1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bá tước Monto Crixto_Alexandre Dumas

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi luuchivi, 16/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo chương 17)
    Trong khi bá tước de Morcerf tự bào chữa trước các vị nguyên lão thì Albert đi về phía căn hộ của mẹ anh và vì chẳng có ai ở đó mà báo tin anh tới nên anh đi vào tận phòng của Mercédès.
    Mercédès đã sắp xếp mọi thứ có ngăn nắp:
    các tấm ren, đồ trang sức, nữ trang, các đồ vải giường, tiền bạc đều được xếp vào các ngăn kéo mà bà bá tước thu thập cẩn thận các chìa khóa.
    Albert nhìn mọi việc chuẩn bị này; anh hiểu ra.
    - Ta đi đây, Mercédès nói. Ta đã tin, là con trai sẽ theo ta; ta có lầm không con?
    - Thưa mẹ, Albert nói quả quyết, con không thể để mẹ phải chia sẻ số phận mà con dành chọmình: từ nay con cần phải sống không tên tuổi, không tài sản; con còn trẻ, con khỏe mạnh, con tin rằng con dũng cảm; con sẽ gia nhập quân đội và con tự tạo lấy một tên tuổi. Nhưng vì mẹ con ta đã kiên quyết, ta hãy cùng từ bỏ ngôi nhà này mà không để ông de Morcerf nghi ngờ các dự định của chúng ta.
    - Ta đợi con, con ạ! Mercédès nói.
    Albert lập tức chạy ra phố dẫn về một chiếc xe ngựa thuê để chở họ ra khỏi dinh thự.
    Vào lúc chiếc xe dừng lại trước cửa và trong khi Albert xuống xe, một người đàn ông đến gần anh và trao cho anh một lá thư.
    Albert nhận ra người quản gia của Monte Cristo.
    - Thư của bá tước. Bertuccio nói.
    Albert cầm lá thư mở ra và đọc.
    Sau khi đọc xong anh đưa mắt tìm Bertuccio nhưng Bertuccio đã lẩn đi trong lúc chàng trai đọc thự Albert nước mắt lưng tròng, ngực căng đầy xúc động, trở vào phòng Mercédès và không nói một lời đưa cho mẹ bức thư.
    Mercédès đọc:
    "Albert, Tôi biết mẹ con cậu sắp cùng nhau từ bỏ ngôi nhà ở phố Helder mà không mang theo gì cả. Làm sao tôi biết được điều đó, đừng tìm hiểu làm gì. Tôi biết điều đó: thế thôi.
    Xin nghe đây Albert. Hai mươi bốn năm trước, tôi trở về tổ quốc rất mừng vui và rất tự hào. Tôi có một người vợ chưa cưới mà tôi tôn thờ, và tôi đem về cho cô vợ chưa cưới của tôi một trăm năm mươi đồng lu y tôi đã nhọc nhằn thu lượm được nhờ lao động không ngơi nghỉ. Số tiền này có được là vì cô, tôi dành nó cho cô ấy và biết rằng biển cả dễ trở mặt biết bao nên tôi đã chôn kho báu của mình trong khu vườn nhỏ của ngôi nhà cha tôi cư trú ở Marseille, nơi mà mẹ anh biết rõ, Albert ạ.
    Như vậy thì Albert, số tiền này xưa kia phải giúp cho cuộc sống và sự yên bình của người đàn bà mà tôi tôn thờ, thì đây ngày nay, do một sự tình cờ kỳ lạ và đau đớn, nó đã tìm lại được đúng công dụng ấy của mình.
    Xin đừng từ chối, Albert. Đừng hỏi người khác về điều tôi có quyền tặng anh." Mercédès ngước lên nhìn trời với một biểu hiện khó tả.
    - Trái tim ta không lầm. Đúng là anh ấy!
    - Mẹ nói gì thế, thưa mẹ?
    - Không, Albert. Mercédès vừa nói vừa áp lá thư vào tim mình.
    Bà nắm cánh tay con trai và với bước chân rắn rỏi mà có thể là chính bà không ngờ, bà đi theo lối ra cầu thang.
    Vừa rời khỏi Viện Nguyên lão, bá tước de Morcerf đi thẳng về nhà bá tước Monte Cristo.
    Bá tước vừa viết xong bức thư mà chúng ta đã đọc và trao nó cho ông quản gia.
    Bất chợt, cửa mở ra và Baptistin báo:
    - Ngài bá tước de Morcerf!
    Bá tước nhíu mày.
    Viên tướng thả bộ dọc phòng khách đến lần thứ ba, lúc vừa quay lại thì hắn thấy Monte Cristo đứng ngay ngưỡng cửa.
    - A! Ra là ông de Morcerf, Monte Cristo điềm tĩnh nói; lý do nào khiến tôi có niềm vui được gặp ông bá tước de Morcerf vào lúc còn quá sớm thế này?
    - Tôi đến nói cho ông biết rằng, viên tướng nói mà môi hắn co rút quá chừng khiến hắn phát âm không được rành rọt, tôi coi ông là nguyên nhân làm tôi mất danh dự. Chỉ có một mình ông biết mọi chuyện, vì ông đã mua con gái Ali-Pacha.
    Từ nay tôi xem ông như kẻ thù! Vì thế chúng ta hãy quyết đấu. Có phải đó cũng là ý kiến của ông không?
    - Hoàn toàn đúng.
    - Càng tốt... Như vậy thì chúng ta quyết đấu cho đến khi nào có một người trong hai ta chết.
    Viên tướng nói, răng nghiến lại vì điên dại. Đi nào, ta không cần người làm chứng.
    - Đúng thế, Monte Cristo nói, thật vô ích vì ta biết nhau quá mà!
    - Ngược lại, Morcerf nói, là vì ta không quen biết nhau.
    - Quái chưa! Monte Cristo nói vẫn với sự phớt lờ hết chịu nổi, xem tý nào. Ông chẳng phải là tên lính Fernand đào ngũ trận Waterloo hôm trước ư? ông không phải là trung úy Fernand làm gián điệp và dẫn đường cho quân Pháp ở Tây Ban Nha ư? ông lại chẳng phải làm đại tá Fernand đã phản bội, đã bán đứng và giết hại ân nhân Ali của mình? Tất cả những thằng Fernand ấy hợp lại có phải là thành Trung tướng, bá tước de Morcerf, vị nguyên lão của nước Pháp đấy không?
    - Ôi! Viên tướng kêu lên, những lời này giáng vào người hắn như một thanh sắt nung đỏ, ôi!
    Tên khốn nạn, mi bêu riếu ta vào lúc mà có thể là mi sắp giết ta, không, ta không nói là mi không biết ta, ta biết rất rõ, con quỷ kia, là mi đã thâm nhập đêm đen của quá khứ, và mi đã đọc từng trang của cuộc đời ta! Nhưng mi là ai?
    Bá tước Monte Cristo tái mặt đi một cách khủng khiếp; ông nhảy phắt sang phòng làm việc kề bên và chưa đầy một giây, ông vứt bỏ cà vạt, áo đuôi tôm và chiếc gilê, ông khoác vào người chiếc áo khoác ngắn của thủy thủ và chụp chiếc.mũ thủy thủ lên đầu để xóa mớ tóc đen dài dưới mũ.
    Thế rồi ông trở lại, gườm gườm đáng sợ, mang mối thù khôn nguôi, tay khoanh trước ngực bước lại trước mặt viên tướng trong lúc hắn cảm thấy răng đánh lập cập và hai chân như khuỵu xuống, hắn lùi lại một bước tìm bức tường làm chỗ dựa, cứ thế hắn trượt từ từ ra đến cửa, hắn bước giật lùi qua cửa và để bật ra một tiếng thét sầu thảm, ai oán, xé lòng:
    - Edmond Dantès!
    Rồi với hơi thở hồng hộc không có chút tính người, hắn qua sân như một người say, ngã vào vòng tay tên hầu phòng của hắn và chỉ phều phào được bằng một giọng rất khó nghe.
    - Về dinh! Về dinh!
    Nhưng khi cách nhà hắn vài bước, hắn bắt đỗ xe lại và xuống xe. Cửa dinh thự mở toang; một chiếc xe ngựa thuê đậu trong sân; bá tước nhìn chiếc xe thuê với ánh mắt sợ hãi nhưng chẳng dám hỏi ai, rồi hắn lao vào trong dinh của mình.
    Có hai người đang xuống thang gác, hắn chỉ kịp lẻn vào phòng làm việc để tránh.
    Đó là Mercédès, tựa vào cánh tay con trai, hai mẹ con đang rời bỏ dinh thự. Họ đi ngang sát con người khốn khổ, hắn nấp sau tấm màn cửa bằng gấm, tà áo lụa dài của Mercédès chạm nhẹ vào hắn.
    - Can đảm lên mẹ! Albert nói với bà. Đi nào, đi nào, tại nơi đây mẹ con ta chẳng phải ở nhà mình nữa.
    Tiếng nói tắt đi, tiếng chân xa dần.
    Viên tướng đứng thẳng lên, cố nén tiếng nức nở khủng khiếp nhất chưa bao giờ từng lọt ra khỏi ngực một người cha bị cả vợ và con trai cùng ruồng bỏ...
    Rồi hắn nghe thấy tiếng sập cửa sắt của chiếc xe thuê, rồi tiếng người đánh xe, rồi tiếng lăn bánh của cỗ máy nặng nề làm rung kính cửa. Hắn lao vào phòng ngủ của hắn để nhìn lại một lần nữa tất cả những gì hắn đã yêu dấu trên đời; nhưng chiếc xe thuê ra đi mà chẳng hề thấy mái đầu Mercédès hay Albert ló ra ở ô cửa xe.
    Cho nên, đúng cái lúc mà những bánh xe làm rung động nền vòm cổng thì một tiếng súng nổ vang và một làn khói ảm đạm lọt qua ô kính cửa sổ phòng ngủ, vừa vỡ tan vì sức mạnh của tiếng nổ.

  2. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Chương 18: Valentine
    Ngày hôm sau, vụ tự sát của bá tước de Morcerf trở thành đề tài tranh luận sôi nổi trong phòng cụ Noirtier, giữa Valentine và Maximilien.
    Morrel nhìn chằm chằm vào mặt Valentine.
    Cô vẫn rất đẹp, nhưng nước da nhợt nhạt của cô lại xuống màu hơi xỉn, cặp mắt cô long lanh một ngọn lửa chói rực hơn bình thường.
    - Cô làm sao thế Valentinẻ Cô ốm à? Morrel sôi nổi hỏi.
    - Ôi! Lạy Chúa! Như thế này sao gọi là ốm được: tôi cảm thấy toàn thân khó ở, thế thôi; tôi ăn không biết ngon và hình như dạ dày của tôi phải chịu đựng một cuộc vật lộn để làm quen với cái gì đó.
    - Thế cô điều trị cái chứng bệnh không biết rõ này như thế nào?
    - Ồ! Đơn giản lắm, Valentine nói; tôi uống mỗi sáng một thìa nhỏ thứ thuốc nước mà họ đem đến cho ông nội; khi nói một thìa nhỏ tức là tôi bắt đầu bằng một và bây giờ tôi uống bốn.
    Ông nội tôi quả quyết rằng đó là thứ thuốc bách bệnh.
    Vừa nói xong cô ngã xuống bất tỉnh.
    Morrel nhanh như chớp, nhảy một bước, đưa tay bế thốc cô lên và đặt cô ngồi vào chiếc ghế bành. Rồi chàng trai vội giật chuông; những người hầu chạy vào. Vừa thấy Valentine, họ sợ hãi, lao cả ra ngoài hành lang kêu cứu.
    Villefort chạy xổ vào phòng, đến chỗ Valen-tine và ôm lấy con.
    - Gọi thầy thuốc! Thầy thuốc!... Ông d''Avrigny! Villefort kêu lên. Hoặc là chính ta đi mời còn nhanh hơn.
    Và hắn lao ra khỏi căn hộ. Morrel phóng ra ở một cửa khác.
    Anh sực nhớ lại câu chuyện giữa Villefort và ông bác sĩ mà anh nghe được đêm hôm bà de Saint-Méran chết. Phải tìm sự giúp đỡ, phải cấp cứu... Và anh nghĩ đến Monte Cristọ Bá tước đang ở trong phòng làm việc. Nghe báo danh Morrel, ông ngẩng đầu lên.
    - Có chuyện gì vậy, Maximilien? Bá tước hỏi.
    Trông anh thật nhợt nhạt và trán anh đang vã mồ hôi.
    Morrel ngã xuống chiếc ghế bành đúng hơn là ngồi..- Vâng, anh nói. Tôi cần ông, nghĩa là tôi cứ tin như một kẻ mất trí rằng ông có thể cứu giúp trong hoàn cảnh mà chỉ có Chúa mới cứu tôi được.
