn. Sức mạnh này mới là cột trụ sinh hoạt xác thể và chính cái sức mạnh vô hình, vô ảnh ẩn tàng trong cơ thể chúng ta mới thực sự điều khiển đời sống. Khi nó rời xác thân thì hơi thở ngừng lại và sự chết đến. Sự kiểm soát hơi thở giúp ta làm chủ một phần nào luồng sinh lực vô hình này. Khi sự chủ trị xác thân được thực hiện đến mức cao siêu, con người sẽ kiểm soát được sự vận động các cơ quan trong thân thể như tim, gan, bao tử, phổi..."
    "Làm sao có thể được, tim ngừng đập là chết rồi còn gì?" Giáo sư Spalding kêu lớn.
    "Bạn không tin ư, được bạn hãy để tay lên ngực tôi."
    Giáo sư Spalding để tay lên ngực đạo sĩ và tay kia bắt mạch. Một sự rung động lạ lùng xảy ra, nhịp tim của đạo sĩ từ từ chậm dần và ngưng hẳn. Ðây là một ảo tưởng? Giáo sư vội giơ tay xem đồng hồ, đúng một phút im lặng rồi quả tim bỗng bắt đầu đập trở lại.
    Khoảng vài năm về trước, khi đọc đến đoạn này, hiển nhiên tôi cũng cảm nghĩ như bạn, rằng thì là, vừa phải thôi, ai mà có thể làm tim mình ngưng đập, hơi thở mình ngừng lại được nà! Nhưng bây giờ, sau mấy tháng tập tịnh luyện theo Cao Ðài Bí Pháp trong kinh "Ðại Thừa Chơn Giáo" (được khai triển rõ ràng hơn trong phần "Phá Mê Thiền" của hiền huynh Chiêu Tiên Vô Ảnh Lão, HH CTVALão), tôi lại có một cái nhìn rất khác, hầu như hoàn toàn trái ngược lại. Vì tôi đã trải qua trạng thái đó, đã biết được thế nào là sự rơi vào "đại định." Mà, có lần tôi đã nói sơ qua. Hơi thở nhẹ boong như không thở, khoan khoái vô cùng. Tuy chỉ trong tít tắc năm mười giây chớ không là tròn một phút như vị đạo sĩ người Ấn nêu trên. Mặc dù tôi biết bạn không tin hoặc bán tín bán nghi những sự việc có vẻ lạ lùng huyền diệu này, nhưng tôi cũng muốn nói ra đây để, biết đâu, bạn sẽ có những duyên may chứng nghiệm điều này trong tương lai.
    Trong "Dưỡng Chơn Tập" do Nguyễn Minh Thiện dịch, đoạn nói về chữ KHÍ có diễn tả "chơn tức" trong lúc rơi vào "đại định" như sau:
    Khí của phàm nhơn trước lên sau xuống, còn khí của chơn nhơn trước xuống sau lên. Khí có ra có vào gọi là phàm tức (hơi thở phàm), chẳng ra chẳng vào thì gọi là chơn tức (hơi thở thánh). Hễ phàm tức đã đình, thì chơn tức tự nó phát động.
    Hơi thở sở dĩ đình đây, chẳng phải là tại cượng bế mà chẳng cho ra. Ấy là tâm trống cho cùng bực, lặng cho hết sức, mà hễ tâm định nhiều chừng nào thì khí nó yếu lần theo chừng ấy. Theo phép này, bấy kỳ đi đứng nằm ngồi, đều dẫn tâm đem về chỗ lặng lẽ, không tưởng việc sẽ tới, chẳng nhớ sự qua rồi. Lâu lâu, thần cùng khí hội, tình cảnh đều quên, thần ngưng khí kiết, chỉ có một hơi thở triền chuyển trong bụng chẳng ra chẳng vào, kêu là thai tức (hơi thở khi còn ở trong thai bào). Cái hơi thở nầy đã sanh, thì cố giữ trống lặng, luyện tinh hóa khí, thông thấu tam quan, rưới thấm ba cung. Ðó gọi là chơn thác dược, chơn lư đảnh, chơn hỏa hậu.
    Well , tôi chỉ nói gọn là "duyên may," chớ thực ra muốn có sự chứng đắc này không phải dễ! Nhưng cũng không phải là khó, thiệt là khó. Chẳng qua là chỉ cần ba điều kiện cần và đủ mà thôi. Một là do ơn trên bố hóa . Hai là do công đức mà mình đã tạo dựng được. Ba là tập giữ tâm không, chẳng xao lãng loạn động. Mà quan trọng nhứt vẫn là sự bố hóa của ơn trên, như các phần trích dẫn từ kinh "Ðại Thừa Chơn Giáo" đi kèm theo sau đây.
    Trong chương "Trung Tâm Ðạo Ðại Thừa" có ghi:
    Vậy nên đây Thầy dạy kỹ các con tu bực Ðại Thừa phải cần tầm nơi thanh khí mà hỗn hiệp âm dương, điều hòa đủ 8 lượng chơn dương, 8 lượng chơn âm làm thành một cân đại dược tại cung LY rồi điều dưỡng đủ thập ngoạt hoài thai, tam niên nhũ bộ thì cái chơn thần mới giao tiếp Tiên Thiên mà nhập xuất Thiên môn được; song cũng do nơi Thầy tùy công đức mà bố hóa cho các con.
    Tiết mục "Luyện Kỷ Tu Thân" còn có dạy:
    Hỡi các con! Các con phải bền chí, rắn gan, mà sớm tối tu tâm luyện tánh. Trên có Thầy ban ơn bố hóa gìn giữ cho các con, dưới các con hãy bền lòng, chịu những sự khảo đảo, khổ thân mà đền bồi oan trái.
