1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ba mẩu chuyện về võ của người dân tộc!

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi tinhyeuxanh, 10/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tinhyeuxanh

    tinhyeuxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Ba mẩu chuyện về võ của người dân tộc!

    (Ghi theo lời kể trong tiệc rượu khề khà cùng anh Chiến bãi Phúc Tân-Thiếu Lâm Hồng Gia, anh Văn-Nam Hồng Sơn đền Quán Thánh.)

    Câu chuyện thứ nhất:

    Chuyện xảy ra trong một trung đoàn lính đóng quân tại một tỉnh miền núi phía bắc trong thời kỳ chiến tranh Việt-Trung đầu những năm 1980.

    Là đơn vị bộ đội trong thời chiến nên việc luyện tập nói chung, trong đó có luyện tập võ thuật, là một yêu cầu bắt buộc. Thường các buổi sáng sớm toàn đơn vị đều phải luyện tập võ thuật.

    Sau một thời gian theo dõi, có ý kiến báo cáo lên đơn vị có một chiến sỹ trẻ người dân tộc rất hay trễ nải việc tập luyện võ thuật vào buổi sáng. Anh này thường tỏ ra mệt mỏi,uể oải, tỏ ý không chấp hành các yêu cầu trong tập luyện. Ý kiến được thông báo lên chỉ huy đơn vị, đề nghị kỷ luật cậu chiến sỹ trẻ kia nhằm giữ vững kỷ cương.

    Là người có kinh nghiệm công tác lâu năm trong quân ngũ, anh chỉ huy đề nghị bí mật theo dõi hành vi, sinh hoạt của chiến sỹ này.

    Cấp dưới về báo cáo lại một sự việc gây giật mình: Cứ khoảng nửa đêm, khi cả đơn vị ngủ say thì anh chiến sỹ đó lặng lẽ vượt rào, đi về phía rừng sâu. Trong rừng, anh này tập luyện võ thuật một mình, tờ mờ sáng thì về. Nên cứ vào giờ tập võ thuật buổi sáng là anh này uể oải do thiếu ngủ.

    Anh lính được triệu tập lên chỉ huy trung đoàn. Khi được hỏi vì sao anh ta trễ nải việc tập luyện, anh này trả lời các bài tập đó đối với anh ta là vô bổ. Người chỉ huy, cũng là một người có căn cơ luyện tập lâu năm, yêu cầu anh ta chứng minh. Anh này lẳng lặng dẫn anh chỉ huy ra một cái cây rồi tung chân đá gãy một cành cây to bằng một cánh tay người lớn.

    Người chỉ huy công nhận tài năng của anh lính trẻ và cho phép anh ta tập theo chế độ riêng. Ít lâu sau, cấp trên có lệnh gọi anh lính trẻ bổ sung vào đơn vị trinh sát luồn sâu*

    (*Lính trinh sát là những người được đào tạo đặc biệt, có khả năng tác chiến độc lập, chuyên bí mật áp sát trận địa địch để theo dõi thông tin.)


    Câu chuyện thứ hai:

    Câu chuyện xảy ra tại một bến xe thời bao cấp. Hôm đó trên xe xuất hiện một cô gái trẻ người dân tộc. Cô gái này mặc chiếc quần vải trắng trông rất bắt mắt, dáng người cao ráo, khuôn mặt bầu bĩnh dễ thương. Bến xe thì muôn đời vẫn là nơi ồn ào lộn nhộn bậc nhất xã hội.

    Khi cô gái bước lên xe thì một chú thanh niên lấc cấc đứng ngay đằng sau liền đưa bàn tay sàm sỡ vuốt nhẹ lên mông cô gái. Mọi người chỉ thoáng thấy cô gái tiếp tục bước chân lên xe như không có chuyện gì xảy ra mà anh chàng lấc cấc kia bật ngửa ra sau cả mét, máu mồm máu mũi cứ trào ra, nằm bất tỉnh.

    Thì ra tiện đà bước chân cô gái đã kịp đưa cả cái gót chân mềm mại bay thẳng vào cằm anh chàng bặm trợn kia. Ai lấy đều tỏ ra thán phục đến bàng hoàng trước cú ra đòn nhẹ nhàng sát thủ của cô gái dân tộc nọ.


    Câu chuyện thứ ba: Chuyện xảy ra tại một nhà ga ở Hà Nội hơn 20 năm về trước.