    - Nói tiếp đi, Monte Cristo nói.
    - Ông biết rõ những bất hạnh giáng xuống gia đình Villefort. Cái chết đã giáng xuống hai lần với sự mau lẹ phi thường. Mà này, tôi chợt nghe được một cuộc trò chuyện giữa ông de Villefort và bác sĩ gia đình, ông d''Avrignỵ Ông này cả quyết rằng cái chết này không tự nhiên chút nào và phải quy kết cho...
    - Cho cái gì?
    - Cho thuốc độc.
    Monte Cristo nghe với vẻ cực kỳ điềm tĩnh.
    - Anh bạn thân mến, Monte Cristo nói, tôi không thấy trong đó có vấn đề gây băn khoăn làm anh khó ngủ.
    - Vâng, dĩ nhiên, nhưng thần chết lại hoành hành một lần nữa.
    - Thế là sẽ đến lượt cụ Noirtier hay cô thiếu nữ Valentinẹ Mà tôi bảo anh này: có gì là quan trọng với tôi?
    Vẻ đau khổ kinh khủng hiện lên nét mặt Morrel, anh nắm lấy tay Monte Cristo.
    - Nhưng tôi, Morrel vừa kêu vừa rú lên đau đớn, tôi lại yêu cô ấy!
    - Anh yêu ai? Monte Cristo thét.
    - Tôi yêu đắm đuối cô Valentine de Villefort mà lúc này đang bị người ta ám hại, ông hãy nghe cho rõ! Tôi yêu cô và tôi xin thượng đế, xin ông cho biết tôi làm thế nào để cứu được cô ấy.
    Monte Cristo thét lên một tiếng man dại:
    - Khổ quá! Anh vừa thét lên vừa xoắn hai bàn tay vào nhau.
    Morrel chưa từng bao giờ nhìn thấy một biểu hiện tương tự như vậy.
    - Nào nào, bá tước nói tiếp, than thở như vậy đủ rồi, hãy xử sự như một người đàn ông, hãy cứng rắn lên, hãy hy vọng tràn đầy, bởi vì có tôi ở đây, bởi vì tôi sẽ quan tâm theo dõi đến anh. Maximilien, hãy yên tâm về nhà đi, tôi sẽ báo tin cho anh, đi đi. Tôi cần ở một mình.
    Trong khi đó Villefort và d''Avrigny rất vội vàng. Lúc họ về, Valentine vẫn còn bất tỉnh, và người thầy thuốc đã thăm khám cho bệnh nhân rất cẩn thận.
    - Cháu còn sống chứ?
    - Vâng, thầy thuốc nói, và tôi rất ngạc nhiên về điều đó.
    Vừa lúc đó cái nhìn của d''Avrigny bắt gặp ánh mắt cụ Noirtier; ánh mắt ấy lấp lánh một niềm vui hết sức lạ thường làm cho người thầy thuốc phải kinh ngạc..Họ đưa Valentine đi, cô đã hồi tỉnh. Ông d''Avrigny đi theo người bệnh và ra lệnh cho Villefort phải đích thân đến nhà dược sĩ.
    Khi Villefort vừa mới khép cửa lại, d''Avrigny lại gần cụ Noirtier.
    - Nào, ông nói, cụ có biết gì về bệnh tật của cháu gái cụ không?
    - Có, cụ già ra hiệu.
    - Vậy cô ấy cũng sẽ chết ư? d''Avrigny hỏi.
    - Không. Cụ già trả lời ngạo nghễ.
    - Như vậy là cụ hy vọng thuốc độc sẽ không có hiệu lực với Valentine?
    - Phải.
    Cụ Noirtier hướng cặp mắt nhìn trừng trừng vào cái chai đựng thứ thuốc nước mà sáng nào người ta cũng đem đến cho cụ.
    - A! A! d''Avrigny nói, được một ý tưởng bất chợt soi sáng, cụ có ý định phòng ngừa cho cô ấy chống lại thuốc độc hay sao?
    - Phải.
    - Bằng cách cho cháu cụ làm quen dần với nó?
    - Phải, phải, phải, cụ Noirtier ra hiệu, vui sướng vì được người ta hiểu mình.
    - Và thực tế là cụ đã đạt được điều đó! đ''Avrigny reo lên. Nếu không được đề phòng như vậy thì hôm nay Valentine đã bị giết chết rồi.
    Chấn động tuy nguy kịch nhưng ít ra lần này Valentine cũng không chết.
    Lúc đó Villefort về mang theo các thứ thuốc mà thầy thuốc yêu cầu.
    Vào lúc d''Avrigny vào phòng Valentine thì một thầy tu người ý dáng đi nghiêm trang, giọng nói điềm tĩnh và quả quyết, hỏi thuê căn nhà phụ của dinh thự de Villefort làm chỗ ở. Người thuê nhà mới ấy là ngài Giacomo Busoni.
    Ngay buổi sáng hôm ấy vào hồi mười giờ, nam tước Danglars dạo bước trong phòng khách, đầy ưu tư và rõ ràng là lo lắng. Eugénie Danglars vừa thức dậy đã đòi gặp mặt cha mình, điều đó không khỏi làm nam tước phải ngạc nhiên.
    Eugénie xuất hiện, mặc một áo váy dài bằng satin đen có dệt hoa mờ cùng màu.
    - Này Eugénie, có chuyện gì vậy? Người cha hỏi.
    - Cha hãy tự hỏi tại sao con đòi được gặp cha lúc này, con xin nói cho cha rõ bằng vài lời thôi, thưa cha, đó là: con không muốn lấy ông Andrea Cavalcanti.
    Danglars nhảy bật lên trên ghế bành và trong cơn choáng váng, hắn vừa ngước mắt vừa giơ tay lên trời.
    - Nhưng rốt cuộc là vì lý do gì chứ, Eugénie?
    - Lý do ư, cô thiếu nữ đối đáp lại, ôi! Lạy Chúa! Tuyệt nhiên không phải là vì người đàn.ông này xấu hơn, ngố hơn, hay khó chịu hơn người khác, không phải. Thực ra là vì con không muốn dứt khoát yêu một ai. Vậy vì sao con lại làm cuộc đời con vướng víu vì một bạn đời vĩnh viễn, khi không có gì là khẩn thiết. Con sẵn lòng sống hoàn toàn đơn lẻ và do đấy mà hoàn toàn tự do.
    - Con gái ta ơi, ta có thể hiểu những tình cảm khiến con hành động như vậy. Bây giờ chính là cha phải nói cho con rõ những động cơ nào làm cho một người cha như ta quyết định gả chồng cho con.
    - Hay quá! Eugénie nói; chúng ta hãy nói thẳng, thưa cha, con thích thế.
    - Cha đã trù liệu cho con một tấm chồng, không phải vì con đâu, vì thực ra là ta chẳng hề nghĩ đến con một chút nào trong lúc này, nhưng vì cha cần đến việc con lấy người chồng ấy để thiết lập một số liên kết thương mại trong lúc này.
    Eugénie phác một cử chỉ.
    - Hẳn là con không biết rằng ta vừa bị một vài thất bại trên thương trường và tình cảnh hãng của ta nếu không nhận được nguồn đầu tư vốn sẽ cực kỳ nguy kịch. Nói cho rõ hơn là: nếu không có mối quan hệ thông gia này, ta sẽ lụn bại.
    - à ra thế! - Eugénie nói.
    - Đúng, lụn bại! Bây giờ con gái ạ, nếu ông Cavalcanti lấy con, ông ta sẽ mang đến cho con một tài sản là ba triệu đặt ở nhà ngân hàng của ta.
    - à! Qúa tốt, Eugénie vừa nói với sự khinh bỉ tột bậc vừa miết hai chiếc găng tay vào nhau.
    - Và ta, với ba triệu ấy, chẳng hề động đến chúng, ta cũng làm ra ít nhất mười triệu. Ta đã được nhận với một chủ nhà băng, đồng nghiệp của ta, sự chuyển nhượng một con đường sắt là ngành công nghiệp duy nhất trong thời đại, chúng ta mở ra những cơ may không thể tưởng tượng nổi để thu được thành tựu tức thời. Ba triệu, tín nhiệm của ta sẽ được củng cố, và tài sản của ta, từ một vài tháng nay cứ trôi tuột vào những vực thẳm được đào khoét dưới mỗi bước chân ta do một tai ương không sao hiểu nổi, sẽ được hồi phục lại. Con hiểu ta chứ?
    - Hoàn toàn rõ. Nhưng trong khi đòi hỏi chữ ký của con thì phải chăng là cha để tự do tuyệt đối cho cá nhân con?
    - Tuyệt đối.
    - Như vậy thì được lắm, thưa cha, con sẵn sàng lấy ông Cavalcanti.
    - Thế thì đến lượt ta, chính là ta nói với con:
    được lắm!
  3. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo chương 18)
    Ba ngày sau, lễ ký hôn ước đã thu hút cả một cử tọa đông đúc sực nức nước hoa đến phòng khách lớn nhà Danglars, vào tám giờ rưỡi tối..Cô Eugénie trang phục với sự giản dị tao nhã nhất: một chiếc áo dài trắng dệt hoa trắng, một bông hồng bạch thấp thoáng trên mái tóc đen huyền của cô, hợp thành toàn vẹn bộ đồ trang sức của cô mà chẳng cần thêu lấy một món đồ trang sức nào dù là nhỏ nhất.
    Cứ một lát lại thấy giữa cái đám hỗn độn này, giữa những tiếng rì rầm, những tiếng cười, nổi lên tiếng người nhân viên đón khách xướng lên một tên tuổi được biết tiếng trong giới tài chính, được kính trọng trong quân đội hay lẫy lừng trong làng văn.
    Đúng lúc chuông điểm chín giờ, bá tước Monte Cristo xuất hiện, thu hút về phía mình mọi cái nhìn của cử tọa.
    Lúc đó các ông công chứng bước vào. Mọi người sửa soạn lễ tuyên đọc hôn ước. Ai nấy ngồi vào chỗ.
    Hôn ước được đọc trong im lặng tuyệt đối.
    Nhưng vừa tuyên đọc xong, tiếng xì xào lại bắt đầu nổi lên trong phòng khách còn tăng gấp bội so với lúc trước; những món tiền huy hoàng ấy, những bạc triệu lăn trong tương lai đôi trẻ lanh canh vang lên toàn bộ uy thế của chúng trong cái đám cử tọa ghen ăn tức ở này.
    Andrea bị xiết chặt trong vòng vây bạn bè, được chúc tụng, được nịnh bợ bắt đầu tin rằng giấc mơ của mình đang thành hiện thực, Andrea sắp phát cuồng.
    Công chứng viên trịnh trọng cầm bút và nói:
    - Thưa các ngài, sắp đến lúc ký hôn ước.
    Nam tước phải ký đầu tiên; hắn cầm bút và ký. Bà nam tước vịn tay bà Villefort lại gần.
    - Mình ạ, bà vừa nói vừa cầm lấy bút, có phải là một việc khó chịu không? Một sự cố bất ngờ trong cái vụ ám sát và vụ trộm mà bá tước suýt nữa thành nạn nhân khiến chúng ta không có được ông Villefort tham dự.
    - Lạy Chúa! Monte Cristo vừa nói vừa lại gần, tôi rất ngại rằng mình là nguyên nhân không cố ý của sự vắng mặt này. Các ngài có nhớ rằng, ông nói tiếp trong không khí im lặng như tờ, chính ở nhà tôi mà con người khốn khổ đến ăn trộm của tôi bị chết vì hắn vừa ra khỏi nhà tôi thì bị tên đồng lõa sát hại không?
    - Có. Danglars nói.
    - Để cấp cứu cho hắn người ta đã cởi quần áo hắn. Cảnh sát đã thu thập quần áo của hắn, nhưng khi đem áo quần vào giao cho phòng lục sự thì lại bỏ sót chiếc áo gilê.
    Andrea tái mặt đi trông thấy.
    - Này, chiếc gilê khốn khổ ấy hôm nay người ta tìm thấy nó thấm đầy máu và người hầu phòng của tôi, khi lục soát cẩn thận cái di vật tang tóc ấy, đã thấy có tờ giấy trong túi và rút ra: đó là.một lá thư gửi cho ai nhỉ? Cho ông đấy, nam tước ạ.
    - Gửi cho tôi? - Danglars kêu lên.
