1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bác Hai Như Sanh miệt Long Xuyên.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 17/02/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    118. CÓ THẬT TỪ BI
    Có mấy cháu tu sĩ họp lại đưa vấn đề để bàn giải.
    Nếu mình tu giải thóat, không lập gia đình, rồi những linh hồn có duyên làm con cái mình lấy đâu có thân xác để tu hành tiến hóa?
    Đặt vấn đề xong mỗi người giải một cách. Ví như mình đi đường gặp mưa không ghé nhà nầy được thì tìm nhà khác trú mưa có sao?
    Có người ý kiến: Mình rán tu giải thóat để độ những linh hồn có duyên với mình cũng không muộn.
    Ý kiếng bất nhất, các chú ấy quay lại hỏi Bác Hai, Bác nói:
    Nếu có tinh thần hy sinh lập gia đình để giúp cho những linh hồn có duyên với mình nương tựa tu hành vậy là quý lắm. Có điều nên xét kỹ lại xem có thật từ bi không? Hay vì dục vọng?
    Mọi người cười!

    119. HÓA THÂN BỒ TÁT
    Có đứa cháu xem kinh giảng thấy nói về sự hóa thân thiên hình vạn trạng của chư Bồ Tát để cứu vớt chúng sanh. Trong số đó có Bồ Tát Quán Thế Âm thường hóa hiện ra người già cả ăn xin. Ai mà bố thí một đồng tiền cho hóa thân Bồ Tát thì phước lớn hơn trái đất. Nghe thế nó ước phải mình gặp phải hóa thân của Bồ Tát để bố thí thì hưởng phước đã!
    Bác nói:
    Nếu vì lòng tham cầu phước lớn, cháu tìm suốt đời cũng không gặp hóa thân của Bồ Tát đâu! Nhưng nếu vì lòng từ bi thương xót người đói khổ hoạn nạn... mà bố thí cho họ, những kẻ khốn cùng ấy đều là "Hóa thân của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cả!".

    120. PHÂN TÂM
    Có câu tục ngữ:
    " Đặng buồn này, khuây buồn nọ"
    Ý nói tâm con người ta hễ bận lo nghĩ việc nầy tức quên đi chuyện nọ.
    Có lần đi thăm đứa cháu bị ung thư đến thời kỳ chót, bệnh hành cháu đau đớn rên than, bác Hai khuyên cháu tha thiết niệm Phật, nhưng không nói đến sự mầu diệu của Tiên Phật mà chỉ nói tác dụng thiết thực của tâm lý.
    "Người buồn niệm Phật muôn sầu tiêu tan!".
    Bà chủ nhà đem ly nước ra mời và hỏi:
    "Niệm chữ Di Đà tan chướng nghiệp"
    Sao mình tu niệm mà nghiệp không tan, còn đau ốm mãi?
    Đang khuấy đường trong ly đá chanh, bác Hai chợt nghĩ ra lời đáp:
    Tại chưa đúng mức chưa tan! Hễ đúng mức thì nó tan! Chớ nên:
    "Niệm Phật một tiếng đòi an bệnh liền" (SG). Chắc khó được!
    Chuyện "Niệm Phật phân tâm bớt đau", bác dè dặt sợ bệnh nhân đau đớn quá, niềm tin bị lay chuyển, nên nung đúc đề cao đức tin nơi Tam Bảo.
    Mà thật vậy, đức tin mạnh mẽ thiết tha của mình cũng làm vơi đi nỗi khổ.
    (Câu chuyện Phân Tâm được kể như sau:)
    Có đứa cháu ******* Bác bằng ông nội. Nó bị ung thư gan tới thời kỳ chót. Bệnh hành nhức nhối dữ dội! Nó cũng biết niệm Phật lâu rồi. Thấy nó đau đớn lăn lộn, Bác khuyên:
    Khi nào nhức quá con ráng niệm Phật tha thiết, nó phân tâm sẽ bớt đau.
    Bác không bảo niệm Phật để Phật hộ trì cho tai qua nạn khỏi. Vì bảo thế, nó niệm Phật mà vẫn còn đau thì mới nghĩ sao? Thế nên Bác khuyên nó chí thành niệm Phật thì tâm mình không còn nghĩ đến chỗ đau, do phân tâm nên quên, bớt đau nhức.
    Đó là sự thực. Ví như mình đang có chuyện buồn phiền, bỗng đằng xóm xảy ra chuyện lu bu gì đó khiến mình để ý lắng nghe, trong nhất thời quên bẵng chuyện nhà vậy. Với lại lòng chí thành tin tưởng vào Đức Phật, chính lòng tin tha thiết đó cũng có thể làm nên phép lạ.

    121. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NGHĨA
    Ném một hòn đá xuống mặt hồ yên lặng. Ta thấy những quầng sóng nổi lên và lan dần ra. Càng xa quầng sóng càng rộng đến vô cùng.
    Việc làm nhân nghĩa cũng thế. Ảnh hưởng tốt của nó cứ lan rộng mãi theo với thời gian, đến đương sự còn không ngờ.
    Ngược lại, làm một việc vô nghĩa bất nhân tai hại cũng khủng khiếp!
    Hiểu biết và tin nhận lẽ tốt xấu trong câu chuyện giúp ta tìm lấy một hướng đi trong đời sống đạo.
    "Khổ vui hai nẻo, tiến thân một đường"
    Và chuyện ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NGHĨA như sau:
    Thời Ngụy có chú em ở số 5 Tri Tôn An giang, bị bắt quân dịch (nghĩa vụ). Khi ra quân trường chú được đưa xuống Sóc Trăng. Chú ta đào ngũ, trốn vô chùa Miên. Ông Lục cả bảo:
    Không được, chú ở đây là bị bắt ngay! Muốn ở yên chú phải cạo đầu, đắp y làm Ông Sãi mới được.
    Vì sợ cảnh chiến trường, chú ta đồng ý. Ông Lục dạy cho chú phong cách của một nhà sư, rồi ít lâu cho tiền và đưa chú ấy ra xe về quê.
    Về đến nhà mọi người đều chưng hửng, không ngờ lúc đi là một tên quân dịch, lúc về lại là Ông Sãi. Sau khi nghe chú kể đầu đuôi câu chuyện, ba má chú cảm động, định có dịp sẽ xuống Sóc Trăng thăm ông Lục để tạ ơn và trả y bát lại. Thế rồi ít lâu sau Cách Mạng giải phóng miền Nam nên cuộc đi thăm ông Lục không thực hiện được.
    Vài năm sau hòa bình, có một dạo nhà nước sơ tán số người Miên ở Thất Sơn về vùng kinh tế mới. Không hợp với cuộc sinh sống vùng Hậu Giang, những người Miên này lần hồi trốn về Bảy núi hết. Có một nhóm khoảng vài mươi người đến Tri Tôn, tạm dừng chân ở xóm của chú em trốn quân dịch mà thuở trước nhờ Ông Lục Miên cứu. Ba má chú ấy nhớ ơn nghĩa ông Lục nên vận động bà con nấu cơm cứu trợ mấy ngày liền, đến khi nhóm người Miên ra đi mới thôi.
    Qua sự việc trên, chúng ta thấy rằng việc làm nghĩa của Ông Lục làm cho những người Miên (đồng bào của ông) được hưởng nhờ. Rồi đây, ngày kia nếu có số người Việt nào gặp tình cảnh nguy biến lọt vào sóc Miên mà trước kia có nhờ sự cứu trợ của người Việt nói trên chắc họ cũng sẵn lòng giúp đỡ lại.
    Thế là việc nghĩa cứ lan rộng mãi không biết đến bao giờ hết mà chính đương sự cũng không ngờ được.
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    122. BÁN VÕNG KHỎI CỘNG NGHIỆP
    "Chỉ gật đầu cũng đủ tai ương,
    Chẳng đợi đến chủ trương mới tội". (TS)
    Hai câu trên nói về cộng nghiệp do sự đồng tình trong việc làm hung ác của kẻ khác. Cũng có trường hợp đặt sai quan điểm về cộng nghiệp khiến ta không dám làm việc nghĩa. Như thấy người hung lâm nạn, không giúp đỡ, vì sợ sau khi tai qua nạn khỏi, người ấy lại sát hại vô số sinh vật để ăn, làm điều bất lương để sống, rồi ta phải chịu chung tội ác ấy sao?
    Chuyện thế này:
    Có dạo bác Hai bán dao mác. nhiều anh em cư sĩ cho việc làm ăn ấy phải bị cộng nghiệp sát sanh với những người dùng đồ bén của mình, nên đề nghị khuyên bác: "Bán võng khỏi bị cộng nghiệp".
    Bác nói:
    Thôi đi! Dao của tôi ảnh hưởng tới đâu tôi biết. Còn nằm vắt vẻo đong đưa trên võng rồi suy nghĩ trăm mưu nghìn kế biết đâu mà tôi chia cho xiết!
    Lần khác, ghé nhà người quen, họ cũng chỉ trích việc bán dao búa là bị cộng nghiệp với kẻ ác. Tình cờ có ông bạn, chuyên hốt thuốc miễn phí đi đến. Bác vớ ngay ông ấy và nói:
    "Ông này tội lớn nhất nè!"
    Ông ta chưng hửng hỏi:
    "Sao vậy?"
    Bác bảo:
    "Đức Thầy nói: "Một trăm mới được ôi thôi mười người". Tức 100 người chỉ có10 người tốt thôi, còn lại toàn là thứ dữ! Anh hốt thuốc giúp người ta mạnh giỏi họ làm hung ác cả đời biết bao nhiêu tội lỗi, anh chia với họ cũng đủ chết luôn!
    Ông cười xòa.

