1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạc Liêu - Giấc mơ tình yêu

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi Aquariusit, 27/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Aquariusit

    Aquariusit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Bạc Liêu - Giấc mơ tình yêu

    Diện tích: 2 521 km2
    Dân số (2002): 768 300 người
    Tỉnh lỵ: Thị xã Bạc Liêu
    Các huyện: Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Giá Rai
    Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Chăm
    [​IMG]
    (Vị trí địa lý tỉnh Bạc Liêu)​
    Bạc Liêu là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nằm ở mảnh đất tận cùng của tổ quốc. Phía Bắc giáp Sóc Trăng và Cần Thơ, phía Đông giáp biển Đông, phía tây giáp Cà Mau và Kiên Giang. Là vùng đất trẻ được khai mở vào cuối thế kỷ 17 và được phù sa bồi đắp. Bạc Liêu có nhiều cánh đồng lúa bao la. Do hành trình của dòng hải lưu Bắc Nam, phù sa dồn lại tạo thành những giồng đất cát, nơi đây cây ăn trái mọc sum sê. Bạc Liêu nổi tiếng với những vườn nhãn dài hàng mấy chục km, mà hương vị của nó ít nơi nào sánh được.
    [​IMG]

    (Nhà phố ven sông - Một nét đặc trưng rất riêng của miền Tây Nam Bộ)​
    Thị xã Bạc Liêu được xây dựng bên rạch Bạc Liêu, cách biển 10 km, là trung tâm lúa gạo và đầu mối giao lưu trong vàngoài tỉnh. Từ Bạc Liêu đi thành phố Hồ Chí Minh 280km, đi Sóc Trăng 50km, đi Cà Mau 69 km.Đất đai Bạc Liêu màu mỡ, dân cư đông đúc, chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, hoa mầu, cây ăn trái, đánh bắt hải sản và nghề làm muối.Thời nhà Nguyễn, thế kỷ 18, Bạc Liêu thuộc phủ Bãi Xâu, tỉnh An Giang.Bạc Liêu được thành lập muộn hơn các tỉnh Nam kỳ khác. Tiểu khu Bạc Liêu được hình thành từ cuối năm 1882 do thống đốc Le Myre de Villers ký nghị định lấy một phần đất của 2 tiểu khu Sóc Trăng và Rạch Giá. Ngày 20/12/1989, Toàn quyền Poul Doumer đổi tiểu khu thành tỉnh Bạc Liêu. Bạc Liêu đã có một vị trí khá quan trọng trong chiến lược khai thác và xây dựng của người Pháp. Bạc Liêu vốn là xứ của một số đại điền chủ Nam kỳ lục tỉnh, mà đến nay vẫn còn khá nhiều dinh thự, biệt thự theo lối kiến trúc phương Tây đã tạo cho Bạc Liêu một dấu ấn riêng rất thú vị.

    [​IMG]

    Giao thông: Bạc Liêu cách thành phố Hồ Chí Minh 280km, Cà Mau 67km, Sóc Trăng 50km và Cần Thơ 113km. Giao thông đường bộ rất thuận lợi.

    Di tích - Danh thắng: Chùa Xiêm Cán; Chùa Quan Đế (chùa Ông); Chùa Mới Hoà Bình; Chùa Vĩnh Hoà; Chùa Minh; Quần thể kiến trúc nhà Tây; Tháp cổ Vĩnh Hưng; Sân chim Bạc Liêu.

