1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bác Hai Như Sanh miệt Long Xuyên.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 17/02/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Bác Hai Như Sanh miệt Long Xuyên.

    Em thấy các bác nhiều ng kẻ thì muốn đi tu, ng thì thất tình đau khổ,...đều muốn tìm đường "tu" cho thoát. Em xin giới thiệu một bậc Người nhưng có tấm lòng Bồ Tát, qua những câu chuyện hy vọng các bác sẽ hiểu hơn về việc "tu thế nào" trong đời thường.
    Một con người rất thật và rất gần gũi với chúng ta, là ng Việt Nam chứ ko phải vĩ nhân của thế giới, bình dị và giản đơn.
    Chuyện đc viết bằng giọng văn miền Nam, có lẽ hơi lạ với các bác.

    -----------------------
    Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là
    "CẶN BÃ KÝ ỨC"
    Ôi! Cặn bã rồi làm sao?
    Cặn bã không thể xài được nữa! Thôi hãy dùng làm phân bón cho những khóm hoa mai hậu.
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    LỜI NÓI ĐẦU
    Chúng tôi may mắn quen biết Bác Hai Như Sanh và có duyên được kể cho nghe những mẫu chuyện vừa ý dị vừa dí dỏm, qua các cuộc đàm thoại với đồng đạo. Nghe qua chúng tôi thấy rất bổ ích, có thể lấy đó làm bài học tùy nghi ứng xử trong đời thường.
    Đây là truyện kể bằng văn nói, điều đáng tiếc là chúng tôi lại không chuyên viết lách. Có thể nói chưa từng làm việc này lần nào. Nhưng vì sự hữu ích, muốn được nhớ dài lâu nên chúng tôi không ngại ghi lại.
    Nếu ngẫu nhiên những CẶN BÃ KÝ ỨC này có lọt trong tầm mắt quý vị độc giả, rất mong "đạt ý quên lời".
    Ý Bác Hai Như Sanh chỉ muốn nêu lên một quan niệm tu hành thực tiễn, phóng khoáng, tu không xa rời cuộc sống cũng như người ta không thể xa rời hơi thở, và hiển thị nó bằng những "bằng chứng sống" trong kinh nghiệm tự thân.
    Riêng đối với Bác Hai, có xem qua xin Bác bổ chính thêm cho! Vì truyện Bác kể mà chúng con viết lại tất nhiên không thể nào trángh khỏi những sơ sót, thậm chí lệch lạc cả thâm ý Bác gởi gấm trong đó nữa!

    NHÓM SƯU TẬP
    Ghi chú:
    ĐT:Đức Thầy
    TS: Thanh Sĩ
    SG: Sám Giảng
  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    1. THAM HặN
    Có hôm BĂc ghâ "cỏằ'c" cỏằĐa 'ỏằâa chĂu, thỏƠy trên vĂch có ghi:
    "Kiỏp sau xin chỏằ> làm ngặỏằi
    Làm thÂn sen bĂu bên trỏằi TÂy phặặĂng".
    Nhiỏằu ngặỏằi khen hay!
    BĂc nói:
    Tu mà tham quĂ!
    Nêu chuyỏằ?n trên dỏằƠng ẵ 'ặa ra vài dỏằ kiỏằ?n 'ỏằf suy tặ vỏằ>i cỏÊ hai chiỏằu 'ỏằm niỏằ?m bạ lỏĂi.
    MỏằTt hôm có dỏằi cĂc chĂu ỏƠy:
    Không rà cặĂ duyên làm sao mà BĂc lỏĂi niỏằ?m Quan Thỏ ,m Bỏằ" TĂt nhiỏằu hặĂn niỏằ?m Phỏưt.
    MỏằTt chĂu hỏằi:
    "ng Hai ặĂi! Con nghe ngặỏằi ta nói niỏằ?m Quan Thỏ ,m hay thặỏằng nỏm mỏằTng thỏƠy Phỏưt Bà lỏm! Vỏưy "ng có mỏằTng thỏƠy Phỏưt Bà lỏĐn nào hôn?
    BĂc 'Ăp:
    Không! "ng không chiêm bao gỏãp, mà có gỏãp Phỏưt Bà hiỏằ?n ra ban ngày ỏằY Long Xuyên.
    Cô bâ tỏằ vỏằ ngỏĂc nhiên, mỏằY to mỏt nhơn BĂc.
    BĂc kỏằf tiỏp:
    Hôm ỏƠy khoỏÊng 34 giỏằ chiỏằu. Chiỏc xe Long Xuyên CĂi DỏĐu sỏp rỏằi bỏn. Nhặng có mỏằTt bfng chặa 'ỏằĐ ngặỏằi, vơ có mỏằTt ông cại ngỏằ"i nên còn hai chỏằ- không ai chỏằi sỏằ' khĂch 'ó câng 'ỏằĐ cho xe rỏằi bỏn, nhặng vơ dặỏằ>i bỏn còn khĂch nên lặĂ xe tơm cĂch chỏằY 'ỏằĐ sỏằ' lặỏằÊng. BĂc tài lỏĂi thặặĂng thuyỏt gơ 'ó vỏằ>i ông cại, nhặng ông tỏằ vỏằ bỏƠt bơnh, không chỏằi 'ặỏằÊc! Chỏằâ cặ sâ ngỏằ"i không 'ặỏằÊc 'Âu!