    123. CÓ TRONG CÓ NGOÀI
    Tề Thiên Tiểu Thánh (HẬU TÂY DU KÝ ) đánh với một đứa bé suốt ba ngày bất phân thắng bại. Đứa nhỏ có 72 cái vòng phép trói người. 71 vòng đã quăng lên thi triển thần thông, Tiểu Thánh né trángh dễ dàng. Hôm nay chỉ còn cái vòng chót, thu hết tàng lực tung lên. Tiểu Thánh cười khẩy nhảy sang bên để trángh. Lạ thay cái vòng ấy vẫn chụp được và xiết thúc ké Tiểu Thánh lại. Túng cùng, Tiểu Thánh bèn cân đẩu vân đến chỗ của Thái Thượng Lão Quân đang đốt lò Bát quái luyện linh đơn. Tới nơi Tiểu Thánh lớn tiếng:
    Ông thợ rèn ơi! Chặt dùm cái khoen sắt này cho tôi!
    Con khỉ quen tánh xấc xược! Lão quân cười nói. Mi biết mấy ngày rày mi đánh với ai đấy không?
    Không biết, nhưng thằng nhãi ấy rất lợi hại!
    Nó là "Tạo nhi" tức "Trời Con" đó!
    Hèn chi thua nó cũng phải! Ủa, mà sao bỗng dưng cái vòng tự rớt ra rồi?
    Lão quân nghiêm giọng:
    72 cái vòng ấy tượng trưng cho các tánh xấu đam mê của con người như: danh, lợi, tình, ăn, ngủ, ganh, ghét,v.v... Cái vòng sau cùng này là vòng "Háo thắng". Nhà ngươi trángh né dễ dàng các vòng kia, nhưng vì lòng háo thắng của ngươi quá lớn nên vòng háo thắng này mới trói ngươi được. Nay nghe đứa bé ấy là "Tạo Nhi", người nhận mình thua là phải, lòng háo thắng đã hết vòng háo thắng tự nhiên tháo ra.
    Cũng như trên, chuyện "Trong có ngoài mới có" dưới đây là chuyện vui hàm ý cảnh giác ta nên tế tâm xét nét những lỗi lầm nhỏ nhặt, sâu kín trong lòng mình, chớ đổ thừa do ngoại cảnh!
    Có cư sĩ hoài nghi hỏi:
    Có cảnh giới Niết Bàn riêng biệt ở đâu đó cho người tu chứng đến đó an dưỡng hay là chỉ có Niết Bàn tự tâm mà thôi! Khi tâm mình đạt đến một trạng thái bình an nào đó gọi là Niết Bàn bất sinh, bất diệt hở bác?
    Bác nghĩ, nếu nói có cảnh giới Niết Bàn thì làm sao minh chứng. Nếu nói không có, sợ sai với Kinh sách, nên bác nói:
    "Hễ trong có thì ngoài có; trong không thì ngoài không".
    Nó đồng ý.
    Nhân đây bác nhắc lại, chuyện bác viết về nàng Ma Đăng Già và ông A Nan.
    Trong chuyện có đoạn: Nàng Ma Đăng Già vì quá yêu ông A Nan và tuyệt vọng đến đau tương tư!
    Mẹ nàng thương con nên đánh liều, mướn một thầy chú thuật (thầy bùa) làm phép cho A Nan thương con bà!
    Một hôm, A Nan đi khất thực ngang nhà Ma Đăng Già.
    Đoạn này bác Hai viết: "Không biết phải do sự linh thiêng của phù chú chăng? Mà Ma Đăng Già giơ tay ngoắt ông, ông riu ríu vào nhà nàng.
    Một đứa cháu đọc đến đoạn này thắc mắc hỏi:
    Tại sao bác không nói "Do sự linh thiêng của phù chú mà lại để câu nghi vấn như vậy?"
    Bác nói:
    Trong phạm vi siêu hình, mình khẳng định là không đúng. Mà sự thật, cái gì cũng phải "có trong cũng có ngoài". Giữa ông A Nan và Ma Đăng Già có tiền kiếp từng là vợ chồng, yêu thương sâu đậm! Biết đâu tình xa xưa còn chút vấn vương! Chẳng phải do sự linh thiêng của phù chú không đâu!.

    124. NHẬN ĐƯỢC CÁI NGU
    "Biết lầm, lầm đã khỏi mình,
    Như ngoài hình mới biết hình tròn vuông".
    Khỏi phải tìm kiếm cái khôn, chỉ nhận được cái ngu của mình là khôn rồi vậy!
    "Ráng nhận được cái ngu" là câu trả lời cho một người bạn hỏi:
    Tu là làm sao?
    Với cả một bồ đầy cao ngạo tự mãn!
    Câu hỏi nầy của người quen với Bác. Anh này học thức khá mà tánh hơi cao ngạo. Bác trả lời:
    Tôi tu là ráng nhận ra cái ngu của mình!
    Ông bạn không nói gì, không biết ông có hài lòng chăng? Tuy nhiên, trên thực tế mỗi ngày qua mà mình nhận thấy mình ngu thêm một chút là có tiến bộ.
    "Biết được cái ngu là đã khôn vậy!".

    125. CON NGƯỜI TỪ ĐÂU ĐẾN...?
    Quá khứ đã qua rồi. Tương lai chưa đến. Chỉ có giây phút hiện tại là thật hữu. Chúng ta chỉ kiểm soát mình trong giây phút hiện tại nầy và chịu trách nhiệm về việc sử dụng giây phúy ấy, trong việc thiện hay ác.
    Ngoài ra các việc đàm huyền, luận diệu chỉ dành khi rảnh rỗi lúc trà dư tửu hậu.
    Câu chuyện như sau:
    Một số anh em cư sĩ ở Cái Dầu làm trong nhà thuốc nam, lúc rảnh việc hay thảo luận đạo lý. Hôm đó bàn về đề tài: "Con người từ đâu đến, chết rồi về đâu?"
    Người bàn thế nầy kẻ luận thế nọ vẫn chưa ngã ngũ.
    Trong nhóm có một chú bị bệnh tâm thần nhẹ, hiền lành và hay đến làm công quả ở phòng thuốc nam miễn phí. Trong cuộc thảo luận trên, mọi người phát biểu xong xoay qua chỉ chú em "mad" ấy hỏi:
    "Còn đệ ý kiến ra sao Con người từ đâu đến, chết rồi về đâu? "
    Chú ta tỉnh bơ đứng dậy nói gọn gàng:
    Trước khi chết, má tôi bảo: "Con ở lại ráng lo tu hiền tạo phúc đức nghe con!"
    Nghe câu trả lời trớt lớt ngoài đề ai cũng ôm bụng cười.
    Đứa cháu kể chuyện trên cho Bác nghe xong, nó hỏi:
    "Thằng mad đó nói như vậy, Bác thấy sao?"
    Nó "mad" nên nói đâm lao chứ sao. Có điều Bác rất chịu câu nói đó.
    Dạ, con cũng rất thích câu đó!
    Lúc bấy giờ cũng có cháu cư sĩ nghe chuyện trên chen vô bình luận.
    Trời! Ông Thiền Sư nào nhập xác cho thằng mad nói một câu nghe đã quá!
    Con người từ đâu đến, chết đi về đâu? Việc ấy quá xa vời. Điều cần yếu là mình làm được những gì có ý nghĩa trong cuộc sống hiện tại.
  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    126. MÃI MONG CÁI KHÔNG CÓ
    "Cái tuyệt vời là những cái mà ta chưa có.
    Khi đã có thì nó trở thành tầm thường!"
    Đó là tâm lý chung của mọi người. Thế nên ta luôn thờ ơ dẫm đạp lên hạnh phúc sẵn có, để mong tìm cái ngoài tầm tay. Do đó hạnh phúc trở thành là đường đi không đến. Vì ta không biết dừng lại để hưởng, mà cứ đẩy mãi nó vào tương lai xa tít. Có người đánh xe thấy con ngựa mình già yếu, bèn treo bó cỏ non trước đầu ngựa đề nung đúc nó cố gắng lên. Nhưng mãi mãi bó có vẫn còn xa cách. Cuối cùng nó ngã qụy mà bó cỏ vẫn ở phía trước!
    Hạnh phúc đòi hỏi ta phải nhận được nó, biết hưởng và bồi dưỡng cho nó được dài lâu.
    Thờ ơ với hạnh phúc bên mình, khi nó ra đi rồi cái gì còn lại? Thế là ta mất đi tất cả!
    "Mãi mong cái không có" là con đường ảo vọng nói trên mà ta vô tình tự chọn, để rồi ngày kia phải buồn than hối tiếc lúc buông tay!!!
    "MÃI MONG CÁI KHÔNG CÓ" là tựa câu chuyện kể sau đây:
    Có cháu gái than phiền với bác:
    Trong nhà con cũng có tương đối đủ đồ hết, thế mà ba má con không bao giờ thỏa thích khen cái này tốt, cái kia đẹp... mà bà cứ đòi hỏi cái chưa có không hà! Nào là mình còn thiếu quạt trần, ti vi màu, tủ lạnh,v.v? Còn cái sẵn có bà không hề nhắc tới!
    Nghe xong bác cười:
    Mãi mong cái không có. Cái không có đã là không có rồi, cái có cũng mất luôn! Bởi không nghĩ đến nó thì cũng như không có vậy!.

    127. HỌC CÁI HAY
    Người xưa khuyên ta nên học hỏi bằng cách xét lại mình. Thấy cái hay của người, nên xét coi mình có được như thế không mà cố gắng làm theo.
    Thấy cái dở cái xấu của người, nên xét mình có phạm phải như người không, để cố chừa bỏ.
    Học như thế ta được rất nhiều lợi ích. Lại nữa, đối tượng mà mình ngắm để soi gương có tốt hay xấu, chánh hay tà không quan ngại gì đến mình cả.
    Gặp người có ít việc hay, hoặc vài điều dở ta không vì đó mà chấp nhận hay phủ nhận tất cả việc nói làm của họ. Ta chỉ rút tỉa những gì có lợi để vun bồi trí tuệ và đức hạnh cho mình thôi.
    Và đây câu chuyện HỌC CÁI HAY:
    Có người nhờ bác hai phê bình xem sư cô Thanh Hải chánh hay tà, những điều cô nói đúng hay sai.
    Bác nói:
    Người ta thông minh hơn bác quá mà phê bình gì nổi. Mà thôi đi! Cái gì hay của người thì mình học để làm giàu cho kiến thức. Cái gì dở cũng là bài học để ta trángh phạm lỗi ấy. Chứ mình có đi theo làm đệ tử người sao mà liệu lượng chánh tà!
    Dụ như, thấy nhà ai trang trí đẹp mắt mình để ý, rồi tùy khả năng về trang trí nhà mình. Chứ đâu phải thấy nhà sang trọng rồi xin vào ở đợ mà phải hỏi xem ông chủ nhà đó tốt hay xấu?
    Hãy như con ong hút các thứ mật hoa về luyện thành "Mật ong". Học như thế, tâm hồn ta càng ngày càng phong phú thêm lên.

