1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ba ơi, mình đi đâu? - Jean Louis Fournier

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi ivalus, 25/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chicken_008

    chicken_008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2004
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    0
    người lớn giống như những đứa trẻ già nua. Họ không có tuổi, không thể xác đinh được tuổi tác
    của họ. Hẳn họ đều chào đời vào một ngày 30 tháng hai nào đó.
    Người lớn tuổi nhất hút tẩu và thè lưỡi ra với các giáo viên. Có một người mù đi dạo
    trong hành lang bằng cách dò dẫm bám vào tường. Một vài người chào mừng chúng tôi, phần lớn
    không biết chúng tôi. Đôi lúc chúng tôi nghe thấy một tiếng kêu, rồi im ắng, chỉ còn tiếng giày
    păng túp của người mù.
    Chúng tôi phải bước qua người một số bệnh nhân nội trú nằm dài trên sàn, ngay giữa căn
    phòng, mắt ngước lên trời; họ đang mơ, thỉnh thoảng họ lại cười vu vơ.
    Khung cảnh ấy không buồn, mà thật lạ, có lúc còn đẹp hơn nữa. Những cử chỉ chậm chạp
    của một vài người khuấy khuấy không khí nom giống như thuật biên đạo múa, như các động tác
    khiêu vũ hiện đại hay các động tác trong Kabuki
    1
    . Một bệnh nhân khác, vặn vẹo tay trước mặt
    mình, khiến người ta liên tưởng đến những bức chân dung tự họa của Egon Schiele.
    Bên một chiếc bàn, hai bệnh nhân khiếm thị đang ngồi tự vuốt ve tay mình. Bên chiếc
    bàn khác, là một bệnh nhân nội trú đầu hói, tóc muối tiêu; tôi tưởng tượng ra cảnh anh ta mặc
    com lê xám, anh ta có vẻ của một công chứng viên, trừ việc anh ta đeo yếm và không ngừng
    nhắc đi nhắc lại: "Đi ị, đi ị, đi ị..."
    Mọi thứ đều được phép, mọi hành động kỳ quặc, mọi hành động điên rồ, người ta không
    bị đánh giá.
    Ở đây, nếu người ta nghiêm túc và cư xử bình thường, người ta sẽ gần như khó chịu,
    người ta sẽ cảm thấy không được như những người khác và hơi nực cười.
    Mỗi lần đến đó, tôi lại muốn làm giống họ, những điều ngu ngốc.
    Ở viện chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặc biệt, mọi việc đều rất khó khăn, đôi khi bất
    khả. Tự mặc đồ, buộc dây giày, đóng thắt lưng, kéo khóa Éclair, cầm đĩa.
    Tôi quan sát một đứa trẻ già hai mươi tuổi. Giáo viên của nó thử để nó tự ăn đậu Hà Lan.
    Tôi nhận thấy thành tích được biểu hiện qua từng cử chỉ nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày của
    nó.
    Thi thoảng lại có những chiến thắng nho nhỏ xứng đáng giật huy chương vàng Thế vận
    hội. Nó vừa dùng nĩa chọc được nhiều hạt đậu và đưa tất cả lên mồm mà không bị rơi hết. Nó rất
    tự hào, nó nhìn chúng tôi, rạng rỡ. Đáng lẽ người ta phải cử quốc ca vinh danh nó và vinh danh
    huấn luyện viên của nó.
    Tuần tới ở viện chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặc biệt sẽ diễn ra một buổi hội thao lớn,
    cuộc thi liên trung tâm lần thứ XIII, dành cho các bệnh nhân nội trú bệnh nhẹ nhất. Có rất nhiều
    môn thi đấu: ném bi vào bia, chạy ba vòng, bóng rổ, ném chính xác, đua xe có gắn máy và đá
    bóng vào lưới. Tôi không thể ngăn mình nghĩ đến tranh của Reiser vẽ về Thế vận hội dành cho
    người tàn tật. Sân vận động giăng đầy những tấm biểu ngữ lớn, phía trên viết: "Cấm cười."
