1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ba mẹ là quê hương

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi curio, 25/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Gia đình - nơi bình yên nhất để nó dừng chân, nơi hội tụ của yêu thương. Những kỷ niệm ngọt ngào ngày ấy với Ba với Mẹ, dù đi hết cuộc đời này nó vẫn mãi không quên.
    10 tuổi, ba dạy nó chơi cờ. Ngày ấy cái trò chơi này chẳng thu hút được con bé vốn kém thông minh, cũng chẳng có tính kiên nhẫn như nó. Nhưng Ba nhất định bắt nó phải học, khó khăn lắm nó mới nhớ được từng con Sĩ, con Tướng.... rồi thì đến từng nước đi... Một ngày, hai ngày.... rồi một tuần, hai tuần.... ngày nào ngồi trước bàn cờ là nó cũng ấm ức trong lòng, đầu lúc nào cũng thầm nói "Ghét Ba lắm!". Vậy mà rồi cuối cùng nó cũng bắt đầu tự suy nghĩ, tự đi được từng ván cờ. những lần thấy nó đăm chiêu trước từng nước đi, Ba luôn động viên nó, "Kiên nhẫn và tự tin lên con gái nhé!" Đến một ngày nó đã thắng được Ba, cái cảm giác hạnh phúc khi lần đầu tiên đứng trên sự chiến thắng. Lúc này Ba mới hỏi: "Có biết tại sao ba nhất định bắt con gái phải học chơi cờ không? Ba muốn dạy con tính kiên nhẫn và sự tự tin. Khi làm bất cứ việc gì con cần phải kiên nhẫn và tự tin, có như vậy con mới vững bước trên đường đời."
    Những ván cờ ngày ấy là bài học đầu tiên để nó có được ngày hôm nay. Những lần thất bại, những khó khăn trong công việc vẫn không làm nó lùi bước. Đến giờ sống nơi xa, những lần vội vã về thăm nhà dù bận rộn thế nào nó vẫn dành chút thời gian ngồi cùng Ba vài ván cờ, dù đến giờ trình độ cờ tướng của nó vẫn dở ẹt - vậy mà lần nào nó cũng.... thắng Ba, có lẽ Ba muốn nó sống lại cái cảm giác ngày ấy, muốn nó tin rằng tính kiên nhẫn sự tự tin ngày ấy là một thành quả của ngày hôm nay. Ngày ấy giờ đã xa lắm rồi, nhưng bài học ngày ấy thì con mãi chẳng quên đâu Ba ạ.
  2. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    Mẹ & biển
    Có một lần con sắp đi biển chơi. Như mọi lần, mẹ hỏi: "Có sóng lớn không? Có nước xoáy không? Có phao không? Có ....cứu hộ không? ...v.v. Hồi còn học lớp 9, con đã từng một lần suýt chết đuối ở biển Mỹ Khê khi đi tắm biển cùng với gia đình các dì. Mãi sau này mẹ mới biết nhưng cũng rất hoảng hốt, nên cứ mỗi lần con đi biển là mẹ lại hỏi như vậy. Lẽ ra con có thể trả lời xuôi cho mẹ yên tâm nhưng lần này con bỗng phản ứng: "Tại sao mẹ luôn có suy nghĩ ''''tiêu cực" như vậy? Tại sao nói đến biển là mẹ nghĩ đến chết đuối?!. Cứ nghĩ như mẹ thì còn ai dám đi biển nữa!!!".
    Bất ngờ phản ứng của con, mẹ lặng thinh. Đó cũng là lúc con giật mình hối hận, tìm cách "làm lành" với mẹ. Con nói : "Biển mùa này đẹp và yên lành lắm! Con lại biết bơi(?) và ....mặc áo phao nữa nên mẹ yên tâm!". Thấy mẹ đã vui vui, con hỏi: "Mẹ đã đi biển bao giờ chưa?". "Chưa!" - mẹ đáp.Con bỗng thấy nghẹn ngào. Mẹ ơi, con đã quá vô tâm phải không mẹ? Quê mình gần biển, chỉ vài chục cây số là ra đến biển mà mẹ đi gần hết cuộc đời vẫn chưa tới được!. Thời con gái của mẹ là thời chiến, yêu rồi lấy ba là lính xa nhà ...có mấy ngày vui vẻ bình an mà nghĩ chuyện đi chơi. Rồi chiến tranh kết thúc, ba không về, mẹ nuôi con một mình ....