    128. NHỔ RĂNG TỘI KHÔNG ?
    Có câu tư tưởng: "Sợ tội là chi? Hay đó chính là cái tội?"
    Người lương thiện phải biết sợ tội lỗi để tránh những việc làm có phương hại đến mình và người. Đó là điều rất tốt đẹp. Sao lại bảo sợ tội chính là cái tội?
    Bất cứ việc gì thái quá hoặc không hợp thời cơ đều bị phản ảnh ngược lại cả.
    "Câu chuyện nhổ răng tội không?" ngắn ngủi, dí dỏm đã nói lên cái nghịch lý của lòng tốt đặt sai định hướng. Nhắc ta nên có tầm nhìn rộng rãi chính xác hơn về những lời khuyên dạy của người xưa.
    "Thân thể phát phu thọ ư phụ mẫu"...
    Câu chuyện xảy ra như sau:
    Có bà già hiền lành chân thật lắm. Bà nghĩ cái thân này do cha mẹ sinh thành, sinh sao để vậy không dám sửa đổi thêm bớt. Bà còn cái răng lung lay, ê nhức muốn nhổ mà sợ tội. Một hôm gặp bác bà hỏi:
    Chú Hai! Nhổ răng có tội không chú?
    Bác cười nói:
    Tội mà ít, còn để vậy tội nhiều hơn!
    Bà giật mình hỏi:
    Sao vậy chú?
    Nhổ có đau một chốc là hết. Còn để vậy đau nhức lâu ngày tội cho cái thân nhiều hơn! Bác trả lời.

    129. MONG GẶP PHẬT
    Làm sao tìm gặp người mà mình không biết tí gì về họ cả?
    Dù người ấy ở ngay trước mặt hay sống chung với mình, mình cũng chẳng gặp. Vì gặp mà không biết cầm bằng cũng như không.
    Chuyện "MONG GẶP PHẬP" dưới đây nói lên cái mâu thuẫn trớ trêu buồn cười của kẻ mong cầu.
    Cũng bà Ba thật thà kia hỏi thêm:
    Chú Hai! Tôi tu sở nguyện mong gặp Phật, chú nhắm coi tôi gặp Phật được không?
    Bà nghĩ như là Bác có huệ vậy. Bác cười hỏi:
    Mà bà biết Phật ra làm sao không?
    Dạ không biết!
    Không biết làm sao mà gặp. Biết đâu chừng hồi mai này đi chợ, chen vô chỗ đông, bà lấn Phật chúi nhủi mà không hay đó à!

    130. RÈN SỚM
    Trong câu chuyện "rèn sớm" nầy, tác giả phân tích ảnh hưởng sai biệt của thời gian đối với vật dụng và trí đức... Vật dụng thuộc về vật chất, bị thời gian làm suy hoại. Trái lại, tài năng và trí tuệ thì thời gian lại giúp tăng trưởng thêm lên. Để giải nghi cho người bạn đối với câu giảng:
    "Khuyên người rèn sớm thì xài lâu hư"
    Tác giả đề cập câu chuyện sau đây:
    Có chú em hỏi Bác:
    Trong Giảng có câu:"Khuyên người rèn sớm thì xài lâu hư." Mà tôi thấy dao mác, cái nào ra lò trước thì cùn lụt trước chứ?
    Ừ! Rèn dao búa thì vậy, rèn trước thì cùn trước. Còn về tài đức trí tuệ không phải như thế. Dụ như chú năm nay đã 60 tuổi mà còn lái honda được là nhờ tập rèn thuở trước. Nếu chưa biết lái thì giờ không tập được rồi!
    Rèn sớm thì xài lâu hư là vậy
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    131. ĐỔ NỒI ỐC LUỘC
    Có đồng đạo phát tâm tu hành mạnh mẽ lắm. Có lẽ ông không muốn người thân quyến phải chụi quả khổ về sau, nên bắt buộc hết trong nhà vợ con và cả bà mẹ điều phải trường trai như ông. Tội nghiệp bà mẹ không quen ăn tương nên thèm mặn. Một hôm ông đi vắng, bà sai cháu nội mua ốc gạo về luộc ăn.
    Mấy đứa cháu luộc ốc vừa chín tới, bỗng ông về đến. Hay chuyện, ông cự nự quá chừng và bưng nồi ốc đổ bỏ. Bà mẹ tủi thân rơi lệ.
    Lắm người khen ngợi ông giới hạnh tinh nghiêm. Bác Hai không khen cũng chẳng dám chê. Có điều tu nghiêm khắc với mẹ đến bà phải khóc tủi cũng nên xét lại.
    Đồng thời có anh bạn Bác cũng tu mà ý kiến ngược lại. Anh nói:
    Nếu má tôi mà thèm ăn thịt cá quá, tôi cho bà ăn. Vì nếu bà thèm lắm thì ăn chừng nửa hoặc một cân là cùng! Còn không cho bà ăn, bà sẽ
    ăn cả tạ mà chưa thỏa.
    132. LÀM CUA CHO MẸ ĂN
    Anh Hai Tường (bạn của Bác) đến thăm người quen. Ông chủ nhà đem hai con cua biển ra làm thịt. Anh Tường phàn nàn.
    Anh ăn tương làm gì lu bu vậy? Bộ tôi ăn một bữa chay không nổi hay sao?
    Ông ấy trả lời:
    Không phải tôi làm cho anh ăn đâu mà ngại. Tôi làm cho bà già (má) ăn rồi anh cùng ăn với bà cho vui. Bà già thường nhắc anh hòai!
    Anh Tường hỏi:
    Sao anh không bảo con Tư nó làm? (ông có đứa con gái cũng tu ăn chay trường như ông).
    Ông nói:
    Con nó ăn tương, sai nó sát sanh tội nghiệp nó!
    Về nhà, anh Tường khen mãi anh bạn ấy.
    133. ĐỂ CHA MẸ GIÀ KHÔNG CẢM THẤY SỐNG THỪA
    "Hiếu là tôn kính,
    Thảo là bảo dưỡng."
    Người xưa có nói: "Nuôi cha mẹ mà thiếu lòng tôn kính thì lấy gì phân biệt với nuôi gia súc?".
    Thế nên người con hiếu, ngoài việc nuôi cha mẹ được ấm no, còn phải ôn dưỡng tâm hồn cha mẹ nữa!
    Câu chuyện "Để cha mẹ già không cảm thấy sống thừa!" Nói lên một vài chi tiết nhỏ nhặt của người con hiếu.
    Có chú nông dân ở Phú Tân, tay nghề về nông nghiệp rất cao. Chú làm ruộng rẫy ít khi bị thất bại. Tuy vậy, mỗi khi sửa soạn làm mùa là chú hay hỏi ý và bàn bạc với cha, dù ông đã ngoại bát tuần rồi. Muốn đổi giống lúa khác, mua bán lúa, cày sạ, xuống giống, nhứt nhứt chuyện gì chú cũng thỉnh ý cha. Hỏi ý, thảo luận vậy chớ ít khi làm y theo. Vì các cụ đâu theo kịp với thời đại khoa học kỹ thuật tiên tiến như ngày nay.
    Sở dĩ chú làm thế để cha mẹ già vui, vì cảm thấy mình còn có chút quyền hạn và hữu dụng đối với con cháu. Đó là lòng hiếu thảo của người con nuôi thân cha mẹ mà còn lo nuôi dưỡng cả tinh thần cha mẹ nữa.
    Dẫu rằng kiến thức của các cụ già đã lạc hậu, nhưng nếu con cái đối xử lạnh nhạt, phũ phàng khiến các cụ tủi thân!
    Có nhiều người đang cùng nhau bàn bạc chuyện làm ăn, cha hay mẹ già chen vô hỏi: "Bây bàn tính cái gì đó!" Lại vô tình gạt ngang: "(ông hay bà) biết gì mà hỏi vô!" Thái độ ấy khiến cha mẹ tự thấy mình đối với gia đình là một kẻ vô dụng, sống thừa, do đó buồn thân tủi phận lắm!
    "Người con có lòng hiếu nên để chút lưu tâm!"
    Người xưa có lẽ đã nếm phải vị đắng của tuổi già nên thốt lên lời than thân trách phận: "Đa thọ đa nhục" (tuổi già là một cái nhục).
    134. TU SAO KHỎI SÓNG GIÓ
    Gió không dịu giọng với cây sồi vĩ đại. Sở dĩ nó không ngã rạp như lao sậy vì cành to, thân rắn và rễ sâu. Nhờ thế nó đủ sức đương đầu với bao mưa gió phũ phàng.
    Có ai bình lặng được phong ba cho thuyền ra khơi êm ả!
    Có ai dẹp phá hết gốc gai cho đoàn thám hiểm lội suối, trèo non khỏi chồn bước phiêu lưu.
    Ước mong của vị cư sĩ hỏi: "Tu sao khỏi sóng gió" sẽ không bao giờ có được.
    Chỉ còn cách tự trui rèn nhẫn lực, gan lì chịu đựng với các thử thách gian lao thôi.
    Mời quý vị theo dõi mẫu chuyện đối đáp sau đây:
    Bác đến chơi nhà chú em làm thợ mộc. Chú ấy mở lời:
    Lâu quá mới gặp Bác. Nhờ Bác chỉ cách tu sao cho khỏi bị sóng gió?
    Bác nói:
    Chú làm thợ mộc đóng ghe mà không biết sao? Đóng loại ghe đi sông, biển phải liệu lượng làm hầm lõa, mui liền hoặc lên be gió cao để chịu đựng với sóng gió, chứ làm thế nào ngăn được biển trời đừng nổi phong ba! Người tu cũng vậy, phải mặc áo giáp nhẫn nhục để lướt qua những thử thách, những va chạm với đời, chứ làm sao cấm cản không cho thiên hạ gây sự với mình!
    Được vậy mình sẽ thấy yên tâm và chướng ngại sẽ giúp mình trưởng thành trên đường tu tiến!

    135. CÁI BỨT RỨT !
    "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
    Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?" (Kiều)
    Muốn xóa tan cái buồn phiền bứt rứt, phải tìm hiểu chính xác coi nó nằm ở đâu. Bấy giờ ta mới xua đuổi nó được. Ngược lại, nếu không rõ nguyên lai thì các việc chống đối ngoại tại chỉ là "Đau nam chữa bắc" nào có kết quả gì!
    Chuyện "CÁI BỨT RỨT" dưới đây nêu rõ tình cảnh ấy:
    Có lần đi xe từ Long Xuyên lên Năng Gù, Bác phải ngồi chung băng với hai thằng thanh niên say rượu. Một thằng còn hơi tỉnh dìu thằng bí tỉ. Xe chật mà nó ngồi chàng hàng không chút khiêm tốn. Lại hễ xe vượt tới nó ngã qua, xe thắng, nó nhào lại, chúi vào người mình. Hơi rượu xông nồng nặc! Bác bứt rứt quá, nhưng thấy thằng bạn nó ngồi ôm và hết lòng nâng đỡ nó, Bác chợt thấy cái bứt rứt nằm ở trong lòng ưa ghét của mình chứ không phải ở thằng say. Nếu cái bực dọc ở nơi thằng say, sao bạn nó ôm dìu nó được!
    Nghĩ vậy, Bác đổi quan niệm, xem nó như cháu ruột mình tự nhiên sự bứt rứt tiêu tan!