    Dĩ nhiên, Thomas không tham gia. Thằng bé sẽ là khán giả. Chúng tôi sẽ đưa nó ra và
    cho nó ngồi vào xe lăn trước sân thi đấu xem buổi trình diễn. Tôi rất ngạc nhiên thấy nó tỏ ra
    thích thú, nó ngày càng khép kín mình vào thế giới nội tâm. Nó nghĩ đến điều gì nhỉ?

    1
    Loại hình sân khấu truyền thống của Nhật Bản kết hợp giữa hát, múa và kĩ năng.Bookaholic Club Making Ebook Project
    Ba ơi, mình đi đâu? Jean-Louis Fournier
    Liệu nó có biết điều mà nó từng đại diện cho tôi, hơn ba mươi năm về trước, hình ảnh
    thiên thần nhỏ tóc vàng bé bỏng rạng ngời lúc nào cũng cười? Giờ đây nó giống như một cái
    miệng máng, nó chảy dãi rớt và nó không cười nữa.
    Cuối buổi hội thao là phần xếp loại với trao huy chương cùng cúp.
    Lẽ ra ba nên thích những đứa con mà ba có thể tự hào. Để khoe với bạn bè cảu ba các
    loại bằng cấp, các loại giải thưởng và các loại cúp mà lẽ ra các con giành được trên các sân vận
    động. Hẳn là chúng ta sẽ bày chúng trong một chiếc tủ kính ở phòng khách cùng những bức ảnh
    chúng ta chụp với nhau.
    Trên bức ảnh ấy, có lẽ tôi sẽ có vẻ mặt sung sướng của một ngư ông chụp cùng con cá
    khổng lồ ông ta vừa bắt được.
    Hồi còn trẻ, tôi thường ao ước về sau sinh được một lũ con. Tôi thấy mình vừa hát vừa
    leo lên những dãy núi, vượt qua các đại dương cùng những thủy thủ bé bỏng nom rất giống tôi,
    đi khắp thế giới với phía sau là một bầy trẻ con vui vẻ, tò mò, ánh mắt sống động, những đứa trẻ
    sẽ được tôi dạy thật nhiều điều, tên gọi của cây cối, chim muông và các vì sao.
    Những đứa trẻ sẽ được tôi dạy chơi bóng rổ và bóng chuyền, những đứa trẻ sẽ cùng tôi
    thì đấu và không phải trận nào tôi cũng thắng.
    Những đứa trẻ sẽ được tôi cho xem tranh và cho nghe nhạc.
    Những đứa trẻ sẽ được tôi bí mật dạy nói tục.
    Những đứa trẻ sẽ được tôi dạy cách chia động từ đánh rắm.
    Những đứa trẻ sẽ được tôi giải thích cơ chế hoạt động của máy nổ.
    Những đứa trẻ mà vì chúng tôi sẽ sáng tác những câu chuyện cười.
    Tôi đã không may mắn. Tôi đã chơi trò xổ số di truyền học, tôi đã thua.

    "Hiện chúng bao nhiêu tuổi rồi, các con của ông ấy?"
    Chuyện đó thì liên quan gì đến các vị chứ.
    Không thể định được tuổi các con tôi. Mathieu không có tuổi còn Thomas hẳn đã một
    trăm.
    Đó là hai cụ già lưng còng bé bỏng. Chúng không còn hoàn toàn tỉnh táo, nhưng lúc nào
    chúng cũng dễ thương và tình cảm.
    Các con tôi không bao giờ biết tuổi của chúng. Thomas tiếp tục tóp tép nhai một con gấu
    bông cũ, nó không biết mình đã già, không ai nói điều đó với nó cả.
    Khi chúng còn nhỏ, phải thay giày cho chúng, mỗi năm phải đổi một cỡ lớn hơn. Chỉ có
    đôi bàn chân chúng lớn lên, chỉ số IQ của chúng không theo cùng. Với thời gian, hẳn nó còn có
    xu hướng giảm. Chúng đạt được những tiến bộ giật lùi.