    Mẹ chưa một lần ra biển, nhưng biển rộng ngoài kia đâu thể nào sánh được với tình mẹ mênh mông, với những nhọc nhằn lo toan suốt đời vì con của mẹ!
    Được curio sửa chữa / chuyển vào 10:13 ngày 29/03/2005
  3. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    Mẹ & biển
    Có một lần con sắp đi biển chơi. Như mọi lần, mẹ hỏi: "Có sóng lớn không? Có nước xoáy không? Có phao không? Có ....cứu hộ không? ...v.v. Hồi còn học lớp 9, con đã từng một lần suýt chết đuối ở biển Mỹ Khê khi đi tắm biển cùng với gia đình các dì. Mãi sau này mẹ mới biết nhưng cũng rất hoảng hốt, nên cứ mỗi lần con đi biển là mẹ lại hỏi như vậy. Lẽ ra con có thể trả lời xuôi cho mẹ yên tâm nhưng lần này con bỗng phản ứng: "Tại sao mẹ luôn có suy nghĩ ''''tiêu cực" như vậy? Tại sao nói đến biển là mẹ nghĩ đến chết đuối?!. Cứ nghĩ như mẹ thì còn ai dám đi biển nữa!!!".
    Bất ngờ phản ứng của con, mẹ lặng thinh. Đó cũng là lúc con giật mình hối hận, tìm cách "làm lành" với mẹ. Con nói : "Biển mùa này đẹp và yên lành lắm! Con lại biết bơi(?) và ....mặc áo phao nữa nên mẹ yên tâm!". Thấy mẹ đã vui vui, con hỏi: "Mẹ đã đi biển bao giờ chưa?". "Chưa!" - mẹ đáp.Con bỗng thấy nghẹn ngào. Mẹ ơi, con đã quá vô tâm phải không mẹ? Quê mình gần biển, chỉ vài chục cây số là ra đến biển mà mẹ đi gần hết cuộc đời vẫn chưa tới được!. Thời con gái của mẹ là thời chiến, yêu rồi lấy ba là lính xa nhà ...có mấy ngày vui vẻ bình an mà nghĩ chuyện đi chơi. Rồi chiến tranh kết thúc, ba không về, mẹ nuôi con một mình ....
    Mẹ chưa một lần ra biển, nhưng biển rộng ngoài kia đâu thể nào sánh được với tình mẹ mênh mông, với những nhọc nhằn lo toan suốt đời vì con của mẹ!
    Được curio sửa chữa / chuyển vào 10:13 ngày 29/03/2005
  4. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Con chẳng phải là con út nhưng từ nhỏ thể trạng vốn yếu ớt nên được Ba Me rất cưng chiều. Gia đình buôn bán nên Ba Me luôn bận rộn và vất vả, nhưng chưa bao giờ để chị em con phải thua kém bạn bè.
    Năm học lớp 6, sức khỏe con ngày một yếu. Ba Me nghe người ta nói có thuốc giúp trẻ con ăn nhiều mau lớn nên cố ki cóp mua cho con uống, dù giá thuốc đắt. Không ngờ, thuốc không hợp thể trạng của con nên gây nóng gan, ăn không nổi, thở không ra hơi. Sau đó, nghe ai chỉ đâu có thầy hay thuốc tốt là Ba Me đưa con đến, tiền mất thì nhiều mà con vẫn không khá hơn. Những lần ngồi sau lưng Ba, con cảm nhận được vai Ba rung lên sau lớp áo ướt đẫm mồ hôi. Ba khóc! Đó là lần đầu tiên trong đời con thấy Ba khóc. Ba vốn không tin vào Trời Phật lắm, nhưng vì con Ba cùng Me đi khắp nơi, từ chùa chiền đến thầy bà cúng bái. Sau một thời gian, không biết là do thuốc Đông - Tây - Nam - Tàu gì hay do lời cầu nguyện của Ba Me làm cảm động lòng trời mà sức khỏe con dần hồi phục.