  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    3. PHẬT ĐI NHỜ
    Bác Hai có chiếc ghe độ sáu bảy chục giạ mà mấy cháu mượn đi mua bán chuối ở Long Xuyên. Bến chuối thì nhỏ mà ghe chuối rất đông. Chiếc nào đến sau phải đậu ngoài chờ trống mới chen vô được. Ghe chuối nào cũng có 5 7 buồng chín, cần giải quyết sớm. Có ghe đến đậu sau ghe Bác. Chủ ghe hỏi đi nhờ trên mui ghe mình để đem chuối chín lên, Bác đồng ý.
    Ghe Bác nhỏ, đậu cạn, mà gánh chuối đi trên mui nên rúng ghe lắm! Mấy cháu than:
    Đi như vậy tụi con thấy nhót ruột lắm! Đành rằng ghe của Bác, Bác cho người ta đi nhờ, nhưng cũng tại tụi con mượn đi buôn nên mới có cảnh này.
    Bác đáp:
    Kệ ráng giúp người ta trong lúc ngặt. Còn ghe mình sớm hay muộn gì nó cũng phải hư thôi! Mà... Phật đi đó, chứ phải người phàm sao?
    Mấy cháu hiểu ý nên cùng mỉm cười!


    4. ĐẶNG CHÀI ĐẶNG CHÌ
    Cô Bé (cô tên Bé) ở Long Xuyên là cư sĩ tại gia. Cô có hứa với mấy chị bạn (mấy cô này cất cốc tu theo hạnh xuất gia) là để cô thu xếp việc nhà rồi sẽ cất cốc gần với mấy chị đặng tu.
    Hôm nọ, cô Bé gặp Bác Hai bèn hỏi ý kiến:
    Con muốn cất cốc tu, chú Hai thấy sao?
    Bác hỏi lại:
    Gia đình cháu khá không? Anh em nhiều ít? Cha mẹ còn không?
    Cô đáp:
    Nhà có ăn, cha mẹ còn đủ, anh em có ít người mà ai cũng dành nuôi cha mẹ hết.
    Ý cô muốn nói rằng cô rất rảnh, khỏi lo tiếp gia đình. Bác Hai thì không có lập trường là phải tu tại gia, tu cốc hay chùa gì cả! Nhưng vì cô Bé nói anh em cô có ít người mà ai cũng dành nuôi cha mẹ hết, nên Bác mới nói:
    Ủa! Sao người ta không tu mà biết dành nuôi cha mẹ, còn mình tu mà không biết dành nuôi?
    Thế là cô Bé bỏ ý định cất cốc. Ít lâu sau mấy cô cư sĩ rủ cô bé cất cốc hôm nọ đó, mời Bác Hai ghé cốc mấy cổ chơi. Sau khi cơm nước và đàm luận một lúc lâu, mấy cô mới nói:
    Nhờ anh Hai giải thích giùm: Cái hiếu thế gian và cái hiếu xuất thế gian!
    Chèn ơi! Hồi nào tới giờ tôi không phân chia cái hiếu ra như vậy nên không biết. Theo ý tôi thì con người làm cách nào đó để đền ơn cha mẹ, là người con có hiếu.
    Mấy cô nói:
    Có người quan niệm phải xuất gia tu hành đắc đạo để cứu vớt cha mẹ. Vậy anh thấy sao?
    Bác đáp:
    Cái đó quí vô cùng, nhưng nên nhớ: "Đặng chài đặng chì; mất chài mất chì" nhé!
    Câu chuyện chấm dứt.Mấy ngày sau Bác gặp cô Hai bán tạp hóa ở Long Xuyên. Cô nầy quen và biết rõ vụ cất cốc không thành vừa qua của mấy cô tu sĩ. Cô Hai ấy hỏi:
    Hôm trước anh ghé thăm mấy chị tu sĩ, mấy chỉ có nói gì không ?
    Bác thuật lại chuyện đàm thọai vừa rồi cho cổ nghe.
    Cô nói:
    Mấy chị ấy giận anh lắm đó, vì anh nói sao mà cô Bé không cắt tóc tu xuất gia.
    Vậy sao cô không nói cho tôi biết trước, để liệu lời đối đáp với mấy cổ!
    Thì anh đáp số vậy được rồi.


    5. HẠNH PHÚC TRONG TẦM TAY
    Ông giáo, nhà ở trong ngọn, dạy học ngoài vàm và ở luôn bên vợ ngoài ấy.
    Bữa nọ chiếc tàu đò trong ngọn chạy ra, dừng chầm chậm ngay trường học. Có một người thò đầu ra hỏi to:
    Có thầy A ở đó không?
    Lũ học trò đáp:
    Dạ không có! Thầy A chưa đến!
    Bây báo tin gấp cho ổng hay:"Má ổng chết rồi!".
    Tàu mở máy chạy luôn. Học trò hỏa tốc chạy cho thầy hay! Ông giáo quýnh quáng, báo cho gia đình bên vợ và Ban Giám Hiệu. Ai nấy vội vàng đi mua đồ phúng điếu. Riêng thầy A đạp xe chạy thục mạng về trước, lòng buồn vô hạn. Ông đinh ninh từ nay đã mất mẹ rồi!!!
    Về tới nhà, xe vừa quẹo vô tới cửa rào thấy mẹ xách hai thùng nước nhỏ tưới trầu, ông quăng ngay chiếc xe, nhào lại ôm mẹ kêu:
    Trời ơi! Má! Má! Má ơi Má!
    Bà già ngạc nhiên hết hồn, không biết vụ gì mà con bà ôm chặt lấy bà với nước mắt ràn rụa và cứ kêu má mãi! Hồi lâu ông giáo mới bệu bạo:
    Vậy mà ai ác ôn, nhắn tin nói má chết rồi!
    Lát sau, bên vợ ông giáo và mấy thầy cô đồng nghiệp chở đồ phúng điếu vô đến, hay rõ sự việc ai nấy cười ngất. Sẵn đồ đạc, thôi thì họ làm một bữa tiệc ăn mừng!
    Bây giờ ông giáo rất vui. Ông không oán trách kẻ trác mình, vì vụ "chơi khăm" vừa qua giúp ông nhận được bài học quí.
    "Mẹ còn là nguồn hạnh phúc lớn lao!" Chớ có thờ ơ uổng phí!