    Sự thành Ðạo, tuy mau hay chậm, do Thầy bố hóa , nhưng cũng phải có các con. Các con cứ lo phận sự vuông tròn. Phàm hễ qui đặng tam bửu ngũ hành thì đắc thành Tiên, Phật; còn tán tam bửu ngũ hành thì đã đành làm ma làm quỉ.
    Ðời của các con có hai đường: siêu, đọa. Người biết giác tánh tu chơn thì thành chánh quả, còn kẻ mê tâm gây họa tất xa chỗ bổn nguyên.
    Chương "Sắc Không Luận" có đoạn văn vần như vầy:
    Không không mới thiệt diệu huyền,
    Chữ KHÔNG làm đặng thì Tiên trong đời.
    Ðể tâm KHÔNG Phật, Trời bố hóa ,
    Người tu hành chẳng khá bỏ KHÔNG,
    Chữ KHÔNG mầu nhiệm nơi lòng,
    Hành theo thấy rõ tâm không diệu huyền.
    Nhớ hồi nào tôi gọi điện thoại báo tin với HH CTVALão về sự "hụt hơi" của tôi thì, lẽ dĩ nhiên, ổng hiểu ngay tôi đã có "ấn chứng" và còn giải thích thêm... phải thế này, phải thế kia nữa. Ðể rồi tình thật, ngay chính tôi, tôi cũng còn phân vân không ít:
    - Gì mà lẹ vậy ta. Tui "thiền" ba trật bốn vuột vì cứ "sửa sai" liên miên khi hiểu ra điều này, nghiệm thêm điều nọ. Một trong những cái "sửa sai," hừm, đọc không kỹ thì đúng hơn, là khi sang qua phần "thiền định," phải giữ hơi thở như bình thường trở lại. Có nói cho bà xã biết nữa.
    - Ậy, thì do Thầy Mẹ bố hóa cho Hưng thôi. Tại vì Hưng có công phổ biến rộng rãi "Ðại Thừa Chơn Giáo - Phá Mê Thiền" trên Internet cho mọi người đều biết và cùng tham khảo đó mà. Công đức vô lượng à nghen.
    - Công đức vô lượng? Tôi thấy tôi đâu có làm gì gọi là công đức đâu nào?
    - Có viết tay trong "vài dòng chúc mừng họp Ðạo tại Chicago" cho Hưng rồi mà cũng không để ý hả? Thôi, lật "Ðại Thừa Chơn Giáo - Phá Mê Thiền" trang 258, chương "Mừng Kinh Kết Quả" sẽ thấy vậy.
    Quả là như vầy:
    Thầy rất mừng ngày giờ chót của quyển "Ðại Thừa Chơn Giáo" đã kết quả mỹ mãn: các con khỏi bị dưới quyền tà quái cám dỗ làm nghịch lẫn nhau. Ấy là cái đặc ân quá lớn, các con nên vui mừng cùng nhau đặng cầu nguyện hằng ngày, ước mong sao quyển "Ðại Thừa" đánh thức cả sanh linh thì công đức các con biết bao nhiêu kể.
    Wow , thì ra cũng có lý quá! Mải sau này tôi mới biết thêm là hầu hết những ai có ấn chứng, kể cả HH CTVALão, đều phải mất trung bình sáu tháng (không phải khoe nha mà để cho thấy tầm quan trọng của sự bố hóa do ơn trên)! Và chính vì vậy tôi cặm cụi cầm bút viết ngay, liền tù tì: "Một Cửa Vào Thiền." Ðặc biệt trong bài này, theo thứ tự thời gian, tôi có trình bày qua bốn lần tôi nhận được ấn chứng! Chung chung thì lần thứ nhứt là "mùi hương đặc biệt" trong lúc ngồi thiền, tập theo khóa Hạnh Ðường, do Cao Ðài Giáo Hải Ngoại tổ chức tại Thiên Lý Bửu Tòa, San Jose, California. Lần thứ hai tôi nghe "tiếng dế ro ro, nhè nhẹ" bên tai. Lần thứ ba tôi bị (được thì đúng hơn) "mất hơi thở," rơi vào "đại định." Lần thứ tư tôi cảm nhận được "điển lực từ lòng bàn tay, lòng bàn chân chạy ngược về tim" làm tôi sợ... tẩu hỏa nhập ma.
    Mèn ơi, xui xẻo và quê một cục, tính tới... khoảng một tuần lễ sau ngày tôi phổ biến "Một Cửa Vào Thiền" trên Internet, tôi lại không nhận thêm được một "ấn chứng" nào khác hết! Um, trong bụng thầm lo, đánh lô tô, rằng thì là, chẳng lẽ những "ấn chứng" mình nhận được đều là những "ấn chứng giả" hết hay sao? Vì, "xảy ra" chỉ mỗi một lần mà thôi, chưa bao giờ được lập lại lần thứ hai! Hay là, đúng như nhiều người đã khuyến cáo, nếu được ấn chứng mà làm tài khôn nói ra cho người khác nghe thì kể như ấn chứng của mình sẽ bị mất vĩnh viễn! HH CTVALão nữa, ổng nói "như vậy là Hưng được ấn chứng rồi, chúc mừng" nghe cũng chắc như bắp rang mà! Hổng lẽ cũng "dổm" luôn sao! Than ôi!
    Tuy nhiên, nói nôm na ra là... trời bất dung gian đảng, và có lẽ là tôi không thuộc gian đảng nào hết, nên bỗng dưng một đêm đẹp trời ngày đó, tôi lại cảm nhận được "điển lực rút về tim từ lòng bàn tay, bàn chân" lần thứ hai. Mừng quá, mừng hết lớn thì thôi! Và cũng chẳng còn sợ sệt bị tẩu hỏa nhập ma gì cả!