  5. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    136. KHỎI THEO HÒA HẢO
    Có một thi sĩ vốn là con chiên ngoan đạo, làm một bài thi "Tìm Chúa".
    ... Tôi tìm Chúa bấy lâu không gặp
    Tôi gọi Chúa, Chúa không đáp lời.
    Tôi quay lại với người anh em,
    Tôi gặp Chúa trong tất cả...
    Từ lâu sống trong đau khổ, thi sĩ tìm Chúa trên trời mong được chở che. Sau cùng anh nhận ra:
    "Thiên Chúa là tình thương và Chúa đang ngự trong lòng người."
    Thầy Nhất Hạnh cũng từng nói Thầy gặp nhiều Phật tử chưa hề biết đến Phật. Thầy muốn nói những ai sống đúng tinh thần giác ngộ, từ bi thì họ là Phật tử rồi.
    Đức Phật bảo: "Ta rất vui khi thấy đệ tử Ta lo làm lợi ích cho quần sanh, dù vị ấy không hề nghĩ đến ta."
    Là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, chúng ta từng được nghe lời dạy của Tôn Sư... "Làm thế nào phát hiện được những đức tánh cao cả và thực hành trên thực tế bằng mọi biện pháp để đem lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh..."
    Đứng trên bình diện này mà nhìn, ta sẽ thấy biết bao nhiêu là tín đồ PGHH khắp trên thế giới, dù những người ấy không biết gì về đạo PGHH cả. Và câu Sám Giảng... "Khắp bốn biển liên giây Hòa Hảo." Rất có thể tin và giải thích được.
    Câu chuyện "KHỎI THEO HÒA HẢO" dưới đây nói lên tinh thần cởi mở hòa vui trong việc đặt sự lợi ích xã hội lên trên cả tường rào của ý thức hệ lẫn giáo điều:
    Hồi mấy năm mới hòa bình, nhà nước phát động phong trào thủy lợi rất mạnh. Mấy anh em cư sĩ ở chùa Bình Thủy tận lực đóng góp công và của trong việc đào kinh đắp lộ. Sau khi hoàn thành tốt công tác ấy, Ủy Ban Xã tổ chức tiệc liên hoan. Ông Bí Thư xã muốn khích lệ và ngợi anh em ở chùa nên nói đùa với vị đại diện trong chùa.
    Chú Ba à! Tôi rất thích tinh thần xã hội của anh em quá. Tôi cũng muốn theo Hòa Hảo được hôn chú?
    Chú Ba ấy đáp:
    Thưa ông Bí Thư, theo ý tôi thì ông khỏi theo Hòa Hảo. Ông chỉ cần làm theo lời Bác dạy: "Trung với nước, hiếu với dân" thì ông cũng là Hòa Hảo rồi. Còn chúng tôi lo đền đáp Tứ ân, làm tròn nhân đạo theo lời Đức Thầy tôi dạy thì chúng tôi cũng là người Cách Mạng rồi.
    Câu đáp rất dung hòa, ai cũng hài lòng.

    137. TRẺ CON NÓI CÓ ĐÚNG ?
    Có nhà hiền triết nói: "Tôi treo tấm bảng ghi:"Ai vào nhà tôi, xin hãy bỏ các quan niệm truyền thống bên ngoài". Không một ai đến cả!"
    Đành rằng chúng ta phải học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm của người trước. Nhưng có phải chăng, kiến thức quan niệm xưa đều đúng cả? Như quan niệm rằng: "Trẻ con luôn nói sự thật, dù có hại cho cha mẹ nó, nó cũng không hề biết đặt điều dối trá hay dấu diếm".
    Câu chuyện "Trẻ con nói có đúng sự thật?" dưới đây là chuyện có thật. Tuy nó chưa đến đỗi gây đau thương cho đương sự nhưng cũng là một sự cảnh giác. Chúng ta nên xét lại về những quan niệm được truyền thừa của xã hội, của người xưa. Và hãy buông bỏ đi truyền thống, quan niệm để nhìn thấu rõ sự thật.
    Mời quí vị cùng theo dõi câu chuyện:
    Có một lần chính Bác chứng kiến:
    Em bé độ 3 tuổi, được ba mẹ cưng lắm! Làm cái khoen vàng 24K cho nó đeo. Bữa nọ, con nhỏ lối xóm dụ cho ăn mận và lột khoen của nó dấu đi.
    Hay mất khoen vàng, cả nhà gạn hỏi bé. Nó ngẩn ngơ giây lâu rồi quả quyết:
    "Dì Bảy con lấy! Dì lấy của con ở trong buồng đó!" Rồi nó quay sang nói với Dì:
    "Dì không trả con về méc ba cho coi!"
    Dì Bảy nó đã tới giờ đi học. Vừa đi vừa than:
    "Nếu không kiếm ra được chiếc khoen chắc bữa nay tôi phải bị đòn!"
    Lát trưa, nhờ mấy đứa lối xóm làm chứng nên con nhỏ ăn cắp khoen phải trả lại.
    Chuyện bình thường thôi, nhưng có điều chúng ta hay quan niệm rằng "Con nít nói là đúng sự thật" bây giờ nên XÉT LẠI!

    138. VỪA VỚI LƯƠNG TÂM
    "Biết sao cho toại lòng dân,
    Kẻ ưa đạo đức, người cần vinh hoa"(SG).
    Bởi nhu cầu riêng tư, người trông mưa, kẻ cần nắng. Trời còn không làm vừa lòng người!
    Đứng về mặt thương mại cạnh tranh, người ta có cả 1001 mánh khóe câu khách. Nhưng trên bình diện đạo đức tu hiền thì phải chào thua.
    Mời quí vị nghe chuyện Mua bán làm sao vừa lòng tất cả khách hàng. Ở đây, tác giả không đề ra một phương cách nào cả, chỉ khuyên đương sự làm sao cho lương tâm không ray rứt mà thôi!
    Câu chuyện bắt đầu như sau:
    Có cháu kéo xe đẩy bán rau cải. Một hôm gặp Bác Hai hỏi:
    Mình mua bán làm sao cho vừa lòng khách hàng được hở Bác?
    Bác nói:
    Vừa với lương tâm mình, chứ làm sao vừa với khách được. Khách hàng, cháu cho không họ cũng còn so bì chê khen và mất lòng như thường. Hồi trước, Bác bán củi tràm có hai cô mua mỗi người 5 tấc. Khi chất củi từ dưới đất lên dần trên thì dây dạt ra đến 7 tấc. Nghĩ cây nhà lá vườn nên Bác cho luôn. Cô mua trước lấy củi xong. Bác rút dây lại cho đúng 5 tấc. Khi chất củi dây cũng giãn ra đến 6 tấc. Bác cũng kệ, cho luôn! Thế mà cô sau lại không chịu và nói: "Ít hơn cái trước!" Bác hỏi: "Cô mua mấy tấc?" "5 tấc! Cô trả lời."
    "Vậy đây là 6 tấc cô còn chưa chịu là sao?
    Cô ta lấy củi đi nhưng tức giận lắm!
    Việc mua bán chỉ vừa với lương tâm mình thôi, khó mà vừa lòng tất cả khách hàng được.

    139. NẾM THỬ MỘT LẦN
    Sự tu thân chứng,
    Nhi hậu tín chi!
    Phàm việc gì cũng phải thân chứng sau mới tin.
    "Đời là khổ nhưng khó học suông bằng lý thuyết".
    Không có đứa trẻ nào tin nhận lửa là nóng, do sự dạy bảo của người lớn cả.
    Nhưng, bất câu bài học nào cũng có cái giá phải trả của nó. Có điều trả học phí đắt hay hời tùy theo khả năng của mỗi người.
    Có thể nào học khỏi học phí?
    Có! Học lóm ấy! Nhưng đòi hỏi học viên phải khá thông minh, chứ thường thì học lóm chắc không mấy được rành rẽ.
    Chuyện "NẾM THỬ MỘT LẦN" sau đây nói lên cái tâm lý chung ấy.
    Có cô ở Long Xuyên, lúc xuân thời quá khổ vì tình duyên! Do đó cô có ý định không lập gia đình cho các con, để khuyên bảo nó lo tu. Vì sợ chúng sẽ phải đau khổ như cô!
    Bác Hai nghe vậy nên góp ý:
    Bổn phận làm mẹ phải gầy dựng gia thất cho con cái. Còn việc khổ vui thì tự nó gánh chịu chứ đâu có cấm đoán nó như vậy được. Nhất là việc hôn nhân rất hệ trọng. Bác kể cho cô nghe:
    "Hồi nhỏ tôi giữ em, tôi hay chơi đánh búng với mấy nhỏ lối xóm. Ngặt điều thằng em cứ bườn tới chụp cái đèn dầu hoài! Một tay tôi vừa xô nó, một tay tôi búng thường bị thua. Đẩy bé ra xa, búng được vài cái là nó bò tới rồi! Tức quá, tôi nghĩ ra một kế: "Tôi cầm tay nó ịn nhanh vào ống khói đèn một cái." Nóng quá, bé sợ! Sau đó, tôi đẩy nó vô đèn, nó rụt lùi lại không dám mó đến nữa."
    "Hãy để nó nếm thử một lần" cho nó biết.
    Cô ấy nói:
    Cái gì thì cho nếm thử được, chứ chuyện tình duyên chồng vợ nếm một lần là tiêu đời rồi!
    Bác nói:
    Tiêu thì tiêu, chứ trên trường đời chẳng thể học suông bằng lý thuyết được. Không lý do gì mà không cho con cái lập gia đình. Bởi đấy là định luật thiên nhiên của Tạo Hóa.
    Và rốt cuộc vì hoàn cảnh thúc đẩy cô cũng đành chịu gầy dựng gia thất cho các con thôi!
  6. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    140. TU VẬY CÒN CHƯA THẤY GÌ !
    Trong chốn Thiền môn có câu chuyện khá lý thú. Có bà lão hết lòng cung phụng cúng dường một vị sư tu hành ngót 20 năm. Một hôm bà bảo con gái mình vào liêu tỏ tình để thử thách sư. Sau đó cô gái trở về thuật lại với bà già rằng vị sư chỉ nói:
    Khô mộc ỷ hàn nham
    Tam đông vô noãn khí
    Nghĩa: Cây khô dựa vào vách núi
    Ba mùa đông không có hơi ấm.
    Bà lão bực tức:
    Uổng cơm gạo nuôi sư bấy lâu, tưởng sư sẽ thành Tiên, thành Phật, dè đâu thành gỗ đá.
    Có số người theo hướng tu như thế. Họ cố diệt mất tình người, cắt lìa ân nghĩa, cho lòng rỗng rang vắng lặng. Chưa thấy những người không nghĩa, không ân, không tình, không cảm ấy có được chút niềm an lạc nào cho đời mình chăng?
    Mà tình cờ nghe vị cư sĩ ấy thốt lên một câu vừa tự hào cũng vừa than thở: "Tu vậy còn chưa thấy gì!!!"
    Đó cũng là tên câu chuyện kể dưới đây:
    Có một cô rời quê nhà vào tu ở chùa mấy mươi năm rồi. Một hôm cô ốm nặng, nằm bệnh viện. Có chị bạn là cư sĩ thương tình đến chăm sóc giùm. Lúc cơn bệnh hoành hành, bệnh nhân đau đớn oằn oại, người bạn nuôi hộ xúc cảm rơi lệ! Bệnh nhân tuy bệnh làm xung chớ còn thấy biết.
    Hôm sau khỏe lại bệnh nhân mới hỏi:
    Hôm qua em thấy chị khóc hả?
    Ừ! Thấy em đau khổ quá mà lại cô đơn không thân quyến giúp đỡ, chị xúc động nên khóc!
    Chị tu lâu quá mà còn dở vậy! Em nha, mỗi lần về thăm nhà, mẹ mừng lắm, làm đồ ăn đủ thứ, cố cầm em ở lại thêm vào hôm, mà em không theo ý bà đâu! Hễ em nhất định 5 ngày là 5 ngày, 7 ngày là 7 ngày không thay đổi. Lúc đi, bà đưa tiễn đứng trông đến mút mắt. Vậy mà em quyết định đi là không bịn rịn gì cả! Tu vậy còn chưa thấy gì!
    Chị bạn đáp:
    Ừa! Tu vậy nên chưa thấy gì!