  5. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    6. CẢM NHẬN
    Có một cháu hỏi:
    Câu thành ngữ: "Máu ai thơm thịt nấy" là sao Bác?
    Thường thì mẹ rất thương con. Có khi con bò chơi dưới đất, mặt mày lem luốc mà mẹ vẫn ẵm bồng hôn hít một cách ngọt ngào, thơm lắm!
    "Máu ai thơm thịt nấy" là thế!
    Các câu tục ngữ luôn luôn ý nghĩa rất sâu xa, mà câu này con nghĩ mãi thấy nó cũng tầm thường, có gì đâu! Nay Bác nói con mới nhận ra.
    Cái đầu không biết đâu. Trái tim mới nhận được!

    7. BỮA CƠM NGON TUYỆT
    Vợ chồng chú Bảy mua bán máy cũng phát tài lắm! Chú thím đều dùng chay trường.
    Một hôm gặp Bác, thím than vãn:
    Chú Hai ơi! Ông nhà tôi dạo này ổng ngán ăn tương quá rồi! Chú làm sao khuyên giúp giùm.
    Nhân có mặt chú Bảy ở đó, Bác nói:
    Ăn chay không nổi tôi biết nói sao bây giờ, tính sao đó tính.
    Rồi Bác nói tiếp:
    Có hai vợ chồng chú Út nọ, đều là giáo viên, đời sống cũng tương đối khá. Chú có người anh là sĩ quan ngụy, học tập hơn 5 năm mới về.
    Trong câu chuyện ông anh kể lại những nỗi khổ ở trại cải tạo, có nhắc đến ông Bác sĩ trước là Trưởng ty Y Tế Kiến Phong (Đồng Tháp) cũng học tập cùng trại.
    Ông Bác sĩ khao khát được ăn một miếng canh rau tươi. Bên ngoài vách trại có loại rau trai. Ông lấy kẽm gai làm cây móc để khều từng cọng rau kẽ theo vách, khó khăn lắm mới nhặt được một đọt. Được năm, bảy đọt ông rửa sạch để vào lon Guigoz cho vào ít nước và muối, đậy kín gởi trong chảo cơm. Thế là bữa đó có món canh ngon! Mà lâu lắm mới được một bữa như vậy. Chế độ ăn uống trong trại thật kham khổ, một cái hột vịt tám người ăn v..v.. Cả cơm cũng thiếu!
    Nghe ông anh kể nỗi khổ trong tù, chú giáo xúc động lắm!
    Chiều hôm đó vợ chú dọn cơm canh bồ ngót với cá kho. Bữa cơm bình dân, đạm bạc thôi, thế mà chú ăn ngon lạ!
    Do sự xúc động thương tâm vì chuyện nhọc nhằn, thiếu thốn, khổ đau trong tù của người anh, khiến chú thấy bữa ăn đơn giản ấy trở thành thịnh soạn, ngon hiếm có vậy!
    Bác kể đến đây thôi, không kết luận.

    8. TỤNG - NIỆM, CÁI NÀO HƠN?
    Một ông bạn hỏi Bác Hai:
    Theo ý anh tụng niệm, cái nào hơn?
    Bác trả lời:
    Hai cái đó chẳng có cái nào hơn cái nào cả. Hơn kém do sự dụng tâm của con người. Nếu mình niệm Phật mà thấm nhuần các đức Từ, Bi, Hỷ, Xả của Phật và đem ứng dụng vào đời sống, cái tác dụng đó mới đáng kể. Còn tụng kinh mà hòa nhập cuộc sống sát với nghĩa lý trong kinh thì sự tụng kinh ấy mới có giá trị.
    Ngược lại, nếu niệm Phật mà không thể hiện được đức Từ, Bi, Hỷ, Xả của Phật; tụng kinh mà không thấu được nghĩa lý, không sống khế hợp với lời dạy trong kinh thì cũng như trả bài vậy thôi! Tóm lại, do dụng tâm đúng sai mà có hơn kém, chẳng phải do tụng hay niệm.
    Ông ấy hỏi tiếp:
    Theo tôi nghĩ mình khởi tâm muốn niệm Phật là động. Niệm năm mười tiếng rồi khởi tâm niệm Phật thêm là động nữa. Vậy có phải động không?
    Bác Hai đáp:
    Đúng rồi! Khởi tâm niệm Phật là động. Nhưng, thí dụ nhà hàng xóm gặp tai nạn nguy cấp, mình lo lắng cứu giúp lăng xăng thì đó là động mà lòng mình cảm thấy bình an. Thế là động, mà vẫn tịnh. Lại có khi mình ngồi không, chẳng làm gì hết lại không an.
    ?oTa nên nhận chân lẽ động tịnh?.

    9. SỐNG CHẾT LÀ MỘT
    Có người hỏi:
    "Sống chết là một". Là sao Bác Hai?
    Bác đáp:
    Mỗi một ngày qua, có thể nói mình sống thêm được một ngày, hay bảo rằng mình đã chết đi hết một ngày cũng đều đúng!

