1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"BA NGƯỜI BẠN" - ERICH MARIA REMARQUE

Chủ đề trong 'Văn học' bởi deepbluesee, 31/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Anismee

    Anismee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Tớ đọc "Ba Người Bạn" do Vũ Hương Giang dịch, có lẽ là bản dịch mới nhất. Không thể nói là rất tốt vì thỉnh thoảng vẫn vướng vài câu tối nghĩa. Nhìn chung là không được trau chuốt cho lắm.
    "Phía Tây không có gì lạ" có được phát hành nhân dịp kỷ niệm vừa rồi không mọi người nhỉ, có vẻ như đây mới là tác phẩm để đời của Remarque. Bây giờ tớ đang đọc những trang đầu của "Khải Hoàn môn".
  2. choai

    choai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    " Khải hoàn môn" với tôi còn gây ấn tượng mạnh hơn cả "Ba người bạn". Khắc khoải và đau đớn. Mà thực ra tác phẩm nào của Remarque mà chẳng vậy. Có chăng chỉ có "Bản du ca cuối cùng của loài người đi tìm đất sống" mới có chút ánh sáng. Những nhân vật của Remarque nói, chính xác là mơ về thế kỷ 20 như thời đại của hy vọng và lòng nhân ái. Qua hết thế kỷ 20 rồi mới càng thấy buồn vì nhiều thứ đã không như họ mong ước.
  3. calvados

    calvados Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Bây giờ tớ đang đọc những trang đầu của "Khải Hoàn môn".
    [/quote]
    Chờ đợi từ bài viết đầu tiên trong topic này, giờ mới có người nhắc đến KHẢI HOÀN MÔN. R ( với tôi, có lẽ Ravic là nhân vật mang nhiều dấu ấn cá nhân của Remarque nhất ) là tác giả đầu tiên khiến tôi tìm những tác phẩm khác sau khi đọc tác phẩm đầu tiên. Đúng như một bạn nào ở đây đã nhận xét, R có những câu viết rất tinh tế về rượu, và mỗi câu chuyện, lại như một loại rượu, mang những hương vị nồng nàn khác nhau. KHM là rượu tần. Ba người bạn là Rum Bacardi. ..Dư âm chiến tranh, rượu, và tình yêu. Những đêm trăng, màu xanh biếc của nỗi nhớ, của bầu trời, của ánh mắt người yêu dấu. Những cô gái với đôi vai mảnh mai ánh màu đồng. Quán rượu u tối, hương rượu ấm nồng mà lặng lẽ như vòng tay bè bạn...
    R, còn nhiều điều lắm J muốn nói với R, mà cũng chẳng có gì để nói nữa...
  4. artox1812