    Khi cả đời người ta có những đứa con chơi với mấy khối hình và một con gấu bông, thì
    lúc nào người ta cũng trẻ. Người ta không rõ mình đang ở giai đoạn nào nữa.
    Tôi không rõ tôi là ai nữa, tôi không rõ tôi đang ở giai đoạn nào nữa, tôi không rõ tuổi tác
    của mình nữa. Tôi luôn nghĩ mình ba mươi tuổi và tôi cười nhạo tất cả. Tôi có cảm giác mình bị
    mắc vào một trò đùa lớn, tôi không nghiêm túc, tôi chẳng coi chuyện gì là nghiêm túc. Tôi tiếp
    tục nói những điều ngu ngốc và viết về chúng. Cuối con đường tôi đi là ngõ cụt, phần kết cuộc
    đời tôi là bế tắc.Bookaholic Club Making Ebook Project
    Ba ơi, mình đi đâu? Jean-Louis Fournier
    Jean-Louis Fournier sinh năm 1938 tại Arras trong một
    gia đình có bố là bác sĩ, mẹ là biên tập viên. Ông là nhà
    văn trào lộng kiêm đạo diễn phim truyền hình, đã thành
    danh với các tác phẩm: La grammaire française et
    impertinente (1992), Il a jamais túe personne mon papa
    (1999), Les mots des riches, les mots des pauvres (2004),
    Mon dernier cheveu noir (2006)? Ngần ấy cuốn sách ra
    đời và gặt hái thành công đủ để chứng tỏ tài năng của cây
    bút trào phúng đen này. Ở tuổi 70, với Ba ơi, mình đi
    đâu?, lần đầu tiên Jean-Louis Founier viết về hai cậu con
    trai tật nguyền của mình, cũng là để dành tặng chúng. Sức
    mạnh lan tỏa của câu chuyện có thật vô cùng cảm động
    này đã giúp tác giả giành giải Fémina 2008 cà đứng vững trên bảng xếp hạng
    bestseller suốt nhiều tuần qua.
    Câu hỏi ngỡ như bâng quơ của một đứa trẻ không biết suy nghĩ ?oBa ơi, mình
    đi đâu?? lặp lại như lời chất vấn dai dẳng về ý nghĩa tồn tại của một đời người:
    chúng ta từ đâu đến? chúng ta làm gì? chúng ta đi về đâu?...
    Ngay từ lá thư đầu tiên mở đầu cuốn sách, tác giả không giấu giếm về những
    điều sắp xảy ra sau đấy. Một cuốn sách viết về hai đứa con trai tật nguyền của ông,
    Jean-Louis Fournier. Đó là tín hiệu về sự chân thành để giữa bao mối quan tâm bề
    bộn của cuộc sống này, bạn đọc sẵn lòng bước vào lối mở ấy.