    141. NHƯ LÀ LẦN CUỐI
    "Tình thương đến lúc chia tay mới dò đúng chiều sâu của nó." (Khalil).
    Lúc chia tay mà ta nghĩ cũng là lần cuối gặp nhau, sẽ rất nhẹ nhàng hòa dịu cảm thông.
    Đặt mình trong trạng thái "Như là lần cuối" thì mọi việc từ tín ngưỡng chí đến hít thở, ăn uống, nói làm đều tuyệt vời êm ái. Nhìn cảnh vật tràn đượm nghĩa tình. Trần gian này vô cùng phong phú thắm tươi.
    Như là lần cuối khiến ta sống trong vĩnh cửu, dịu dàng thân thiết ngay phút giây hiện tại; không sống nửa vời, thân ở đây mà hồn lạc lõng tận đâu đâu!
    Và đây là chuyện NHƯ LÀ LẦN CUỐI:
    Mấy cháu hỏi bác:
    Mình cúng làm sao lòng được chí thành tha thiết đúng nghĩa của thời cúng?
    Bác bảo:
    Muốn được vậy, mỗi chiều cầm nhang lên hãy nghĩ: "Đây là lần cúng cuối cùng! Biết đâu đêm nay mình sẽ chết! Sáng cũng nghĩ biết đâu ngày nay mình gặp tai nạn gì đó phải lìa bỏ cõi đời!" Nếu nghĩ là lần cuối cùng thời cúng sẽ nghiêm trang tha thiết. Bởi cái gì là lần cuối cùng cũng đẹp cả. Dụ như ăn cơm mà nghĩ đây là bữa cơm cuối cùng, bữa cơm ấy sẽ ngon tuyệt! Con người gặp nhau lần cuối sẽ đối xử nhau rất đẹp, sẵn sàng nhường nhịn tha thứ vì từ đây không còn gặp nhau nữa.
    Vả như vì lý do gì đó mình phải lìa xứ ra đi không bao giờ trở lại, lúc đó mình nhìn lần cuối từ mảnh vườn, nhà cửa, con đường chí đến cây cỏ, tất cả đều như có hồn, đều đẹp đẽ thân thiết biết bao nhiêu!
    Với cái nhìn ấy cõi đời này sẽ vô cùng phong phú!
    142. THỞ LÀ HẠNH PHÚC
    Sư Lương Khoan (Thiền sư Nhật Bản), có hôm đang trên đường về chổ ở của mình. Ông móc trong đãi ra một đồng tiền rồi ném xuống đất, rồi cúi lượm. Lập đi, lập lại cử chỉ ấy mấy lần, rồi ông lẩm bẩm: "Mấy đứa trẻ bảo lượm được tiền khoái lắm! Thế mà có khoái gì đâu?" Vừa nói ông vừa tiếp tục ném tiền. Lần này ném hơi mạnh, đồng tiền trúng đá văng đâu mất. Ông vừa kiếm vừa nói: "Chà, thế này thì bực thật!" Tìm hồi lâu, may sao gặp được, ông mừng rỡ xác nhận: "Lượm được tiền khoái thật!".
    Thông thường cái gì hiện hữu quá, đầy đủ quá, chúng ta xem thường nó, đến khi bị mất mát đi, ta mới thấy quý giá và hối tiếc thì đã quá muộn màng!
    Giả như, không may ta gặp rủi ro tổn thương tật nguyền, bây giờ ta mới ước ao sao mình đặng lành lặn như xưa thì hạnh phúc biết bao!
    Thế mà hiện tại mấy ai cảm thấy hạnh phúc vì mình đang lành mạnh?
    Câu chuyện "Thở là hạnh phúc" nhắc nhở ta an hưởng hạnh phúc đang sẵn có, đừng bỏ qua uổng phí biết bao và cái gì qua rồi e khó tìm lại được!
    Chuyện kể như sau:
    Bác có người quen đi xe đò lên thành phố. Đến Cai Lậy, xe bị sự cố đâm xuống ruộng, lật chỏng bánh lên trời. Ruộng cấy, nước không sâu lắm, nhưng xe bị lún xuống bùn, hành khách lúng túng trong xe. Nhờ nhóm thợ cấy gần đó ùa lại tiếp cứu. Những người cứu ra sau đều bị ngộp thở, bất tỉnh phải hô hấp nhân tạo. Riêng người bạn bác được kéo để nằm trên bãi cỏ, chưa kịp làm hô hấp. Anh nằm một hồi tự nhiên thở khì được một cái, anh nói: "Nó khỏe lạ thường, chưa từng có!" Anh nằm yên thật lâu để thở cho đã! Từ nhỏ đến giờ mình thở hoài mà không thấy nó quý và sung sướng như vậy! Nay mới cảm nhận được".
    "Thở là hạnh phúc" rồi!
    Hạnh phúc không có giới hạn thực thể. Do quan niệm của mỗi người tự quy định nó như thế nào đó là hạnh phúc hay đau khổ. Đúng ra, thở cũng là hạnh phúc rồi. Nhiều người bị lên cơn suyễn, thở khó nhọc vô cùng! Mình thở thoải mái như vậy hạnh phúc biết bao!
  7. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    143. NHƯ MỘT NGỌN ROI
    "Thọ tài như thọ tiễn." Vì thọ nhơn tài ắt phải cứu nhơn tai, mà biết mình có kham nổi chăng?
    Người xưa rất dè dặt trong việc thọ nhận tài vật của người khác tặng mình. Vì thông thường mỗi tặng phẩm đều có ngầm đặt điều kiện.
    Người tu hành chơn thật hiền lành cũng được đồng đạo giúp đỡ về vật chất. Tuy không đòi hỏi sự thù đáp nhưng cũng ngầm khuyến khích tiến tu. Thế nên tác giả ví tặng phẩm ấy như một ngọn roi, bắt buộc con ngựa phóng tới, và câu chuyện như sau:
    Bác xem tặng phẩm đến với mình, như ngọn roi quất vào mông ngựa, giục nó phải tiến lên! Bác không nghĩ tặng phẩm là một diễm phúc, hãnh diện, mà xem như động cơ thúc đẩy mình vươn lên thế nào cho xứng đáng với niềm tin yêu của người tặng.
    Bác thường trình bày quan niệm trên và từ chối các quà biếu của em, cháu.
    Có lần một cháu mang giùm mấy mét vải của người quen gởi tặng bác. Bác không nhận nó nài nỉ mãi:
    Lỡ rồi, mang trả tới trả lui mất công quá và người tặng cũng buồn nữa. Thôi bác ráng nhận một roi nữa đi!
    Nghe nó nói có duyên bác nhận thêm một roi nữa! Mãi đến nay đã hai năm rồi cũng chưa có dịp cần dùng đến xấp vải ấy.

