1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"BA NGƯỜI BẠN" - ERICH MARIA REMARQUE

Chủ đề trong 'Văn học' bởi deepbluesee, 31/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LoaKenDen

    LoaKenDen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    0
    Cớ sao thiên hạ dựng tượng đài cho đủ loại người...mà không một lần tạc một vầng trăng hoặc một cái cây đang đâm hoa?"
    Được loakenden sửa chữa / chuyển vào 12:21 ngày 16/11/2005
  2. cactus_vn

    cactus_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    Xúc động nhất là câu "Pat, người bạn can trường của anh". Rồi những ngày cuối cùng của cô ấy k dám nhìn vào gương.
  3. artox1812

    artox1812 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    0
    Ở Hà nội muốn uống rượu Calvados thì uống ở đâu nhỉ?
  4. Michelle83

    Michelle83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2005
    Bài viết:
    724
    Đã được thích:
    0
    Loài người chém nhau đủ rồi , lại còn muốn tất cả mọi thứ trong cuộc sống này ganh tị nhau à bạn >
  5. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Thật lạ là mặc dù đã đọc hầu hết những tác phẩm của Remarque nhưng tớ lại chưa xem Ba người bạn.
    Truyện đầu tiên của ông này mà tớ đọc là Khải hoàn môn, cũng là truyện đã đọc nhiều lần nhất, tớ nhớ kiểu câu cú và miêu tả trong đó một thời gian dài, đôi khi vô tình ngồi viết ra, coi lại mới thấy giống một cách vô thức. Nỗi cô đơn của Remarque gắn liền với chiến tranh nên luôn luôn đi kèm nỗi sợ hãi, ám ảnh về tương lai bất định, đen tối. Một điều gì đó sẽ xảy ra vào bất cứ lúc nào kể từ thời điểm ta đang suy nghĩ này, một sự kiện sẽ làm thay đổi cuộc đời ta, nó sẽ xảy ra chóng thôi, nhưng không biết là lúc nào, không thể đoán định trước. Con người trong hoàn cảnh ấy không có gốc rễ, tự nhận thức là họ chẳng bao lâu nữa cũng sẽ bật ra khỏi mặt đất, ra khỏi sự ấm cúng, an toàn tạm thời ở hiện tại. Họ luôn sống trong một tháng có lẽ là cuối cùng, một tuần có lẽ là cuối cùng, uống một ly rượu có lẽ là cuối cùng, gấp rút trong một lần ******** có lẽ là cuối cùng, lãng mạn, hôn, nhấm nháp ly rượu có cái tên lạ trong khi tỉnh táo ý thức tất cả không trừ một điều gì đều có thể biến mất ngay sau một vài sự kiện. Chúng ta không sống trong hoàn cảnh đó, nhưng theo một cách ví dụ rất không sát, thì ai đã từng phải thay đổi cuộc sống của mình, chia tay với người thân, người yêu, sẽ có cảm giác gần giống như trong truyện ở vài ngày lúc trước lúc chia tay. Hoặc nếu ai đã từng phải chia tay mảnh đất mình đã sống từ nhỏ, mà trước lúc chia tay ấy, có nhiều điều chưa hoàn thành, nhiều tâm sự chia được chia sẻ, hoặc không có người thân, người yêu, thì lại càng hiểu được cảm giác trống rỗng đến kinh hoàng của những đêm tối ngồi chờ đợi cái "sự kiện" kia xảy ra. Khoảng thời gian ấy nếu bạn nhấp một ly rượu thì mùi vị của nó sẽ hoàn toàn khác, trong một ngụm rượu nhỏ có chứa đựng cả một liều thuốc chiến thắng ý thức, mặt trời buổi sáng, thời gian. Khi vô giác bắt đầu bám lấy bạn, thì cái ánh nắng của bình minh không còn là dấu hiệu đe doạ cho thấy ngày mới đã bắt đầu và cái "sự kiện" kia sẽ ngày càng gần hơn, mà nó sẽ biểu hiện cho sự sống, qua nó bạn nhìn thấy bộ mặt khác của cuộc sống hàng ngày và sẽ ngạc nhiên khám phá vẻ đẹp của những điều bình thường giản dị. Khoảng thời gian trước khi ra đi có cả sự im lặng tuyệt vọng khiến bạn muốn hét lên trong bóng tối lẫn những khoảng khắc tuyệt vời của sự nhận thức về tính vô thường của cuộc đời.
    Hì, hứng lên nói hơi nhiều, nhưng quả thật lúc tớ đang trải qua những cảm giác đó thì đọc Remarque, cứ như có người đồng cảm tại chỗ, đến bây giờ vẫn còn nhớ rất rõ.
    Sau đó tớ có đọc Thời gian để sống và thời gian để chết, truyện này cũng hay, gấp rút vội vã còn hơn cả Khải hoàn môn nhưng nhân vật xây dựng không bằng. Phía tây không có gì lạ, thì ko còn gì để nói ngoài từ xuất sắc, mặc dù ngắn và rất cảm tính.
    Theo tớ có lẽ đọc Remarque thì chỉ cần đọc ba quyển này, vì ví dụ tớ có đọc mấy truyện khác như Đêm Lisbon hay Bản du ca hay Bóng tối thiên đường gì đó, thấy nhiều chi tiết lặp lại, mà về cơ bản ý tưởng truyện và phong cách vẫn giống ba quyển kia, và ko được trọn vẹn lắm.
    [
    Được larra sửa chữa / chuyển vào 11:17 ngày 07/12/2005
  6. artox1812