    - Ồ! Lạy Chúa! Vâng, gửi cho ông đấy. Tên ông có thể đọc được dù vết máu đã làm hÂn ố mảnh giấy, Monte Cristo trả lời. Tôi đã gửi tất cả cho ông biện lý hoàng gia. Ông hiểu đấy, ông nam tước thân mến, tiếng nói pháp luật là xác thực nhất trong lĩnh vực tội phạm: có thể là mưu mô gì đó chống lại ông đấy.
    - Có thể lắm, Danglars nói; người bị ám sát ấy phải chăng là một cựu tù khổ sai?
    - Phải, bá tước trả lời, một cựu tù khổ sai tên là Caderousse.
    Danglars hơi tái mặt.
    - Nhưng ký đi chứ, ký đi chứ! Monte Cristo nói. Tôi thấy rằng câu chuyện của tôi làm tất cả mọi người xôn xao náo động và tôi cúi xin các vị tha thứ cho.
    - Thưa hoàng thân Cavalcanti, ông công chứng nói, đến lượt ngài ký!
    Andrea nắm lấy bút. Nhưng cùng lúc ấy, đám đông người dự lễ ùa trở lại phòng khách, vẻ sợ hãi, cứ như là một quái vật gớm ghiếc vừa lọt vào trong các phòng.
    Trong khoảnh khắc, Andrea bị hai người cảnh sát vây quanh và giải đi trong sự sững sờ của cử tọa.
    - Nhưng mà chàng trai này đã làm gì chứ?
    Danglars hỏi gần như thất thần.
    - Hắn là một cựu tù nhân khổ sai vượt khỏi nhà lao Toulon, viên cẩm nói bằng giọng thản nhiên. Hắn can tội sát hại kẻ tên là Caderousse, người bạn cũ chung xiềng với hắn, vào lúc tên này vừa ra khỏi nhà bá tước Monte Cristo.
    Trong chốc lát, tòa dinh thự rộng lớn trở nên rỗng không nhanh như là được báo tin có ai đó trong số khách mời phát bệnh dịch hạch:
    mọi người vội vã rút lui hay đúng hơn là chạy trốn qua tất cả các cửa, tất cả các cầu thang, tất cả các lối ra.
    Chỉ còn sót lại trong dinh thự của ông chủ ngân hàng có mỗi một mình Danglars, đang giam mình trong phòng làm việc để viết tờ khai nhân chứng có sĩ quan cảnh binh giám sát. Bà Danglars sợ run trong phòng khách riêng mà ta đã biết, còn Eugénie có cặp mắt kiêu kỳ và đôi môi khinh mạn, đã rút lui về phòng riêng với người bạn gái bất ly thân là cô Louise Armilly.
    Về đến phòng, Eugénie khóa trái cửa lại, trong khi đó Louise ngã xuống chiếc ghế tựa.
    - Ôi! Lạy Chúa, lạy Chúa tôi! Có ai mà ngờ được chuyện này? ông Andrea Cavalcanti lại là một tên sát nhân, một kẻ vượt ngục... một tên tù khổ sai!
    - Mọi người đàn ông đều là những tên bỉ ổi và tôi khinh bỉ chúng. Eugénie nói..- Chúng ta biết làm gì đây? - Louise hỏi.
    - Điều ta phải làm trong vòng ba ngày là: ra đi. Bạn có hộ chiếu của chúng ta đấy chứ?
    - Chúng đây.
    - Thật tuyệt vời! Cậu kiếm được hộ chiếu này là nhờ ai thế?
    - Nhân dịp đến hỏi ông Monte Cristo về những lá thư gửi cho các giám đốc nhà hát ở Rome và ở Naples, ông ta nhận kiếm giúp tôi hộ chiếu.
    - Như vậy thì, Eugénie vui vẻ nói, ta chỉ còn việc sửa soạn hòm xiểng nữa mà thôi.
    Rồi hai cô thiếu nữ bắt đầu hăng hái lạ thường chất vào một chiếc hòm mọi thứ đồ dùng du lịch mà họ cho là cần thiết.
    - Đấy, Eugénie nói, bây giờ thì lên đường sang Italia.
    Thế rồi sau khi tắt đèn, hai kẻ chạy trốn rời dinh thự bằng cầu thang phụ.
    Ông Danglars mất đứt cô con gái.
    Trong khi cả Paris bị náo động vì những sự kiện này thì Valentine từ từ hồi phục. Rã rời vì mệt, cô nằm bẹp trên giường.
    Buổi tối cái hôm Valentine biết tin Eugénie bỏ trốn và Benedetto bị bắt, vào lúc mà cô bắt đầu thiu thiu ngủ, một cảnh tượng bất ngờ diễn ra trong căn phòng đóng khóa rất cẩn thận này.
    Người trông nom cô đã lui ra được gần mười phút.
    Bất chợt, dưới ánh phản quang yếu ớt của chiếc đèn ngủ, Valentine tưởng nhìn thấy cái giá sách của cô kê cạnh lò sưởi trong một hốc lõm vào tường tự nhiên mở ra từ từ giống như nó quay trên những chiếc bản lề không phát ra một tiếng động nhỏ nào.
    Sau cửa ló ra một mặt người.
    - Ngài bá tước Monte Cristo! - Cô thì thào.
    - Xin đừng sợ, ông nói. Tôi che chở cho cô, tôi gìn giữ cô cho anh bạn Maximilien của chúng tạ Từ bốn đêm nay tôi không chợp mắt để canh chừng cho cộ Từ bốn đêm nay tôi nhìn thấy thuốc độc chết người rót vào cốc của cô mà chỉ lo cô có đủ thì giờ uống nó mất trước khi tôi kịp đổ nó vào lò sưởi.
    - Thưa ông, cô nói tiếp lòng đầy sợ hãi đến tột cùng, ông nói rằng đã nhìn thấy người ta rót thuốc độc giết người vào cốc của tôi? Nhưng nếu ông đã thấy thuốc độc được rót vào cốc, hẳn là ông phải thấy người làm việc đó? Đó là ai thế?
    - Cô sắp biết kẻ đó, Monte Cristo nói, tối nay cô không sốt cũng không mê sảng. Hãy tập trung toàn lực, hãy giả vờ ngủ, và cô sẽ thấy, cô sẽ thấy!
    Valentine nắm lấy tay bá tước.
    - Hình như tôi nghe có tiếng động, cô nói, ông lui ra đi!.Valentine còn lại một mình, vài phút sau, hình như cô nghe thấy cót két tiếng ván sàn. Cô lắng tai nghe, cố nén đến gần nghẹt thở, tay nắm của ổ khóa rít lên và cánh cửa mở ra.
    Valentine thu hết sức lực và cố tạo ra tiếng thở đều đặn khe khẽ biểu lộ một giấc ngủ êm đềm.
    Rồi, Valentine nghe thấy tiếng động gần như không nghe rõ được của một thứ nước rót vào trong cốc nước mà cô vừa dốc cạn.
    Thế rồi cô liền hé cặp mi được cánh tay dang ra che chắn.
    Cô thấy một người đàn bà mặc chiếc áo choàng trắng đang rót vào cốc của cô một thứ nước chế sẵn đựng trong chiếc lọ thủy tinh. Đó là bà de Villefort.
    Nhận ra người mẹ kế, Valentine thốt rùng mình, khó khăn lắm mới gọi là kìm được.
    Bà de Villefort đã dốc hết nước trong lọ vào cốc của Valentinẹ Rồi mụ lui ra mà không một tiếng động nhỏ nào có thể báo cho Valentine biết mụ đã đi rồi.
    Cánh cửa vẫn cứ im lìm, lại quay một lần nữa trên các bản lề và bá tước Monte Cristo bước vào.
    - Như vậy thì cô không còn nghi ngờ gì nữa chứ? Cô đã nhận ra chưa? - Bá tước hỏi.
    Valentine thốt ra một tiếng rên.
    - Vâng, cô nói, nhưng tôi không sao tin được điều đó. Tại sao bà ta đeo đuổi tôi như vậy?
    - Tại cô giàu có, Valentine ạ; cô có hai trăm ngàn frăng thu nhập và với hai trăm ngàn frăng ấy, cô đã lấy mất phần của con trai mụ.
    - Sao lại thế? Tài sản của tôi không phải của bà ấy mà do ông bà tôi để lại.
    - Dĩ nhiên, và đó là lý do tại sao ông và bà de Saint-Méran đều mất cả, đó là để cho cô được thừa kế các cụ. Đó cũng lại là lý do để đến lượt cô phải chết Valentine ạ; làm thế là nhằm cho cha cô thừa kế của cô và nhằm để cho em trai cô, trở thành con một, được thừa kế của cha cô.
    - Ồ! Thưa ông tôi rõ rồi, nếu chuyện là như thế, thì tôi buộc phải chết.
    - Không, Valentine, cô sẽ sống, Valentine ạ, nhưng để sống được, thì cô phải hết sức tin tưởng ở tôi.
    - Ông ra lệnh cho tôi đi, thưa ông, tôi phải làm gì?
    - Phải nhắm mắt mà uống những gì tôi đưa cho cô.
    Lúc đó bá tước lấy một viên thuốc tròn to độ bằng hạt đậu trong một cái hộp đựng kẹo bằng ngọc lục bảo và đưa cho Valentine, cô nuốt ngay.
    - Và bây giờ tạm biệt con ta, ông nói, ta đi ngủ đây vì cô đã được cứu thoát. Monte Cristo nhìn đăm đăm một lúc lâu cô thiếu nữ đang dần dần ngủ thiếp đi, vì khuất phục trước sức mạnh của loại thuốc ngủ mà bá tước vừa cho cô uống rồi quay lại cái cửa giá sách và mất hút.
    Lúc đó cửa phòng lại mở ra và bà de Villefort bước vào để xem hiệu quả của thuốc độc.
    Mụ cầm lấy chiếc cốc đem đi đổ vào tro, trộn đều cho chất nước dễ ngấm rồi cọ rửa chiếc cốc pha lê thật kỹ, lau khô bằng chính cái khăn tay của mụ rồi đặt nó vào chỗ cũ trên chiếc bàn đầu giường.
    Cuối cùng mụ nhìn Valentine.
    Cô gái không còn thở nữa, hai hàm răng hơi hé mở không còn để lọt ra một tí hơi thở nào để tỏ ra còn sống. Đối với bà de Villefort thì chẳng còn phải nghi ngờ gì: tất cả đã xong xuôi.
    Trời còn tối chừng hai giờ nữa. Rồi dần dần một thứ ánh sáng ban ngày nhợt nhạt tràn khắp căn hộ; đó là lúc người coi bệnh nhân vào phòng Valentine, tay cầm một cái chén.
    Lập tức chị ta nhận thấy đôi môi lạnh ngắt và bộ ngực giá băng ấy. Chị ta thét lên một tiếng rùng rợn. Rồi chạy ra cửa:
    - Cấp cứu! Cấp cứu! Chị ta kêu.
    Những tiếng kêu đến tai Villefort và bác sĩ d''Avrigny đang thăm bệnh thường nhật cho cụ Noirtier. Họ lao vào phòng.
    - Con tôi làm sao thế, Chúa ơi! - Villefort vừa kêu vừa giơ hai tay lên trời. Bác sĩ!... Bác sĩ!...
    - Valentine đã chết! - d''Avrigny trả lời với một giọng trang nghiêm và khủng khiếp.
    Ông de Villefort gục xuống như chân bị gãy và ngã đập đầu vào giường Valentine.
    Lúc đó bà de Villefort xuất hiện ở ngưỡng cửa, với vẻ dò hỏi và cố rặn ra vài giọt nước mắt khó bảo.
    Bất thình lình mụ ta bước lên hay đúng hơn là nhảy lên phía trước: mụ vừa thấy d''Avrigny tò mò cúi nhìn chiếc bàn, và cấm lấy cái cốc mà mụ chắc chắn đã đổ hết đi lúc đêm.
    Cái cốc đầy đến một phần ba, đúng như lúc nó được đem đổ đi. Cũng vẫn là một thứ thuốc nước ấy.
    - A! ông lẩm bẩm, giờ đây không phải tinh chất mã tiền nữa.
    Bà de Villefort choáng váng mất một lát, cặp mắt nảy lửa, rồi tắt lịm, mụ lảo đảo giơ tay loạng choạng tìm cánh cửa rồi bỏ đi.
    Mặt viên biện lý hoàng gia tái mét, những vệt rộng màu gỉ sắt vạch ngang trán hắn.
    - Thưa ông, hắn nói với bác sĩ bằng một giọng tắc nghẹn, tôi đã hiểu, tôi biết hung thủ và tôi khao khát trả thù cũng như ông. Tôi yêu.cầu ông đừng nói lộ ra trong ba ngày nữa. Và trong ba ngày cuộc trả thù cho cái chết của con tôi sẽ làm rung động đến tận đáy con tim của cả những người vô tình nhất.