    144. CHỚ LẦM NHÂN QUẢ
    Kinh Sám Hối Cao Đài có đoạn nói về Nhân Quả trớ trêu:
    "Người làm phải có khi mắc nạn,
    Kẻ lăng loàn đặng mạng giàu sang".
    Trước cảnh trái ngang ấy khiến nhiều người hoài nghi Luật Nhân Quả, Kinh văn giải thích:
    "Ấy là nợ trước còn mang
    Duyên kia chưa dứt còn đang thưởng đền".
    Đúng như thế:
    "Nghiệp chưa sạch đành câu khổ báo,
    Nợ xong rồi ai bảo trả thêm?"
    Tìm hiểu chính xác về lý Nhân Quả 3 đời cùng sự liên quan chằng chịt lẫn nhau giữa những nhân và quả ồ ạt đến cho mình đề có đủ niềm tin sáng suốt gây dựng mùa vụ tới tốt đẹp hơn.
    Câu chuyện CHỚ LẤY NHÂN NÀY ĐẮP QUA QUẢ KIA cùng nói lên ý nghĩa trên!
    Có đứa cháu hỏi:
    "Thưa bác, con thấy nhiều người tu chín chắn, công phu dày dặn sao hay gặp nhiều bệnh tật quá khổ. Ông chú con tu hiền tha thiết lắm mà sao bây giờ ông bị tai biến mạch máu, liệt nửa người! Sao lạ vậy Bác?"
    Bác đáp:
    Đừng lấy nhân này đắp qua quả kia lộn xộn, không đúng! Dụ như, ông nông dân A năm rồi làm ruộng nhiều, lúa dư cả ngàn giạ. Năm nay ông nghỉ làm, lo ăn nhậu trác táng. Thế mà cuối năm ông còn dư được vài trăm dạ. Không thể bảo rằng ông A nhờ ăn chơi phung phí nên có lúa dư.
    Còn ông B năm rồi không canh tác gì hết. Năm nay túng thiếu nên ráng lo mướn ruộng thêm, tận lực cày cấy. Thế mà cuối năm ông phải vay lúa để ăn, vì mùa thu hoạch chưa đến! Ta không thể bảo tại ông B quá lo làm ruộng nên mới nghèo khó như vậy.
    "Hãy xét câu nhân quả ba đời".
    Người xưa có bảo:
    "Muốn biết cái nhân đời trước nên xem sự thọ quả hiện tại".
    "Muốn biết cái quả đời sau nên xem tạo nhân hiện tại".
    Cổ tích Phật giáo có câu chuyện:
    Một thanh niên nọ đến xin với vua Ba Tư Nặc để anh ta lãnh làm thịt dê cho trong Hoàng Cung dùng. Ở Ấn độ, nghề làm hàng thịt còn hạ tiện hơn giai cấp Nô lệ nữa. Vua hỏi:
    Nhà ngươi không có nghề gì khác để sinh sống sao, lại xin làm nghề ấy?
    Anh ta đáp:
    Tâu Bệ hạ! Tôi nhớ lại tiền kiếp tôi, làm hàng dê nên sanh lên cõi Trời được hưởng phước rất lâu. Mãn phước đầu thai xuống thế, tôi cũng làm hàng dê, và sau khi thác lại sanh lên cõi trời cao hơn và hưởng phước gấp đôi. Cứ như thế đã 6 lần lên xuống cõi trời và phước báo cũng tăng thêm mãi. Thế nên kiếp này tôi quyết theo nghiệp cũ để được sanh Thiên.
    Vua nghe trái lý! Mà chả lẽ tên dân hèn mọn lại dám dối vua? Vua đem chuyện trên hỏi Phật.
    Phật bảo:
    Tên hàng dê ấy không dối đâu, nó nhớ tiền kiếp thật. Duy có điều nó không rõ nhân duyên nào được sanh thiên: Nguyên kiếp trước tiên nhờ có lòng thành kính cúng dường lễ bái một vị La Hán nên được phước báo 6 lần trở lại cõi Trời (lục phản sanh Thiên) vô cùng vui sướng. Đến kiếp thứ 7 này nó phải đọa địa ngục để đền trả sát nghiệp của nó.
    Nhận định sai lầm về Nhân Quả rất nguy hại!
    (Thật ra câu chuyện này chỉ có tính cách tượng trưng chứ không có tính lịch sử. Người có từng gieo duyên với bậc Thánh thì qua nhiều kiếp vẫn được sự nhiếp hóa âm thầm nào đó CQ)
    145. MẮC NIỆM PHẬT
    Phật có bốn đại đức: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Lúc nào cũng ban vui cứu khổ cho đời. Phật tử niệm Phật để nương theo lòng từ bi của Phật mà tu hành. Nay vì mắc bận niệm Phật không thể hiện lòng từ bi, không dấn thân vào việc nghĩa nhân thì đó là một nghịch lý, khiến người khác phải thắc mắc! Như câu chuyện MẮC NIỆM PHẬT dưới đây:
    Có cháu gái thích gần gũi quí vị cư sĩ lắm! Bởi mấy dì nó cũng là cư sĩ. Một hôm, mấy cô định vô thất niệm Phật. Trong nhóm có một cô ngã bệnh. Mấy cô kia bảo nó:
    Cô A bị bệnh, cháu rảnh nuôi giùm, còn mấy cô đây "mắc niệm Phật!"
    Nghe câu nói không ổn, nó đem chuyện kể với Bác:
    Con rất sẵn sàng giúp đỡ mấy dì, mà sao con nghe câu "mắc niệm Phật" hơi là lạ! Con thắc mắc mãi?
    Sự thật, nó không rõ tại sao lòng nó cứ thắc mắc câu ấy. Nhưng trong thâm tâm chắc nó nghĩ là người biết niệm Phật lẽ ra phải gánh vác việc nghĩa ân đó. Chứ không phải mắc niệm Phật nên không nuôi bạn mình đang lâm bệnh. Nó lấy làm lạ là thế. Có điều nó không lý giải được!

  8. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    146. SAO KHÔNG NHỚ Ở NHÀ TRÊN
    ... "Buồn vui thường đắp đổi,
    Trải bao lần đầy vơi.
    Biết phải cười hay khóc,
    Tan hiệp giữa dòng đời." (Như Sanh)
    Trời còn có đêm, sáng tối, nắng mưa, nóng lạnh đổi thay.
    Biển trần luôn biến động. Những đợt sóng thăng trầm vui khổ nhục vinh dồn dập đến rồi đi, để lại trong lòng người những dấu ấn khó quên.
    Nhưng chúng ta, có kẻ nhớ lại những việc không may thì mừng cho mình đã thoát qua cơn bỉ cực. Nhớ đến việc may mắn tốt lành thì vui vì định mệnh vẫn còn ưu đãi phần nào cho thân phận và gắng vun bồi thêm nồng độ nghĩa tình. Kẻ ấy thường đến với hoa hồng!
    Có kẻ nhớ lại việc không may để buồn than số phận hẩm hiu; nhớ đến cái may để nuối tiếc âu sầu. Vì ngày vui qua mất như tên bay không trở lại. Kẻ ấy thường đến với bụi gai!
    Có câu tư tưởng:"Người ta thường chỉ cười được vài giờ, mà có thể khóc suốt mấy ngày liền. Vì ta phải nhờ kẻ khác chọc mình cười, còn chính mình chọc cho mình khóc!"
    Câu chuyện "SAO KHÔNG NHỚ Ở NHÀ TRÊN" cho ta biết, mình là đạo diễn vở tuồng đời của mình và có đủ thẩm quyền thay trắng đổi đen!
    Câu chuyện như sau:
    Một cô nọ có chồng và đã ra riêng. Mỗi lần nhà cha mẹ chồng có đám giỗ, cô đều mua đồ đạc đem về sớm ít hôm để tiếp lo cúng giỗ. Năm đó vì bận việc nên đến ngày chánh giỗ cô mới về tới.
    Vừa bước vào nhà trước, cô bác xúm lại mừng rỡ hỏi han tỏ ý lo cho gia đình cô, chẳng biết có vấn đề gì không mà chưa thấy về v.v... Trước sự niềm nở ân cần của cô bác làm cho cô rất cảm động.
    Đến khi vô tới nhà sau, nghe dưới bếp xầm xì:
    "Có mợ thì chợ cũng đông,
    Không mợ chợ có bỏ không bao giờ!"
    Nào là: "May quá! tưởng năm nay chả có gì để cúng cho ra vẻ v.v...
    Nghe những lời châm chích của chị em chồng và bạn dâu, cô buồn vô hạn. Chuyện qua rồi mà mỗi lần nhớ lại lòng vẫn xót xa!
    Người chị bạn của cô ấy gặp Bác nói:
    "Con trông gặp Bác nhờ Bác khuyên giúp cho cô ấy bớt buồn mà chưa có dịp."
    Bác nói nhắn:
    Sao không nhớ chuyện cô bác ở nhà trên niềm nở cho nó vui, để nhớ những câu châm chích ở nhà sau làm chi cho thêm sầu hận!

    147. CHỈ NỘI BỐN CUỐN
    Anh thợ chẻ đá đục một hàng lỗ nhỏ trên một phiến đá. Anh bắt đầu kê lưỡi đục vào mỗi lỗ, dùng búa đóng nhẹ một cái. Anh cứ đóng qua lại như thế hồi lâu rồi anh để lưỡi đục vào lỗ ngay giữa phiến đá, đóng mạnh một cái. Phiến đá tách làm đôi.
    Người hàng xóm đứng xem, ngạc nhiên nói:
    Sao anh không để ngay giữa đục một cái cho tách ra mau, cần chi đục tới lui cho nhọc?
    Anh thợ đá cười bảo:
    Nãy giờ không có búa nào vô ích cả! Nếu không có những lần đục trước thì chẳng bao giờ búa cuối cùng này tách đá ra được.
    Các sự việc trên đời không đơn thuần, cái gì cũng có nhiều yếu tố hợp thành. Việc tu hành cũng thế. Tất cả các cố gắng trên đường lành đều đóng góp vào phút giây giác ngộ của hành giả. Tánh cố chấp vào một việc nhỏ, sẽ làm mất đi hàng trăm việc khác. Chuyện "Chỉ nội bốn cuốn" rất ngắn, cho thấy rõ thành kiến cố chấp rất nặng nề, rắn chắc như cái mai rùa. Nó có bảo vệ phần nào sự va chạm cho rùa nhưng suốt đời rùa phải mang nặng cái mai và chịu cảnh "Chậm như rùa!".
    Câu chuyện được kể:
    Một ông lão đến chùa Từ Quang thấy mấy cháu đang xem sách nói về Đạo Phật. Ông cầm một quyển lên xem. Bác Hai thấy vậy nói:
    Sách này người ta ấn tống. Ông muốn xem lấy một quyển để xem!
    Ông ta đáp lại một cách khẳng định:
    Tôi chỉ coi nội 4 cuốn Sám Giảng của Đức Thầy là đủ rồi, còn ai hơn Thầy nữa mà mình phải tìm xem!
    Bác nói:
    Đâu đợi tới 4 cuốn. Trong Sám Giảng của Đức Thầy mình trích một đoạn hay vài câu nào đó, rồi ráng hành đúng theo cũng quá đủ rồi!
    Ông ấy mừng rỡ tưởng là gặp đồng minh. Kỳ thật Bác Hai phản bác ý kiến quá bảo thủ của ông ta đấy!
    Đức Thầy nếu chưa vắng mặt, hẳn Ngài còn trước tác thêm nhiều. Và xưa Đức Phật cả 49 năm trường thuyết pháp, trong khi hành giả chỉ cần hành theo bài kệ 4 câu (tứ cú kệ) cũng đủ!
    "Thượng căn chỉ độ một dòng,
    Hạ căn độ phải mấy chồng kệ kinh" (TS)
    Chúng mình chắc thuộc loại đại hạ hạ!!!