    10. XIN MỘT LỜI KHUYÊN
    Có mấy cháu đến nhờ Bác dạy cho những kinh nghiệm tu hành.
    Bác trả lời:
    Bác chẳng có kinh nghiệm gì cả, chỉ coi Sấm Giảng mà tu như mấy cháu vậy thôi.
    Mấy cháu năn nỉ:
    Thôi thì Bác cho cháu một lời khuyên.
    Bác nói:
    Việc tu hành điều quan trọng là phải thành thật với chính mình. Nếu không thành thật với mình thì không thể tu được. Với người, đôi khi ta có thể dấu được. Vì sao? Bởi có những sự thật không nên nói, vì nói không có lợi.
  6. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    11. KHỎI CHỈNH
    Bác có người bạn trường chay, vừa sắm thùng suốt lúa mướn. Có lần Bác ghé thăm chơi, xem việc làm ăn của bạn khá không?
    Ông bạn ấy than thở:
    Làm kiếm ăn được. Có điều từ hôm suốt lúa mướn đến nay, tôi hay nổi sân quá chừng! Nhiều cái tức lắm! Anh coi, hai ba chủ ruộng qua đây kéo tiếp thùng suốt đến đất của họ đặng suốt. Đến nơi, có con mẹ đó đòi phải suốt cho nó trước, vì nó bận việc nhà. Nó cự nự vang dội! Tức quá, tôi la: "Bộ bây mẹ người ta hả? Đẩy thùng qua mệt muốn chết, bây không tiếp, bây giờ giành suốt trước!"
    Đại loại như vậy, theo máy suốt riết tôi hung dữ lắm rồi! Anh ở lại chơi chỉnh tiếp giùm tôi.
    Được rồi! "KHỎI CHỈNH!" Để vậy, người ta gặp ai ăn chay trường họ mới ngán, không dám ăn hiếp chứ!

    12. VỀ TÂY PHƯƠNG
    Một lần nọ Bác về viếng chùa Tây An và thăm mấy cô cư sĩ tu thuở trước. Lâu quá mới gặp lại, ai nấy đã già cả hết rồi! Mấy cô mừng Bác và trách:
    Sao lâu ghê anh không về đây chơi. Thỉnh thoảng anh ghé qua để khuyến tấn tụi em tu tiến, đặng có về Tây phương, chứ ở cõi Ta bà này nhiều chuyện bực ơi là bực!
    Bác nói:
    Thôi về trển làm chi! Ở trần này mà biết thương yêu, tha thứ và đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau cũng vui rồi. Về Tây phương mà người ngồi cao, người ngồi thấp rồi háy nguýt nhau cũng vậy hà!

    13. XÓA MẶC CẢM
    Một hôm Bác đạp xe lên Long Xuyên, đến giữa dốc cầu Cái Sắn xe chậm lại vì hết trớn. Ngược chiều với Bác, một chú bộ đội mặc quân phục xem khó thương lắm! Xe chú ta cũng sắp hết trớn nên chậm lại khoảng giữa cầu.
    Bên lan can cầu có mấy đứa nhỏ xin ăn ngồi thơ thẩn ở đó. Thấy chú bộ đội vừa đạp xe chầm chậm, vừa nhìn lom lom mấy đứa nhỏ ấy, Bác nghĩ bụng chắc hắn ghét tụi nhỏ. Không ngờ, chú ngừng xe lại và ra dấu gọi mấy đứa bé cho tiền, rồi chú thả dốc chạy luôn xuống Thốt Nốt. Bác cũng gọi chúng nó qua cho tiền, rồi thả dốc chạy lên Long Xuyên.
    Bấy giờ mặc cảm không còn.

    14. BA PHẢI !

    ¬ LÀM BIẾNG TU ĐƯỢC KHÔNG?
    Một cháu gái hỏi:
    Con làm biếng chắc tu không được hả ông?
    Ồ! Làm biếng tu là khỏe nhất. Ông cũng tại làm biếng mới tu đó! Lo gánh vác gia đình, vợ con đau đói, làm ăn thắng thối lỗ lời... mệt chết! Làm biếng nên chọn đường tu là đúng rồi!

    ¬ HAY LO QUÁ TU ĐƯỢC KHÔNG?
    Một cháu thợ may hỏi:
    Con tánh hay lo "bá ban vạn sự" lu bu chắc tu không được quá chú?
    Tánh hay lo tu được lắm cháu! Thứ "đặng không mừng, mất không lo" mà tu gì? Hay lo là tu được, cứ tu đi!
    Hèn chi người ta bảo chú là "ông già ba phải". Cái gì cũng được, cũng phải hết!.

    15. THIỆN HAY ÁC?
    Người toán trưởng nhóm tù Nga, một hôm dẫn tù đi lao động. Một tù nhân ở chỗ khuất gió, ấm áp (xứ Liên Xô mùa đông lạnh khủng khiếp) nên anh ta ngủ quên. Hết giờ lao động, lính điểm danh dẫn tù về. Thấy thiếu một người, cả toán tù chia nhau đi tìm. Cuối cùng họ gặp anh đang ngủ. Anh ta bị lôi ra. Một người lính trở bá súng toan đánh. Người tù toán trưởng thấy thế, nhào lại đánh đá người tù túi bụi và đẩy anh ta xếp vào hàng.
    Hành động đánh trông hung hãn lắm! Nhưng anh toán trưởng muốn "cứu bồ" đấy! Nếu không làm như thế, để tên lính đập bằng bá súng chắc người tù kia mệt lắm!
    "Ở hình thức, thế nào là thiện ác!"