    artox1812 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    0
    Đêm qua, trời mưa. Không phải cái mưa rào ào ào, xối xả của mùa hè. Cũng không phải cái kiểu mưa bụi lây phây của mùa xuân. Mưa như một đêm mưa trong Ba Người Bạn... Không hiểu tại sao, ngay khi nghe tiếng những hạt mưa lộp độp rơi trên cái máng tôn ngoài cửa sổ, tôi đã nghĩ ngay đến cái đêm đầu tiên Pat ở lại trong căn phòng của Robby. Cái đêm mà hai người đã trở về sau khi lang thang khắp các con đường mù sương, và ngồi lặng đi trên một cái ghế đá trong nghĩa trang thành phố. Cái đêm mà Robby nhìn sâu vào trong mắt của Pat, và Pat cũng nhìn Robby, nhưng cái nhìn của nàng dường như đi xuyên qua người anh, hướng về một nơi nào đó xa xôi thăm thẳm, nơi những tiếng gọi bí mật đang vọng lên...
    ....Tôi tắt đèn trong phòng mình, và mở cửa sổ ra. Cửa sổ không cùng hướng gió, nhưng hơi lạnh vẫn ngay lập tức ùa vào phòng. Và tiếng mưa rì rầm, tí tách... Và hơi rượu từ cái cốc trên bệ cửa sổ... Và ý nghĩ về một người nào khác ngoài tôi đang hiện diện trong căn phòng, nhìn tôi từ một góc tối nhất. Tôi cảm nhận được cái kiểu nheo mắt, nụ cười trìu mến ấy. Chắc hẳn người ấy phải biết tất cả.... Nỗi lo của tôi, thành công của tôi, và con đường phía trước của tôi. Thêm một bậc thang để tiếp tục bước đi. Về nơi nào mà tôi muốn dừng lại.
  7. Moneytalks