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Ngẫm nghĩ lại, muốn biết ấn chứng giả hay thiệt cũng dễ dàng thôi. Phần lớn ấn chứng do cảm nhận từ mắt, tai, mũi, miệng, nói chung là do lục căn tiếp xúc với lục trần. Thiền định là hướng về bên trong cho nên nếu thấy, nghe, ngửi, nếm những gì từ bên ngoài thân đều có thể nghi ngờ là giả. Năm mươi, năm mươi thôi chớ chẳng phải là giả một trăm phần trăm đâu. Vì ngài Ngô Minh Chiêu thấy Thiên Nhãn ngoài thân kia mà. Nhưng, nếu thấy, nghe, ngửi nếm từ bên trong thì hiển nhiên không thể nào giả được. Tỉ dụ như thấy trong đầu, nghe từ tim, ngửi từ óc, nếm từ tâm, v.v... thì những cảm nhận này rất khác, không giống với những cảm nhận bình thường.
    Thiển nghĩ, thật tình mà nói, nhiều bạn chưa có ấn chứng có thể sẽ bảo tôi là ba xạo, đặt điều nói chuyện thần tiên (fairy tale), chuyện trên trời dưới biển mua vui. Cũng không phải là không đúng. Song, đối với những người mà đoạn trường mình đã qua cầu thì họ sẽ hiểu ngay là tôi muốn nói gì và có thể thầm bảo tôi là múa rìu qua mắt thợ. Thật cũng chẳng sai. Nói trắng ra là, chỉ người nào đã từng uống qua... ngụm nước trà thì mới biết hương thơm vị ngọt của trà là thế nào mà thôi. Ðó là chưa nói đến Thiết Quan Âm hay Ô Long mà nhiều người đã nhấp nháp qua, được gọi là hạng sành điệu. Chớ còn những ai xưa nay chỉ biết qua nước lã, nước lọc, nước mưa thôi thì cũng khó mà hiểu được nước trà là nước quái gì!
    Phận tôi, tuy nói nghe ngon lành vậy nhưng cũng chỉ là đang tập tễnh ở bước đầu mà thôi, đơn giản là, đang "luyện tinh hóa khí." Còn ba bước kế là "luyện khí hóa thần," "luyện thần hườn hư," "luyện hư hườn vô" như Thầy đã dạy thì hà hồi phân giải. Luyện được cùng không thì chắc cũng còn tùy căn cơ, nghiệp quả!
    Trong "Dưỡng Chơn Tập," đoạn bàn về chữ TINH có ghi rõ như sau:
    Chơn nhơn luyện tinh ra khí, phàm nhơn hóa khí làm tinh. Người xưa tỉ nó như diên (chì) là bởi nó có tánh trầm trọng hay lọt mất, ví nó như cọp là bởi nó rất hung hăng khó phục hàng.
    Người học Ðạo cố thủ mà chẳng để cho nó mất, gọi là trúc cơ (đắp nền).
    Thần, khí, tinh thường muốn tán. Người ta chỉ lưu trụ nó lại được, đừng cho tán mất thì mới có thể trường sanh.
    Ngụy Bá Dương nói rằng: Phàm nói sưu diên thiêm hống, thiệt là hườn tinh bổ não.
    Ghi chú thêm: Sưu diên thiêm hống là rút hắc diên (chì đen) mà trợ thủy ngân. Thủy ngân gặp lửa thì bay, nay nhờ hắc diên, nên thủy ngân bị chế, bèn kiết thành khối mà chẳng đặng bay được nữa. Ðây là lý lấy dương chế âm. Lòng người (nhơn tâm) dễ động, ra vào không chừng, thấy cảnh thì sinh tình, cũng như thủy ngân gặp lửa thì bay vậy. Còn lòng Ðạo (Ðạo tâm) thường trụ, tùy thời giác sát, thì lòng người không cảnh mà sanh, cũng như thủy ngân nhờ có hắc diên mà được ngưng kiết vậy.
    Tuy nhiên, ngay ở bước đầu này thôi, chuyện tỉnh tâm gom thần tụ khí đêm đêm mà có kết quả cũng đâu phải dễ dàng. Vì, chắc chắc không riêng gì tôi, ai đã vào trường ứng thí cũng đều than vãn, rằng thì là... bữa có bữa không! Lạ há! Ðể rồi tự an ủi, ư, nếu bữa nào cũng như bữa nào, đều cũng có dòng khí lưu (chưa dám nói tới đạo chuyển, hihi...) tức là điển lực chạy về tim từ lòng bàn tay, bàn chân thì thế gian này chúng sanh thành Tiên, Phật hết rồi.
    Tại sao bữa có bữa không? Thì như trên tôi đã nêu, ba điều kiện cần và đủ, là ngoài ơn trên bố hóa, công đức tạo dựng, mình còn phải có "tâm không" lúc tịnh luyện nữa chớ! Tâm chẳng không, tức tâm vọng động, vì nhiều lý do. Hằng ngày chung đụng với mọi người trong lúc làm việc như thế nào? Có chuyện gì làm mình bận tâm, bực bội không? Về đến nhà thì ngày nay mình ăn những món gì? Bổ dưỡng nhiều quá, tinh tạo nhiều quá có tốt không? Hay phải cần "xả sút báp!" Ăn cơm có canh tu hành có bạn, nhứt là bạn đời gần gũi giúp đỡ lẫn nhau! Cần lắm! Hầu giữ mức trung dung (Khổng Thánh chỉ rành), không thái quá, không bất cập! Hoặc đã luống tuổi về chiều, tinh khô khí tận? Rồi, mùi dầu mở, chiên xào sao mà tràn ngập cả nhà thế này? Tiên thiên khí chắc cũng bị ô nhiễm luôn! Thay cái miếng lọc bụi (filter) cho lò sưởi (furnace) chắc đã hít đầy bụi vào hai buồng phổi rồi... Mèn ơi, vân vân và vân vân, kể hoài không xuể những điều làm tâm mình chẳng yên. Ðó chỉ là tâm hiện tại thôi chớ chưa nói tới tâm quá khứ, tâm vị lai, tam tâm tà!