    16. NGƯỜI TỐT Ỡ HOÀN CẢNH NÀO CŨNG TỐT
    Ở chế độ trước, có lần cả tiểu đoàn quốc gia hành quân vô Ba Thê. Họ đóng quân, đào công sự phòng thủ chưa xọng Đêm đó quân giải phóng ra đáng úp.
    Một người người lính quốc gia bị thương nặng đang rên rỉ (chính anh nầy về sau kể lại). Một tóan lính giải phóng đi ngang thấy anh còn sống liền la lên:
    Bắn nó đi! Nó còn sống đó!
    Một người trong đội can:
    Thôi! Khỏi bắn nó rồi cũng chết!
    Rồi giục đi tìm chiến lợi phẩm. Lát sau tóan giải phóng khác tới, một chú bộ phát hiện nguời lính quốc gia bị thương nằm đấy liền hỏi:
    Mầy còn sống hả? Bị thương nặng không?
    Nặng lắm! Người lính bị thương đáp. Anh làm ơn cho tôi xin miếng nước !
    Người lính giải phóng nói:
    Mầy uống nườc là chết liền đó!
    Rồi anh ta móc ra một vắt cơm nhão nhọet như thiu đưa cho và nói:
    Mầy nhai cái nầy nút nút cho đở khát, sáng đồng đội đến cứu mầy. Uống nước chết liền đa!
    Người tốt xuất thân ở đâu cũng tốt. Người xuất thân từ tôn giáo nghĩ sao?

  7. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    17. THÉT THẲNG CON ĐƯỜNG
    Có cô ở Long Xuyên, tu lâu rồi mà thường gặp chuyện buồn phiền, bứt rứt trong lòng. Gặp Bác, cô ấy hỏi:
    Anh Hai à! Không hiểu sao tôi tu mà cứ gặp chuyện lu bu hoài không yên?
    Bác đáp:
    Tại cô chưa "Thét thẳng con đường".
    Cô làm thinh! Mấy tuần sau gặp lại, cô nói:
    Hôm trước anh nói mà tôi không dám cãi, vì xưa nay anh nói ít trật lắm. Nhưng việc này tôi nghĩ mãi chưa ra! Tôi thì đã quyết tâm tu từ lâu, nguyện dù bỏ thân, chớ không bỏ đạo. Mà anh bảo tôi chưa thét thẳng con đường, là ý làm sao?
    Bác đưa ra thí dụ:
    Như cháu bé (chỉ cháu nội của cô ấy) bò ra lan can nhà phía sau mé sông, sắp té. Cô thấy vậy, gấp rút ra bồng nó lên. Lúc ấy những chướng ngại vật như cây củi, bàn ghế, ly chén... nằm ngổn ngang giữa đàng đi, cô bước trángh nó để dễ dàng ra ẵm cho kịp cháu bé, chớ không cảm thấy bực dọc và rầy la như thường ngày. Cô tu mà không thét thẳng con đường nên còn bận bịu vô số vấn đề vặt vãnh không đâu. Không hỷ xả, cứ ôm gồm đủ thứ nên cô luôn luôn gặp phiền não là vậy!

    18. TẦM ĐẠO KIẾM BÀI
    Một hôm Bác nằm ở nhà người quen đọc quyển "Khuyến Thiện". Đọc đến đoạn:
    "... thức dậy mà tầm đạo kiếm bài,
    Để thi cử khỏi mang tiếng rớt"
    Cô gái của chủ nhà ở đâu dưới bếp chạy lên hỏi:
    Anh Hai! Kiếm bài gì ở đâu anh?
    Thì bài đang học đây nè!
    Bác vừa đáp, vừa vạch vạch quyển giảng.
    Em hỏi thiệt mà!
    Thì tôi cũng nói thiệt đó! Cô nghe tiếp vài câu nè!
    Bác đọc tiếp:
    "Sách khuyến thiện, miệng kêu không ngớt.
    Mà nào ai có thức dậy tầm".
    Thế là bài học trong tay mình hãy ráng tìm cho hiểu lý để tu hành, đừng mong ngóng viễn vông, phải không cô?
    Cô gật gật đầu chạy tuốt xuống bếp.

    19. TU KHÔNG TIẾN?
    Cô cư sĩ hỏi:
    Chú Hai ơi! Sao tu hoài mà không thấy tiến?
    Bác nói:
    Về kiếm chuyện gây lộn một trận với người ta tơi bời thì nó tiến hà!
    Cô tưởng nói chơi nên lập lại câu hỏi một lần nữa.
    Bác trả lời y như vậy rồi thôi!
    Vài tháng sau gặp lại, cô nói:
    Hôm hổm chú nói, nay con biết rồi.
    Bác cũng không hỏi xem cô hiểu biết ra sao.
    Sở dĩ Bác trả lời với cô ấy như vậy là vì thấy cuộc sống của cô rất bằng phẳng, êm đềm, không có đụng chạm, chẳng có gì để thắc mắc, suy tư, để soi rọi lại lòng mình.

    20. THỬ LÒNG
    Có mấy cháu gái đến chùa Từ Quang tu học một thời gian. Trong chùa có bà Năm cũng vào chùa tạm trú để niệm Phật. Bà Năm rất khó tánh, không ai biết làm sao mà chìu theo bà được! Bà thường rầy la, trách cứ các cháu (nhất là mấy đứa cháu gái). Chúng nó phiền muộn than thở mãi!
    Ông trụ trì chùa thường khuyên răn bà, nhưng tre già khó uốn!
    Bác Hai thương xót các cháu vì mến mộ đạo đức mới đến đây học hỏi, mà phải chịu cảnh ray rức, buồn phiền này!
    Một hôm Bác đến cốc mấy cháu để khuyên nhủ:
    Người tu nhờ những cái bất như ý, những sự va chạm, khó khăn để có dịp soi rọi lại lòng mình mà tu sửa. Mình tu, không lẽ ra ngoài xóm chọc cho thiên hạ mắng mình để mình tu! Thôi sẵn có "Bà Năm rắc rối" đây mình tu với bả đi, không mắc công chọn người khác.
    Nhờ lời khuyên có vẻ "têu tếu" đó mà mấy cháu mát mẻ suốt thời gian tu học ở chùa. Mỗi lần, "bà Năm rắc rối" rầy la gì đó, thì mấy cháu nhìn nhau cười cười là hết chuyện.