    Vừa nói những lời này, hắn vừa nghiến răng kèn kẹt.
    D''Avrigny ngoảnh đi và thì thào một tiếng vâng thật khẽ.
    - Tìm thầy tu, Villefort nói, đến mời người gần nhất.
    - Người gần nhất, thầy thuốc nói, là một tu sĩ nhân hậu người ý vừa đến ở ngôi nhà cạnh đây. Ông có vui lòng để tôi báo trước cho ông ta lúc đi ngang qua không?
    D''Avrigny quay lại đưa theo nhà tu hành, dẫn ông ta vào tận phòng Valentine.
    Tu sĩ bắt đầu cầu kinh và chắc hẳn là để tránh bị quấy rầy trong khi cầu nguyện, lúc ông d''Avrigny vừa ra khỏi phòng ông liền đi đóng không những các chốt cửa nơi bác sĩ vừa đi ra mà còn cài then cả cửa thông sang phòng bà de Villefort.

  4. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Chương 19: Villefort
    Hôm sau trời sáng muộn và đầy mây.
    Đám tang Valentine cử hành vào hồi mười một giờ và trước khi diễn ra cái nghi lễ tang tóc này, bá tước Monte Cristo đến dinh thự Dan-glars.
    Ông chủ nhà băng đến trước mặt anh vẻ mặt rầu rầu, nhưng nhã nhặn.
    - Ông cho phép chứ? Hắn nói. Lúc ông vào tôi đang làm dở năm chi phiếu; ông có vui lòng cho phép tôi được làm nốt không?
    - Cứ làm đi, nam tước thân mến, cứ làm đi!
    Một quãng im lặng, thậm chí nghe thấy cả tiếng ngòi bút sột soạt của ông chủ ngân hàng.
    - Này, thưa bá tước, hắn nói tiếp, ông là người làm chúa tể ngành tài chính, ông đã từng thấy nhiều mảnh giấy cỡ như thế này mà mệnh giá đến một triệu hay không?.Monte Cristo cầm lên tay, như để cân nhắc nặng nhẹ, năm mảnh giấy mà Danglars hãnh diện kh với anh, và đọc:
    "Xin ông Quản đốc ngân hàng vui lòng chi theo lệnh tôi, tính từ số vốn tôi gửi giữ, số tiền là một triệu bằng tiền mặt. Nam tước Danglars." - Năm triệu! Monte Cristo nói, ái chà! ông mạnh tay thật, thưa nam tước.
    - Tôi đây, tôi tiến hành kinh doanh như thế đấy. Danglars nói.
    - Quả thật, Monte Cristo vừa nói vừa gấp năm tờ chi phiếu, thật là vừa khéo: tín dụng của tôi ở chỗ ông là sáu triệu, tôi đã lấy một triệu, vậy là ông còn thiếu tôi năm triệu. Tôi lấy năm mảnh giấy này làm trái phiếu mà chỉ cần thấy chữ ký của ông thôi, và đây là biên lai chung cho cả sáu triệu để hợp thức bản kết toán của chúng ta.
    Rồi một tay nhét năm tờ chi phiếu vào túi còn tay kia anh chìa biên lai cho chủ ngân hàng.
    Hắn bị đè bẹp bởi một nỗi sợ hãi còn ghê gớm hơn cả sét đánh xuống chân hắn.
    - Sao! Hắn ấp úng, thưa bá tước, ông lấy số tiền này? Nhưng đó là tiền mà tôi phải trả cho nhà tế bần chiều nay.
    - A! Monte Cristo nói, thế thì lại khác. Tôi chẳng thiết lấy đúng năm chi phiếu này, nhưng hãy trả cho tôi bằng những trị giá khác; chẳng qua là vì hiếu kỳ mà tôi cầm những tờ phiếu này thôi để rồi có thể tuyên bố khắp thiên hạ rằng hãng Danglars chẳng yêu cầu tôi hoãn cho năm phút mà đã chi trả cho tôi năm triệu tiền mặt!
    Cái đó mới thật đáng nể!
    - Xin miễn thứ, thưa bá tước, Danglars bị chọc tức bèn xin lỗi. Ông cứ lấy những chi phiếu ấy đi, tôi sẽ ký những chi phiếu khác.
    - Tôi miễn thứ cho ông, Monte Cristo trả lời, và tôi xin nhận.
    Ông bỏ các chi phiếu vào ví rồi thong thả bước ra cửa, lên xe và ra lệnh lập tức đến ngân hàng.
    Còn lại một mình, nam tước Danglars đóng cửa quay hai vòng chìa khóa, dốc hết mọi ngăn két, thu thập được độ năm chục ngàn frăng tiền giấy, đốt một số giấy tờ, bày các giấy tờ khác ở nơi nhìn rõ, và bắt đầu viết một lá thự Lá thư này gửi cho bà Danglars, được viết như sau:
    "Khi bà nhận được lá thư này, tôi đang trên đường đi khỏi nước Pháp.
    Tôi có nghĩa vụ giải thích cho bà, vậy hãy nghe đây:
    Sáng nay bỗng nhiên phải chi trả năm triệu tôi đã thanh toán xong, lại tiếp đến một khoản nữa cùng số tiền đó phải trả chiều nay; tôi không thể đảm trách nổi việc đó. Vì vậy, tôi ra đi để tránh phải chịu đựng những điều quá ư rầy rà..Người chồng rất tận tụy của bà. Nam tước Danglars." Hắn đóng dấu vào lá thư và đem đặt vào phòng vợ hắn. Rồi hắn kiểm tra lại hộ chiếu của mình xem có còn giá trị không.
    Thời tiết u ám và đầy mây, lại thêm một làn gió ấm nữa nhưng đã làm khô héo những chiếc lá úa vàng, bứt chúng ra khỏi cành đang trơ trụi dần, làm cho chúng quay cuồng trên đám đông đang tràn ngập khắp phố phường.
    Đám tang từ từ đi về phía nghĩa địa Père Lachaisẹ Hơn năm chục chiếc xe sang trọng theo sau hai chục xe có băng tang và, sau năm chục xe sang trọng ấy lại còn trên năm trăm người.
    Ra khỏi Paris thì thấy một cỗ xe phóng nhanh tới, bốn con ngựa kéo xe đột ngột dừng lại nhờ căng cứng các khuỷu vó gân guốc như những lò so thép: đó là ông Monte Cristọ Bá tước từ trên xe bước xuống đi lẫn vào đám đông đang chậm bước theo xe chỗ linh cữu.
    Château-Renaud nhìn thấy ông. Anh ta cũng lập tức xuống xe đi bộ để gặp bá tước.
    Beauchamp cũng rời khỏi chiếc xe độc mã đang ngồi.
    - Morrel đâu? - Bá tước hỏi.
    - Chúng tôi thấy anh ta ở đàng kia.
    Đúng thế, Morrel đứng ở đàng xa, dưới bóng cây. Vẻ điềm tĩnh và sự bất động của anh tạo ra một cảnh tượng đáng sợ cho kẻ nào đọc được những gì đang diễn ra trong lòng chàng sĩ quan trẻ. Rồi cuối cùng anh cũng hồi phục được và trở lại con đường về Paris mà không ngoái cổ lại lấy một lần.
    Bá tước cho xe đậu ở Père Lachaise, quay về, rồi đi theo sau anh ta cách một trăm bước. Maxi-milien vượt qua kênh và quay về phố Meslay qua các con phố lớn.
    Năm phút sau khi cánh cửa khép lại sau lưng Morrel, thì cửa lại mở ra cho Monte Cristo.
    Julie đang ở lối ra vườn.
    - A! ông bá tước! - Cô reo lên.
    - Xin lỗi, thưa bà, tôi phải lên phòng Maxi-milien ngay lập tức; tôi có vài điều cực kỳ quan trọng, cần nói với anh ta.
    - Vậy ông đi đi, cô nói và tiễn ông bằng nụ cười khả ái.
    Monte Crixto mau chóng vượt qua hai tầng gác ngăn cách tầng trệt với căn hộ của Maxi-milien, vừa lên đến thềm ông đã gọi anh ta.
    Maximilien vừa miễn cưỡng mở cửa vừa cố che giấu việc mình đang làm. Nhưng bá tước ra sức hối thúc anh đến mức anh buộc phải để bá tước lách vào..- Anh đang làm cái trò gì với những khẩu súng lục để trên bàn vậy? Morrel, anh muốn tự sát à!
    - Vâng, Morrel kêu lên, khi chuyện ấy xảy ra, khi tôi quyết định tự sát thì ai cản được tôi nào?
    - Tôi, Morrel ạ, Monte Crixto nói với giọng điềm tĩnh tương phản đến kỳ lạ với vẻ kích động của chàng trai. Phải, tôi, tôi sẽ có cái can đảm ấy.
    - Ông! Morrel thét lên với thái độ mỗi lúc một thêm tức giận và trách móc, ông là người đã lừa tôi bằng một hy vọng phi lý; ông là người đã kiềm chế tôi, vỗ về, ru ngủ tôi bằng những lời hứa hão huyền, ông đã đóng vai hay giả bộ đóng vai Thượng đế mà lại không thể cho được thuốc giải độc cho một thiếu nữ bị đầu độc!
    Monte Crixto nhột nhạt như một hồn ma, nhưng cặp mắt lấp loáng ánh chớp, đặt tay lên những khẩu súng:
    - Và tôi nhắc lại rằng anh không được tự sát!
    - Nhưng rốt cuộc ông là cái thá gì mà lại dám khoác cho mình cái quyền của bạo chúa đối với những con người tự do và có suy nghĩ! -Maximilien kêu lên.
    - Tôi là ai ư? Monte Crixto nhắc lại. Nghe đây: tôi là người độc nhất trên đời này có quyền bảo anh rằng: Morrel, tôi không muốn để người con của cha anh phải chết hôm nay!
    - Vì sao ông lại nhắc đến cha tôi? - Morrel ấp úng hỏi.
    - Bởi vì ta là người đã từng cứu sống cha cháu vào ngày mà ông muốn tự sát giống như cháu muốn tự sát hôm nay; vì ta là người đã gửi cái túi cho em gái cháu; vì ta là Edmond Dantès, là người đã bồng bế cháu trong lòng cho cháu đùa nghịch khi cháu còn bé!
    Morrel lùi lại một bước nữa, loạng choạng, ngột ngạt, thở dốc, rã rời; rồi mất hết sức lực anh thét lên một tiếng ngã sụp xuống chân Monte Cristo.
    - Nào, bá tước vừa nói vừa đặt một ngón tay lên vai anh. Cháu hãy trở lại làm một người đàn ông chứ, Maximilien?
    - Bá tước ơi, với Valentine, tôi có một hạnh phúc vô bờ và thiếu cô, tôi chỉ còn nỗi tuyệt vọng và sự sầu khổ trên trái đất này.
    - Ta đã bảo cháu là phải hy vọng mà, Morrel - bá tước nhắc lại.
    - Ông vẫn cứ bảo tôi hy vọng sao? ông muốn làm tôi tin rằng tôi có thể gặp lại Valentine?
    - Ta bảo cháu phải hy vọng, vì ta biết cách làm cháu hồi phục. Ta không biết rằng cháu có nghĩ đến điều đó không, nhưng ngày hôm nay là.một ngày thiêng liêng, Maximilien: hôm nay là ngày 5 tháng chín. Cách đây mười năm ta đã cứu cha cháu lúc ông đang muốn tự sát. Hẹn một tháng nữa, đúng từng ngày cháu sẽ có trên bàn chúng ta đang ngồi cùng nhau trước cái bàn ấy đây, những vũ khí tốt và một cái chết êm dịu; nhưng đổi lại, cháu hứa với ta rằng cháu phải sống và phải đợi đến lúc đó chứ?
    - Tôi xin thề với ông như vậy.
    - Được lắm. Cháu hãy sẵn sàng để ngày mai chúng ta đi du lịch.
    - Chúng ta sẽ đi đâu thưa ông? Morrel hỏi.
    - Đầu tiên đến Marseillẹ Rồi ta sẽ từ biệt cháu vài ngày để đi Rome.
    - Tôi sẽ đến nơi mà ông thích đưa tôi đến, Morrel nói với một nụ cười buồn; tôi thuộc về ông trong một tháng nữa.
    Trong sân nhà tù La Conciergerie là nơi giam giữ những người tù nguy hiểm nhất, có một người trẻ tuổi đang đi dạo, tay đút túi, được các bạn tù soi mói thóc mách nhiều. Đó là Andrea hay đúng hơn là Benedetto.
    Bỗng nhiên có tiếng gọi ở ô cửa xép.
    - Benedetto, một thanh tra gọi. Ra phòng tiếp khách.