    Gờ con đã ra trường đi làm và không còn sống bên cạnh Ba Me, nhưng hình ảnh năm xưa Ba chở con rong ruổi khắp mọi nơi để chữa bệnh vẫn in mãi trong lòng. Đôi lúc ngồi nghĩ về ngày xa xưa ấy nước mắt con tự dưng lại trào ra. Bây giờ con đã đủ lớn để hiểu được tình yêu Ba Me, gia đình dành cho con và con hiểu tại sao dáng Ba lại gầy đến thế.
  5. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Con chẳng phải là con út nhưng từ nhỏ thể trạng vốn yếu ớt nên được Ba Me rất cưng chiều. Gia đình buôn bán nên Ba Me luôn bận rộn và vất vả, nhưng chưa bao giờ để chị em con phải thua kém bạn bè.
    Năm học lớp 6, sức khỏe con ngày một yếu. Ba Me nghe người ta nói có thuốc giúp trẻ con ăn nhiều mau lớn nên cố ki cóp mua cho con uống, dù giá thuốc đắt. Không ngờ, thuốc không hợp thể trạng của con nên gây nóng gan, ăn không nổi, thở không ra hơi. Sau đó, nghe ai chỉ đâu có thầy hay thuốc tốt là Ba Me đưa con đến, tiền mất thì nhiều mà con vẫn không khá hơn. Những lần ngồi sau lưng Ba, con cảm nhận được vai Ba rung lên sau lớp áo ướt đẫm mồ hôi. Ba khóc! Đó là lần đầu tiên trong đời con thấy Ba khóc. Ba vốn không tin vào Trời Phật lắm, nhưng vì con Ba cùng Me đi khắp nơi, từ chùa chiền đến thầy bà cúng bái. Sau một thời gian, không biết là do thuốc Đông - Tây - Nam - Tàu gì hay do lời cầu nguyện của Ba Me làm cảm động lòng trời mà sức khỏe con dần hồi phục.
    Gờ con đã ra trường đi làm và không còn sống bên cạnh Ba Me, nhưng hình ảnh năm xưa Ba chở con rong ruổi khắp mọi nơi để chữa bệnh vẫn in mãi trong lòng. Đôi lúc ngồi nghĩ về ngày xa xưa ấy nước mắt con tự dưng lại trào ra. Bây giờ con đã đủ lớn để hiểu được tình yêu Ba Me, gia đình dành cho con và con hiểu tại sao dáng Ba lại gầy đến thế.
  6. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    Hồi nhỏ, tôi rất thích ăn ...bún!. Người Quảng Ngãi nấu "bún giò" bằng thứ bún sợi nhỏ giống như bún riêu trong này, nước dùng béo ngậy, giò heo to đùng, mỗi tô bún còn kèm theo một cái bánh tráng ...
    Thời đó rất khó khăn, tôi nhớ trên con đường từ nhà tôi ở Nghĩa Hành ra thị xã chừng 10 cây số chỉ có ....2 quán bún giò. Một quán gọi là quán Ông Cụt nằm ở gần cái ngã ba gần SVĐ Nghĩa Điền bây giờ, có người chủ quán bị cụt chân chắc là do chiến tranh; quán còn lại gần ngã năm cũ, gọi là bún giò ...Bà Sự.
    Mỗi lần theo mẹ đi thị xã, tôi thường được mẹ cho vào ăn bún giò ở quán Ông Cụt. Mẹ kêu chỉ một tô cho tôi, còn mẹ ngồi uống nước và cầm cái nón quạt lấy quạt để...Rủ mẹ ăn cùng, mẹ không ăn. Thường thì mẹ nói: để bụng đói về nhà ăn cơm cho ngon... Nói chung mẹ luôn có lý do rất hợp lý, vả lại tôi còn phải tập trung vào món ăn khoái khẩu của mình nên cũng không thắc mắc gì nhiều!
    Lớn lên một chút, tôi mới biết với tình hình kinh tế của nhà mình lúc đó, ăn một tô bún như vậy cũng khiến mẹ phải đắn đo suy nghĩ ...nhưng con trai cưng của mẹ thì không thể không được ăn!.