    148. TÌNH YÊU
    Tình yêu từ ngàn xưa đến nay đã làm con người rơi rớt biết bao nhiêu lệ thảm. Lắm kẻ vì tình phải mang vết thương lòng rỉ máu đến suốt đời. Do đó các nhà đạo đức dựng lên những rào chặn để bảo bệ con tim khỏi bị tổn thương. Nhưng đồng thời nó cũng hạn chế sự nảy nở của con tim.
    Đức "Từ Bi" chính là tình yêu phát triển đến vô biên. Người Phật tử lấy từ bi và trí tuệ làm đôi cánh tung bay đến vùng trời giải thoát. Chớ vặt hết lông cánh để phải bò lê trên đất.
    Tình yêu có dứt được không?
    Mời quý vị nghe câu chuyện "Làm sao dứt được tình yêu?"
    Có một cháu nói với Bác:
    "Con thấy đời sống của mấy bác thong dong tự tại, khỏi bị gia đình đùm đeo con thích quá! Nhưng chắc con theo không nổi. Tu được ngày nào hay ngày nấy! Làm sao dứt được tình yêu hả bác?
    Bác đáp:
    Tu, không có nghĩa là sống độc thân. Với lại tình yêu là sẽ sống. Sống không có tình yêu như cây khô hết nhựa. Tình yêu không phải là xấu đâu. Có điều nếu nó chỉ quẩn quanh trong khung sườn vị ngã, ích kỷ nhỏ nhen thì phải bị đảo điên phiền não.
    "Tình trường đầy dẫy thi hài". (SG)
    Ngược lại nếu nó vươn lên vùng trời cao rộng bao la người ta sẽ trở nên vĩ đại với nó".
    "Tình yêu chan chứa trên hoàn vũ". (SG)
    Nó không nhằm vào một đối tượng riêng lẻ nào:
    "Yêu khắp muôn loài, khắp chúng sinh" (SG).
    "Đời được chia làm hai nửa. Một nửa là băng giá; nửa kia là ngọn lửa hồng, mà chính tình yêu là ngọn lửa ấy" (KhaliL).
    Không thể diệt tình yêu được, phải nới rộng cho nó thành đức Bác Ái Từ Bi.
    Thế nên muốn khỏi yêu một người đẹp, ta phải yêu cả muôn loài vạn vật. Do đó chúng ta:
    "Không thể yêu riêng khách má hồng" (SG).
    Đến đây chúng ta sẽ thương được những kẻ khó thương, làm được việc khó làm và bỏ được điều khó bỏ.
    Bác hai vừa giải bày một sự việc quá với tầm vóc của mình, các em cháu thông cảm cho nhé!
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    149. LẶNG TÂM
    Có nhà học giả chuyên nghiên cứu các sách vở dạy về nghề hàng hải, vượt biển. Trong làng ông có nhóm người đi buôn bằng đường biển. Viên thuyền trưởng thường đến tham vấn học hỏi với ông về cách thức vượt trùng dương. Cả làng ai cũng phục tài hiểu biết của ông.
    Một hôm kia, hàng hóa xuống thuyền xong, sắp ra khơi, viên thuyền trưởng rủi bị bạo bệnh, không đi được! Nhóm hải thuyền đến cầu thỉnh ông giúp đi thay một chuyến. Trước sự khẩn cầu và lòng tôn trọng của mọi người, ông buộc lòng đi thế. Chuyến ấy không may gặp giông bão lớn. Vì thiếu kinh nghiệm thực tế, ông không thể điều khiển. Thuyền đắm, mọi người bị thiệt mạng!
    Người xưa từng nhắc nhở ta nên nhớ câu: "Chánh kỷ hóa nhơn giả thuận". Mình làm đúng dạy người là thuận. Ngược lại, "Thích kỷ hóa nhơn giả nghịch". Không làm được mà dạy người là nghịch lý vậy! Điều này rất tai hại như vị thuyền trưởng nói trên.
    "Làm sao cho biển tâm lặng sóng?"
    Đây là câu tham vấn về đạo lý tu hành. Biển pháp mênh mông, rừng thiền chớn chở. Nếu ta chưa rành, chưa bình lặng được sóng tâm, chớ giải liều! Dù không bị thiệt thân như vị Thuyền trưởng "bất đắc dĩ" nói trên, ta cũng rất bẽ bàng vì sự mâu thuẫn giữa việc làm và lời nói của chính mình.
    Và đây, câu chuyện "LẶNG TÂM":
    Một cháu hỏi:
    Sám Giảng có câu:
    "Tu với tỉnh biết làm chẳng khó
    Nếu lặng tâm tỏ ngộ Đạo Mầu."
    Làm sao cho được lặng tâm hở Bác?
    Trong Giảng Kinh Tổ Thầy có chỉ dạy, cháu xem kỹ, suy gẫm tận tường rồi tu theo!
    Cháu muốn nhờ Bác có nhiều kinh nghiệm trong việc hành đạo, chỉ giùm cháu tu theo cho mau hơn!
    Giải thì được rồi. Nhưng giải xong, cháu hỏi "Bác Hai được lặng tâm chưa?" thì kẹt cho Bác lắm!
    Dạ! Cháu không hỏi như vậy đâu; Bác cứ giải bày cho cháu đi!
    Dù cháu không hỏi Bác có lặng tâm tỏ ngộ chưa đi nữa; Bác cũng phải tự thẹn mình chưa ra gì mà còn dạy đời chứ!
    "Phận mình nếu liệu chưa xong,
    Cũng nên ngượng miệng chớ hòng dạy ai."
    (TS)

    150. MÒ ĐỒNG HỒ
    Trong kinh Phật thường khuyên ta coi chừng chớ "nhận giặc làm con".
    Đã bao đời, do thói quen từ ý nghĩ đến việc làm của ta đều quây quần trong khung cửa lòng vị ngã gây nên biết bao phiền muộn khổ đau. Do quán tính nên vọng tâm thường trở đi trở lại quấy nhiễu, khiến ta thành nửa Phật nửa ma.
    Các nhà làm xiếc, tập luyện thú dữ rất thuần thục. Khi ra biểu diễn họ để ý đề phòng tối đa, thế mà lắm khi vẫn còn bị nạn!
    "Ngựa phi ắt có hồi quay cổ,
    Thú dữ nên phòng lúc cắn người."
    Vọng tâm đến, đi với tốc độ nhanh hơn ánh sáng, lại thừa lúc ta lơ đễnh, hay gặp cảnh ngặt ngèo nhảy vào xúi xử làm những việc "quanh co".
    Chuyện "MÒ ĐỒNG HỒ" là chuyện thật, rất ngộ nghĩnh. Cũng là một lời sám hối chân thật của một vị cư sĩ hàm ý cảnh giác cao!
    Câu chuyện được kể như sau:
    Có một ông ở Mỹ Tho, nhà khá giả mà rất hâm mộ tu hành. Sau một thời gian suy nghĩ, ông hạ quyết tâm, giao hết sự nghiệp cho vợ con đảm trách. Ông đem theo ít tiền lên núi Sam Châu Đốc cất cốc ở tu. Ở đây, lâu lâu ông kiếm thuốc nam đem xuống chợ đổi gạo, muối, tương chao... độ nhựt. Đời sống ông thật an nhàn.
    Thời gian lặng lẽ trôi qua, âm thầm mang lại một sự... thử thách. Chòi là của ông bắt đầu hư dột. Lúc trời đổ mưa không còn chỗ nào khô ráo để ngồi niệm Phật cho yên! Ông ngắm nghía ước tính phải có độ 200$ lợp sửa chòi lại thì êm biết mấy! Nghề bán thuốc nam làm gì có dư được đến 200 bạc!
    Một sáng nọ ông thả bộ xuống bến đá dưới chân núi với hy vọng coi có ai thuê làm công gì thì làm kiếm tiền. Tới nơi thấy mấy anh phu gánh đá ngồi chòm nhom bên bờ sông. Ông hỏi:
    Sao anh em không gánh đá mà ngồi đây, mình mẩy ướt mem vậy?
    Mò đồng hồ ông ơi! Chủ ghe đá làm rớt cái đồng hồ vàng, ai mò được ông chủ trả công 200$. Chúng tôi mò từ sáng đến giờ vẫn chưa được!
    Nghe nói mướn 200$ đúng vào nhu cầu cần thiết của mình, ông nghĩ chắc trên trước hộ độ! Bèn hỏi:
    Anh em mò nữa thôi? Thôi, thì để tôi mò thử coi nhé!
    Ừa! Tụi tui lạnh quá rồi, lại mất hết buổi làm nữa! Ông có mò thì mò đi!
    Ông ta bảo chủ ghe chỉ rõ chỗ rớt đồng hồ. Rồi cặm sào ngay đó làm dấu để lặn. Rất hên! Ông mới lặn vài hơi đã bắt gặp đồng hồ. Liền khi ấy còn đang ở dưới đáy sông ông chợt nghĩ "Cái đồng hồ vàng cho có 200$, rẽ quá! Mình phải kèo thêm mới được". Thế rồi ông dấu đồng hồ dưới gốc sào rồi trồi lên phân bua ngã giá:
    Ông chủ ơi! Người ta lặn hồi sớm giờ không được. Tôi nghèo quá nên ráng lặn, nếu mò được ông cho thêm đi!
    Ừ! Nếu mò được tôi cho ông 400$ đó!
    Mừng quá nhưng không lẽ lấy lên liền, ông làm bộ lặn xuống, trồi lên mấy lần "câu giờ hồi lâu" mới đem đồng hồ lên giao cho chủ.
    Lấy tiền xong, tản bộ về chòi, lòng thấy hổ thẹn. Ông tự trách: "Mình đã bỏ sự nghiệp đi tu, bây giờ chỉ hơi thắt ngặt một chút, gặp cơ thuận tiện lại khởi tâm quấy. Nếu muốn 400$ thì đòi trước đi. Để khi mò được rồi còn làm bộ cắt giá thêm!
    "Bao năm qua tu cái gì đâu!"
    Ông đạo mò đồng hồ tự hối và thố lộ với anh em đồng tu như là một cách sám hối vậy. Chứ điều ông ta nghĩ thầm trong bụng, lại đang lặn dưới nước, có Trời mà biết!
    Chuyện trên cho ta thấy việc chánh tà chỉ cách nhau có một đường tơ!
    Đức Phật từng khuyến cáo:
    "Các ngươi chớ tin tâm mình khi chưa chứng quả A La Hán!"

    151. NGƯỜI XƯA CÒN SÓT
    Chơn sanh bá hạnh hiếu vi tiên. Con người có trăm hạnh lành, hiếu là trước hết. Đạo của người Quân tử đặt vấn đề hiếu trung làm trước. Và dù muốn tu thoát tục cũng không thể xem nhẹ ơn nhà nợ nước.