    Sau tấm song sắt của phòng tiếp thân nhân nơi Andrea được dẫn tới, hắn thấy bộ mặt rầu rĩ nhưng thông minh của ông Bertuccio cũng đang nhìn với vẻ kinh ngạc xót xa những song sắt, những cửa chốt chặt và những bóng người cử động sau cái chấn song.
    - Chào Benedetto, - Bertuccio nói.
    - Ông, ông à, người trẻ tuổi vừa nói vừa nhìn quanh với vẻ sợ hãi. Ai bảo ông đến?
    - Chẳng ai cả?
    - Ông, con người trung hậu, ông là nghĩa phụ của tôi... Nhưng tất cả những gì người ta đã làm cho tôi, nào là tìm cho tôi một người ý để nhận làm cha, nào là dẫn dắt tôi vào xã hội thượng lưu Paris, nào cho tôi tiền, thì tôi ngờ rằng không phải ông đã làm những điều ấy. Nào, nói đi... Tôi muốn biết ai là người cha thật sự của tôi!
    - Ta đến để nói với anh điều đó. - Bertuccio bình tĩnh nói.
    - A! - Benedetto reo lên, mắt long lanh mừng rỡ.
    Đúng lúc đó cánh cửa mở ra, người gác ô cửa xép nói với Bertuccio:
    - Xin lỗi ông, ông dự thẩm đang đợi tù nhân.
    - Vậy thì ta sẽ quay lại vào ngày mai. - Ber-tuccio nói..- Được! Andrea nói. Thưa các ông cảnh binh, tôi xin tùy các ông chỉ bảo... à! ông thân mến, xin ông hãy để lại một chục ê quy ở phòng lục sự để người ta đưa vào cho tôi các thứ cần dùng.
    - Được rồi, Bertuccio đáp. Hẹn ngày mai!
    Phiên tòa đại hình đầu tiên mở vào ngày thứ hai đầu tuần. Villefort thấy mặt trời ngày hôm ấy ló lên nhột nhạt, thê thảm. Cả đêm hắn không ngủ được.
    Ngày hôm nay, hắn gượng nói với người nào sắp nắm lấy thanh gươm của thần công lý, phải trừng phạt bất kỳ kẻ nào phạm tội dù nó ở đâu.
    Và Villefort, hồ sơ cắp nách, mũ cầm tay, đi về phía căn hộ của vợ hắn. Đến cửa, hắn dừng lại một lát, lấy khăn tay lau vầng trán tái mét ướt đẫm mồ hôi. Rồi hắn đẩy cửa.
    - A! ông đấy à, mụ nói tự nhiên và bình thản, lạy chúa! Sao ông xanh xao thế, thưa ông!
    Vậy ra ông vẫn cứ làm việc suốt đêm ư? Tại sao ông không đến ăn sáng với chúng tôi?
    Ông de Villefort bước ra cửa, chốt lại.
    - Ôi lạy chúa! Người đàn bà vừa nói vừa soi mói nhìn chồng mình thấu tận tâm can, vừa hé nở một nụ cười, nhưng bị vẻ thản nhiên của Villefort làm đông cứng lại ngay, có chuyện gì vậy?
    - Thưa bà, thuốc độc bà thường dùng bà để ở đâu? Viên quan tòa đứng chắn giữa vợ hắn và cái cửa, nói rành mạch chẳng mào đầu.
    - Ôi! Thưa ông, bà de Villefort vừa nói vừa chắp hai tay lại, ông nói gì thế?
    - Tôi hỏi bà, Villefort nói tiếp với giọng hoàn toàn điềm tĩnh, bà giấu thứ thuốc độc mà bà đã dùng để giết bố tôi là ông de Saint-Méran, mẹ tôi là bà de Saint-Méran và con gái tôi Valentine ở đâu?
    Bà de Villefort rùng mình.
    - Bà không trả lời sao, thưa bà! Sao bà hèn nhát thế, bà là người đã có cái can đảm gớm ghê dám nhìn hai cụ già và một thiếu nữ bị bà sát hại thở hơi cuối cùng trước mặt mình cơ mà?
    Bà de Villefort xoắn hai bàn tay vào nhau và ngã khuỵu gối xuống.
    - Giá treo cổ đang đợi mụ đấy.
    Bà de Villefort thét lên một tiếng man rợ, vẻ kinh hãi gớm ghiếc không chế ngự nổi bộc lộ ra ở nét mặt bị biến dạng của mụ.
    - Ồ! Đừng sợ giá treo cổ, thưa bà, viên quan tòa nói, tôi không muốn làm mất danh dự của bà vì như thế là làm mất danh dự của chính tôi.
    - Ông muốn nói gì vậy? Mụ đàn bà khốn nạn ấp úng, rụng rời kinh ngạc..- Điều tôi muốn là công lý phải được thi hành. Phải chăng bà còn giữ lại vài giọt chất thuốc độc êm dịu nhất, nhạy bén nhất và chắc chắn nhất ấy?
    - Ồ! Xin tha thứ cho tôi, thưa ông, hãy để cho tôi sống!
    Bà de Villefort ngã sụp xuống chân chồng.
    Villefort đến gần mụ vợ:
    - Hãy suy nghĩ điều đó đi, nếu tôi quay lại mà công lý chưa được thi hành, tôi sẽ đích thân tố giác bà và tôi sẽ tự tay bắt giữ bà.
    Mụ nghe, thở hổn hển, rũ rượi, bại hoại, chỉ riêng cặp mắt của mụ còn linh hoạt và ấp ủ một ngọn lửa khủng khiếp.
    - Bà nghe tôi nói đây, Villefort nói tiếp, tôi đến đàng kia để đòi xử tử hình một tên sát nhân...
    Nếu lúc về tôi thấy bà còn sống thì tối nay bà sẽ ngủ trong nhà tù.
    Bà de Villefort thở dài, thần kinh của mụ giãn ra, mụ quỵ xuống rã rượi trên tấm thảm.
    - Vĩnh biệt bà, hắn nói thong thả, vĩnh biệt!
    Tiếng vĩnh biệt này giáng xuống như lưỡi dao đao phủ giáng xuống bà de Villefort. Mụ ngất đi.
    Viên biện lý hoàng gia đi ra, và khi rời căn phòng, hắn khóa cửa lại bằng hai vòng chìa khóa.
    Vụ án Benedetto, như người ta gọi ở tòa và ở ngoài đời, đã gây ra kích động to lớn. Ai cũng muốn đến dự phiên tòa đại hình. Ngay từ bảy giờ sáng người ta đã xếp hàng dài ở cửa sắt, và một tiếng đồng hồ trước phiên tòa, gian phòng đã chật cứng những người có thế lực.
    - Khai mạc phiên tòa, thưa các ngài.
    Các quan tòa vào phòng xử án giữa bầu không khí im lặng như tờ; các vị hội thẩm ngồi vào chỗ; ông de Villefort, đối tượng được cử tọa chú ý, ngồi vào ghế bành của mình, đưa mắt bình thản nhìn khắp xung quanh.
    - Cảnh binh! ông chánh án nói, đưa bị can vào.
    Ông chánh án yêu cầu đọc bản buộc tội đã được ngòi bút rất khôn ngoan và rất khe khắt của Villefort thảo ra.

  5. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo chương 19)
    Có lẽ chưa bao giờ Villefort viết được xúc tích đến thế, hùng hồn đến thế; tội ác được phơi bày ra dưới những sắc màu gay gắt nhất, tiền sử của bị can, sự thay hình đổi dạng của hắn, mối dây liên hệ giữa các hành vi phạm tội kể từ khi tuổi còn khá nhỏ dại đều được trình bày tỉ mỉ thật tài tình.
    Cuối cùng bản luận tội kết thúc.
    - Bị can, họ tên anh là gì?
    - Tôi sẽ trả lời câu hỏi này, nhưng muộn một chút..Tiếng xì xào ngạc nhiên nổi lên khắp gian phòng.
    - Bao nhiêu tuổi? Có cho biết được không?
    - Tôi hai mươi mốt tuổi, hay đúng hơn là phải vài ngày nữa tôi mới đến tuổi ấy, vì tôi được sinh ra vào đêm 27 rạng ngày 28 tháng chín 1817.
    Ông de Villefort đang mải ghi chép, nghe thấy ngày tháng ấy bỗng ngẩng đầu lên.
    - Anh sinh ra ở đâu? ông chánh án hỏi tiếp.
    - Ở Auteuil, gần Paris. - Benedetto trả lời.
    Ông de Villefort lại ngẩng đầu lần thứ hai, nhìn Benedetto và tái nhợt đi.
    - Bây giờ anh khai họ tên anh đi.
    - Tôi không thể khai tên họ tôi vì tôi không biết; nhưng tôi biết họ tên cha tôi và tôi có thể khai với ông.
    Một cơn choáng váng đau xót làm tối sầm mắt Villefort.
    - Vậy thì khai tên họ cha anh, ông chánh án nói tiếp.
    Không một làn gió nào, không một hơi thở nào khuấy động bầu không khí im phăng phắc của cái cử tọa đông đảo này: tất cả mọi người chờ đợi.
    - Cha tôi là biện lý hoàng gia, Andrea bình tĩnh trả lời, và vì ông muốn biết họ tên ông ấy, tôi xin khai: cha tôi là de Villefort!
    Vụ nổ được nén lại quá lâu nay bùng ra, như một tiếng sét, từ đáy mọi ***g ngực. Giữa tiếng ồn ào ấy, thấy vang lên tiếng thét của ông chánh án:
    - Anh đùa bỡn với tòa hả, bị can?
    Yên tĩnh trở lại trong phòng, tuy nhiên trừ một chỗ có một nhóm khá đông người đang xôn xao thì thầm.
    Người ta bảo có một bà vừa ngất.
    - Thưa các ngài, Andrea nói tiếp, cử chỉ và giọng nói của hắn khiến cử tọa phải im lặng, tôi có nghĩa vụ đưa ra trước các vị chứng cứ và giải thích các lời nói của tôi. Tôi sinh ra trên gác một, căn nhà số 28, phố La Fontainẹ Cha tôi bế tôi trên tay và bảo mẹ tôi rằng tôi đã chết, ông giấu tôi vào một cái tã có đánh dấu bằng một chữ H và một chữ N rồi đem tôi ra vườn và chôn sống tôi ở đó.
    Đúng lúc đó trong phòng xử án, một tiếng thét lanh lảnh kế đến tiếng nức nở vang lên giữa đám đông, như chúng tôi đã nói, một người đàn bà đang bị một cơn kích động thần kinh dữ dội và được đưa ra khỏi phòng xử án; trong khi mọi người đem bà ta đi, thì tấm mạng dày che mặt bà bị hé mở và người ta nhận ra bà Danglars..- Các chứng cớ! Các chứng cớ! ông chánh án nói; bị can, anh nên nhớ rằng các mớ những điều huyên thuyên ghê tởm này cần phải dựa vào những chứng cớ hiển nhiên nhất.
    - Như vậy thì, Benedetto vừa nói vừa cười, xin hãy nhìn ông de Villefort và ông còn đòi hỏi ở tôi những chứng cớ nữa hay thôi.
    Mọi người quay về phía ông biện lý hoàng gia. Ông này dưới sức nặng của hàng ngàn cái nhìn dán chặt vào mình đang bước vào giữa tòa án, lảo đảo, tóc rối bù. Toàn thể cử tọa phát ra một tiếng xì xào dài kinh ngạc.
    - Người ta đòi hỏi tôi phải có chứng cớ; thưa cha, Benedetto nói, cha có vui lòng để tôi đưa ra không?
    - Không, không, ông de Villefort ấp úng bằng một giọng tắc nghẹn; không, điều đó vô ích.
    - Thế nào, vô ích à? ông chánh án thét, ông muốn nói gì vậy?
    - Tôi muốn nói rằng, viên biện lý hoàng gia kêu lên, không có chứng cớ; chẳng cần phải có chứng cớ; tất cả những điều chàng trai này vừa nói là có thật!
    Một không khí im lặng ảo não và nặng nề như bầu không khí trước lúc xảy ra những tai biến của thiên nhiên bao lấy tất cả những người dự phiên tòa tóc tai đang dựng ngược, trong lớp vỏ bọc nặng như chì của nó. Trong cái im lặng ấy, Villefort loạng choạng bước ra cửa mà người nhân viên phục vụ vừa mở ra cho hắn bằng một động tác máy móc, và đi khuất.
    Trong xe, Villefort nghĩ đến vợ hắn. Người vợ ấy hắn vừa mới xét xử khắc nghiệt, hắn vừa mới xử tử mụ tạ Một giờ đồng hồ đã trôi qua từ lúc hắn kết án mụ.