    Trong "Ðại Thừa Chơn Giáo," chương "Thất Tình Lục Dục - Tam Thi Cửu Cổ," Thầy có dạy:
    Một đám giặc liệt cường tài trí đánh phá ruồng trong núi cao, non thẳm còn dễ trừ dẹp đặng, chớ mối loạn nơi tâm khó mà diệt đặng cho yên, nhứt là ma lục dục: Nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý, nó phá hại hằng ngày.
    Nhãn thì ưa màu sắc tốt đẹp.
    Nhĩ thì thích nghe những giọng nói tao nhã, thanh bay.
    Tĩ thì ưa mùi thơm, hơi ngọt.
    Thiệt thích nếm vật lạ món ngon.
    Thân thì mến vợ đẹp, hầu xinh, cả dục tình, còn dâm niệm.
    Ý lại tư tưởng việc vất vơ, quấy quá, mà nhứt là Ý là mối hại cho con người. Nó tư tưởng sự này sang sự nọ, chuyện ấy hết đến chuyện kia. Nó xẹt vô, nhảy ra, lẹ làng không chi ngăn đón nó đặng. Nên mới cho nó là đứa ăn trộm tài nghề, xách món này, lấy vật nọ mà trước mắt muôn người có ai thấy.
    Thật vậy, lúc ngồi thiền, giữ Ý chằng chằng đi theo lời khẩu khuyết (nói thầm trong đầu) mà lâu lâu ngó lại nó đã nghĩ vẩn vơ ở nơi khác. Lòng dặn lòng đừng có lo ra nữa, tập trung tư tưởng vào việc... sang qua xớt lại giữa mắt và tai! Trong chương "Hòa Hiệp," Thầy dặn kỹ:
    Người tu khử trược lưu thanh,
    Dụng công hòa hiệp mới thành Phật, Tiên.
    Ngũ hành hiệp nhứt thăng thiên,
    Ðiều hòa thần khí hống diên giao hòa.
    Ðịnh tâm chế luyện tinh ba,
    Biết phương sớt lại sang qua thì thành.
    Còn nữa, Thầy, tá danh vào Ngôi Hai của Ðức Chúa Trời, trong chương "Nhơn Vật Tấn Hóa" cũng có dạy thêm đoạn này như sau:
    KHẢM LY trở lại KHÔN CÀN,
    Hà Ðồ chánh Ðạo, sái đàng Lạc Thơ.
    Tu đơn luyện kỹ bốn giờ,
    Hống Diên ******** đợi chờ thuốc sanh.
    Dưỡng châu Bát Quái vận hành,
    Như gà ấp trứng, mèo rình chuột ra.
    Luyện đơn lấy thuốc Tiên gia,
    Xông riêm thần khí điều hòa đắc linh.
    Tôi khoái ở chỗ... mèo rình chuột ra. Số là đêm đêm ngồi tịnh luyện, dần dà mình cũng biết trước lúc nào thì "chuột ra," nói nôm na là... điển lực sắp sửa chạy trong người. Thông thường, khi làm "Pháp Luân Vận Chuyển" thì trong lòng bàn tay, bàn chân đã có lực chạy vòng vòng, rần rần, ấm ấm rồi (đúng là giống như gà ấp trứng). Khi chuyển sang "Thiền Ðịnh" thì lực đó càng lúc càng tăng theo thời gian mình giữ được tâm không, xem như khí tụ. Ngược lại, nếu không giữ được tâm không thì lực đó sụt xuống, xem như khí tán. Có điều đáng nêu, đáng chú ý là khi điển lực chạy thì hơi thở của mình cũng chậm lại ngay, coi như còn khoảng phân nửa lúc thở bình thường. Khoan khoái, khoẻ khoắn chút đỉnh thôi chớ không bằng rơi vào "đại định!" Bởi vậy cho nên... mèo rình chuột ra là lúc thấy điển lực cao, tụ khí nhiều, thì mình tự động làm chậm hơi thở lại (manual reduction), có thể gọi là mớm hơi, thì điển lực bắt theo đó mà chạy ngay. Ví như mèo chụp được chuột, và lẽ dĩ nhiên, cũng có nhiều khi mèo chụp trật lấc!
    Ðể kết luận, vấn đề có ấn chứng hay không có ấn chứng rất ư là quan trọng. Và, vấn đề luyện đơn, tạo Tiên, tác Phật, thiển nghĩ, các ấn chứng phải giống nhau, chỉ có một kiểu cách mà thôi. Tu theo pháp môn nào chẳng cần biết, nếu có ấn chứng thì coi như mình đi đúng đường. Không có ấn chứng coi như mình đi lạc nẻo, cần phải điều chỉnh, "sửa sai." Như chính bản thân tôi cũng còn "sửa sai" dài dài. Ðừng vội nói... tu không cần ấn chứng mà "tội nghiệp" cho Thầy đã khan cả cổ giải bày (trong chương "Tầm Tu Chơn Ðạo"):
    Các con phần nhiều tu có tu, mà hành không chịu hành.
    Tu là sao?
    Hành cách nào?