    21. TỰ DO VÀ TRÓI BUỘC
    Có người thắc mắc làm phước thiện mình có bị trói buộc bởi phước báo của mình?
    Bác nói:
    Mình được tự do trong nghiệp lành, chứ không được tự do trong quả ác.
    Ví dụ số mình được phước báo mạnh khỏe, sống lâu, mà mình không muốn sống thì cứ tự vận. Hay mình đang giàu có mà không muốn giàu thì có quyền bỏ đi dễ dàng. Ngặt mình đang đau ốm hay nghèo khổ mà mình không muốn cũng chẳng được. Vì lẽ đó mà chư Phật Tổ dạy mình "Phải làm lành, làm phước" là vậy.
    Nghiệp lành đã không trói buộc được mình, mà nó còn giúp mình tiến nhanh trên đường đạo nữa.
    22. SẠCH VỌNG CHẾT CÒN GÌ!
    Sư Giác Thanh có xem qua quyển Tòng Lâm Cổ Tích của Bác Hai và Sư thích lắm. Một hôm, Sư ghé thăm người bạn của Bác.
    Sư nói:
    Tôi tin tưởng Bác Hai Như Sanh kiếp này sẽ sạch vọng.
    Người bạn kia kể lại cho Bác nghe, Bác cười nói:
    Người ta sống nhờ có ba cái vọng, sạch vọng chết còn gì!
    Ít lâu sau gặp lại Sư, bạn Bác thuật lại câu nói trên của Bác cho Sư nghe. Nghe qua Sư cười nói:
    Bác Hai nói vậy tôi hiểu, "Kính gởi Bác một thoi".
  8. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    23. BÌNH THIÊN KHÔNG BÌNH ĐỊA
    Một cô hỏi:
    Mình thương con cháu đồng như nhau, nhưng sự lo lắng giúp đỡ không đồng. Vậy có bất công không?
    Bác Hai đáp:
    Không bất công đâu! Tình thương như nước, bằng mặt trên chớ không bằng mặt dưới (Bình thiên không bình địa). Mặt nước tuy phẳng nhưng đáy nước chỗ sâu chứa nhiều, nơi gò nỗng chứa ít nước hơn. Con cháu mình thương đồng nhưng đứa nào khờ khạo tật nguyền thì mình lo cho nó nhiều hơn đứa khôn ngoan giỏi dắn.
    Phật cũng vậy, người thông minh trí tụê Phật chỉ dạy vài lời thôi, còn kẻ hạ căn, kém trí tụê Phật phải dạy dỗ đủ điều, thậm chí phải chịu hy sinh chịu gian khổ dùng mọi phương tiện để giáo hóa.
    Chứ Phật đối với chúng sanh tình thương vẫn bình đẳng như nhau

    24. THIỆN NGHỆ
    Có đứa cháu chuyên làm bơm nước và sửa máy. Thỉnh thoảng vợ chồng nó đến thăm Bác. Bác nói với nó:
    Mình tu hành không phải có thiện tâm, thiện chí mà đủ, cần phải thiện nghệ nữa.Ví như nghề làm của cháu, có thiện chí là làm hết lòng, có thiện tâm là không thừa cơ hội đập đổ. Nhưng nếu không thiện nghệ khiến cho máy sửa, lẽ ra sử dụng được mãn mùa, mà người ta đem về xài nửa chừng lại hư. Thế nên không thiện nghệ thì mình vẫn phải còn thiếu nợ cuộc đời. Tu không chỉ có thiện tâm, thiện chí thôi, mà cần phải thiện nghệ nữa. Tóm lại, người tu phải hướng về chân thiện mỹ trong mọi mặt.

    25. DỞ BẸT!
    Có người bạn đến nói với Bác Hai:
    Tánh tôi hễ thấy đồng đạo mà có thờ bà mẹ sanh, thần tài... là tôi đã kích kịch liệt, thậm chí chỗ quen thân, tôi còn dẹp luôn cho người ta. Như vậy tôi đúng hay sai?
    Không biết đúng hay sai mà ?odở bẹt!?

    26. CHUA NGỌT
    Trước đây có dạo Bác nương ngụ trong một ngôi chùa xa hẻo lánh. Bác thường bực mình vì mấy đứa trẻ ngòai xóm vào chùa phá phách, bẻ trộm cây trái
    Chúng nó biết người tu không đánh đập hay thưa gởi gì nên quá lộng hành. Gặp người trong chùa chúng bỏ chạy, nhưng vắng người là chúng trở vô phá nửa. Giận quá Bác thường mắng chúng là ?ođồ quỷ phá nhà chay?. Nhưng thôi mình đã lỡ tu phải rán nhẫn dằn.
    Ngày hòa bình Bác trở về quê, chùa chỉ còn một ông trụ trì già yếu, không đủ sức dọn dẹp nên cây cỏ um tùm trong rất đìu hiu quạnh quẽ.
    Năm năm qua!
    Một hôm có dịp đi ngang, Bác ghé tạt vào thăm lại chùa xưa. Vừa vào đến sân gặp hai ba chú em đang làm cỏ, chúng thấy Bác đồng đứng lên chào: ?oThưa Bác mới về hả Bác Hai?.
    Xem kỷ lại, đó là mấy thằng ?otiểu quỷ? thường vào chùa phá phách thuở trước. Nay chúng đã mười chín, hai mươi tuổi, Bác hỏi:
    Mấy đứa làm gì đó?
    Dạ dọn cỏ rác quanh chùa chuẩn bị lễ Rằm sắp tới đó Bác!
    À tốt quá!
    Bác khen chúng và từ từ đi vào chùa vừa ngâm nhỏ như để chính mình nghe:
    ?oChua vì bởi nó còn non,
    Chín rồi sẽ ngọt không còn chua đâu?(TS)
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    27. TÍNH BUÔNG
    Người bạn Bác bán thuốc tây, anh cũng lo tu hiền.
    Một hôm gặp nhau, anh em hàn huyên một hồi, bỗng anh hỏi:
    Anh Hai à! Anh nhắm chừng nào đời tới (một biến cố lớn làm thay đổi tất cả, hoặc tận thế)?
    Chi vậy? Bác hỏi.
    Đặng coi gần tới mình buông!
    Chờ ăn không được mới buông ai mà mang ơn, muốn buông thì buông trước đi!