    artox1812 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    0
    Thật ra, tớ mới chỉ đọc đúng 3 tác phẩm của R là:
    1.Ba người bạn
    2. Khải hoàn môn
    3. Phía tây không có gì lạ
    Sau khi đọc xong, cảm thấy... đủ rồi. Những ấn tượng mà ba quyển sách này để lại quá đẹp đẽ đến nỗi không dám tìm đọc thêm vì sợ rằng tiếp theo sẽ chỉ là những dị bản không hoàn hảo.
    Nhưng hôm trước ghé qua Nhà sách Đông Tây, và quyết định mua thêm quyển Bóng Tối Thiên Đường ( quyển tiểu thuyết cuối cùng của Remarque ). . Không biết có nên làm như vậy không nữa.
  5. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Eric Maria Remarque
    Thời gian để sống và thời gian để chết ", "Chiến hữu" ( " Ba người bạn"), "Khải hoàn môn", "Bia mộ đen", "Đêm Lisbon", "Phía Tây không có gì lạ", "Tia lửa sống", "Bóng tối thiên đường", "Bản du ca cuối cùng", "Hãy yêu kẻ sống cạnh mình", "Bầu trời không biệt đãi ai", "Đế chế thứ ba"...
    Người ta gắn cho Remarque một cái tên "nhà văn viết về chiến tranh" nhưng tôi không thích chút nào cả. Tôi đặt lại cho ông tên khác "người viết về tình yêu cuộc sống". Cuộc sống đem đến tình yêu, và tình yêu nuôi dưỡng con người ta sống tốt đẹp, nhưng đến một khi nào đó, toàn bộ thế giới quanh ta đổ nát hoang tàn, chính ta phải lang bạt như một con sói cô đơn lạc loài từ miền đất này đến miền đất khác, tất cả đều là những miền đất chết theo nhiều cách khác nhau, thì lúc đó, thứ để ta bấu víu vào để sinh tồn chỉ còn là tình yêu của ta cho cuộc sống. Tôi đã đọc và hiểu Remarque theo cách đó.
    Các tác phẩm của Remarque chia làm ba xu hướng: miêu tả trực diện chiến tranh trong "phía tây không có gì lạ, thời gian để sống và thời gian để chết", sự ám ảnh đè nặng lên cuộc sống sau chiến tranh trong "ba người bạn, bia mộ đen" và "khải hoàn môn, bản du ca cuối cùng..." nói về thân phận lưu lạc, bị xua đuổi ở khắp mọi nơi.
    Có lẽ không ai viết về chiến tranh sống động và tàn khốc hơn Remarque và rất hiếm ai viết về cô đơn tuyệt vời hơn Remarque. Chính bản thân ông đã ra trận trong thế chiến thứ nhất và rồi chính phải chốn tránh khỏi đất nước của mình. Trong "Phía tây không có gì lạ", những chàng thanh niên 19 tuổi chưa từng biết đến giết chóc và những tội ác trong tâm hồn bị đẩy ra khỏi ghế nhà trường lao vào cuộc chiến. Họ chém giết tơi bời mà không mảy may biết mặt mũi kẻ thù của mình phía bên kia chiến tuyến. Duy nhất chỉ có một lần gặp mặt giữa hai "kẻ thù", một anh chàng Đúc trẻ tuổi vừa rời ghế nhà trường và một người nông dân Nga chất phác và vạm vỡ. Và rồi những chàng thanh niên Đức đầy ước mơ dày dạn dần sau mỗi lần chiến đấu, bởi vì, sau một trận chiến thì chủ yếu chết là lính mới, và chết vơi đi phân nửa. Nhưng cuối cùng, thì gần như tất cả sẽ phải gục ngã trong các hào luỹ, hố bom của mặt trận Tây Âu bởi vì còn sống, họ còn phải ra trận và để bảo vệ mình, họ phải giết càng nhiều càng tốt. Một ngày đẹp trời nào đó một người lính bị chết và đài phát thanh buổi sáng hôm sau thông báo "mặt trận phía Tây không có gì lạ".
    Cho đến "Thời gian để sống và thời gian để chết", sự tàn khốc của chiến tranh lại trở về chính nước Đức khi một người lính từ mặt trận trở về nhà. Sự đổ nát và sự thản nhiên một cách kỳ lạ của người dân ngay tại mảnh đất quê hương đã dập tắt hoàn toàn mọi hy vọng của Gơrebê. Và anh có một cuộc tình thoáng qua nhưng vô vọng trước khi trở lại mặt trận. Gơrebê chết thật đẹp, khi viên đạn đến với anh, anh chỉ nhận ra một đoá hoa hồng dường như đang nở và khi nhắm mắt, Gơrebê không phân biệt được đâu là cái chết và cuộc sống. Thời gian để sống chính là thời gian tiến dần đến cái chết và thời gian khi anh dần chết cũng chính là một phần thời gian để sống.
    Tôi vẫn luôn tin rằng, cô đơn là một phần tự nhiên hết sức của cuộc sống chúng ta như ăn uống và hít thở không khí.... Con người ta hay cảm thấy cô đơn rõ rệt nhất khi họ vừa đánh mất hay bị tình yêu chối từ, bởi vì rằng cô đơn luôn tồn tại, con người tìm đến tình yêu để che đậy lại nó, và để cho nó được ngủ yên đằng sau những đam mê và hạnh phúc. Cô đơn là nhân bản, là cội nguồn của tội ác và cội nguồn của lòng nhân ái chỉ còn hy hữu. Trong các tác phẩm của Remarque, con người bị đẩy đến nỗi cô đơn tận cùng và dường như nó là cồn trong ly rượu hay là sự đắm đuối của tình yêu để mà chúng ta say mê với nó. Mỗi nhân vật đều trơ trọi, và cô đơn quá. Họ cô đơn, không mục đích, không ý nghĩ và từng lúc, từng lúc họ lại quay trở lại với sự vô nghĩa của cuộc sống. Bác sĩ Ravic (khải hoàn môn) đã chọn sự trả thù làm cứu cánh, nhưng đến khi sự trả thù ấy được hoàn thành tốt đẹp, anh lại nhân ra sự vô nghĩa đến đáng sợ của nó. Và steiner trong "bản du ca cuối cùng", anh ta từ một con cừu non hiền lành ngây dại trở thành một con sói khôn ranh, một con sói cô đơn như thân phận những người lưu vong mà chỉ có sự sinh tồn là mục đích duy nhất. Steiner đã chia tay người yêu của mình mà không buồn phải buồn rầu nữa, bởi vì họ thừa hiểu giá trị của sinh tồn, của nỗi cô đơn đè nặng và họ chỉ nương tựa và bấu víu vào nhau như hai cánh phù du trên con đường lưu lạc.
    Vì sinh tồn, họ phải tiếp tục cố gắng tìm mọi cách để sống, và tìm mọi cách để quên. Quên đi chính bản thân mình trong những giọt rượu hàng ngày và quên đi nỗi cô đơn bằng tình yêu. Tình yêu trong các tác phẩm của Remarque cũng thật đặc biệt, hầu như "ba người bạn, bia mộ đen, khải hoàn môn, bản du ca cuối cùng" đều có cốt truyện xoay xung quanh tình yêu của nhân vật chính. Đấy là tình yêu với một cô gái bị bệnh điên trong "ba người bạn", hay tình yêu của Ravic khi anh biết rằng cô gái của anh còn một người đàn ông nữa chu cấp cho cô ta cuộc sống. Cho dù thế này hay thế khác thì vẫn cứ là tình yêu, nó sáng lên cùng với những nỗi buồn trong suốt rồi vỡ vụn, bởi vì nó mong manh quá đỗi. Đối mặt với bi kịch, tình yêu mong manh ấy không thể chịu đựng được và rồi nó gẫy gục trước số phận, từng lúc từng lúc, con người lại bị kéo về đối mặt với nỗi cô đơn của chính bản thân mình.
    Remarque đã may mắn được trở về sau cuộc chiến, để mà lại phải đối mặt với cuộc chiến thứ 2 và dấn thân vào cuộc sống lưu vong khắp châu Âu, để mà cầm bút viết về một "thế hệ bị đánh mất" như lời ông nói. Thế hệ ấy từng lớp, từng lớp người bị ngã gục dưới làn đạn, và ngay cả khi đã trở về, chiến tranh vẫn găm những vết thương vào tâm hồn và sự sinh tồn chỉ còn là mục đích duy nhất để cho họ sống. Và chỉ có Remarque mới viết nhiều về niềm yêu cuộc sống khát khao như thế, yêu cuộc sống cả khi cuộc sống khó khăn hay chẳng còn gì cả, yêu cuộc sống bởi vì đó là cuộc sống.
    Và khi cuộc sống được kể bằng tình yêu thì nó làm mê đắm lòng người. Nó mềm mại, hài hưóc,mang nhiều chất thơ và đầy lòng nhân ái.
    Được raxun sửa chữa / chuyển vào 17:22 ngày 06/11/2005
  6. LoaKenDen