    Hôm đó ga tàu xảy ra lộn xộn lớn. Đầu đuôi là thế này. Có một chú người dân tộc quãng độ 30-35 tuổi làm ầm lên ở phòng soát vé. Nguyên do là chú mua phải vé giả của bọn cò mồi ngoài cửa ga. Đương nhiên khi qua cửa vé giả của chú bị phát hiện, bảo vệ không cho qua.

    Cái lý của người Mèo thì thường là thế này: À rõ ràng tao bỏ tiền ra mua là sự thực nhé. Còn vé thật vé giả tao đếch cần biết. Nếu là vé giả thì bọn mày phải có trách nhiệm bắt bọn bán vé giả ấy chứ không phải là tao. Tóm lại là tao phải được lên tàu ngay bây giờ.

    Đôi co lằng nhằng một lúc, chú dân tộc nộ khí xung thiên, chửi mắng, đập bàn đạp ghế, nhất quyết đòi đổi vé. Mấy mẹ bán vé mặt tái xanh, bỏ bàn vé chạy mất tiêu ra ngoài, lu loa ầm ĩ.

    Lập tức bảo vệ nhà ga và công an chạy vào can thiệp. Nhưng có điều lạ là cứ ai vừa bước vào, chưa kịp nói chuyện phải quấy hay còng tay chú kia, đều bị ném ra ngoài hoặc nằm gục tại chỗ. Lần lượt như thế năm, sáu người thì mọi người hoảng quá, không còn ai dám bước vào phòng bán vé mà điệu chú kia ra nữa.

    Sau cùng thì người ta mời bác trưởng ga đến. Nguyên bác này là người có công phu tập luyện võ nghệ. Nhà bác có nuôi một con gấu từ nhỏ. Chiều nào cũng vậy, cứ đi làm về là bác lại luyện tập, rồi lôi con gấu nặng cả tạ ra tập vần vò, tát đẩy...

    Khi bác trưởng ga bước chân vào phòng người ta chỉ kịp nghe huỵch một tiếng, vài giây sau thấy bác trưởng ga lết được ra đến cửa phòng, thều thào nhờ mọi người gọi xe cấp cứu.

    Khi người ta vào phòng thì thấy chú dân tộc nằm bất tỉnh ngay tại trận rồi.