    28. CHỦ NHƠN ÔNG
    Lần đó người bạn Bác đang giảng đạo cho mấy cháu. Bác vừa bước tới, anh ấy nửa đùa nửa thật nói:
    Có ông "Quỷ Cốc Tiên Sinh" đây, nhờ ông giải nghĩa dùm câu này. Mấy cháu nó hỏi: "Khó tìm cho gặp chủ nhơn ông..." Vậy làm sao tìm?
    Bác nói:
    Ôi, Thầy đã nói khó tìm, tìm chi cho cực!
    Có người hỏi tiếp:
    Không tìm rồi làm sao gặp?
    Bác nói:
    Thôi mình làm chủ lấy mình dễ hơn!

    29. ĐỜI VÀ ĐẠO
    Một hôm Bác vào chùa đàm đạo với vị Tỳ Kheo. Nhằm ngày rằm, trẻ em theo ba mẹ đi chùa khá đông. Chúng nó hồn nhiên đùa giỡn tung tăng, trông vui quá! Vị Tỷ Kheo ấy nói:
    Đời sao tràn đầy ý sống, nhìn lại mình tu sao cằn cỗi khô khan!
    Nghe vị Tỳ Kheo than thở như vậy, sẵn thấy giữa chùa có tượng Phật Di Lặc thật to, Bác nói:
    Ông Phật nghe đệ nói ổng cười kìa!

    30. THƯỜNG NIỆM
    Có chú em đến khoe với Bác:
    Dạo nầy con tu tinh tiến lắm Bác, ngày công phu ba thời, mỗi thời ngồi niệm Phật hơn hai tiếng mới xả.
    Bác Hai cười trả lời:
    Còn người ta ?okhông ngồi? mà ?okhông xả?

    31. CHUYỆN KHÔNG ĐOẠN KẾT
    Hồi trước, có một dạo phong trào đọc giảng qua máy phóng thanh rất thịnh hành khắp miền Tây. Nơi nào có đông tín đồ PGHH người ta tự động sắm Ampli để phát thanh sám giảng vào những ngày sóc vọng.
    Một đêm kia, sau giờ phát thanh sám giảng, đồng đạo cùng nhau dùng trà nước. Chủ nhà thu dẹp máy móc và lấy cái loa (còn gọi là bông bí) đút dưới sàng chõng. Một đồng đạo phản đối:
    Cái loa để phát thanh sám giảng mà anh để dưới sàng, như vậy là tội!
    Người khác bào chữa:
    Nó (cái loa) bằng sắt, thiếc, mình dùng nó để phóng thanh, chớ tiếng đọc giảng có dính trỏng đâu mà tội!
    Một người khác cãi:
    Đành rằng nó bằng sắt, như kinh giảng cũng bằng giấy mực, nhưng mình để bừa bãi, chỗ không trang nghiêm sạch sẽ là có tội.
    Chủ nhà phân tách:
    Kinh giảng ghi chép lời của Phật Tổ dạy, nên mình phải kính trọng lời dạy ấy trong kinh. Chứ cái loa nào có chứa gì đâu? Chẳng qua nó là dụng cụ nhằm khuyếch đại âm thanh. Ai muốn nói gì đó thì nói.
    Mỗi người một ý, cãi lẽ nhau mãi không ngã ngũ. Bỗng có ông bạn quay qua hỏi Bác Hai:
    Ờ! còn anh Hai, ý anh thì sao? Để cái loa dưới sàng vậy có tội không?
    Bác không phán đoán chuyện đó mà nói một chuyện khác:
    Con đường dọc theo làng tôi rất rộng, có khoảng trống vắng không nhà ai ở cả, lại có một lùm cây mọc cạnh lề đường. Trong lùm cây ấy có 7 8 viên đá nằm rải rác. Người đi đường hay ghé lại đây tiểu tiện. Kẻ tới, người lui tiểu tiện trên mấy viên đá ấy, lâu ngày nó nhẵn thín. Một hôm có mấy chú thanh niên đi qua cũng bết lại đó tiểu. Một chú vừa đái trên một hòn đá vừa nói:
    Cục đá này giống ông Tà quá bây!
    Về nhà không hiểu sao mà hòn bi của chú sưng tấy lên, đau nhức quá! Chú phải cúng vái Ông Tà một nải chuối để tạ lỗi, bệnh mới khỏi.
    Đêm đã khuya, mọi người cười xòa rồi giải tán.

