1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bắc Âu với Việt Nam. Một số đề xuất mới

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi pna, 30/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jessicadtt

    jessicadtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    File mình kg gửi đính kèm được, nên xin trích dẫn một số điều khoản thuế chung của EU để các bạn tham khảo
    EU có một hệ thống luật pháp, chính sách, các quy định, chế độ quản lý nhập khẩu rất phức tạp. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU thì phải nghiên cứu và nắm vững những quy định về thủ tục của thị trường này. Sau đây xin giới thiệu một số chính sách, quy định chủ yếu để các doanh nghiệp Việt Nam tham khảo:
    Hệ thống thuế: Các nước thuộc Liên minh châu Âu áp dụng Hệ thống thuế quan chung của EU. Thuế nhập khẩu được tính bằng cách lấy giá trị hàng hóa nhập khẩu tính theo giá CIF nhân với thuế suất của loại hàng hóa đó. Trong đó, giá trị hàng hóa nhập khẩu tính theo giá CIF bao gồm: tiền hàng, các chi phí (đóng gói, làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế xuất khẩu (nếu có), lập bộ chứng từ xuất khẩu, cước vận tải, phí bảo hiểm...); Thuế suất phụ thuộc vào loại hàng và xuất xứ của hàng nhập khẩu, được xây dựng trên nguyên tắc: Những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đủ, hoặc cần thiết để phát triển những ngành sản xuất trong nước thì sẽ được miễn thuế hoặc hưởng thuế suất thấp. Ngược lại, những mặt hàng trong nước đã sản xuất đủ hay để khuyến khích trong nước tự sản xuất thì sẽ phải chịu thuế suất cao. Theo nguyên tắc này, hầu hết nguyên liệu nhập khẩu vào EU được miễn thuế nhập khẩu hoặc chịu thuế suất thấp, còn các mặt hàng nông sản thực phẩm phải chịu mức thuế cao hoặc thuế đặc biệt. Cụ thể, các mặt hàng thịt, các sản phẩm sữa, ngũ cốc, rau hoa quả chế biến và không chế biến chịu mức thuế cao nhất từ 0 ?" 470,8%. Đối với các mặt hàng khác có mức thuế từ 0 ?" 36,6%. Để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và đẩy mạnh xuất khẩu, bên cạnh việc miễn thuế hoặc đánh thuế thấp, đối với các nguyên, phụ liệu, bán thành phẩm nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu , EU còn cho phép được ?otreo? thuế (tức là khi nhập khẩu nguyên liệu chỉ tính thuế chứ chưa phải đóng thuế, khi xuất hàng, sẽ tính toán bù trừ và doanh nghiệp chỉ phải đóng thuế phần nguyên liệu không dùng để làm hàng xuất khẩu. Ngoài ra, EU còn có chính sách thuế ưu đãi để phát triển một số ngành, trong đó ngành Công nghệ thông tin và ngành Dược là những ngành được quan tâm.
    Về xuất xứ hàng hóa: Biểu thuế quan của EU được gọi là thuế quan đặc biệt, được thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ một số nước đang phát triển và được hưởng đơn thuần ưu đãi GSP của EU. GSP là chế độ tối huệ quốc đặc biệt của các nước công nghiệp phát triển dành cho các nước đang và chậm phát triển. Bản chất của chế độ GSP là các nước công nghiệp phát triển sẽ áp dụng chế độ miễn thuế hoặc thuế rất thấp cho hàng hóa của các nước đang và kém phát triển, nhằm giúp hàng hóa của các nước này có điều kiện thâm nhập được vào thị trường các nước phát triển. Để được hưởng GSP thì phải đạt các điều kiện: phải là nước chậm và đang phát triển; hàng hóa phải đạt 3 điều kiện cơ bản: Xuất xứ từ nước được hưởng, điều kiện vận tải, giấy chứng nhận xuất xứ. Về điều kiện xuất xứ từ nước được hưởng, EU quy định có 2 loại: Đối với sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước được hưởng ưu đãi như:
    Khoáng sản, động thực vật, thủy sản đánh bắt trong lãnh hải và hàng hóa sản xuất từ sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được hưởng ưu dãi GSP; Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu, EU quy định hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP (tính theo giá xuất xưởng) phải đạt 60% tổng trị giá hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm hàng thì hàm lượng này thấp hơn, EU quy định cụ thể tỷ lệ trị giá và công đoạn gia công đối với một số nhóm hàng mà yêu cầu phần trị giá sáng tạo thấp hơn 60% (máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh không dưới 40%, đồ trang trí làm từ kim loại không dưới 30%, giầy dép chỉ được hưởng GSP nếu các bộ phận như: mũi giầy, đế dầy... ở dạng rời và có xuất xứ từ nước thứ 3 cũng được hưởng GSP hoặc nhập khẩu...); Về điều kiện vận tải (hay điều kiện gửi hàng), EU yêu cầu hàng hóa phải được gửi thẳng từ nước được hưởng đến nước cho hưởng. Quy định này nhằm đảm bảo hàng hóa không bị gia công tái chế thêm trong quá trình vận chuyển. Điều kiện gửi hàng được thỏa mãn khi: Hàng hóa vận chuyển không qua lãnh thổ của một nước thứ 3 nào khác; nếu hàng hoá vận chuyển qua một nước thứ 3 thì phải được đảm bảo rằng, hàng hóa chịu sự kiểm soát của nước thứ 3 đó và không qua bất cứ quá trình gia công tái chế hay mua đi bán lại nào tại nước thứ 3 đó; Về điều kiện giấy chứng nhận xuất xứ: EU yêu cầu hàng hóa muốn được hưởng GSP thì cần có giấy chứng nhận xuất xứ Form A.
    Bên cạnh đó, EU còn áp dụng nhiều biện pháp, quy định khác để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu:
    Cấm nhập khẩu: EU áp dụng biện pháp cấm hoàn toàn hoặc chỉ cho phép nhập khẩu khi đáp ứng những điều kiện nhất định đối với những mặt hàng nguy hiểm như: Các sản phẩm hóa chất độc hại, các chất phế thải. Một số mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào EU do ảnh hưởng đến an toàn an ninh và sức khỏe của cộng đồng như một số tân dược, thuốc trừ sâu, thực phẩm, sản phẩm điện, giống cây trồng, vật nuôi ngoại lai, các nông sản, thủy sản có dư lượng kháng sinh, lượng chất độc cho phép... Một só nước thành viên EU như áo, Đan Mạch, Hy Lạp, Thụy Điển còn cấm nhập khẩu các mặt hàng: Đồ chơi và các vật dụng dành cho trẻ em dưới 3 tuổi được làm từ nhựa Polyvinylchloride.
    Cấp giấy phép nhập khẩu: Đối với một số loại hàng hóa, EU áp dụng biện pháp cấp giấy phép nhập khẩu đối với các mặt hàng như: Sản phẩm văn hóa (bao gồm khảo cổ học, sản phẩm điêu khắc...), các mặt hàng nông sản (rượu, sữa, lúa mỳ, thịt, gạo), kim loại đều phải trình giấy phép nhập khẩu và các tài liệu liên quan.
    Để biết thêm thông tin chi tiết về biểu thuế cùng những quy định về mã số, giấy phép, các doanh nghiệp có thể tham khảo trang Web của Cơ quan thuế của EU:
    www.europa.eu.int/comm/taxation?"customs/dds/en/tarhome.htm
    Hạn chế nhập khẩu bằng hạn ngạch (quoto): Mặc dù được coi là khu vực tương đối tự do và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển, EU vẫn áp dụng một số hạn ngạch nhất định cho một số mặt hàng, đặc biệt là hàng dệt may. Hạn ngạch hàng dệt may của EU được quy định trên cơ sở Hiệp định Dệt may. Việt Nam là một trong những nước được cấp hạn ngạch hàng dệt may vào EU, mỗi năm từ 500-600 triệu USD, năm 2004 lên đến 800-900 triệu USD. Nay, EU xoá bỏ hoàn toàn hạn ngạch cho các nước thành viên WTO, Việt Nam sẽ gặp khó khăn. Để vượt qua khó khăn, một mặt Việt Nam phải nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may, mặt khác phải tích cực thương lượng để trở thành thành viên của WTO trong năm 2005.