  2. Kilua

    Kilua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    2.387
    Đã được thích:
    0
    danh nhân làng Võ việt nam có nhiều như lá trong rừng Đại Ngàn.''
    Lão võ sư Trần Công (chưởng môn phái Không Động)
    Chủ tịch HộI đồng cố vấn tốI cao của HộI võ thuật Hà NộI là lão võ sư Trần Công, ngườI từng lập oai trên võ đài vớI môn kiếm song vô địch. Võ sư Trần Công là bạn cùng thờI vớI ông trưởng bộ môn võ vật của ngành thể thao Trần Đình Tùng, lão võ sư đã đi mòn gót giày trên các nẻo biên cương, binh khí biết đến hơn 20 loạI, ám khí độc môn cũng vào loạI hiếm ở đời. Từ thuở nhỏ, ông đã được sư phụ ngườI Trung Hoa rèn cặp. Sau khi lão võ sư Điều ?oĐỏ? qua đờI, ông còn giúp cho các học trò của bạn duy trì môn phái Bắc Mã Sơn. Những vũ khí đáng ghi nhớ của ông là Song hổ vĩ côn, Tam tiết côn, Không Động kiếm, Cửu Long tiên, Huyết kỳ? Hiện nay, ở độ tuổI bát tuần, ông nghỉ ở nhà nhưng các đệ tử vẫn đến xin thụ giáo. cả những HLV đang chấp chưởng các môn phái cổ truyền cũng đến xin học từng môn. Lão võ sư Trần Côn là một cây đa, cây đề của làng võ phía Bắc. Ngoài những thành tích đã đóng góp cho phong trào võ thuật và những môn công phu kỳ bí một đờI, cơ duyên may mắn là lão võ sư đã từng được Hồ chủ tịch khen ngợI, tớI thăm.
    Lão võ sư Trần Hưng Quang (chưởng môn võ phái Bình Định Gia)
    Trong số các bác già trong HộI đồng cố vấn của HộI võ thuật Hà NộI có bác Trần Hưng Quang là ngườI miền Trung. Quê ở Bình Định, học võ từ nhỏ, theo nghề tuồng truyền thống từ khi mớI lớn, đó là một miền đất mà tuồng và võ đã trộn lẫn vớI nhau thành một tinh thần sống. Ông tổ 4 đờI của bác Quang là ngườI Trung Hoa tên là Trần ĐạI Chí, lưu lạc sang đất Bình Định vào nửa cuốI thế kỷ 18, nhằm vào thờI Tây Sơn đang đánh nhau vớI chúa Nguyễn. Ông mang phần võ học Trung Hoa ra cùng bàn vớI các bậc kiêu hùng võ Tây Sơn và lựa chọn được những đòn thế phù hợp giữa hai dòng võ để chế ra môn võ gia truyền của họ Trần, bác Quang là truyền nhân đờI thứ tư. Ham tuồng, yêu võ, sớm tham gia hoạt động cách mạng, bác nổI tiếng trong vai anh Ốc trong phim Ngêu ?" Sò - Ốc - Hến nên ngườI ta thường gọI là Quang Ốc. Là chưởng môn nhân của võ phái Bình Định Gia, nguyên là trưởng đoàn tuồng liên khu V nên cách nói, biểu đạt và động tác của bác rất hài hòa. Mắt bác quắc lên, tay khoát qua mặt, thế là gương mặt bác đã bộc lộ 1 tình cảm khác, bác cườI mà trông vẫn khổ khổ, nghe bác than phiền lạI thấy buồn cười. Vóc ngườI nhỏ nhắn, bác đi lui cui ngoài đường trông rất thương, thế mà chỉ xảy ra cái gì là bác vọt tớI can thiệp ngay. Bình Định Gia của bác quân đông, địa bàn rộng. Trước đây, khi anh con trai bác là Trần Hưng Hiệp đứng chấp chưởng môn thì có lúc quân số lên tớI ba chục ngàn rảI khắp 19 tỉnh, thành phía Bắc. Năm 1996, Hưng Hiệp bị tai nạn giao thông qua đờI, vị trí chấp chưởng môn giao lạI cho HLV Nguyễn Khắc Thành, một HLV tốt bụng, trầm tính, mọI ngườI quen xem Khắc Thành biểu diễn nộI công nhảy lên đống thủy tinh, nằm lên mảnh kính cho xe ô tô chạy qua người? Con trai mất, bác Quang trông càng thêm nhỏ đi, chỉ có ngọn lửa trong mắt bác vẫn bập bùng khi ngồI bàn chuyện võ.
    Lão võ sư Nguyễn Văn Nhân (chưởng môn Thăng Long võ đạo)