    Chữ Tu Hành các con hằng nói mà các con không chịu tham khảo cho ra cái nguyên lý của chữ Tu Hành, rồi tu mãi không thấy ấn chứng (chẳng thành) thì các con lại ố Ðạo của Thầy mà theo kẻ manh sư, lạc vào bàng môn ngoại Ðạo.
    Thầy chỉ sơ cho các con tường chỗ Ðạo:
    Ðạo Thầy là vô vi thì dẫu cho sự chi cũng dùng vô vi mà chuyển hóa.
    Như trên, Thầy đã khẳng định... tu không có ấn chứng là chẳng thành. Cho nên bổn phận mình là người tu, mình phải biết theo chủ nghĩa "xét lại." Sau một thời gian tịnh luyện đôi ba năm mà chẳng có gì nhúc nhích, rục rịch bên trong lục phủ ngũ tạng thì phải thay đổi cách thức hoặc bổ túc những gì thiếu xót. Biết rằng rất khó khăn, chẳng dễ làm vì đã quen lề lối cũ, nhưng nếu muốn đắc thành Tiên, Phật thì phải có đại trí, đại hùng, đại lực! Nhứt là những người đang giữ nhiệm vụ truyền giảng, hướng dẫn các lớp thiền định phải tự hỏi chính bản thân mình đã có chứng có đắc hay chưa cái đã! Chớ chưa biết bơi mà đi dạy chúng sanh lội thì coi sao cho được? Tội lỗi ngập đầu! Bằng không thì nên học nằm lòng câu cuối (bottom line) của đoạn này đây (trích trong chương "Cử Chỉ Tánh Hạnh Người Tu"):
    Biết phương khử trược lưu thanh,
    Luyện tinh hóa khí, vận hành thần thông.
    Tập rèn tâm tánh Không Không
    Thỉ chung Ðạo đức gát vòng trần ai.
    Luyện sao cửu khiếu phát khai,
    Thiên môn rộng mở Linh Ðài qui nguyên.
    Mới là thành Phật đắc Tiên,
    Vô vi hiệp nhứt Tiên Thiên diệu mầu.
    Tu hành có dễ gì đâu!
    Lạc sai luyện đến bạc đầu như không.
    Thêm một điều nữa làm tôi cần phải ghi lại những gì tôi chứng nghiệm, là bởi vì theo HH CTVALão, xem như người đi tiên phong, cho biết: Những ấn chứng mà tôi có được trong giai đoạn "luyện tinh hóa khí" này sẽ mất đi, nhường chỗ cho những ấn chứng khác trong thời gian sắp tới, lúc "luyện khí hóa thần." Kể ra cũng uổng, nhưng một khi người học trò biết giải các phương trình đại số, số học thì cần gì cửu chương!
    Vả lại, gần đây, nhiều người bỗng dưng bàn tới đề tài Quyền Pháp! Bàn tới cái trứng gà mà không có ngòi thì sẽ chẳng bao giờ thành con gà! Có thể xem như vật gì, sự việc gì mà nếu không có Quyền Pháp do Thầy ban cho, tức không có Ðạo thì sẽ không bao giờ sanh sanh, hóa hóa? Riêng tôi thì tôi đọc được một câu ưng ý trong lời dạy của Ðức Lý Giáo Tông: Chưa biết mà làm là nông nỗi, đã biết mà không làm là hèn nhát. Vì không muốn làm người hèn nhát nên tôi nghĩ tôi có bổn phận... biết thì thưa thốt, phải la làng lên...
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    VÕ NẰM CỦA KIỀU NỮ LỆ XUÂN ​
    (cái này cám ơn lanpurge nhiều lắm)
    Muội thấy quí dzị toàn bàn đến cái hay của võ Tây võ Tàu, ít người nói tới võ Việt, hoặc có nói cũng không đầy đủ, nay xin tự giới thiệu một môn võ do muội tự sáng chế gọi là Ngũ Huyền Công (tục danh Võ Nằm, từng giới thiệu bên Mai Hoa Trang và được võ lâm đồng đạo nhiệt liệt tán thưởng)
    Xin chi tiết 1 chút, post các thế võ dùm luôn đi. Môn võ này có giống mâm ngũ quả của Trạng Quỳnh không? :D
    chỉ có 3 thế chính: nằm(chủ yếu là các khớp vùng vai, eo hông, háng, gối ...).
    Ghe... ghe... ghe...
    Đi lang bang quá trời cuối cùng cũng thấy có chuyện vui...
    Con mắm Lệ Xuân : "chỉ có 3 thế chính: nằm , nửa nằm nửa ngồi , ngồi ... rất dễ học vì đây là động thái tự nhiên "
    Lão tổ giả sử : bị té nằm... mà đối phương (1 tên) ko nhào vô đánh liền, chỉ di chuyển vòng tròn xung quanh tìm cơ hội tấn công... Vậy "nằm" thủ được ko ?
    Mắm, ngươi đổi tên hay đó... Chứ để tên tục thì mấy tên tục cứ tưởng của Kama thì ghẻ...
    Di chuyển sẽ để lộ nhiều sơ hở hơn, bổn cô nương lấy tịnh chế động, ngươi có chạy nhảy lăng xăng cũng bị ta đá đít, chổng vó lên giời thui ...
    1. nằm thì làm sao đá cao? trừ phi cao cỡ 1m89 và gầy cỡ 60kg...
    2. khi nằm thì trục thân nằm ngang? di chuyển trục thân né đòn như thế nào với vũ khí...
    thật ra, lhoxung có nghe nói hay đọc qua vào hồi xưa, không nhớ rõ lắm, nằm là một tư thế thủ rất lợi hại... rất khó phá... nhưng công thì thế nào?