    LoaKenDen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    0
    Hix Pat trong "Ba người bạn" đâu có bị bệnh điên!
    Hôm nay quay lại nhà sách Đông Tây tìm mua Khải Hoàn Môn, Bia mộ đen...thì đều ko có nữa.
    Đọc xong Ba Người Bạn cảm thấy rất xúc động. Truyện nói về cả tình bạn và tình yêu, về lòng nhân ái, về nỗi cô đơn tuyệt vọng. Chiều nay đọc những trang cuối cùng, từ cái chết của Lenz rồi đến cái chết của Pat có lúc cảm thấy như chỉ chớp mắt thôi nước mắt tôi sẽ rơi xuống, yếu đuối quá hix.
    Tình yêu của nhân vật chính là một tình yêu đẹp. Chính những gì anh đã trải qua, những mất mát khó khăn, nỗi cô đơn...đã khiến cho tình yêu trong anh trơ nên đẹp đẽ, đẹp ngay trong những cả nỗi khắc khoải và đau đớn. Bất chợt liên tưởng đến tình yêu thời nay, tất cả dường như chỉ là phù phiếm, con người ta không thể yêu thương nhau trọn vẹn đến thế..
  7. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    đọc " Ba người bạn" cách đây 2 năm, hay thật,
    thằng bạn tớ mê Enrich kinh khủng, có khá đủ những tác phẩm của Enrich đã xuất bản ở vn, nhưng mà tớ mới mượn đọc được mỗi "Ba người bạn" , hôm nào phải đi tìm mua, đọc lại mới được.
    Thấy bảo, Phía Tây ko có gì lạ, Khải hoàn môn còn hay hơn nữa cơ !
  8. choai