    Một võ sư cũng lăn lộn nơi chiến trường, cựu sĩ quan quân độI về hưu ?" bác Nguyễn Văn Nhân. Môn phái của bác nổI tiếng nhất ở môn ?oKhẩu lợI công?. Một chiếc bàn làm việc bằng gỗ, trên đó có sắp đủ bài vị, hương nến, hoa quả và đặc biệt nhất có lẽ là chiếc đỉnh đồng đốt hương trầm cùng giá kiếm trước khung ảnh Bồ Đề Đạt Ma, ngần thứ ấy trông mặt bàn đầy ắp, thế rồI HLV Nguyễn Văn Thắng, con trai của võ sư Nguyễn Văn Nhân bước tớI bàn vận nộI công rồI xuống tấn, hạ thấp trọng tâm cắn răng vàp 1 góc bàn từ từ nâng chiếc bàn lên, quay qua quay lạI cho khán giả nhìn non phút rồI hạ xuống. Lão võ sư Nguyễn Văn Nhân trước kia cũng dạy võ cho đặc công, trinh sát. Vào dịp nào mở hộI thi võ hoặc thi đấu thể thao, mờI võ sư Văn Nhân ra biểu diễn, sẽ thấy một bác già mặc quân phục đã cũ, đeo một ngực huân chương, huy chương lấp lánh bước ra múa quyền tung hoành, đấm đá tứ tung, sát khí ngờI trên mặt, đúng là càng già càng dẻo, càng dai. Môn phái Thăng Long võ đạo nổI tiếng còn có bài Thăng Long Yểm Nguyệt Đao (rồng bay lên nuốt trăng).
    Võ sư Phan Dương Bình (Vịnh Xuân và Vovinam đất Bắc)
    Còn một nhân vật rất gần gũi vớI lớp trung niên, tính tình vui vẻ, tiếng tăm trên giang hồ không phảI nhỏ, đó là võ sư Phan Dương Bình, biệt danh là Bình bún. Có giai thoạI kể là ông học được xúc cốt công, ngườI mềm oặt, thu nhỏ ngườI lạI, nhân có ngườI đố, ông cuộn ngườI vào nằm trong rổ đựng bún - từ đó có tên Bình bún. Ông sinh năm Mậu Thìn, vốn yêu võ từ nhỏ, lúc 8 tuổI học Hồng gia vớI Chung sư phụ ( 1 trong những ngườI đầu tiên truyền bá Hồng gia quyền vào Việt Nam). Thuở chung niên, là 1 trong tứ đạI đệ tử của cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc (Vovinam Việt Võ Đạo). Sau này, ông lạI theo học Vịnh Xuân quyền vớI võ sư Trần Thúc Tiển ở Nam Ngư rồI đậu lạI đó. Bây giờ có thể gọI ông là Vịnh Xuân Phan Dương Bình hay Phan Dương Bình Vovinam phía Bắc, riêng các võ sư trong Ban chấp hành HộI võ thì hay gọI ông là Xếnh Xáng hay ĐạI ca. Ngoài 70 tuổI mà thân thủ nhanh nhẹn, miệng cườI, mắt cũng cườI, chân tay khua múa lẹ làng. đụng đâu cũng ra thành đòn. Ông vốn là ngườI gốc Hoa nhưng đã mấy đờI ở Việt Nam, nói thạo cả Hoa ?" Anh ?" Pháp - Việt và một tí tiếng Nga. Hiện nay, ông đang được giao trọng trách của chưởng môn Vovinam Lê Sáng phát triển các kỹ thuật Vovinam cho phù hợp vớI ngườI già và phụ nữ, hay nói cách khác là đa dạng hóa phương pháp truyền dạy Vovinam.
    Lão võ sư Nguyễn Tỵ (chưởng môn Nam Hồng Sơn)
    Là con trai của lão võ sư Nguyễn Nguyên Tộ, một trong những cây đạI thụ của làng võ Bắc Hà nửa đầu thế kỷ 20. NgườI yêu nhạc còn nhớ đến Nguyễn Tỵ - 1 tay guitar trong nhóm 5 ngườI in đĩa đầu những năm 60, đó là HảI ThoạI, Quang Tôn, Tạ Tấn, Văn Vượng và Nguyễn Tỵ. Hiện nay ông đang là phó chủ tịch HộI võ thuật và là ủy viên HộI đồng cố vấn. Lúc ông đứng trước hàng ngàn quân võ trong ngày hộI của môn phái, hay trong ngày giỗ sư tổ của môn phái cũng chính là giỗ bố ông trông ông vẫn có dáng vẻ của một văn nhân, không có cái lên gân sát khí của con nhà võ. Nếu một võ sư tài ba nào của thế giớI muốn đọ ngón đàn vớI ông thì đó chuyện đó sẽ làm vinh dự cho hộI võ Hà NộI, còn một nhạc sĩ, nghệ sĩ guitar nào muốn đấu võ vớI ông thì đúng là chán đờI không còn muốn nhìn mặt ngườI thân nữa. Thế là Nguyễn Tỵ cũng có 2 cái nhất. Tính ông thích đùa, ngườI cao, đầu dài hay độI mũ phớt, thích lên là cườI ha hả, sống cũng la đà trong cả giớI văn và võ, tuy không tỏ ra hờm hờm như những ông thầy võ khác nhưng vẫn oai như thường. Mấy bài võ ông viết ra có hệ thống, trở thành giáo khoa của môn phái. Môn phái Nam Hồng Sơn theo tôi được biết thì nổI tiếng có Thất Tinh quyền.
    Lão võ sư Nguyễn Văn Thơ (chưởng môn Thiếu Lâm Sơn Đông)