    "Hiếu trung lòng chớ vội quên,
    Sống lo trọn Đạo, thác lên Tiên Đài."(SG).
    Nuôi cha dưỡng mẹ là bổn phận thiêng liêng, gần gũi và cần thiết nhất của mỗi người. Với người Phật tử, ngoài việc nuôi dưỡng cha mẹ, còn phải lo cứu độ vong linh ông bà cha mẹ nữa!
    Thế nhưng ta phải đặt việc làm cho đúng với thời điểm cần thiết của nó, để ngày kia khỏi ân hận, vì để dịp trôi qua. Hiếu thảo là đức tánh mà từ xưa Tổ Tiên ta rất ca ngợi. Là con thảo cháu hiền, ta hãy ráng noi gương trước, để khỏi thẹn với người xưa.
    "Người nay rồi vẹn thảo ngay,
    Thì là thấy tạn mặt mày người xưa".(SG).
    Câu chuyện "NGƯỜI XƯA CÒN SÓT" sau đây nói lên phần nào sự quan trọng của lòng hiếu thảo:
    Anh Sáu bạn Bác, đang dự khóa học ở chùa Tây an. Vừa được vài ba tuần lễ, kế hay tin cha đau nhiều, anh đến xin với Ban Hoằng Pháp cho anh nghỉ học về lo nuôi cha. Ông Giám Đốc khóa học khuyên:
    Anh yên tâm học tập đi! Để tôi nói với anh em trong khóa quyên góp ít tiền gởi về lo cho Bác!
    Anh Sáu đáp:
    Cha tôi đau, mẹ thì già, em còn nhỏ, tôi phải về tiếp. Về nhà chẳng những lo săn sóc cha mà còn phải đi làm thuê, kiếm tiền lo thuốc ********* cha nữa. Thưa ông, tình cảnh của tôi kẹt lắm! Giả như học khóa này mà thành Phật đi nữa, tôi cũng nguyện xin đình lại khóa sau. Chứ hiện giờ, không thể không về tiếp cha mẹ được!
    Ông Giám Đốc có vẻ buồn mến tiếc và cũng rất khen ngợi lòng hiếu thảo của anh.
    Ông nói:
    "Người xưa còn sót lại anh đó!"

  10. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    152. XÉT LẠI
    Đức Thầy có bảo:"Lời tac dạy hãy nên suy nghiệm..." và "?Chớ đừng lấy đức tin thọ lãnh những lời nói đó trong khi mình chưa hỏi tường tận."
    Đức Phật cũng bảo: "Không hiểu Ta mà tin Ta, cầm bằng phỉ báng...", "... Các người không nên tin điều gì vì lý do điều ấy có ghi trong Thánh kinh, vì người xưa nói lại, vì nhiều người đã tin nhận v.v... mà hãy suy xét xem việc ấy có hợp với lẽ phải và có lợi ích cho chúng sanh hay không hãy tin..."
    "Xét lại", không là một tội phạm thượng. Trái lại, thái độ ấy đúng với tinh thần tự do bình đẳng của nhà Phật. "Suy xét cho minh lý" đức tin mới mạnh mẽ. Chuyện "XÉT LẠI" dưới đây nhằm gợi lên ý chí bất khuất của người Phật tử không nhắm mắt tin càn. Tin bướng nghe càn dù may gặp chánh đạo, minh sư thì cũng chỉ là:
    "Thầy Tiên môn đệ tục,
    Đạo chánh tín đồ tà." Mà thôi!
    Và đây câu chuyện XÉT LẠI:
    Có chú em đến động viên Bác đứng ra tranh đấu củng cố, hưng phục lại cơ sở đạo giáo đang lúc khuynh nguy! Bác nói:
    Cái đó xin nhường lại cho những bực tài cao đức cả, chớ tôi chưa lo liệu được gì cho chính bản thân mình, nói chi đến gánh gồng việc lớn. Hơn 70 tuổi rồi mà cơm không đủ ăn; không có được mái lá che đầu cơn mưa nắng. Suốt đời chỉ biết ăn nhờ ở đậu, không biết thẹn sao còn mong dẫn dắt thiên hạ!
    Chú ta nói:
    Kinh Phật có nói: "Người chưa tự độ mà nguyện độ cả chúng sanh trước, là hạnh Bồ Tát" chú thấy sao?
    Bác trả lời:
    Cái đó tôi không rõ. Có điều tôi thấy rất rõ là nếu mình chưa giác ngộ thì không thể giác ngộ cho kẻ khác được.
    Chú em ấy gằn giọng:
    Nếu như vậy thì đoạn Kinh Phật đó phải xét lại sao?
    Chú lập tới lập lui câu ấy mấy lần. Bác cứng rắn trả lời:
    Chẳng những đoạn Kinh đó thôi, mà toàn thể Kinh Phật, luôn cả sách vở trên mặt đất này đều phải xét lại hết! Không những chúng ta xét lại thôi mà đến đời con chúng ta, nó cũng phải xét lại; và đến đời cháu chúng ta cũng còn phải xét lại nữa!
    Thật vậy!Trong Phật Giáo không hề có câu:
    "Hãy nhắm mắt tin theo!"
    153. ĐẠO PHẬT NGÀY MAI
    Trước đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học, bộ mặt xã hội hoàn toàn đổi mới, mọi giá trị ước định cũ và nhất là sự tín ngưỡng Thần quyền của các Tôn giáo lung lay mạnh, sợ rồi có ngày sẽ sụp đổ tan tành.
    Đạo Phật ngày mai như thế nào có thể đứng vững và hướng dẫn tâm linh con người tiến đến chân thiện mỹ? Làm sao khỏi mang tiếng "Bị giáo điều mê hoặc"?
    Ước định sớm quá khó trúng và khó tin. Việc đã đến rồi nói cũng bằng thừa. Làm sao nói rõ được "Đạo Phật ngày mai". Để rộng đường suy luận xin quí vị theo dõi câu chuyện sau:
    Bữa nọ người bạn Bác nói với mấy cháu:
    Để lúc nào hợp thời cơ Bác nói "Đạo Phật ngày mai" cho các cháu nghe!
    Mấy đứa nó nói:
    Rủi đến lúc ấy Bác chết rồi tụi con làm sao nghe được?
    Nếu Bác mất thì hỏi Bác Hai Như Sanh, ổng biết.
    Mấy cháu ấy có dịp xúm lại hỏi Bác Hai.
    Bác bảo:
    "Chưa đến thời cơ làm sao nói được. Phải thuận cảnh thì bạn Bác đã nói rồi!".
    Thôi, Bác nói đại cương đi! Mấy cháu cố nài nỉ.
    Ừ đại cương thì được! Bác đọc nguyên đoạn văn trong giảng của Đức Thầy:
    "... Cái hành đạo đúng theo ý tưởng xác thực của nó là làm thế nào phát hiện được những đức tánh cao cả và thực hành trên thực tế bằng mọi biện pháp để đem lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh...". Đọc xong Bác nhìn mấy cháu và nói: "Câu ấy rất thực tế và hợp thời đại!"
    Và Ngài có bảo: "Xa Thầy cái gì phải là trước".
    Ngài còn có những ước mơ lớn:
    "Ước mơ thế giới lân Hòa Hảo
    Nhà Phật con Tiên hé miệng cười"
    Hòa Hảo đây không chỉ riêng đạo PGHH ở miền Tây Nam Bộ mà là nói cảnh giới toàn hảo, toàn hòa, chí chơn, chí mỹ mà những người có tâm hồn hướng thiện coi như là một "Ước mơ chung!"

    154. NGÀY MAI BIẾT CÒN KHÔNG ?
    Đò âm dương đưa rước không chừng. Khi tàu mình đến thì phải ra đi chẳng lần lựa chần chờ gì được cả! Câu "NGÀY MAI BIẾT CÒN KHÔNG" nhắc nhở ta việc gì phải, hãy làm ngay bởi vô thường khó hẹn!
    Có lần Bác Hai bệnh nhưng còn đi tới lui được. Nghe tin người bạn bệnh nặng, Bác tới nhà thăm. Ông bạn mừng rỡ cảm động nói:
    Tôi bệnh, anh cũng bệnh mà còn ráng tới thăm tôi chi cho cực nhọc vậy. Chừng nào mình mạnh rồi thăm nhau cũng được mà!
    Bác nói:
    Ngày mai biết còn không!
    Sợ bạn hiểu lầm, Bác tiếp lời:
    Tôi nói đây không phải nói anh mà nói cả tôi nữa đấy. Đến thăm anh chớ biết đâu tôi lại chết trước anh "Ngày mai biết còn không!". Bây giờ còn thăm nhau được cứ thăm anh đừng ngại gì cả!

    155. CÚNG SAO CŨNG TRÚNG
    Sám Giảng có câu:
    "Tới với Ta chớ đem đồ cúng,
    Chỉ đem theo hai chữ thành lòng".
    "Lễ Phật giả, kính Phật tri ân" Lễ Phật là tỏ lòng tôn kính ân đức của Phật.
    Lòng thành kính mới quí, hình thức lễ bái không thành vấn đề. Đánh mất phần quan trọng thì hình thức trở thành vô nghĩa.
    "Làm tuần trà rượu xình xoàng,
    Rồi thì chửi lộn mà an nỗi gì" (SG).
    Đó là ý nghĩa của chuyện CÚNG SAO CŨNG TRÚNG sau đây:
    Mấy năm gần đây khắp miền Tây. Tín đồ PGHH hay cầu nguyện cho người đau ốm hoặc cầu siêu cho người quá vãng, vào những ngày tuần thất hay lễ giỗ.
    Trong việc cầu nguyện tập thể, tùy địa phương, anh em trong đạo sắp đặt nghi thức, cách nầy cách khác không giống nhau.
    Do đó, đôi khi có sự bất đồng ý kiến sanh ra cự cãi nhau sôi nổi. Một hôm có người trình bày sự việc và hỏi ý kiến Bác, xem ai đúng ai sai?
    Bác đáp:
    Cúng sao cũng trúng, chỉ có cãi lộn là trật!
    Nhân câu chuyện này, Bác nhớ lại 50 năm trước có ông hội trưởng xã ở Long Xuyên, bạch với Đức Thầy: "Thưa Thầy! Nhờ Thầy chí cách thức cúng lạy để con về chỉ cho anh em đồng đạo trong xã cúng lạy cho giống nhau, chứ một đạo mà ông lạy vầy ông lạy khác!
    Đức Thầy hỏi:"Mà anh em có cúng lạy không?"
    Thưa có! Nhưng mỗi người lạy một cách không thống nhất nhau!
    Đức Thầy nói:
    "Hễ có lạy là thống nhất, còn không cúng lạy mới không thống nhất".
    Đức Thầy nói thế chứ không bày vẽ cách thức lạy.
    Về điều này trong Sám Giảng, Ngài dạy đơn gọn là bàn tay lật ngửa vậy thôi.

Chia sẻ trang này