    Mãi đến sau này, tôi còn hiểu thêm một điều khác. Có lẽ hơn ở đâu hết, cuộc sống khó khăn đã làm cho người dân Quảng Ngãi có một quan niệm hơi khắt khe về chuyện "ăn hàng", tức là ăn quà vặt. Người phụ nữ, là nội tướng trong gia đình, phải lo vun vén thế nào cho cả nhà có được cơm ngon canh ngọt, chăn ấm áo lành. Là người giữ số tiền ít ỏi để đi chợ và chi tiêu, nếu cô ta còn có tật "ăn hàng" nữa thì thật là tai hại cho gia đình!. Và mẹ tôi thì không bao giờ "ăn hàng"
    Bây giờ, nói những chuyện này với "bọn trẻ" như ....Spass, TAST, Bian hay Scorpions nghe có vẻ khôi hài, nhưng quả thật là lớp "cha anh" đã sống như thế, tôn trọng và gìn giữ giá trị như thế.
    Giờ đây, khi mà cái ăn cái mặc không còn là nỗi lo, thỉnh thoảng tôi vẫn nghẹn ngào trước một bữa ăn khi nhớ lại hình ảnh của mẹ và những tô bún giò ngày xưa.
  7. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    Hồi nhỏ, tôi rất thích ăn ...bún!. Người Quảng Ngãi nấu "bún giò" bằng thứ bún sợi nhỏ giống như bún riêu trong này, nước dùng béo ngậy, giò heo to đùng, mỗi tô bún còn kèm theo một cái bánh tráng ...
    Thời đó rất khó khăn, tôi nhớ trên con đường từ nhà tôi ở Nghĩa Hành ra thị xã chừng 10 cây số chỉ có ....2 quán bún giò. Một quán gọi là quán Ông Cụt nằm ở gần cái ngã ba gần SVĐ Nghĩa Điền bây giờ, có người chủ quán bị cụt chân chắc là do chiến tranh; quán còn lại gần ngã năm cũ, gọi là bún giò ...Bà Sự.
    Mỗi lần theo mẹ đi thị xã, tôi thường được mẹ cho vào ăn bún giò ở quán Ông Cụt. Mẹ kêu chỉ một tô cho tôi, còn mẹ ngồi uống nước và cầm cái nón quạt lấy quạt để...Rủ mẹ ăn cùng, mẹ không ăn. Thường thì mẹ nói: để bụng đói về nhà ăn cơm cho ngon... Nói chung mẹ luôn có lý do rất hợp lý, vả lại tôi còn phải tập trung vào món ăn khoái khẩu của mình nên cũng không thắc mắc gì nhiều!
    Lớn lên một chút, tôi mới biết với tình hình kinh tế của nhà mình lúc đó, ăn một tô bún như vậy cũng khiến mẹ phải đắn đo suy nghĩ ...nhưng con trai cưng của mẹ thì không thể không được ăn!.
    Mãi đến sau này, tôi còn hiểu thêm một điều khác. Có lẽ hơn ở đâu hết, cuộc sống khó khăn đã làm cho người dân Quảng Ngãi có một quan niệm hơi khắt khe về chuyện "ăn hàng", tức là ăn quà vặt. Người phụ nữ, là nội tướng trong gia đình, phải lo vun vén thế nào cho cả nhà có được cơm ngon canh ngọt, chăn ấm áo lành. Là người giữ số tiền ít ỏi để đi chợ và chi tiêu, nếu cô ta còn có tật "ăn hàng" nữa thì thật là tai hại cho gia đình!. Và mẹ tôi thì không bao giờ "ăn hàng"
    Bây giờ, nói những chuyện này với "bọn trẻ" như ....Spass, TAST, Bian hay Scorpions nghe có vẻ khôi hài, nhưng quả thật là lớp "cha anh" đã sống như thế, tôn trọng và gìn giữ giá trị như thế.
    Giờ đây, khi mà cái ăn cái mặc không còn là nỗi lo, thỉnh thoảng tôi vẫn nghẹn ngào trước một bữa ăn khi nhớ lại hình ảnh của mẹ và những tô bún giò ngày xưa.
  8. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0

    Chuyện Cây Táo
    Ngày xửa ngày xưa có một cây táo to. Ngày ngày, có một cậu bé thường chạy đến đùa chơi bên gốc cây táo. Cậu bé vắt vẻo trên cành cây, hái táo ăn và ngủ say dưới bóng cây mát rượi... Rồi thời gian vùn vụt trôi qua, cậu bé không còn đến chơi thường xuyên với cây táo nữa.
    Một hôm, thấy cậu đến với vẻ mặt buồn bã, cây táo nói:
    - Hãy đến chơi đùa với ta đi bé!