    - Nhanh lên! Nhanh nữa lên! Villefort hét bằng một giọng làm cho người đánh xe nhảy bật lên trên ghế ngồi của mình.
    Những con ngựa bị nỗi sợ kích thích, phóng như bay về tận nhà.
    - Phải, phải, Villefort lặp đi lặp lại trong lúc gần đến nhà mình, phải, mụ đàn bà này phải sống, phải để cho mụ ăn năn hối lỗi và để mụ nuôi dạy con trai mình.
    Hắn vào phòng khách nhỏ.
    - Không có ai, hắn lẩm bẩm, chắc hẳn mụ Ở trong phòng ngủ.
    Hắn lao về phía cửa. Ở đó, then đã cài. Hắn dừng lại, run rẩy. Hắn gọi:
    - Héloise!.- Ai đấy? Người vừa được gọi cất tiếng hỏi.
    Hắn thấy hình như giọng nói này yếu hơn bình thường.
    - Mở ra! Mở cửa! Villefort thét, tôi đây.
    Nhưng dù có lệnh này, dù cho cái lệnh ấy phát ra bằng một giọng lo âu, cửa vẫn không được mở.
    Villefort dùng chân đạp mạnh cánh cửa. Ở lối vào căn phòng dẫn thẳng vào phòng khách nhỏ, hắn thấy bà de Villefort đang đứng, xanh xao, nét mặt rúm ró và nhìn hắn với cặp mắt trừng trừng đáng sợ.
    - Héloise! Héloise! Hắn nói, bà sao thế? Nói đi!
    Người đàn bà giơ tay về phía hắn, bàn tay cứng đờ và tím nhợt.
    - Xong rồi ông ạ, mụ nói với tiếng thở khò khè như xé rách họng mụ; vậy ông còn muốn gì thêm nữa?
    Rồi mụ đổ vật xuống thảm.
    Villefort chạy đến, nắm lấy bàn tay mụ. Bàn tay ấy co quắp nắm một cái lọ pha lê.
    Bà de Villefort đã chết.
    Villefort điên cuồng vì ghê sợ, lùi lại đến tận ngưỡng cửa phòng và nhìn xác chết. Đột nhiên hắn thét:
    - Con trai ta! Con trai ta đâu rồi? Edouard!
    Edouard!
    Hắn ghê tởm bước qua xác mụ de Villefort để đến phòng khách nhỏ của bà tạ Hắn tiến vào ba hay bốn bước và thấy con hắn đang nằm trên chiếc trường kỷ.
    Có lẽ là đứa trẻ ngủ.
    Hắn nâng đứa trẻ lên tay, ghì lấy nó, lay nó, gọi nó... đứa trẻ không hề trả lời. Hắn gắn đôi môi hau háu của hắn vào má đứa trẻ... hai má nó nhột nhạt, lạnh giá; hắn sờ nắn tay chân đã cứng đờ của nó; hắn đặt tay lên tim nó... tim nó không đập nữa.
    Đứa trẻ đã chết.
    Hai nạn nhân này làm hắn kinh sợ. Hắn cảm thấy nỗi khiếp hãi của sự cô đơn giữa hai xác chết trào dâng trong hắn.
    Villefort gục đầu xuống dưới sức nặng của nỗi đau, hắn quỳ thẳng người lên, lắc mớ tóc đẫm mồ hôi, dựng ngược vì sợ hãi và con người ấy, kẻ chưa bao giờ xót thương ai, bỏ đi tìm ông cụ già, cha hắn, để trong phút yếu lòng có người nghe hắn kể lại nỗi bất hạnh của hắn. Hắn đi xuống cầu thang và vào phòng cụ Noirtier.
    Khi Villefort bước vào, cụ Noirtier có vẻ đang chăm chú nghe một cách trìu mến biểu lộ hết mức mà tình trạng bại liệt của cụ cho phép,.tu sĩ Busoni đang ở đấy, bao giờ cũng điềm tĩnh và lạnh lùng như thường lệ.
    - Ông ở đây à, thưa ông! Villefort nói. Ông luôn luôn chỉ xuất hiện ở nơi nào có cái chết để mà hộ tống.
    - Tôi đã đến đây để cầu nguyện bên thi hài con gái ông! Busoni trả lời. - Và bây giờ ông đến đây làm gì?
    - Tôi đến để bảo ông rằng ông đã trả nợ cho tôi được kha khá rồi đấy.
    - Lạy chúa tôi! Villefort vừa nói vừa lùi lại, ghê sợ ra mặt, ông không phải là tu sĩ Busoni!
    - Không. Tu sĩ nói và giật đi miếng hói đầu giả.
    - Đây là cái mặt ông Monte Cristo! Villefort kêu lên, mắt nhớn nhác.
    - Còn chưa phải thế đâu, thưa ông biện lý hoàng gia, hãy tìm tòi kỹ hơn và xa hơn.
    - Cái giọng này! Cái giọng này! Cái giọng này tôi đã nghe lần đầu ở đâu nhỉ?
    - Ông đã nghe giọng ấy lần đầu ở Marseille từ hai mươi ba năm trước, vào ngày ông cưới cô de Saint-Méran. Hãy tìm trong hồ sơ của ông.
    - Nhưng ta đã làm gì ngươi? Villefort hét.
    - Ông đã kết án tôi tội chết từ từ và gớm guốc, ông đã giết chết cha tôi, ông đã tước đoạt tự do và do đó tôi mất cả tình yêu, ông đã lấy đi tình yêu của tôi và do đó tước đoạt cả vận mệnh của tôi.
    - Ông là ai? Vậy ông là ai? Lạy chúa tôi!
    - Tôi là bóng ma của một kẻ khốn khổ mà ông đã đem chôn vùi trong các hầm cấm cố của pháo đài If.
    - A! Ta nhận ra ngươi, ta nhận ra ngươi rồi!
    Viên biện lý hoàng gia nói, ngươi là...
    - Ta là Edmond Dantès.
    - Ngươi là Edmond Dantès! Viên biện lý hoàng gia vừa kêu lên vừa nắm lấy cổ tay bá tước; như vậy thì đi!
    Và hắn kéo ông đi theo cầu thang, Monte Cristo ngạc nhiên theo hắn nhưng không biết viên biện lý hoàng gia dẫn mình đi đâu, và cảm thấy có tai họa mới gì đó.
    - Này, Edmond Dantès, hắn vừa nói vừa chỉ cho bá tước thấy xác vợ hắn và thi thể con hắn, này! Nhìn đi, mi trả được thù rồi chứ?...
    Monte Cristo tái mặt trước cảnh tượng hãi hùng này. Anh nhảy bổ đến thi thể đứa bé với một tình cảm lo âu khó tả, vạch mắt nó ra, bắt mạch và ôm nó lao vào phòng Valentine rồi khóa cửa lại bằng hai vòng xoay chìa khóa.
    - Con ta! Villefort hét, Nó mang xác con ta đi! Ôi! Tai họa! Bất hạnh! Mi chết đi!.Và hắn muốn lao theo Monte Cristo; nhưng như trong mơ, hắn cảm thấy chân như mọc rễ, mắt hắn mở to đến vỡ tròng, các ngón tay hắn móc vào thịt trên ngực hắn rồi cứ cắm dần vào đến khi máu nhuộm đỏ các móng taỵ Các mạch trên thái dương của hắn dìm não hắn vào một biển lửa.
    Sự bất động kéo dài nhiều phút cho đến khi cuộc đảo lộn đáng sợ của lý trí được hoàn thành.
    Lúc đó hắn hét lên một tiếng tiếp đến một trận cười dài rồi đâm bổ xuống cầu thang.
    Mười lăm phút sau, cửa phòng Valentine mở ra và bá tước Monte Cristo bước ra. Ông bế đứa trẻ trên tay, không cách nào cứu được cho nó sống lại nữa rồi? ông quỳ một gối xuống đất và thành kính đặt nó bên mẹ, đầu gối lên ngực mẹ nó.
    Monte Cristo xuống vườn thấy Villefort tay cầm mai, bới đất như điên.
    - Chỗ này chưa phải đâu, hắn nói, chỗ này chưa phải đâu. Và hắn bới ra xa hơn.
    Monte Cristo đến gần hắn, nói thật khẽ:
    - Thưa ông, ông bảo hắn với một giọng gần như khiêm nhường, ông đã mất đi một đứa con trai; nhưng...
    Monte Cristo lùi lại hoảng sợ.
    - Ôi! Hắn phát điên rồi!
    Và Monte Cristo lao ra phố, lần đầu tiên ông nghi ngờ rằng liệu mình có quyền làm những việc mình đã làm không.

  6. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Chương 20: Danglars
    Chuyến du lịch của Monte Cristo và của Morrel đi Marseille diễn ra mau lẹ tuyệt vời, đó vốn là một trong những thế mạnh của bá tước.
    Ngày hôm sau, ngay từ sáng sớm họ tới Chalon, đã có một tàu thủy hơi nước đón họ Ở đó, sẵn sàng khởi hành; chẳng phí một khoảnh khắc, chiếc xe được đưa xuống tàu. Chẳng mấy chốc đã đến Marseillẹ Ở đó, do một thỏa thuận chung, cả hai người dừng lại ở Canebière.
    Một chiếc tàu biển đi Alger, giữa những kiện hàng, những hành khách chồng chất trên boong, giữa đám đông họ hàng bạn bè tiễn biệt nhau.
    - Ôi! Lạy chúa! Morrel kêu lên, tôi không lầm đâu! Chàng trai đang vẫy mũ chào kia, cái anh chàng mặc quân phục ấy, là Albert de Mor-cerf đấy!
    - Đúng, Monte Cristo nói, tôi đã nhận ra anh ta.
    Và cặp mắt anh dõi theo một người đàn bà che mạng vừa đi khuất vào góc phố.
    - Bạn thân mến, anh có việc gì cần làm ở vùng này không? Bá tước bảo Maximilien.
    - Tôi cần đến khóc bên mộ cha tôi. Morrel nghẹn ngào trả lời.
    - Được lắm, anh đi đi.
    - Ông từ biệt tôi ư?
    - Phải, tôi có việc ở Italiẹ Anh nhớ nhé.
    Ngày 5 tháng mười, Morrel ạ, tôi đợi anh ở đảo Monte Cristọ Ngày mùng 4, một du thuyền sẽ đón anh ở cảng Bastia.
    Morrel để bàn tay mình rơi xuống bàn tay bá tước đang chìa ra cho anh, rồi anh cúi đầu chào, từ biệt bá tước và đi về phía đông thành phố.
    Monte Cristo đợi cho Maximilien đi đã xa; rồi ông đến đường Meilhan và bước vào một khu vườn chính là nơi Mercédès tìm thấy số tiền mà bá tước đã tế nhị nói là chôn ở đó từ hai mươi bốn năm trước.
    Vừa đến ngưỡng cửa, Monte Cristo nghe có một tiếng thở dài giống như tiếng nức nở, ông thấy Mercédès ngồi gập người đang khóc. Monte Cristo bước lên vài bước, cát lạo xạo dưới chân ông.
    - Thưa bà, bá tước nói, tôi chẳng còn có thể đem lại hạnh phúc cho bà, nhưng tôi dâng tặng.bà sự an ủi: bà có hạ cố nhận sự an ủi ấy như của một người bạn dành cho bà được không?
    - Quả thực tôi rất đau khổ, Mercédès trả lời, tôi cô đơn trên đời này. Tôi chỉ có con trai tôi thì nó đã rời xa tôi rồi.
    - Chao ôi! Monte Cristo nói, tất cả những lời nói của bà, nóng bỏng và cay đắng rớt xuống trái tim tôi, càng cay đắng và nóng bỏng hơn nữa vì bà có lý do để căm ghét tôi; chính tôi đã gây ra mọi đau khổ của bà.
    - Căm ghét ư, kết tội chàng ư, chàng, Edmond căm ghét, buộc tội con người đã cứu sống con trai tôi, bởi vì phải chăng chàng có ý định tàn bạo và đẫm máu giết đi của de Morcerf đứa con trai mà ông ta lấy làm tự hào? Ôi! Hãy nhìn tôi đi và chàng sẽ thấy ở tôi có biểu hiện trách móc nào không. Chàng đã rộng lượng tha cho tôi, ấy thế mà trong tất cả những kẻ đã giáng họa cho chàng, tôi là kẻ có tội nhất. Tất cả những kẻ khác đều hành động vì hận thù, vì hám lợi, vì ích kỷ; còn tôi, tôi hành động vì hèn nhát. bây giờ Edmond ơi, hãy nói với tôi lời vĩnh biệt.
