1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bà Rịa - người phụ nữ Bình Định can cường

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi DeNhatKhao, 16/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DeNhatKhao

    DeNhatKhao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Bà Rịa - người phụ nữ Bình Định can cường

    Năm 1679, đất Đông Phố (Đồng Nai) được một số dân nhà Minh bên Tàu đi lánh nạn Mãn Thanh nên được chúa Nguyễn thuận cho khai phá vùng này để sinh sống. Lãnh đạo nhóm di dân này là Dương Ngạn Địch. Người ít đất rộng nên các vùng giáp ranh Nam Việt với Bình Thuận vẫn còn hoang vu.
    Năm Đinh Dậu (1777), nhà Tây Sơn do Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ cùng tướng sĩ thống lãnh binh mã chiếm Gia Định. Một số dân Bình Định theo vào lập nghiệp. Một toán vào khẩn hoang vùng Vũng Tàu ngày nay, cầm đầu là một nữ trung niên, có tên là Rịa. Tuy tuổi chưa cao lắm nhưng tính tình đôn hậu, ăn nói chững chạc, nghiêm trang và nhất là võ nghệ hơn người, nên mọi người đều gọi là Bà Rịa để tỏ lòng tôn kính
    Bà Rịa vốn người quy Nhơn, gia đình thuộc vào hàng giàu có. Cha mẹ không có con trai, bà là con một nên rất được cưng chiều. Nhờ thân thể cường tráng thích võ nghệ hơn văn chương, kết giao với nhiều khách giang hồ. Vừa trưởng thành thì cha mẹ qua đời. Một thân tự lập. Tính tình phóng khoáng, không thích ràng buộc nên không ra hợp tác với nhà Tây Sơn. Khi đã muốn sống ngoài vòng cương toả mà mảnh đất Bình Định đang bừng bừng lửa dậy nên việc thực hiện chí kinh doanh lớn lao khó như ý, bà bèn chiêu dụ một số dân địa phương, bán toàn bộ gia sản, kéo nhau vào Nam khai khẩn đất đai theo lời đồn đãi của nhiều người từng vào Nam chinh chiến.
    Bán hết gia sản, bà thuê ba chiếc ghe bầu chở đồ đạc, lương thực và gia đình các nông dân đi khai hoang hướng vào Nam. Thuyền đi đến Vũng Tàu thì gặp bão, phải lánh vào bờ. Không ngờ mưa bão kéo dài và bà Rịa cùng đoàn khẩn hoang trong thời gian tạm trú thấy địa phương này có địa thế rất tốt, sông suối thuận tiện, không núi cao, chỉ rừng rậm thuận tiện cho việc khai khẩn. Đồng thời, mặt biển sẽ là con đường giao thông thuận tiện nhất thời bấy giờ.
    Đoàn nhất định chọn vùng này làm nơi khai khẩn. Ba năm sau, bà đã khai phá và tổ chức xong thôn Tân Phước. Thôn nằm ven bờ nước, có sông, có đồng và bên cạnh là rừng mênh mông. Để phòng thú dữ và trộm cướp, bà cho thiết lập hàng rào bằng cây rừng chặt nhọn đan kết vào nhau. Trai gái trong thôn ngoài việc khai hoang phải rèn luyện võ nghệ để tự phòng thủ lấy thân. Bà Rịa đích thân dạy võ và chỉ huy công việc làm ăn. Đồng thời, bà trở về Bình Định khuyến khích thêm mọi người vào lập nghiệp. Người ở các nơi khác cũng theo vào và cùng lập các thôn lân cận như Long Mỹ, Phước Hải, Hội Mỹ, Lộc An?
    Khi công việc khai hoang ổn định, huê lợi bắt đầu thu nhập thì bà Rịa lại phải bắt đầu đối phó với nạn cướp bóc. Vốn đây là vùng mới khai phá, xa quan quân tỉnh lỵ, địa thế rừng núi hoang vu nên các tay thảo khấu thường chọn nơi này làm sào huyệt và chia nhau đi cướp bóc các xóm làng.
    Một mặt, Bà Rịa tổ chức nhân dân tự phòng, một mặt kết giao cùng các lãnh tụ bọn thảo khấu. Chúng đã có lần đến thử sức đấu võ cùng bà. Tuy bà Rịa đánh thắng song lại dùng sự chiêu đãi niềm nở, giúp đỡ khi cần nên chẳng bao lâu bà trở thành bạn thân với các tay anh chị trong vùng. Bà không bao giờ hùa theo với bọn chúng mà còn khuyên bảo chúng hướng sự cướp bóc vào các tham quan ô lại, địa phú cường hào, trước là để cứu dân sau là có kinh tế mà sống. Đôi lúc bọn cướp lâm nạn, bà cũng sẵn sàng giúp đỡ trong cảnh ngặt nghèo
    Các gia đình theo bà thuở ban đầu đều được bà cấp cho ruộng đất, cất nhà làm ăn riêng, chẳng bao lâu trở nên giàu có
    Không gia đình, không con cháu, bà đã đem những tài sản gây dựng được làm việc phúc lợi cho dân trong thôn như mở trường học, rước thầy về dạy học? Để tôn trọng, dân làng không còn gọi là Bà nữa mà gọi là Cố
    Lúc về già, bà lập một ngôi chùa nhỏ trên núi, sống thanh thản với kinh kệ, dân địa phương gọi tên hòn núi là núi Cố.
    Bà mất năm 1803, được nhân dân các vùng Tam Phước, Long Mỹ, Phước Hải, Hội Mỹ, lộc An thuộc huyện Long Điền lập đền thờ trên núi Cố. Danh Bà Rịa được lấy làm tên tỉnh Bà Rịa.
    (Theo Võ Nhân Bình Định, chủ đề do người post bài đặt)
  2. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Thêm một người phụ nữ Bình Định can cường, Anh Hùng Liệt Sĩ: Hồ Thị Hương. Có một bài viết về người người phụ nữ đất "võ" này trên website của Đồng Nai, mời mọi người cùng đọc nhé. http://www.dongnai-industry.gov.vn/anhhung/ah_hthuong.html
    Tuy box của chúng ta không có nhiều người tham gia, không có nhiều cảm nhận của các thành viên về mảnh đất, con người,.... quê hương Bình Định, nhưng đọc những gì mà mọi người post lại trên box, Wildman mặc dù không phải là người Bình Định nhưng cảm thấy rất tự hào về những gì mà Bình Định ngày nay có được cả về thiên nhiên, văn hoá, con người Bình Định. Mong rằng box mình được nhiều người biết đến hơn nữa.

Chia sẻ trang này