    choai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũngkhông nghĩ E.R là nhà văn chiến tranh, tôi nghĩ ông là nhà văn của những con người bị săn đuổi và của nỗi tuyệt vọng từ từ. Cái buồn trong những tác phẩm của ông, tôi cảm thấy là "cái buồn mà tỉnh", rất tỉnh. Vì vậy, nỗi đau càng sâu.
    Cảm giác về nỗi buồn mà ông mô tả trong Khải Hoàn môn, cái cảm giác buồn đau hoàn toàn không phải chỉ là tinh thần mà là còn là cảm giác thể xác cụ thể,- cảm giác ấy là có thực đấy, không phải là E.R nói quá lên đâu. Tôi đã từng biết cảm giác như vậy, đau đến mức gập cả người vào, đến mức không thể đi được, đến mức những ngón tay co quắp lại và lạnh buốt. Không phải vì bệnh tật, mà là vì buồn đau. Trải qua rồi mới càng thấm thía, E.R nhạy cảm và nhân hậu đến mức nào.
  9. ctci

    ctci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    Em thích câu này trong Ba Người Bạn: "Những kẻ độc thân sẽ không sợ bị bỏ rơi" Truyện có rất nhiều câu nói đáng nhớ.
    [/quote]
    Mình thì thích câu "Con người ta chỉ can đảm một khi cũng biết sợ"
  10. LoaKenDen

    LoaKenDen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng đã từng có những cảm giác như vậy, không phải là cảm giác, mà là đã từng trải qua những lúc đau đớn ấy, vì thế khi đọc E.R cảm thấy rất thấm thía và xúc động sâu sắc.
    E.R đã viết về những nỗi đau khắc khoải của mình một cách nhẹ nhàng nhưng những nỗi niềm tâm trạng ẩn sâu trong đấy mới thực sự tác động sâu sắc đến người đọc.
    Nỗi buồn của nhân vật không như một cú shock đổ ập vào người đọc, mà nó cứ thấm dần thấm dần qua những hành động, lời nói, suy nghĩ bình thường hàng ngày, khiến cho ta khi đọc cảm thấy khắc khoải day dứt hơn.
    Tôi chưa bao giờ có dịp đọc được một tác phẩm nào gây cho tôi những cảm giác ấy như khi đọc E.R

Chia sẻ trang này