    - Tôi không còn là bé con và cũng không thích chơi đùa với cây táo nữa. Tôi cần đồ chơi nhưng lại không có tiền để mua.
    - Vậy cậu hãy hái những quả táo của tôi và đem bán lấy tiền.
    Cậu bé hớn hở hái táo đem đi bán.
    Rất lâu sau, cậu bé mới quay trở lại. Cây táo vui mừng khôn xiết:
    - Hãy đến đây nô đùa bên ta!
    - Tôi không còn thời gian để nô đùa. Tôi đang phải làm việc cực nhọc để nuôi sống gia đình. Họ cần sửa lại ngôi nhà để ở. Cây táo có giúp tôi được không?
    - Cậu hãy chặt hết những cành cây lớn của tôi mà dựng lại căn nhà.
    Cây táo vui mừng khi giúp được anh bạn, còn anh ta lại hớn hở khi chặt cành và lẳng lặng bỏ đi khi xong việc.
    Một ngày hè nóng nực, ông ta quay lại. Cây táo vui mừng reo lên:
    - Hãy đến đây nói chuyện với ta!
    - Tôi đã già đi nhiều và buồn chán quá. Tôi muốn đi chơi xa trên một chiếc thuyền buồm. Cây táo có cách giúp tôi không?
    - Hãy chặt lấy thân cây to của ta mà đóng một chiếc thuyền. Anh có thể đi chơi xa và sẽ cảm thấy vui trở lại.
    Ông ta chặt thân cây táo và ra đi biền biệt.
    Cuối cùng, vào một ngày kia, anh ta cũng quay trở lại. Cây táo buồn bã nói:
    - Xin lỗi ta không còn gì để cho bạn cả, chẳng còn những quả táo ngon...
    - Tôi cũng đâu còn răng để ăn.
    - Ta không còn những cành cây rắn chắc...
    - Tôi cũng chẳng còn thiết gì chuyện leo trèo, đùa chơi.
    - Ta không còn gì, ngoài những rễ cây đang chết dần nầy.
    - Tôi chỉ cần một chỗ để nghỉ ngơi sau khi đã trải qua những năm tháng dài, nhọc nhằn của kiếp con người.
    - Vậy thì hãy đến gần đây và gối đầu lên những rễ cây già nua nầy.
    Ông già ngoan ngoãn làm theo và cây táo mỉm cười trong nước mắt.
    Đây là câu chuyện của tất cả chúng ta. Khi còn nhỏ, chúng ta thích được chơi đùa cùng cha mẹ. Càng lớn lên, chúng ta càng rời xa cha mẹ kính yêu và chỉ quay về khi cần một thứ gì đó hoặc lúc có nỗi buồn phiền, bối rối. Cha mẹ luôn dang rộng vòng tay và sẵn sàng cho chúng ta bất cứ thứ gì họ có, để được thấy con cái hạnh phúc. Có thể bạn thấy người con trai trong câu chuyện thật đáng trách nhưng suy ngẫm lại, có lúc chúng ta đối xử với cha mẹ mình như vậy.
    (Từ Chicken soup for the soul)
  9. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0

    Chuyện Cây Táo
    Ngày xửa ngày xưa có một cây táo to. Ngày ngày, có một cậu bé thường chạy đến đùa chơi bên gốc cây táo. Cậu bé vắt vẻo trên cành cây, hái táo ăn và ngủ say dưới bóng cây mát rượi... Rồi thời gian vùn vụt trôi qua, cậu bé không còn đến chơi thường xuyên với cây táo nữa.
    Một hôm, thấy cậu đến với vẻ mặt buồn bã, cây táo nói:
    - Hãy đến chơi đùa với ta đi bé!
    - Tôi không còn là bé con và cũng không thích chơi đùa với cây táo nữa. Tôi cần đồ chơi nhưng lại không có tiền để mua.
    - Vậy cậu hãy hái những quả táo của tôi và đem bán lấy tiền.
    Cậu bé hớn hở hái táo đem đi bán.
    Rất lâu sau, cậu bé mới quay trở lại. Cây táo vui mừng khôn xiết:
    - Hãy đến đây nô đùa bên ta!
    - Tôi không còn thời gian để nô đùa. Tôi đang phải làm việc cực nhọc để nuôi sống gia đình. Họ cần sửa lại ngôi nhà để ở. Cây táo có giúp tôi được không?