    32. ĐỀN TỨ ÂN
    Tứ ân biết đền làm sao cho rồi?
    Đó là câu hỏi của mấy cháu cư sĩ, và đền ân nào trước, ân nào sau?
    Bác nói:
    Chuyện đời không khi nào rồi đâu, tứ ân cũng thế. Có điều đối xử nhau tất tình là rồi, còn việc trước sau không cần phải chọn lựa gì hết, gặp đâu làm đó.
    Ví dụ cha hay mẹ bệnh rất nặng, mình phải chạy đi mua thuốc khẩn cấp. Nhưng khi chạy đến bờ sông, trước khi qua cầu, bỗng mình thấy đứa bé rớt xuống sông. Rồi còn phải cân phân việc nào lớn, việc nào nhỏ, làm trước, làm sau hay sao?
    Không thể chậm trễ, phải nhào xuống vớt nó lên ngay! Không may lúc nhào xuống lại bị một cây cọc ngầm đâm chết đi! Không mua thuốc được, chẳng vớt được đứa bé, cũng chưa đem thân giúp ích nước non gì cả! Thế mà mình cũng trọn nghĩa ân và mọi người ai cũng đều nghiêng mình trước kẻ vị nghĩa vong thân.
    Tất tình với nhau là rồi, chứ còn chuyện đời không bao giờ hết!
    Có hai cháu ở một địa phương xa xôi. Vùng đó ít ai tu hành, chỉ có hai đứa nó tu thôi, nên thương nhau lắm! Một đêm nọ có tiếng la cháy nhà! Thằng nầy chạy ra thấy nhà bạn nó bị cháy. Nó chạy bất kể chết sang tiếp cứu, rủi đụng phải cây dừa người ta kê bên đường để cưa. Nó té xỉu một hồi mới thở được, đau đớn vô cùng mà nó cảm thấy sung sướng. Vì đã hết lòng với bạn, mặc dù không tưới được gào nước nào cả![

  10. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    33. GIỮ TRÒN THỜI CÚNG
    Một người bạn hỏi Bác Hai:
    Vả như anh đang cúng ngoài bàn Thông Thiên, trời bỗng mưa tới, anh chạy vô không?
    Bác đáp:
    Chạy chớ! Vô nhà cúng ra.
    Thì ra nãy giờ mấy anh bạn bàn bạc về chuyện một người đồng đạo đang cúng nơi bàn Thông Thiên ngoài sân, bỗng mấy đứa nhỏ trong nhà để đèn sơ ý làm lửa bắt cháy quần áo máng trên vách. Ông hay nhưng vẫn ráng cúng cho rồi mới chạy vô thì đã cháy hết bốn năm bộ đồ! May mà không cháy nhà vì chỗ đó ít bổi.
    Mấy ông bạn Bác hỏi:
    Trường hợp đó như anh, anh làm sao?
    Bác nói:
    Tôi thì chạy vô chữa lửa ngay! Giữ tròn một thời cúng mà có thể mất đi hàng ngàn thời cúng khác thì lỗ lã quá! Cháy nhà là tiêu cả sự nghiệp. Đôi khi suốt đời chưa phục hồi lại được. Bấy giờ lấy nhà đâu để mà thờ, mà cúng nữa?
    Vả lại cúng kiểu cháy nhà đó chắc gì được an tâm mà gọi là giữ cho tròn.

    34. VÍT TỲ CŨNG CHÊ
    Một cô cư sĩ hỏi:
    Đức Thầy bảo:
    "... Nữa sau lọc lại vết tỳ cũng chê".
    Ai mà khỏi vết tỳ?
    Bác Hai đáp:
    Vết tỳ ở đây có nghĩa là dối tu, lợi dụng danh nghĩa đạo để tạo đời. Chứ ai lại không lạc lầm sái quấy khi chưa biết tu.[

    35. NHƯ MỘT ĐAM MÊ
    Có người hỏi:
    Đến giờ cúng ngán quá chừng! Làm sao cho đừng ngán hở chú?
    Bác nói:
    Hãy biến nó thành một đam mê thì hết ngán. Công phu cúng lạy mà nhằm gì với việc đá banh, thế mà người ta vẫn mê đến quên ăn.
    Hồi nhỏ, mỗi lần đang ăn cơm mà nghe ngoài sân banh tiếng đá bình bình là trong này tôi lua riết cho rồi, không cần biết ngon lành gì nữa. Lẹ đặng chạy ra đá banh. Đá banh đâu phải khỏe, lắm lúc mệt muốn đứt hơi nhưng vì ham quá nên không ngán gì cả.
    Biến công phu thành một đam mê, thời cúng sẽ vô cùng thích thú.z

    36. LÀM CHUẨN
    Có người hỏi:
    Sao mình cúng mà trong lòng cứ nghĩ chuyện này nọ lăng xăng, làm sao cho nó yên! Chú Hai?
    Bác nói:
    Hồi đó tới giờ có thời cúng nào chú thấy vừa ý không, nghĩa là khỏi phải kềm chế, gò ép mà lòng vẫn thanh thoát, yên vui.
    Dạ cũng có đôi khi.
    Hãy ôn lại xem, hôm ấy làm sao mà tâm được an như vậy? Rồi lấy đó làm chuẩn. Giống như mình đóng đinh dưới nước, cứ nhịp nhịp đầu đinh cái nào đúng thì cứ theo đó làm chuẩn mà đóng tiếp.

    37. HỐI TIẾC
    Có ông bạn nhà bên cạnh đường. Một tối nọ ông đang cúng trên gác, bỗng nghe tiếng than vãn dưới đường: "Giờ này làm sao dám kêu cửa nhà ai để mượn ống bơm, biết ai có mà hỏi!" Trong khi đó, nhà ông có ống bơm, ông cũng biết người la đang ngặt lắm, muốn kêu cho mượn nhưng sợ lỡ dở thời cúng nên thôi! Cúng xong, ông mới thấy thời gian thừa thãi làm sao! Lòng cảm thấy hối tiếc, tự trách:
    Phải lúc nãy mình ngưng cúng, kêu cho mượn ống bơm, người ta mừng biết bao! Đây là dịp để mình tu, để mình thể hiện tinh thần đạo đức (ban vui cứu khổ). Rồi bấy giờ mặc sức mà cúng đến sáng cũng được.
    Bác nói:
    Chú suy tư như vậy là tiến bộ lắm. Chắc chắn lần sau sẽ không để dịp trôi qua, khỏi phải hối tiếc như vậy nữa!

Chia sẻ trang này