    Moneytalks Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Các bạn đọc nhiều nhỉ? Và lại còn nhớ kỹ nữa. Thật sự mình không thể nhớ được các chi tiết trong truyện của Remarque, chẳng bao giờ có thể liệt kê ra như bạn gì ở trên nhận xét về từng truyện. Truyện này có giá trị gì, truyện kia nhân văn ra sao. Cốt truyện của từng quyển không nhớ rõ chứ đừng nói đến từng chi tiết truyện, từng đoạn văn hay. Cho nên nếu mình bảo mình thích Remarque, chắc các bạn cười vào mũi mình mất thôi.
    Đợt tái bản sách của ông vừa rồi (mà tất cả các quyển đều chung một lời giới thiệu), mình có mua tất cả các quyển. Chỉ băn khoăn là không như giới thiệu, hình như cuốn Đường về không thấy được tái bản để mà mua. May quá không phải đi tìm sách vất vả như các bạn. Đại loại mình có các quyển sau (nếu như trí nhớ mình đủ tốt): Khúc du ca cuối cùng bản dịch Huỳnh Phan Anh (?), Ba người bạn, Đêm Lisbon, Bóng tối thiên đường, Khải hoàn môn, Bia mộ đen, Phía Tây không có gì lạ. Các cuốn sách của ông mình đặc biệt thích (chán cái đặc biệt thích mà không nhớ nổi bất cứ một cái gì rõ ràng về ổng).
    Không nhớ gì về Remarque mà lại viết một vài cảm xúc nghe chừng hơi khó. Nói đọc lại ổng để có thể viết thì lại mắc chuyện khác không đọc được.
    Giống như mấy bạn ở trên, mình cũng thích nghe Pink Floyd. Thú thực là bây giờ mình không nghe bất cứ một ban nhạc nào ngoài Pink Floyd cả. Chỉ một chiếc máy MD Sony với một chiếc đĩa nhỏ trong đó có đủ Dark Side of the Moon, Animal, Wish You Were Here... thế là mình nghe từ sáng đến tối, trong công ty cũng nghe mà về nhà ngồi máy cũng nghe. Nghe Pink có cảm giác mình lạc lõng rất kỳ lạ, điều này không thấy được khi nghe các ban nhạc Rock khác. Cũng kỳ lạ là tớ nghe như thế trong một năm rồi. Kỳ lạ khi mình thích cảm giác lạc lõng, mệt nhoài. Chẳng hiểu tại sao nữa.
    Đọc văn của Remarque cũng vậy. Mình bật ánh đèn điện, ngồi vào ghế, và thế là lạc vào một thế giới khác hoàn toàn những gì mình đang gặp hàng ngày. Trong cái thế giới ấy có chiến tranh, những cuộc chiến ác liệt, những sự lẩn tránh như đang nép mình vào bóng tối, có cái chết có những người sống sót, có tiền bạc, có bạn bè, có ruợu, có niềm vui có nỗi buồn và có tình yêu và có sự chia lìa mất mát. Nó như hoàn toàn một cuộc sống thực với đầy đủ 70 năm cuộc đời mình có lẽ cũng không trải nghiệm hết được. Vậy mà mình lại ngập trong nó.
    Thế là mỗi lần đọc văn của ông, hoặc đôi ba người cũng đôi chút như ông, mình lại chới với với những gì mình muốn có nhưng chẳng bao giờ có, những điều mình có thể làm được nhưng chẳng bao giờ làm, những điều gì trong quá khứ ngọt ngào, tuổi thơ đã qua. Những cảm giác ấy bao giờ cũng trỗi dậy mỗi khi mình gấp lại cuốn sách của Remarque.
    Mình muốn lang thang lạc lõng như cảm giác khi nghe Pink Floyd, vác ba lô và lặng lẽ ngắm hoàng hôn trên biển, một mình trong một chuyến đi dài ngày, dõi ánh mắt theo cánh chim nhỏ xíu trên bầu trời đang sải cánh bay. Muốn mình lạc bước trong những đám lá vàng rơi ngập trời. Muốn nghe hồn thiêng của những tháp Chàm như trong thơ Chế Lan Viên. Muốn tìm lại cảm giác như trẻ thơ ngày xưa tắm mưa, cười khanh khách nghe tiếng xe bố mẹ đi làm về. Muốn viết được một cuốn tiểu thuyết dựa theo kinh nghiệm đọc của mình để viết lại những gì mình đã thấy, đã nghe và đã sống, để đến khi mình đọc, mình có thể bật khóc lên được, và nếu như mình có đủ tài năng và máu mủ, thì người khác đọc cũng bật khóc lên được, như mình đã vài lần thế, một lần là đọc tới khi anh chàng Caufield nhìn em mình vui đùa ngây thơ trong xích đu.
    Tất cả những điều mình muốn này, mình có lẽ chẳng bao giờ đạt được. Cũng như trong cuộc sống bạn có rất nhiều điều chẳng bao giờ làm được, điều gì cũng làm lặng lẽ bâng khuâng khi nghĩ đến nó. Cái cảm giác này vừa chua xót nhưng lại ngọt ngào, nó là một cái gì đó bitter sweet, nhưng hình như nuối tiếc ngọt ngào là một phần của cuộc sống dưới Thượng Đế mà chúng ta đang sống.
    Cái cảm giác này mỗi lần đọc Remarque mình lại nhận được. Tiếc một điều mình chẳng bao giờ nhớ được gì nhiều và rõ ràng về Remarque. Và hình như nghệ thuật chẳng bao giờ lượng hoá được rõ ràng, chẳng bao giờ logic đủ rõ ràng. Cũng như trong lời đầu một cuốn sách nào đó, Salinger nói rằng mong người đọc sách của ông là một người amateur.
    Remarque có lẽ là một người đa cảm và lãng mạn, tại sao đọc sách ông bạn lại không là một người lãng mạn hoàn toàn?
  8. choai

    choai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Bạn nhắc đến Salinger và Caufield khi đang nói về Remarque, tôi cũng thấy có sự đồng cảm. Dù rằng tôi có lẽ cũng không hiểu gì nhiều và không nhớ gì nhiều. Tôi chỉ nhớ là tôi đã cảm thấy như thế, như thế. Vậy thôi. Nhưng thế là đủ làm cho tôi thích Remarque.
  9. artox1812