    Sinh ra và lớn lên trên miền quê Thái Bình, cậu bé chỉ có cái tên duy nhất Nguyễn Văn Thơ bố mẹ cho để làm vốn. 12 tuổI, cậu bé lê bước chân non tơ vào đờI, theo chân đoàn Sơn Đông mãi võ đi khắp 3 nước Đông Dương. Khi sức vóc ngày một lớn, việc đánh trống của Thơ được thay bằng đôi bồ chứa vật dụng mãi võ kẽo kịt trên đôi vai để mỗI khi đêm về, võ sư Trần Vi Xềnh truyền dạy những tuyệt học của Thiếu Lâm Sơn Đông cho chàng. Trước hết chàng được học về quyền pháp: Mai hoa, Liên hoa, Hỗn nguyên, Lục bộ, Hồng quyền? rồI đến đoản đao, song kiếm? NgườI ta biết đến Nguyễn Văn Thơ qua các màn biểu diễn công phu như: dùng búa đập đá đặt trên đầu, trên mặt, tay không chặt bể trái dừa, dùng giáo nhọn đâm vào yết hầu?
    Năm 1938, võ sư Nguyễn Văn Thơ dừng gót chân phiêu bạt của mình ở Hà NộI và mở lớp dạy Thiếu Lâm Sơn Đông. VớI một phương pháp huấn luyện và kỹ thuật biểu diễn hoàn toàn mớI mẻ, chẳng bao lâu, danh tiếng của lão võ sư cùng cùng Thiếu Lâm Sơn Đông đã trở nên quen thuộc khắp vùng. Song song vớI việc dạy võ thuật, võ sư Nguyễn Văn Thơ còn tham gia tranh tài cùng nhiều cao thủ xứ Bắc. Ngày 1/3/1954, một trong những ngày đáng nhớ nhất của võ sư Nguyễn Văn Thơ - đoạt giảI nhất trong cuộc thi đấu võ đài toàn miền Bắc. Kể từ những năm 80 trở lạI đây, khi phong trào võ thuật ở Hà NộI phục hồI, lão võ sư Nguyễn Văn Thơ cũng không quản tuổI già, tham gia một cách tích cực. Ngoài việc dạy võ tạI nhà riêng ở số 244, phố Lương Yên, tổ 1, đường Hai Bà Trưng, Hà NộI, lão võ sư còn trực tiếp tham gia hộI diễn võ thuật khu vực phía Bắc và toàn quốc, 3 lần đoạt huy chương vàng (kiếm 2 lần và Trung bình tiên 1 lần). Bên cạnh ông giờ đây còn có những cao đồ như các võ sư Nguyễn Văn Hùng, Giang Long Phúc, Nguyễn Thành Trung? đang truyền dạy và xiển dương những tuyệt học của Thiếu Lâm Sơn Đông
    Lão võ sư Hoàng Thanh Vân (chưởng môn phái Hoa quyền)
    Sinh năm 1922 tạI Hưng Yên, trong 1 gia đình có truyền thống thượng võ, cha của lão võ sư là ông Hoàng Văn Thơ, vốn là nông dân nghèo phảI đi làm thuê ở nhiều nơi vùng Bắc Bộ để kiếm sống, nhờ đó mà ông đã có dịp học võ vớI nhiều thầy (ngườI Việt và ngườI Hoa) ở nhiều vùng khác nhau. Đến khi ông truyền dạy sở học võ thuật của mình lạI cho lão võ sư Hoàng Thanh Vân khoảng từ năm 1930 đến năm 1950, ông bảo rằng đó là võ thuật Hoa quyền của dòng họ Hoàng. Lão võ sư cứ theo đó mà gọI môn phái của mình là Hoa quyền suốt.
    Môn phái Hoa quyền có phần cơ bản công rèn luyện ?othập hình? (thủ, nhãn, thân, yêu, túc, thức, khí, đảm, khí, kình, thần) vớI quỹ thờI gian khoảng 3 năm. Sau đó, môn sinh sẽ bắt đầu được truyền thụ 18 bài Hoa quyền, cùng các loạI binh khí như: kiếm, côn, đao, song ngư, lưỡng đầu thiết lĩnh, cửu khúc nhuyễn tiên, song phủ, song chùy, thiết phiến (quạt) và các bài đốI luyện có quy ước (tay không và vũ khí). Đặc biệt, trong vốn liếng sở học của phái Hoa quyền còn có những bài võ truyền thống Việt Nam như Ngọc trản, Lão mai, Thần đồng, Xung thiên đạo đao, Gươm trường thảo pháp và 3 bài côn.
    Trong phong trào võ thuật cổ truyền tạI Hà NộI từ sau ngày đất nước thống nhất, lão võ sư đã có những đóng góp nhất định trong việc đào tạo nhiều môn sinh giỏI, đạt những thành tích cao trong các giảI võ cổ truyền tổ chức tạI thủ đô trong những năm qua.Bản thân lão võ sư cũng đã từng đạt HCV trong 1 lần dự giải. Ngoài ra, năm 1990, lão võ sư còn được mờI sang CHLB Nga để truyền dạy võ thuật.
    Hiện nay, mặc dù tuổI đã cao, nhưng lão võ sư Hoàng Thanh Vân vẫn thường xuyên luyện tập cũng như truyền dạy cho thế hệ trẻ tạI nhà riêng của mình số 39, phố Quang Trung, gác 3, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  3. uic

    uic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    1
    Mấy bài viết về cái vị tiền bối đã post nhiều lần, đề nghị xem phần gương danh nhân.

Chia sẻ trang này