    Người kể chuyện luôn xưng ?otôi? trong hầu hết trang sách. Như là một cách
    ông, Jean-Louis Fournier, ràng buộc với câu chuyện của chính mình. Không thể đi
    đâu, cho dù loanh quanh đây đó. Người cha luôn hiện diện bên hai cậu con trai tật
    nguyền, hai nhân vật ngoài hành tinh, hai yêu tinh, hai con chim bé nhỏ lông xù,
    hai ông già lưng gù? Quá nhiều áp lực cho vị trí bi thảm này. Một đôi nơi, nhân
    vật người kể chuyện trốn mất. Trong một giấc mơ về đứa trẻ chỉ cao 2 cm khi
    mười tuổi. Trong một lá thư tưởng tượng mà hai đứa con không biết đọc, không
    biết viết gửi cho người cha. Sự hối lỗi mau chóng trở về khi tác giả đột ngột
    chuyển đổi vị trí khi xích lại gần con hơn, xưng là ?oba?. Chỉ riêng điều đó đã hé
    mở, ông, Jean-Louis Fournier đã khó khăn biết chừng nào khi kể ra những mẩu
    chuyện ngắn và quá ngắn trong cuốn sách nhỏ chứa đầy sức nặng này.Bookaholic Club Making Ebook Project
    Ba ơi, mình đi đâu? Jean-Louis Fournier
    42
    Ba ơi, mình đi đâu? là một câu chuyện buồn và hơn cả nỗi buồn nhưng lại
    không thấm đẫm nước mắt. Cuốn sách khiến người đọc cảm thấy đau nhói mọi nơi
    song không vùi sâu trong ủy mị. Bởi đó là cách lựa chọn của Jean-Louis Fournier
    trong suốt cuộc đời làm cha của mình. Uất hận, than trách cuộc đời, nổi điên lên
    hay buồn bã? cũng không thể làm khác đi sự hiện diện của hai cậu bé luôn uống
    thuốc an thần mỗi ngày để yên lặng. Những đứa trẻ mắt nhìn không rõ, tai điếc,
    chân khoèo, lưng gù, xương yếu. Một đứa chỉ biết nhắc đi nhắc lại một câu hỏi ?oBa
    ơi, mình đi đâu??. Một đứa suốt ngày nghĩ mình là một động cơ nên cứ kêu ?obrừm,
    brừm?? Sống trong thế giới ấy, người cha cần phải làm thế nào?
    Ông, Jean-Louis Fournier không giấu giếm những phút quẫn trí mình đã
    từng nốc rượu rồi phóng xe như điên để mong một tai nạn sẽ ập đến, từng có ý
    định vứt những đứa con ra ngoài cửa sổ. Ông chưa bao giờ nhận mình là một thiên
    thần để chịu đựng từng ấy nỗi niềm tan nát. Song người cha ấy không gục ngã.
    Hay nói đúng hơn hai đứa trẻ tật nguyền thúc giục ông cần phải vượt qua. Đó là
    cách người cha nhìn vào những thử thách khắc nghiệt bằng một cặp mắt khác. Đó
    là sự hài hước trong những điều cay đắng. Ông thấy các con mình không phải đi
    học, không phải nghe giảng, không phải làm bài kiểm tra, không phải chịu phạt.
    Ông nhìn thấy mình nhờ con được phóng những chiếc xe lớn, tránh được việc nộp
    phạt, có tiền từ trợ cấp tật nguyền của con, không phải lo lắng về định hướng nghề
    nghiệp tương lai? Ông, Jean-Louis Fournier luôn cố mỉm cười khi kể câu chuyện
    về hai đứa con, dẫu nụ cười ấy thấm đẫm vị mặn chát.
    Bằng thứ dư vị rất riêng ấy, ông, Jean-Louis Fournier, viết nên câu chuyện
    về hai đứa con tật nguyền. Thomas và Mathieu không bé nhỏ, không vô nghĩa bởi
    sự hiện diện của chúng buộc người cha ý thức về tình cảnh cuộc đời mình. Câu hỏi
    ngỡ như bâng quơ của một đứa trẻ không biết suy nghĩ ?oBa ơi, mình đi đâu?? lặp
    lại như lời chất vấn dai dẳng về ý nghĩa tồn tại của một đời người: chúng ta từ đâu
    đến? chúng ta làm gì? chúng ta đi về đâu? Jean-Louis Fournier khiêm nhường
    trong câu chuyện của mình, không cố tô vẽ bản thân là một người cha mạnh mẽ. Ở
    cuối cuốn sách, đó là những lời tắc nghẹn ?oTôi đã không may mắn. Tôi đã chơi trò
    xổ số di truyền học, tôi đã thua?, ?oCuối con đường tôi đi là ngõ cụt, phần kết cuộc
    đời tôi là bế tắc?? Nhưng, giống như Thomas và Mathieu, cuốn sách và nỗi bất
    hạnh của ông lại mang tới những nghị lực để nâng đỡ nhiều người. Như lời nhận
    xét của Christine Jordis, Trưởng ban giám khảo giải Fémina: ?oMột cuốn sách
    hướng con người đến cái Thiện?.

Chia sẻ trang này