    artox1812 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    0
    Nhân nhắc tới Bắt trẻ đồng xanh, lại nhớ tới "Hoang mạc" ( hay là Đồng hoang gì đó ) của một nhà văn trẻ người Pháp ( cũng không nhớ tên nốt ). Nhưng vẫn nhớ rằng đó là tác phẩm duy nhất của một nhà văn trẻ trước khi anh mất ở tuổi 27. Truyện viết về cảm xúc của một người thanh niên trở về nhà sau thơì gian ở quân ngũ 2 năm. Gặp lại mẹ, em gái, chị gái và bạn trai của em gái ( đồng thời cũng là bạn thân một thời của anh ta )... Trở lại cuộc sống thường nhật, với những mối quan hệ gia đình. Nhưng tất cả đã đổi thay... Tôi chỉ đọc truyện này đúng 1 lần ( sau đó mang đi tặng ), nhưng vẫn nhớ đến cảm giác ám ảnh của nó. Chẳng có gì đặc biệt, ngoài nỗi cô đơn, lạc lõng muôn thuở, ngoài nỗi hoài nhớ âm thầm và tuyệt vọng về thời niên thiếu vô tư, trong sáng. Trong truyện của Remarque còn có Tình Yêu để bám víu, trong truyện này không có gì hết ngoài một tình anh em đôi khi hơi thái quá, nhưng không khó hiểu. Cho đến bây giờ, đã 3 năm trôi qua, mà tôi vẫn nhớ đươc những câu như thế này:
    - Hôm qua, tôi vừa bắt gặp xác một con ong chết trên bậu cửa sổ. Mùa hạ đã qua đi.
    - NGười ta có thể hôn lên một bờ môi, một đôi mắt, nhưng người ta không thể nào hôn lên một nụ cười, một ánh mắt.
    Bạn tôi bảo, tôi có kiểu đọc truyện kỳ quặc. Đôi khi thích cả một quyển sách vài trăm trang, chỉ vì vài ba câu trong đó.
  10. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    Tôi biết E.M.Remarque từ hơn mười năm trước khi ông anh trai suốt ngày ôm cuốn "Bia mộ đen" và Arch of Triumph (bản dịch tiếng Việt tên là Khải Hoàn Môn phải không).
    Tôi cũng đã đọc Bia mộ đen.
    Tôi cũng đã mua cuốn "Ba người bạn" sau khi tình cờ đọc được một đoạn trích của tác phẩm này trong mạng. Thật mạnh mẽ làm sao cái cảm xúc mà nó mang lại.
    Hèn chi ông anh yêu quý của tôi lại tha cuốn Ba người bạn vào giường và để luôn trong đó, giống y như hồi ổng ôm cuốn Bia mộ đen .
    Các bạn ở HN tìm mua sách của Remarque khó nhỉ, mình thấy nhà sách Nguyễn Huệ (Saigon) chưng sách của ông rất nhiều. Các bạn nói đúng đó, các bản dịch trước đây chất lượng hơn. Và mình cũng ghét những cuốn sách không có lời nói đầu.
    Sẽ sớm đọc Ba người bạn, dạo này công việc nhiều, lại hay mỏi mắt, chả biết khi nào mình mới thật sự thanh thản mà đọc sách nữa.
    Chia sẻ cùng các bạn cái đoạn trích mà mình tình cờ đọc được:
    Chúng tôi nằm bên nhau trên thảm cỏ hồi lâu. Gió thổi ra từ rừng, ấm áp và êm dịu. Phảng phất mùi cỏ hoa và nhựa thông. ?o Nói xem anh Robby?. Lát sau Pat hỏi. ?oNhững bông hoa ven suối đằng kia là hoa gì vậy??
    ?oCỏ chân ngỗng?, tôi chẳng nhìn, đáp.
    ?oKìa anh! Đó đâu phải là cỏ chân ngỗng, loài ấy nhỏ hơn nhiều; thêm nữa chúng chỉ rộ hoa vào mùa xuân?
    ?oỪ nhỉ?, tôi nói, ?ohoa thuỷ thập đấy?
    Nàng lắc đầu. ?oHoa thuỷ thập em biết. Trông khác hẳn.?
    ?oThế thì độc cần?
    ?oKìa, anh Robby! Hoa độc cần trắng chứ không đỏ?
    ?oVậy anh xin chịu. Xưa nay hễ bị hỏi, anh toàn viện ra ba cái tên hoa ấy. Lúc nào người ta cũng tin vào một trong ba loài hoa đó?
    Nàng cười ?oTiếc quá, giá biết trước có phải em đã bằng lòng với cỏ chân ngỗng không.?
    ?oVới hoa độc cần chứ?, ?obao giờ anh cũng thành công với hoa độc cần?
    Nàng nhỏm dậy. ?oVui thật đấy! Anh thường xuyên bị hỏi như vậy à??
    ?oKhông thường xuyên lắm. Và trong những hoàn cảnh khác.?
    Nàng chống tay xuống đất. ?oQuả thực đáng hổ thẹn khi ta lang thang trên Trái Đất mà gần như không biết chút gì về nó. Đến vài cái tên cũng không.?
    ?oEm chớ buồn phiền, tôi nói, đáng hổ thẹn hơn nhiều là ta hầu như không biết vì lẽ gì ta lang thang trên Trái Đất. Cho nên thêm hay bớt vài cái tên có nghĩa gì đâu?

    [nick] [/]
    Được bunnie sửa chữa / chuyển vào 12:59 ngày 09/12/2005

Chia sẻ trang này