    Và sau khi đưa bàn tay run rẩy của mình chạm vào tay Monte Cristo, Mercédès lao xuống bậc thềm và chạy đi khuất khỏi tầm nhìn của bá tước. Lúc đó Monte Cristo liền ra khỏi nhà và quay lại đường ra cảng. Ông xuống tàu và chiếc tàu biển khởi hành. * * * Đúng vào lúc con tàu của bá tước ra khơi thì Danglars đến Rome, ở khách sạn Tây Ban Nhạ Bác Pastrini đón người du khách.
    Sau đó Danglars đến hãng Thomson và French, rồi hai mươi phút sau hắn ra khỏi đó, hớn hở mừng vui vì đã bỏ túi được tờ hối phiếu năm triệu.
    Danglars trở về chỗ ở của mình; hắn mệt mỏi nhưng mãn nguyện và buồn ngủ. Hắn đi ngủ, đặt ví dưới chiếc gối dài ở đầu giường rồi ngủ thiếp đi.
    Ngày hôm sau, hắn thức dậy muộn. Hắn ăn sáng và yêu cầu ngựa trạm vào buổi chiều.
    Danglars muốn ghé qua Venise để nhận ở đó một phần tài sản, rồi từ Venise đi Vienne là nơi hắn nhận nốt phần còn lại - ý định của hắn là sẽ ngụ lại thành phố này, người ta đoan chắc với hắn đó là một thành phố của hoan lạc.
    Hắn lên đường, nhưng hắn vừa mới đi được độ gần ba dặm trong vùng quê của thành Rome thì bỗng nhiên hắn thấy có một người khoác áo choàng đang phi nước đại cạnh cửa xe bên phải.
    - Lại cảnh binh gì đây, hắn nói. Phải chăng là mình đã bị thông báo bằng các bức điện tín của Pháp cho nhà cầm quyền Italie?
    Lại một người nữa phi ngựa nước đại cạnh cửa xe bên trái.
    - Này, ông bạn! Chúng ta đi đâu vậy? Hắn thò đầu ra cửa xe và nói.
    Hắn chẳng hề được ai trả lời. Chiếc xe tiếp tục chạy với tốc độ ghê người. Một giờ đồng hồ trôi qua khủng khiếp, vì cứ mỗi cột mốc mới loang loáng vút qua cửa xe đang chạy, kẻ chạy trốn lại càng nhận ra rằng họ đang dẫn hắn quay trở lại. Cuối cùng hắn thấy cái khối sẫm màu của vành đai thành cổ bao quanh Rome.
    - Ôi! Ôi! Danglars thì thào, ta không quay về thành phố, đây là...
    Bất chợt, sau lời của người phi ngựa cạnh cửa xe bên phải, chiếc xe dừng lại.
    Đồng thời cửa xe bên trái mở ra.
    - Xuống! Một giọng nói ra lệnh.
    Danglars lặng lẽ theo người dẫn đường mà không hỏi han gì, đi qua những vạt cỏ cao cho đến tận một mô đá bên trên là một bụi rậm; mô đá này có chỗ để chàng trai dẫn đường lách qua.
    Người đi theo sau Danglars bảo lão chủ ngân hàng cũng làm như chàng trai. Hắn bật ra một tiếng rên rầu rĩ và đi theo người dẫn đường: hắn cố không van xin cũng không kêu lạ Hắn chẳng còn cả sức lực, cả ý chí, cả sức mạnh lẫn xúc cảm; hắn đi vì người ta dẫn hắn đị.Hắn vấp phải cái bậc và hiểu ra có một cầu thang trước mặt hắn, hắn cúi xuống theo bản năng để tránh bị dập trán và thấy mình đang ở trong một xà lim đục hẳn vào đá. Cái xà lim này sạch sẽ, dù là trần trụi, khô ráo dù là ngầm dưới đất ở một độ sâu không sao ước lượng được.
    Một cái ổ cỏ khô phủ da dê được trải trong góc xà lim...
    - Vào đi. Người dẫn đường nói.
    Và vừa đẩy Danglars vào xà lim hắn vừa đóng cửa lại sau lưng hắn. Một cái chốt rít lên, Danglars đã là tù nhân.
    ở một mình, Danglars lấy lại được đôi chút can trường. Khi mà họ chẳng giết hắn ngay lập tức, ắt hẳn là họ bắt hắn để mà tước đoạt của hắn, và bởi hắn chỉ mang trong người có vài đồng lu y, họ sẽ đòi hắn tiền chuộc. Hắn vẫn còn lại khoảng độ năm triệu năm chục ngàn phrăng. Vậy thì gần như chắc chắn là hắn thoát, Danglars nằm dài xuống ổ và sau vài lần trở mình hắn ngủ thiếp đi.
    Vừa thức dậy, hắn thọc tay ngay vào túi. Các túi vẫn y nguyên.
    Rồi hắn cảm thấy đói. Hắn đứng dậy và ra gõ cửa để gọi người gác ngục.
    - Này ông bạn! Danglars vừa nói vừa dùng các ngón tay gõ nhịp vào cửa, có lẽ đã đến lúc họ cũng phải nghĩ tới việc nuôi dưỡng tôi chứ, tôi ấy!
    Tên cướp đến mở cửa. Đó là Peppino, người quen biết cũ của chúng ta.
    - Tôi đói, Danglars nói, thậm chí rất đói.
    - Đức ông muốn ăn ư? Không có gì tiện hơn, tên cướp nói; ở đây người ta có được bất cứ cái gì người ta muốn, và phải trả tiền ngay, dĩ nhiên như vậy. Ngài gọi món đi.
    - Này, một con gà giò, một con cá, thịt thú rừng, gì cũng được miễn là tôi được ăn.
    - Xin tùy ý đức ông; chúng tôi dọn một con gà giò có được không?
    - Ừ, một con gà giò.
    Vài phút sau một người trẻ tuổi xuất hiện mang tới con gà giò đặt trên đĩa bạc.
    - Đây, thưa đức ông, Peppino đỡ con gà từ tay tên cướp trẻ và đặt nó lên cái bàn mọt.
    Danglars bắt đầu làm nhiệm vụ xả con gà ra.
    - Xin lỗi, Đức ông, tên cướp vừa nói vừa đặt tay lên vai ông chủ ngân hàng; ở đây có quy định trả tiền trước khi ăn; người ta có thể không hài lòng khi ra khỏi...
    - A! A! Danglars nói, chúng ta không còn như ở Paris nữa, nhưng anh hãy hành động cao thượng. Nào, tôi luôn nghe nói ở Italie giá sinh.hoạt rẻ, một con gà giò ở Rome chắc độ mười hai xu.
    - Đây, hắn nói và ném ra một đồng lu y cho tên cướp.
    Peppino nhặt đồng lu y, Danglars đưa dao lại gần con gà.
    - Khoan đã, đức ông, Peppino vừa nói vừa đứng dậy, khoan đã, đức ông còn thiếu tôi món tiền nữa. Con gà này giá năm ngàn lu y; thế là đức ông chỉ còn thiếu tôi bốn ngàn chín trăm chín mươi chín đồng lu y nữa.
    Danglars trợn tròn đôi mắt khi nghe phát giá trong trò đùa giỡn một tấc đến trời này.
    - Ôi! Buồn cười quá. Hắn lẩm bẩm.
    Và hắn muốn lại bắt đầu xả con gà, nhưng tên cướp cản hắn lại.
    - Nào, tên cướp nói và chìa tay ra.
    - Cái gì! Một trăm ngàn phrăng con gà này!
    - Đức ông ơi, thật không thể hình dung nổi người ta nuôi gà vịt trong những hang đá đáng nguyền rủa này vất vả đến thế nào đâu.
    - Ông bạn thân mến ôi, tôi tuyên bố điều đó là vô lý, là ngốc nghếch! Danglars nổi khùng lên nói vậy. Hay là anh tưởng người ta có một trăm ngàn phrăng trong túi?
    - Ông có năm triệu năm mươi ngàn phrăng trong túi, thưa đức ông, Peppino nói; tức là mua được năm mươi con gà tơ giá một trăm ngàn phrăng và nửa con gà tơ giá năm mươi ngàn. Ông có mở tín dụng ở chỗ các ông Thomson và French ở Romẹ Hãy đưa cho tôi một chi phiếu bốn ngàn chín trăm chín mươi chín lu y ở chỗ các ông ấy, chủ ngân hàng của chúng tôi sẽ lấy tiền cho chúng tôi.
    Danglars rùng mình; hắn sáng mắt ra: vẫn cứ là đùa cợt, nhưng rốt cuộc hắn đã hiểu đó là thế nào.
    - Quỷ bắt anh đi! Danglars phẫn nộ vì bị chế giễu một cách dai dẳng như vậy.
    Tên cướp ra hiệu, gã trai trẻ liền vươn đôi tay ra bưng gọn con gà đi. Danglars buông mình xuống cái ổ trải da dê.
    Nhưng cái đói đã thắng Danglars; hắn vớ lấy bút và giấy mà tên cướp đưa cho, viết lệnh chi và ký.
    - Này, hắn nói, đây là chi phiếu không ghi danh cho phép người cầm phiếu được lĩnh tiền.
    - Còn ông, đây là con gà của ông.
    Danglars xả con gà và thở dài: sao mà nó quá gầy so với số tiền lớn đến thế.

  7. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Ngày hôm sau, Danglars lại thấy đói, không khí cái hang này làm cho người ta ngon miệng hết sức. Người tù ngỡ rằng hôm ấy hắn không cần chi tiêu gì thêm: con người dè sẻn, hắn đã.giấu nửa con gà và một mẩu bánh vào góc xà lim.
    Nhưng vừa mới ăn xong là hắn thấy khát:
    hắn chưa lường trước chuyện này.
    Hắn chống chọi với cơn khát cho đến lúc cảm thấy lưỡi ráo khô dính vào vòm miệng. Lúc đó chẳng thể nào chịu đựng được ngọn lửa thiêu đốt hắn, hắn gọi.
    - Có tôi đây, thưa đức ông, tên cướp vừa nói vừa vội vàng chạy tới.
    Danglars thấy sự sốt sắng này có vẻ là điềm lành. Tên cướp hỏi:
    - Ngài muốn gì?
    - Đồ uống. Người tù nói.
    - Đức ông ơi, Peppino nói, ông biết rằng rượu vang đắt phi thường ở vùng ngoại vi Rome.
    - Vậy thì cho ta nước, Danglars nói, tìm cách đỡ đòn.
    - Ồ! Thưa đức ông, nước lại còn hiếm hơn rượu vang, trời đang đại hạn mà!
    - Này, Danglars nói, xem ra chúng ta sắp làm lại từ đầu đây! Lần này, bao nhiêu?
    - Hai mươi lăm ngàn phrăng một chai.
    - Này, Danglars kêu lên, có phải là các anh muốn lột trụi ta không, cứ làm thế còn hơn là xé xác ta ra từng mảnh từng mảnh một mà ăn thịt.
    - Có thể, Peppino nói, đó là dự định của chủ tướng tôi.
    - Chủ tướng ư, hắn là ai vậy?
    - Là người mà họ dẫn ông đến gặp ngày hôm kia ấy.
    - Thế hắn ở đâu? Ta muốn gặp hắn.
    - Dễ thôi.
    Một lát sau, tên tướng cướp La Mã đã ở trước mặt Danglars. Đó là Luigi Vampa.
    - Ông gọi tôi à? Hắn hỏi người tù.
    - Thưa ông có phải ông là chủ tướng của những người bắt tôi về đây không?
    - Đúng, thưa đức ông.
    - Vậy ông muốn đòi tôi tiền chuộc là bao nhiêu? Nói đi.
    - Thật quá đơn giản, là năm triệu mà ông mang trong người.
    Danglars cảm thấy một cơn co thắt đáng sợ bóp nát trái tim hắn.
    - Ta chỉ có thế trên đời này, thưa ông và đó là phần còn lại của một tài sản to lớn: nếu ông lấy đi của tôi thì hãy tước đoạt cuộc sống của tôi.
    - Người mà chúng tôi tuân lệnh đã cấm chúng tôi không được làm cho ông đổ máu, thưa đức ông..- Như vậy thì này, lũ khốn nạn! Danglars kêu lên, ta sẽ làm thất bại dự tính xấu xa của các người; cái chết đổi lấy cái chết, ta ưa kết thúc ngay lập tức, hãy làm cho ta đau, hãy hành hạ ta đi, hãy giết ta đi, nhưng các ngươi sẽ không có được chữ ký của ta nữa!
    - Xin tùy ngài, thưa đức ông. Vampa nói.
    Và hắn ra khỏi xà lim. Danglars vừa gieo mình xuống tấm da dê vừa gầm gào.