    Luật chống bán phá giá: EU áp dụng Luật này đối với hàng nhập khẩu từ nước thứ 3, được áp dụng đối với các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp. Luật này sẽ được áp dụng cho tất cả các nước thứ 3, kể cả các đối tác thương mại được hưởng ưu đãi, trừ các thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu trong một số lĩnh vực chịu sự chi phối trong trong khuôn khổ chính sách cạnh tranh của EU. Quy định này có một số điều khoản đặc biệt, áp dụng cho các nền kinh tế chuyển đổi để trao quy chế đối xử như với nền kinh tế thị trường cho các nhà xuất khẩu từ Anbani, Mông Cổ, Ucraina, Kadăcxtan, Trung Quốc, Nga, Việt Nam theo quy chế tạm thời để áp dụng trong việc điều tra chống bán phá giá.
    Quy định về chứng từ và thủ tục đối với hàng nhập khẩu vào EU: Theo quy định của EU, tất cả hàng hóa nhập khẩu vào EU đều phải khai báo với Hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát của Hải Quan. Thông thường, đối với hàng nhập khẩu vào EU, yêu cầu phải có những chứng từ cơ bản sau đây:
    - Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) cần ghi rõ và chính xác các thông tin về mô tả hành hóa, điều kiện giao hàng và mọi chi tiết cần thiết để xác định đúng toàn bộ giá hàng, cước phí và phí bảo hiểm;
    - Vận đơn (Bill of lading);
    - Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): khi bên nhập khẩu yêu cầu hoặc quy định bắt buộc đối với một số hàng hóa nhất định;
    - Phiếu đóng gói (Packing list);
    - Tờ khai xuất khẩu của người gửi hàng (Shipper?Ts export declaration) áp dụng đối với những lô hàng có giá trị trên 2.500 USD;
    - Giấy phép nhập khẩu (Import licence);
    - Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate);
    - Hóa đơn chiếu lệ (Pro-forma Invoice);
    - Giấy chứng nhận vệ sinh đối với hàng động vật và thực vật (Sanitary Certificate for plants and animal products);
    - Chứng từ nhập khẩu đối với hàng phi nông sản (Import Documentation for non-agricultural)
    Cũng như các nước phát triển khác, để thâm nhập thị trường EU, Việt Nam còn phải vượt qua nhiều rào cản kỹ thuật như: Tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn: Tháng 5/1985, Hội đồng châu Âu đã thông qua quy định ?ocách tiếp cận mới về việc hoà hợp và bình thường hóa về kỹ thuật. Cách tiếp cận mới được áp dụng cho việc chuẩn hóa và quản lý chất lượng nhằm đảm bảo chỉ những sản phẩm an toàn và đáp ứng được yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng, môi trường sức khỏe mới được lưu thông trong Khu vực Kinh tế chấu Âu. Theo cách tiếp cận mới này, thì hàng loạt các sản phẩm công nghiệp chế tạo buộc phải mang nhãn hiệu CE. Chỉ thị về sản phẩm chung 92/59/EC (thường được gọi là Chỉ thị an toàn sản phẩm) được thông qua Hội đồng châu Âu ngày 29/6/1992. Tháng 6/1994, Chỉ thị bắt đầu có hiệu lực và áp dụng cho an toàn của sản phẩm kể từ lần đầu tiên sản phẩm đó xuất hiện trên thị trường EU và kéo dài đến khi sản phẩm đó hết tác dụng. Với Chỉ thị này, các nhà sản xuất và phân phối chỉ được phép kinh doanh các sản phẩm an toàn. Vì vậy, khi sản xuất hàng xuất khẩu đi EU phải chú ý ngay từ khâu thiết kế, nguyên liệu đầu vào..., phải chứng minh được hàng hóa đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người sử dụng.
    Tiêu chuẩn môi trường: Chương trình hành động về môi trường của EU nhấn mạnh: Phải xử lý tận gốc những vấn đề gây tác động xấu đến môi trường chứ không phải chỉ đối phó với những rắc rối khi chúng đã xẩy ra. EU đưa ra danh mục các sản phẩm có ảnh hưởng đến môi trường như: thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, dược phẩm, hoá chất, đồ da, đồ gỗ, dệt may, đồ điện, cơ khí, khoáng sản... , cùng các vấn đề nhạy cảm có liên quan như lượng thuốc trừ sâu không phân hủy, phụ gia thực phẩm, kim loại nặng, hoá chất độc hại gây nhiễm nguồn nước và không khí... Với chính sách bảo vệ môi trường của EU như đã nêu trên, thì các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang EU đều phải có chứng chỉ ISO 14000 và phải chứng minh được nguồn gốc hàng hóa và chính sách bảo vệ môi trường.