    Muốn đá cao thì cơ khớp phải mềm dẻo, linh hoạt, trong thực tế chiến đấu, tầm khó tránh né nhất là từ đầu gối trở xuống, đá ngang (bàng long cước) đúng kỹ thuật kiểu nào cũng gãy chân, thêm nữa người ta khi ra đường đâu có đi chân không, tệ ra cũng là giày thể thao đế cứng, cứ phang trúng ống quyển thì có giời cũng chết ...
    Ghe... ghe... ghe...
    Con mắm : "Muốn đá cao thì cơ khớp phải mềm dẻo, linh hoạt, trong thực tế chiến đấu, tầm khó tránh né nhất là từ đầu gối trở xuống, đá ngang (bàng long cước) đúng kỹ thuật kiểu nào cũng gãy chân, thêm nữa người ta khi ra đường đâu có đi chân không, tệ ra cũng là giày thể thao đế cứng, cứ phang trúng ống quyển thì có giời cũng chết ..."
    Xem ra ngươi tung chiêu đầu tiên trông hay đó... Ê vậy tay chống làm sao vậy ? chứ ngươi chống tay kiểu đó sao "lăng loàn" quá...
    Hi hi hi ...
    Thằng nhóc NM ngươi kể cũng có mắt trông người đó, việc bổn cô nương chống tay ra sao (hoặc hổng thèm chống) là tùy thuộc vào sự di chuyển của đối phương, có đôi khi ta cũng phải vờ xuất hư chiêu để ngươi mắc bẫy tấn công, bổn cô nương nhân sơ hở mà dứt điểm, rõ chửa ?
    Nằm thì thân pháp làm sao? Không cần thân pháp hay... thân pháp kỳ bí?
    Lệnh Hồ ca viết:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Nằm thì thân pháp làm sao? Không cần thân pháp hay... thân pháp kỳ bí?[/QUOTE]
    Khá khen cho một người không biết võ công lại đặt được câu hỏi làm hầu hết dân có nghề không biết phải trả lời thế nào cho ổn thỏa :!: :!: :!:
    Nhưng câu hỏi phía sau lại quá dở, nếu Lệnh Hồ ca quả thực là một người cầu thị, hãy gọi muội ba tiếng Hảo muội muội, lúc đó muội sẽ xem xét căn cơ của winh mà chỉ giáo cho ứng với hỏa hầu. :D
    1. cầu thị
    2. tuân lệnh giai nhân
    --> hảo muội muội ơi, nói thêm đi.
    Nằm chiến đấu cần vận dụng một loại thân pháp đặc biệt với 3 điểm tựa chính là gối, eo hông, khuỷu tay, tùy tình hình mà thêm hoặc bớt để tiết kiệm sức lực.
    Thân pháp kỳ bí là loại thân pháp khi công hoặc thủ không báo cho đối phương biết trước mình sẽ làm gì, chẳng hạn như Tiệt Quyền Đạo của cố võ sư Lý Tiểu Long. Nếu luyện tới cảnh giới thượng thừa của loại thân pháp này, cho dù báo trước sẽ đánh vào đâu, đối phương cũng không né tránh nổi, Lệnh Hồ winh nếu muốn biết thêm chi tiết có thể tới thọ giáo Du Ma bộ pháp của Thằng nhóc Nhập Ma...
    Dù là như vậy Ngũ Huyền công mới tập được mà thôi
    Tui chịu môn này à . Thế bữa nào Xuân cô nương rảnh chúng mình hẹn nhau nhau tớ chỗ nào vắng vẻ để "cùng nhau nghiên cứu " :lol:
    Cần chi phải tới chỗ nào vắng vẻ, cao thủ võ lâm biểu diễn trước mặt bàn dân thiên hạ mà mọi người không hề hay biết mới là thân thủ siêu phàm chớ hi hi hi ... :stupid:
    võ nằm KNLX có từ đời adam và eva ! không phải dấu diếm gì cả, chưởng quản cũng đừng xóa bài của tuyệt kiếm !
    Đây là VHBT chứ không phải thanh lâu ! mong KNLX chớ có dạng háng khoe nhân vị nữa !
    tuyệt kiếm viết
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:đây là VHBT ...[/QUOTE]
    Xin tuân lệnh sư tổ ...
    Adam hay Eva, thanh hay tục, đạo hay đời, VHBT hay Lệ xuân thanh lâu cũng chỉ là những danh từ hữu hạn để hình dung cái vô hạn mà thui ... Và một môn võ công đã có thể truyền đạt cho ai cũng hiểu, ai cũng có thể sở đắc thì thể nào cũng bị người đời chê bai, nói ra nói vào ... Nếu ta trụ lại ở đó, thì sẽ có nhiều người không được biết đến môn võ này, vì thế mà người đi cứ đi mặc chó sủa cứ sủa
    Ghe... ghe... ghe...
    Mai hoa trang thì già nủa trang kêu "võ nằm" của con mắm Lệ Xuân là trực hệ của Kamasutra. Qua tới Viêtkiếm thì lòi thêm 2 thằng ghẻ tuyetkiem, HeavenlyEvil... đúng là có mắt ko qua khỏi háng đàn bà... Ghẻ...
    Mới vô đem Triệt Quyền Đạo của Lý Tiểu Long ra, còn lôi tiếp Du Ma Công của lão tổ chặt lên... cuối cùng thì vác Ngũ Huyền Công của người đập xuống... kết quả là Lão tổ đền heo, bị chặt chồng... Ê chơi gì kì vậy... Tưởng con mắm cải chính qui tà, giúp lão tổ thêm thằng đệ tử... "trong khi Du Ma công chỉ có những thằng khùng, bị tẩu mới tập được mà thôi"... Ngươi viết thế thì làm sao tên Xung ghẻ chịu theo lão tổ huh ??? GHẺ...