    - Cậu hãy chặt hết những cành cây lớn của tôi mà dựng lại căn nhà.
    Cây táo vui mừng khi giúp được anh bạn, còn anh ta lại hớn hở khi chặt cành và lẳng lặng bỏ đi khi xong việc.
    Một ngày hè nóng nực, ông ta quay lại. Cây táo vui mừng reo lên:
    - Hãy đến đây nói chuyện với ta!
    - Tôi đã già đi nhiều và buồn chán quá. Tôi muốn đi chơi xa trên một chiếc thuyền buồm. Cây táo có cách giúp tôi không?
    - Hãy chặt lấy thân cây to của ta mà đóng một chiếc thuyền. Anh có thể đi chơi xa và sẽ cảm thấy vui trở lại.
    Ông ta chặt thân cây táo và ra đi biền biệt.
    Cuối cùng, vào một ngày kia, anh ta cũng quay trở lại. Cây táo buồn bã nói:
    - Xin lỗi ta không còn gì để cho bạn cả, chẳng còn những quả táo ngon...
    - Tôi cũng đâu còn răng để ăn.
    - Ta không còn những cành cây rắn chắc...
    - Tôi cũng chẳng còn thiết gì chuyện leo trèo, đùa chơi.
    - Ta không còn gì, ngoài những rễ cây đang chết dần nầy.
    - Tôi chỉ cần một chỗ để nghỉ ngơi sau khi đã trải qua những năm tháng dài, nhọc nhằn của kiếp con người.
    - Vậy thì hãy đến gần đây và gối đầu lên những rễ cây già nua nầy.
    Ông già ngoan ngoãn làm theo và cây táo mỉm cười trong nước mắt.
    Đây là câu chuyện của tất cả chúng ta. Khi còn nhỏ, chúng ta thích được chơi đùa cùng cha mẹ. Càng lớn lên, chúng ta càng rời xa cha mẹ kính yêu và chỉ quay về khi cần một thứ gì đó hoặc lúc có nỗi buồn phiền, bối rối. Cha mẹ luôn dang rộng vòng tay và sẵn sàng cho chúng ta bất cứ thứ gì họ có, để được thấy con cái hạnh phúc. Có thể bạn thấy người con trai trong câu chuyện thật đáng trách nhưng suy ngẫm lại, có lúc chúng ta đối xử với cha mẹ mình như vậy.
    (Từ Chicken soup for the soul)
  10. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Cho Chị, cho Muonmang78 và cho Ta của 5 năm sau
    Ngày... tháng... năm...
    Con yêu dấu của má,
    Má có thói quen viết nhật ký từ khi còn là một cô gái bé nhỏ tập tành làm người lớn. Má viết cho riêng mình, cho mỗi một mình mình. Nhưng từ khi lấy chồng, má không còn sống riêng cho một mình má nữa. Cuộc đời của má đã gắn liền với ba con và bây giờ là với con.
    Hôm nay là một ngày thật vui, phải nói là vui nhất cuộc đời của má, ngày con của má ra đời. Má không thể nào diễn tả được nỗi niềm hạnh phúc lớn lao đó, nó quá lớn đến nổi má đã chia sẻ cho bao người, cho cả thế gian này, mà nó vẫn còn tràn đầy trong má, khiến má phải lập quyển nhật ký này cho con, vì con... Nó sẽ cùng con đi hết cuộc hành trình của một đời người.
    Cún con của má, má vẫn băn khoăn nghĩ ngợi mãi không biết đặt tên con là gì. Khi sắp sinh con má đau lắm nhưng không khóc, tại sao má phải khóc con há? Sinh con là bổn phận của má, mà cũng là nghĩa vụ thiêng liêng của má. Dẫu đau đớn, vất vả - má vẫn vững tay chèo chống, chính con đã tiếp thêm sức mạnh cho má đấy con yêu ạ.
    Lần đầu tiên khi con úp mặt vào ngực má mút sữa, lòng má rung động cực kỳ. Nước mắt má trào ra với cảm giác con là một phần thân thể của má, là xương thịt và máu huyết của má tạo thành. Con trai của má, niềm hạnh phúc và kiêu hãnh của má.
    ..........................
    Để đó hôm sau viết tiếp, làm việc thôi... hehe...

Chia sẻ trang này