    Được jessicadtt sửa chữa / chuyển vào 06:50 ngày 08/07/2006
    (Tôi dãn các dòng trong bài viết của jess để mọi người đọc dễ hơn - Boxwehn)
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 12:07 ngày 11/07/2006
  2. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Tôi có vào link trong bài viết của @jessicadtt thì không vào được. Link đúng có lẽ như thế này:
    http://ec.europa.eu/taxation_customs/taxation/index_en.htm
    hoặc
    http://ec.europa.eu

  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của @sportman84

    Kêu gọi thành lập Vietnamese Trading Consultancy Group:
    Hiện nhóm Scandilycka HB (trụ sở tại Jonkoping) đang lên kế hoạch triển khai dịch vụ quảng cáo cho các công ty du lịch Việt Nam tại thị trường Thuy Điển. Chúng tôi muốn tìm các bạn Việt Nam hiện đang sống, học tập và làm việc tại Thụy Điển có hứng thú với công việc kinh doanh để cùng hợp tác. Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là sự hứng thú và niềm đam mê. Chỉ cần có hai yếu tố trên, bạn đã có đủ điều kiện để gia nhập nhóm. Nếu bạn có thêm các kĩ năng và kiến thức dưới đây, nhóm Scandilycka rất mong sự góp mặt của bạn trong Consultancy group:
    · Ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Thụy Điển, tiếng Anh?
    · Kiến thức về văn hóa Việt Nam, Thụy Điển
    · Kiến thức kinh doanh, kinh tế, marketing
    · Kiến thức về IT, Multi Media
    · Kiến thức về xuất nhập khẩu hàng hóa
    · Kiến thức về luật thuế .
    · Kiến thức về vận chuyển giao nhận
    Chúng tôi đang cố gắng xây dựng một dịch vụ tư vấn đầu cuối hoàn chỉnh nhằm tạo cơ hội cho các công ty Việt Nam xuất khẩu và giới thiệu mặt hàng sang Thụy Điển và ngựợc lại, trợ giúp công ty Thụy Điển có nhu cầu thành lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Vì vậy, việc thành lập nhóm tư vấn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành và xây dựng hoàn chỉnh dịch vụ trên. Gia nhập consultancy group là cơ hội cho bạn thử sức sáng tạo, vận dụng và tích lũy kiến thức trong thực tế; đồng thời nhận commission cho mỗi project có sự đóng góp của bạn.
    Những ai quan tâm và có ý tưởng hợp tác, xin gửi thông tin cá nhân và địa chỉ liên lạc trong thời gian ngắn nhất về:
    Trading@scandilycka.com
    Mong các bạn giúp đỡ và ủng hộ
    Xin cảm ơn,
    Nhóm Scandilycka HB
    Valkommen hit, vem du an ar
    Kom Amelia. Kom vila dig en stund.
  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của @huydecrypter
    toi dang o hanoi , co nhu cau mua hang tu ebay . can tim cac ca nhan co the giup docu the : moi lan cam ve khoang 5-30kg . toi co nhu cau thuong xuyen (tuy theo kha nang xach tay cua ban ) . vi la hang non-profit nen toi k0 the order & tra tien shipping + insurance qua dat . thoi gian tu luc order hang den luc nhan hang k0 quan trong voi toi . neu ban nao co kha nang hop tac , xin vui long pm groovyfox3001@yahoo.com
    thanks & regards
  5. jessicadtt

    jessicadtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng rất thích về project quảng bá cho du lịch Vn, hiện mình cũng đang giúp một công ty du lịch ở Sài gòn bán tour du lịch xuyên việt tại stocholm.Tiếc là thời gian rất hạn hẹp có lẽ kg thể tham gia đều đặn, không dám xin gia nhập nhóm, mình chỉ xin làm 1 chân cộng tác viên không chính thức của nhóm được không nhỉ???
    Được jessicadtt sửa chữa / chuyển vào 00:05 ngày 28/08/2006
  6. sportman84

    sportman84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Sportman cảm ơn sự đóng góp của Jessicadt, bạn có thể PM cho mình email cá nhân của bạn được không?
  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Sau khi lập danh sách các SV VN đã và đang ở Thụy Điển thì tôi nhận được email phản hồi đề xuất những ý kiến rất hay. Gửi lên đây cho các anh, chị, các bạn tham khảo và cùng thảo luận.
    Email 1
    Em chào các anh chị,
    Em la ..... - trước đây học ở Thụy Điển. Hiện nay em đang
    giúp một chị làm head hunter, chị ấy chuyên tuyển nhân viên cho các tập đoạn đa quốc gia, các công ty nước ngoài và các tập đoàn lớn của Việt Nam tại Việt Nam. Em muốn xin phép các anh các chị gửi danh sách này cho chị ấy, chị ấy sẽ mời các anh chị tham gia vào group để thông báo các công việc đang tuyển. Bản thân em thấy các công việc rất hấp dẫn ạ.
    Các anh chị cho em ý kiến nhé.
    Email 2
    Đồng bào, đồng chí thân mến,
    Tôi thấy ý kiến tập hợp anh, chị em đã từng du học ở Thụy Điển thế này rất hay. Nhân đây tôi cũng muốn đưa ra một đề xuất thế này. Ở trong nước hiện có một hổi du học sinh luật VN đã từng học ở Đức, có quan hệ mật thiết với đại sứ quán Đức, Viện KASS và viện Got... nói chung là các cơ quan ngoại giao, tổ chức xã hội của Đức có trụ sở ở Hà Nội. Vì thế, họ tổ chức được nhiều hoạt động, kể cả những dự án nghiên cứu.. với các đối tác Đức...
    Liệu chúng ta có thể học tập họ được điều gì không? Rất mong anh, chị em cho ý kiến và hy vọng chúng ta sẽ đồng lòng, chung sức....
  8. mitsubishiJOLIE

    mitsubishiJOLIE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2005
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Thế còn những người sẽ sang TĐ thì sao? ;) Em sẽ sang JIBS tháng 8 này, hi vọng sẽ có những cơ hội hợp tác chung sức cùng mọi người.
    Thông tin:
    Tuấn Nguyễn
    Course: Master of IT and Business Management JIBS - Jonkoping
    Interested in: Business, IT, Finance
    Email: tuanmasu@gmail.com
  9. solvic

    solvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2016
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    1
    Các nước Bắc Âu thật sự rất tốt, mình thấy ngoài kinh tế phát triển thì việc học tập cũng tốt, có chính sách miễn học phí cho cả sinh viên quốc tế, nhất là Nauy. :-)
  10. xethunglongbien

    xethunglongbien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2016
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    4
    bài viết rất bổ ích, cảm ơn bạn

Chia sẻ trang này