    Quyết tâm không ký của hắn kéo dài được hai ngày, sau đó hắn đòi ăn và đưa một triệu.
    Họ dọn cho hắn một bữa ăn tối thịnh soạn và lấy một triệu của hắn. Cứ đó cuộc đời của người tù khốn khổ là một chuyện vớ vẩn không dứt.
    Hắn đã đau khổ đến nỗi hắn không muốn chuốc lấy đau khổ thêm nữa và hắn chịu đựng mọi đòi hỏi. Sau mười hai ngày, một buổi chiều hắn ăn tối như trong những ngày giàu sang, hắn tính sổ lại và nhận ra rằng hắn đã đưa nhiều hối phiếu trả tiền mặt cho người mang phiếu đến nỗi hắn chỉ còn lại có năm mươi ngàn phrăng.
    Lúc đó trong hắn xảy ra một phản ứng lạ lùng: hắn cố giữ lấy năm mươi ngàn còn lại, hắn quyết định lại sống cuộc đời kham khổ, còn hơn là tiêu đi năm chục ngàn ấy.
    Ba ngày trôi đi như vậy; thỉnh thoảng hắn lại có những lúc mê sảng.
    Sang ngày thứ tư, thật không còn là một người đàn ông nữa, đó là một xác chết còn sống; hắn nhặt nhạnh dưới đất cho đến mảnh vụn cuối cùng còn rơi vãi lại của những bữa ăn trước và bắt đầu nhai ngấu nghiến cái chiếu trải trên nền đất.
    Thế rồi hắn cầu xin người gác ngục.
    - Hãy cầm lấy đồng tiền cuối cùng của tôi, Danglars vừa ấp úng nói vừa chìa cái ví của mình ra, hãy để cho tôi sống ở đây, trong cái hang này; tôi không đòi tự do nữa, tôi chỉ yêu cầu được sống thôi.
    - ít ra ông cũng sám hối rồi chứ? Một giọng ảm đạm và trang trọng cất lên, làm dựng ngược tóc trên đầu Danglars.
    Cái nhìn không còn tinh tường của hắn cố phân biệt các đồ vật, và hắn thấy đứng sau tên cướp là một người đàn ông khoác chiếc áo choàng đứng khuất sau một trụ đá.
    - Ta phải sám hối về cái gì nhỉ? Danglars ấp úng hỏi.
    - Về điều ác mà ông đã làm. Vẫn giọng ấy nói.
    - Ôi! Vâng, tôi sám hối! Tôi sám hối!
    Danglars kêu lên.
    Rồi hắn đấm ngực bằng nắm đấm gầy gò của hắn..- Như vậy thì ta tha thứ cho ngươi. Người ấy vừa nói vừa ném chiếc áo khoác đi vừa bước lên một bước ra chỗ sáng.
    - Bá tước Monte Cristo! Danglars nói, người nhợt nhạt đi vì kinh hãi, còn hơn là một lát trước đây hắn nhợt nhạt đi vì sợ đói, vì khổ.
    - Ông lầm rồi, tôi không phải bá tước Monte Cristo.
    - Vậy ông là ai?
    - Tôi là kẻ đã bị Ông bán đứng, đã giao nộp, đã làm mất danh dự. Tôi là kẻ đã bị Ông giẫm đạp để leo lên tạo cơ nghiệp cho mình; tôi là kẻ có người cha bị Ông làm cho chết vì tuyệt vọng:
    tôi là Edmond Dantès!
    Danglars chỉ thét lên được một tiếng rồi quỳ sụp xuống.
    - Dậy đi ông, bá tước nói, ông đã thoát chết; vận may như vậy đã không đến với hai kẻ đồng lõa với ông: một kẻ phát điên, kẻ kia đã chết!
    Hãy giữ lấy năm mươi ngàn quan còn lại của ông, ta làm quà cho ông đấy. Và bây giờ hãy ăn đi, uống đi; tối nay ông là khách mời của ta.
    Vampa, khi người này đã ăn no nê, hắn sẽ được tự do.
    Danglars vẫn cứ quỳ sụp dưới đất trong lúc bá tước đi xa dần; khi hắn ngóc đầu lên, hắn chỉ còn thấy một cái bóng đang khuất dần trong hành lang và trước cái bóng ấy những tên cướp cúi mình chào.
    Như bá tước đã ra lệnh, Vampa cho dọn bữa ăn mời Danglars, cho đem đến rượu vang ngon nhất và những thứ quả ngon nhất của Italie, rồi đặt hắn vào ghế chiếc xe trạm, Vampa đứng dựa lưng vào một gốc cây, để kệ hắn lên đường.
    Lúc trời sáng, Danglars thấy mình đang ở bên một dòng suối: hắn khát, hắn trườn tới mép nước.
    Và lúc cúi xuống để uống nước, hắn thấy tóc mình bạc trắng..Đoạn kết Ngày 5 tháng mười, một chiếc du thuyền nhẹ lướt tới đảo Monte Cristo trong những làn sương đầu tiên của buổi tối.
    Người du khách mà chiếc du thuyền nhỏ dường như tạm thời tuân lệnh cất một giọng trầm và đượm một nỗi buồn sâu lắng hỏi:
    - Kia có phải là đảo Monte Cristo không?
    - Vâng thưa ngài, chủ thuyền trả lời, chúng ta đến nơi rồi.
    Mười phút sau người ta cuốn buồm và buông neo cách một cảng nhỏ khoảng năm trăm bước.
    - Xin chào Maximilien, một giọng nói cất lên, anh thật đúng hẹn, cám ơn!
    - Ông đấy à, bá tước, chàng trai vừa kêu lên vừa đưa hai tay nắm lấy bàn tay Monte Cristo.
    Morrel như cái máy bước theo bá tước đến tận hang.
    - Này bá tước, ông sắp cho tôi một trong những cái chết mà ông đã báo trước, một cái chết không hấp hối, một cái chết cho tôi được vừa lịm đầu đi vừa gọi tên Valentine và xiết tay ông?
    - Anh không nuối tiếc gì sao? Monte Cristo hỏi. Tôi không có ai là bà con thân thích trên đời này như anh biết đấy. Tôi đã quen coi anh như con trai tôi; như vậy thì để cứu con trai tôi, tôi hy sinh cả tính mạng của mình huống hồ là tài sản. Morrel ơi, tôi có gần một trăm triệu, tôi cho anh cả; với một cơ nghiệp như vậy, anh có thể đạt tới mọi thành tựu mà anh muốn vươn tới.
    - Bá tước, tôi đã nhận lời hứa của ông, Morrel lạnh lùng trả lời.
    - Được lắm, Monte Cristo nói, anh đã muốn thế, và anh thật cứng rắn. Vậy tôi sắp cho anh thứ mà anh muốn.
    Monte Cristo rút ra một cái hộp nhỏ bằng vàng có nắp bật lên được nhờ một cái lò xo giấu kín.
    Chiếc hộp này đựng một chất nhờn gần như rắn, màu sắc thật khó xác định.
    - Đây là cái mà anh đã yêu cầu tôi, bá tước nói. Và cũng là cái tôi đã hứa với anh.
    - Bây giờ đang còn sống, tôi xin cám ơn ông từ đáy lòng mình. Vĩnh biệt người bạn cao quý và hào hiệp của tôi, tôi sẽ nói với Valentine về tất cả những gì ông đã làm cho tôi.
    Và từ từ, Morrel nuốt cái chất huyền bí do Monte Cristo đưa chọ Dần dần các đồ vật bắt.đầu mất đi hình dạng và màu sắc của mình; cặp mắt anh mờ đục đi. Anh thấy trong bức tường cứ như mở ra những cánh cửa và những tấm rèm.
    - Bạn ơi, anh nói, tôi cảm thấy, tôi đang chết.
    Xin cám ơn.
    Trong khi Maximilien buông mình đi vào cơn hấp hối nhẹ nhàng của anh thì một luồng ánh sáng tràn trề từ căn phòng bên cạnh chiếu rọi vào nơi anh đang ở. Anh thấy một người đàn bà đẹp tuyệt vời đến ngưỡng cửa của phòng này.
    Cô tiến về phía anh, hai tay chắp vào nhau và nụ cười trên môi.
    - Valentine! Valentine! Morrel reo lên từ cõi sâu thẳm của linh hồn.
    Valentine chạy xô về phía anh.
    Cặp môi Morrel còn phác một cử động.
    - Anh đang gọi cô, bá tước nói; anh đang gọi cô từ một giấc ngủ sâu. Valentine, từ nay các bạn không phải rời xa nhau nữa trên trái đất này.
    Không có tôi các bạn sẽ chết cả đôi; tôi trao trả các bạn cho nhau. Tôi xin cầu chúa xét đến cho tôi hai sinh linh mà tôi cứu sống!
    Valentine nắm lấy tay Monte Cristo và trong lúc mừng rỡ không sao cưỡng nổi, cô đưa tay ông lên môi mình.
    Lúc đó, bá tước ôm ghì lấy cô rồi đi khuất.
    Gần một tiếng đồng hồ trôi đi, Valentine, cứ ngồi bên Morrel mà thở hổn hển, không nói năng gì, đôi mắt nhìn đăm đăm. Cuối cùng cô thấy tim anh đập nhẹ một hơi thở không nhận ra được làm hé mở cặp môi anh, và cái run nhè nhẹ báo hiệu sự sống đang trở lại ấy lan khắp thân thể chàng trai.
    - Ôi! Anh thốt lên với ngữ điệu tuyệt vọng, tôi vẫn sống ư! Bá tước đã lừa tôi!
    - Morrel, Valentine nói với nụ cười tuyệt diệu, anh tỉnh lại đi và nhìn về phía em đây.
    Morrel thét lên thật to, cuống cuồng đứng lên, lòng đầy hoài nghi, lóa mắt như trước một ảo ảnh trên trời, anh ngã quỵ xuống.
    Ngày hôm sau, dưới những tia nắng đầu tiên của mặt trời, Morrel và Valentine khoác tay nhau dạo bước dọc bờ biển, Valentine kể cho Morrel nghe Monte Cristo đã xuất hiện trong phòng cô như thế nào và bá tước đã cứu cô thoát chết một cách thần kỳ mà vẫn để mọi người tưởng là cô đã chết.
    Trước đấy họ đã thấy cửa hang mở sẵn và họ đi ra. Lúc này Morrel nhận ra trong một vùng mờ tối của một đống đá có một người đàn ông đang ngồi, ông vẫy gọi để họ tiến lại.
    - A! Đây là ông thuyền trưởng của chiếc du thuyền. Valentine nói..- Ông có điều gì muốn nói với chúng tôi chăng? - Morrel hỏi.
    - Tôi phải trao lại cho ông bức thư của bá tước.
    Morrel mở lá thư và đọc:
    "Maximilien yêu quý, Có một chiếc thuyền buồm nhẹ dành cho anh đang neo. Nó sẽ đưa anh đến Livourne, ở đó cụ Noirtier đang đợi cô cháu gái vì cụ muốn cầu phúc cho cô trước khi cô theo anh đến bàn thờ Chúa. Tất cả những gì có trong hang này, cả ngôi nhà ở Champs élysées và tòa lâu đài nhỏ ở Tréport là quà cưới mà E**ond Dantès tặng cho con trai ông chủ Morrel của mình. Cô de Villefort sẽ vui lòng nhận một nửa vì tôi đã cầu xin cô dành cho những người nghèo ở Paris cả tài sản cô nhận được từ cha cô đã phát điên, từ em trai cô đã chết cùng với bà mẹ kế của cô hồi tháng chín vừa qua.
    Còn anh, Morrel, đây là tất cả bí mật trong cách xử sự của tôi đối với anh: không có cả hạnh phúc lẫn bất hạnh trên đời này, chỉ có sự so sánh tình trạng này với tình trạng khác, thế thôi. Phải đã từng muốn chết, Maxi -milien ạ, mới biết rằng sống là tốt đẹp biết bao.
    Vậy hãy sống và hãy sung sướng, các con yêu dấu của lòng ta và đừng bao giờ quên rằng cho đến ngày Chúa rủ lòng vạch rõ tương lai cho con người, thì mọi sự khôn ngoan của người đời chỉ bao hàm trong hai từ: chờ đợi và hy vọng!
    Bạn anh, Edmond Dantès Bá tước Monte Cristọ" - Đi rồi! Morrel hét. Đi rồi! Vĩnh biệt người bạn của tôi, cha của tôi! Ai mà biết có bao giờ chúng ta lại được gặp ông! - Anh vừa nói vừa lau nước mắt.
    - Morrel, Valentine nói, phải chăng bá tước vừa nói với ta rằng sự khôn ngoan của con người ở cả trong hai từ: chờ đợi và hy vọng.

Chia sẻ trang này