    Đã thế lão tổ đứng ngoài lấy đá chọi coi "võ nằm" của ngươi chống đỡ ra sao... ghẻ....
    Dõ nằm này phá dễ như đi cầu vậy, chỉ cần cách 3m ngồi uốn miếng trà, ăn cái bánh bao từ từ coi KN chết thèm.
    nguyên tắc rất là đơn giản, mình phải bị thương hoặc gì đó tương tự mói nằm chứ, thì dại gì nhảy vô ăn đạn.
    Hey lão Ma nói gì kỳ dzị ???! Ví như Ngọc Nữ Tâm Kinh muốn luyện thành cũng cần 1 nam 1 nữ khỏa thân để luyện mà . Chẳng qua tại hạ thấy môn võ học này mang nhiều tính "độc đáo" nên tính "nghiên cứu" thử để "nâng cao kiến thức" thui . Sao lão Ma lại phán "không qua khỏi háng đàn bà" chớ ???! Uh , mà đã là môn võ nằm thì làm sao "qua khỏi háng" ???
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 10:53 ngày 15/04/2006
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Hì, hảo muội tử... muội tử mở quán dạy dỗ đệ tử mà tỷ bận bịu không có quà mừng ... thiếu sót quá ... hôm nay mới tới thăm muội được. Võ công của muội đem ra dạy dỗ tỷ thấy khó có người nắm bắt được lắm ... vì xét ra toàn những kẻ thiếu cơ bản trầm trọng thì sao hiểu được chứ ... nhìn quanh quẩn chỉ có vài người có chút căn cơ thôi. Tỷ thấy đầu óc của mấy đệ tử vô học lỏm nghề của muội còn chưa tĩnh được thì sao có thể luyện công được cơ chứ... Tốt nhất là cạo đầu vô chùa tĩnh tâm tới bao giờ tóc mọc dày lại thì hãy suy nghĩ kĩ về học thuật và võ đạo, nhược bằng không thì chỉ như là trẻ con nghịc dao thôi...
    Người xưa có câu: "Vững như kiềng ba chân"
    tại hạ trộm nghĩa trong võ nằm của Lệ Xuân cô nương không thể không phần nào áp dụng nguyên lý này. vấn đề nằm ở chỗ ba chân của cái kiềng nằm ở đâu mà thôi??????
    tiểu băng viết
    Võ công của muội đem ra dạy dỗ tỷ thấy khó có người nắm bắt được lắm ... vì xét ra toàn những kẻ thiếu cơ bản trầm trọng thì sao hiểu được chứ ... nhìn quanh quẩn chỉ có vài người có chút căn cơ thôi. Tỷ thấy đầu óc của mấy đệ tử vô học lỏm nghề của muội còn chưa tĩnh được thì sao có thể luyện công được cơ chứ...
    Tiểu Băng tỉ càng luận bàn, tiểu muội càng thấy buồn bã, rầu rĩ (thiếu chút nữa râu ria ra rậm rạp luôn hi hi hi ...) ... ngay từ đầu muội đã chủ trương chế ra một môn võ công ai cũng có thể học, tự học, thủ đắc, luyện thành , khiến thiên hạ đông tây phải bái phục người Việt ta có nhiều tài năng xuất chúng.
    Thứ đến, muội không hề muốn viết cho vài kẻ có căn cơ (hoặc võ công hơn người) vì những kẻ này đều luôn tự phụ, hoặc kiêu ngạo cố chấptiếp nhận những lời thách thức từ tất cả mọi người, từ các cao thủ cũng như thấp thủ hi hi hi ...
    Hầu hết mọi người, từ xưa đến nay một chút, những người tàn tật ta cho họ tập các môn dễ dàng như ăn kẹo (chẳng hạn Võ Nằm), những kẻ lòng vượn ý ngựa thì cho tập các môn chạy nhảy lăng xăng như Võ Khỉ, những người học vấn uyên thâm thì cho tập Võ Chữ ...
    Thêm nữa, khi người ta tập một môn võ công, lâu ngày người ta sẽ thay đổi tâm tính ???
    Tẩu Hỏa Tiểu Tử viết:
    Xin trả lời, rằng ba chân của cái kiềng này chia làm 2 thời:
    Thời Động sẽ chỉ còn 1 chân chạm đất.
    Thời Tĩnh 2 hoặc 3 chân cùng chạm đất.
    Ba chân kiềng có thể nằm ở bất cứ đâu trong 3 phần cơ thể khi thi triển: tay - hông - chân, tùy vào sự dịch chuyển của đối thủ mà biến hóa.[/QUOTE]
    Cha`, ca''i mon vo~ na`y cu?ng lo*.i ha.i thiet ddo'' nhe. Muo^''n pha'' nhu*~ng the^'' na`y thi` pha?i na(`m sa^''p le^n tre^n ddo^''i thu? va` du`ng no^.i co^ng dde^? thu? tha(''ng.
    Tiểu Băng tỷ ui, nhớ tỷ wé ... heck heck ... bài này muội post cả tháng rùi, nay tỷ mới ngó tới, thực vinh hạnh thay ... Muội nghe ân sư nói rằng Cuộc sống là võ thuật nên muội có ý thích là chế ra các môn võ công bắt nguồn từ thực tế cuộc sống nói chung và công việc của cá nhân nói riêng mà không để ý lắm đến cái điều đã có hay chưa môn võ công nào :wink:
    Thêm điều nì nữa, đã có Dương thời phải có Âm, Âm Dương có giao hoà thì vạn vật mới sinh sôi nảy nở, chính vì lẽ đó, muội sẽ giới thiệu tiếp cùng tỷ một môn võ công do muội chế ra (theo gợi ý của ân sư và cách nay cả chục năm rùi), môn võ này trái ngược hoàn toàn với Ngũ Huyền Công, rất khó tập, rập khuôn từ Võ Tàu, thiên về Hình Ý quyền. Điểm độc đáo của môn võ này là sau khi luyện xong, người ta có thể thoát khỏi sự ràng buộc của Thời.
    Các đệ tử của muội hầu hết đều không hỉu nổi lời muội nói nên đều đã hạ sơn kiếm thầy khác học rùi, có chăng chỉ có Vũng nước nhỏ dễ thương của muội là thông cảm được với muội phần nào mà thui heck heck ...
    Nếu thoát khõi "Thời" mà không trở về nguyên trạng thì thật là hơi khiếm khuyêt ... tại hạ chĩ muốn ở lại chỗ "Đich không ĐỘNG, Ta không ĐỘNG ... Địch ĐỘNG thì Ta từ từ ĐỘNG sau" ...
    ... luận võ công, tại hạ nghĩ là dù tập theo môn nào thì tay chân mình khg thể nào là thiên hạ vô địch ... chính vì võ thuật là cuộc sống cho nên lúc nào cũng tập võ được ... khi lâm trận thật sự thì vài đòn là có thể kết thúc trận đấu ... ôi... cao thủ thật sự thì chỉ nhìn một cái là địch thủ chịu rét mà rút lui rồi ...
    -------------------------------
    Ptk winh viết:
    ... ý tại hạ khg phải là chưa kịp động thủ mà là chưa cần động thủ ... đối với người mù thì chỉ cần quay lưng bỏ đi là xong ...
    ... chính xác là như vậy...
    ... yeah ... cái nì thì tại hạ hoàn toàn đồng ý ...gõ ki-bo mà sàn nhà rung á ... hì hì ...
    Kiều Nữ Lệ Xuân cô nương, kiến thức về chữ Hán của tại hạ chỉ bằng cái lá mít, cho nên thật lòng là những từ như Phát Nhi Bất Lộ và Nguy Nhi Tất Thúc quả tình là khg thông ... híc híc ... nhớ hồi xưa đại tỷ bảo cho tiền đi học lớp Trung văn nhưng lại lười nên thà lên đình còn khg chịu lên lớp ... híc híc ...
    Go~ ki-bo kho^ng tie^''ng ddo^.ng mo+''i la` ta^.p vo~, gieo y'' chu+a pha?i la` ddo^''n ngo^. heck heck ...
    Hì hì Xuân muội
    Xem muội chiến đã lâu như muội càng viết thì huynh càng chạnh lòng ( chẳng dám nói lòng đau như cắt ... )
    Hì hì làm ơn, làm ơn đi mà , hì hì cí món võ công tự chế của muội huynh chẳng dám thỉnh giáo đâu nhưng huynh mong rằng muội ...
    Hì hì
    Đừng trách huynh nha
    Hì hì muội toàn nói theo kiểu đố tục giảm thanh như vậy cũng không phải là cái hay à . Nhìn gương bà Hồ Xuân Hương đó nhé :
    " chém cha cái kiếp lấy chồng chung
    kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng ..."
    Hì hì
    "Âm thắng tất cùng
    Dương thắng tất kiệt
    Âm dương giao, hợp
    Vạn vật cụ sinh "
    Hì hì
    Nói ít hiểu nhiều , dọa người ta khiếp quá . muội có biết cái câu :" bắn không nên phải đền đạn " không vậy ? Hì hì
    Muội bỏ nhiều tâm huyết nhưng người đọc chỉ lướt qua, chẳng hiểu mấy câu hì hì ...
    Thân ái và quyết thắng, hi hi
    Đại Vịt winh không đi chơi Noel hay sao mà giờ này lên đây nói nhăng nói cuội? Cí trang Nhất Nam coi đơn điệu wé, mí lại hình vẽ xấu hoắc à coi muốn đui mắt lun à. Sao winh không thử nhờ mấy winh trên VK vẽ giùm?
    (Hí hí ... mí cí avatar của mụi là do Kiến winh vẽ tặng, trông cũng đâu đến nỗi hỉ?)
    Hì hì cái đó chưa chắc nha. giờ này còn ngồi đây hi hi
    mí người biến nơi ni thành nơi tâm sự rui hén...tội nghiệp tỉu băng hôm Noel rét ui là rét ngồi bùn...
    Mừ cái sign của Vịt huynh cạnh khoé ghê hén 8)
    Cạnh khoé gì cơ, chẳng qua ngồi buồn viết được cái câu hay hay, cảm thấy hợp khẩu vị thì lấy làm chữ ký thôi , cái này chỉ là một đoạn của bài khấn trời khấn phật thôi chỉ vì nó thiếu mất câu kết nên chẳng linh, tiếc quá, tiếc quá.
  6. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    bác còn ko ? hay để em post tiếp cho xôm.
    em có cả đống bầy hầy hồi vietkiem à.
    bác tiếu lâm thiệt.
    tiếp đê .......
  7. cha_ga_con

    cha_ga_con Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    bac'' noi'' hay lắm bố này chắc sắp chết rồi sao mà nói nhiều wá sống chết là chuyện có số mà
    cha này nói nhiều chắc sắp wa đòi rồi thuong thi mấy nguòi sắp chết hay đổi tính

  8. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    bác gà tửng qua 1 hà .......... chả hỉu nổi
  9. tinhyeuxanh

    tinhyeuxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Cứ đọc bài của ông Púc lại thấy chữ ...PHÂN...Chả hiểu chỗ nào là phân chỗ nào là bài nữa...Nhờ ông lau đi dùm cái...mất vệ sinh quá...
  10. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này là giành riêng cho pu đó.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này