    [​IMG]
    (Vườn cò Bạc Liêu)​
    Những ngôi chùa nổi tiếng : Chùa Xiêm Cán; Chùa Quan Đế (chùa Ông); Chùa Mới Hoà Bình; Chùa Vĩnh Hoà; Chùa Minh ....
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Nhật ký của Mai: Chương 22 - Bạc Liêu (Sưu Tầm)
    Thứ Bảy ?" Chủ Nhật - Thứ Hai 13-14-15/11/2004
    Long Điền Tây
    Tôi đến Long Điền Tây từ sáng, khi vừa kịp nhận ra khu chợ Bạc Liêu, những ngôi nhà cổ bên bờ sông Bạc Liêu. Đường về Long Điền Tây, huyện Đông Hải chạy qua Giá Rai, huyện nổi tiếng thuở xa xưa với những cánh đồng màu mỡ, trù phú, những nông dân, tá điền bị bóc lột đến cùng cực và những địa chủ, cai lậy giàu có.
    Trước kia, Đông Hải thuộc Giá Rai cũ, nhưng do địa bàn rộng và dân cư quá đông nên đã tách làm hai huyện. Long Điền Tây cũng là một xã khá rộng và đông đúc,với 12 ấp cả thảy, trong đó đông nhất, khá giả nhất là ấp Diêm Điền.
    Trụ sở xã nằm bên kia con sông Kinh Tư, phía bên kia là chợ Kinh Tư, nơi thuyền ghe vào ra tấp nập. Đó là trung tâm của Diêm Điền và là trung tâm của cả xã, nơi giao thương với các nơi, từ Cần Thơ, Vĩnh Long ghé lại, đến Trà Vinh, Sóc Trăng cũng sang, đông đúc và nhộn nhịp không kém gì chợ một số huyện lỵ.
    Dọc hai bên lộ, nhà mọc nhà san sát, hầu như ai cũng tận dụng lợi thế đó để kinh doanh, không hàng hóa thì dịch vụ gì đó. Vì thế, Diêm Điền trông càng có vẻ sầm uất hơn và là một địa chỉ mà dân các ấp lân cận đều nhắc tới như ?ođã đi Kinh Tư chưa??, ?ovừa đi Kinh Tư về? đầy phấn khởi và thích thú.
    Long Điền Tây vừa là xã ven biển, có cửa Gành Hào đổ ra biển Đông, nổi tiếng với nghề làm muối truyền thống. Muối Bạc Liêu là một sản phẩm thương mại có giá trị nhưng giàu được từ muối thì cũng ít nhà.
    [​IMG]
    ( Ngôi chợ nhỏ ven sông)
    Hiện nay, Long Điền Tây còn được biết đến về nuôi sú, cá kèo. Nhìn từ trên lộ, hai bên đường là những ruộng muối đang trong giai đoạn nghỉ ngơi, đất và nước đan xen thật khó mà phân biệt, tít xa là màu xanh của đước chạy thành hàng.
    Tôi xin ở lại Long Điền Tây tại nhà dì Ba Lúa, ấp Danh Điền. Nhà dì Ba Lúa có gần 30 năm làm nghề muối. Tôi có vô số điều chưa biết về nghề muối. Tôi chỉ hình dung được cảnh cào muối trong những bức tranh hay hình ảnh trên vô tuyến nhưng tôi lại tới không phải trong mùa muối.
    [​IMG]
    (Ruộng muối và con kênh ngăn đôi 2 bên bờ )​
    Dì Ba Lúa là văn thư của xã Long Điền Tây. Dì làm việc ở xã từ 7 giờ sáng đến chiều thì lại làm bưu tá cho Bưu điện xã. Cẩn thận và cần mẫn, chạy đi chạy lại không biết mệt ở cái tuổi cần nghỉ ngơi, thư nhà ai chuyển về nhà nấy nhanh chóng và an toàn.Tôi trở thành một thành viên trong gia đình dì Ba, được các dì, các anh các chị trong nhà quan tâm, lo lắng, được bọn trẻ yêu quý.
    [​IMG]
    ( Diêm dân bên một đống muối được che đậy cẩn thận tránh mưa )
    Mọi người vẫn đùa bảo tôi đến đây vào mùa này là may nhưng buồn chết mất vì không có việc gì để làm cả. Và điều đó là đúng thật, không có việc gì để làm cả.
    Để làm muối, nước trong các ruộng phải được tháo hết, phơi đất cho khô trắng, cày lên rồi làm nền, dẫn nước mới vào ruộng, chờ đến lúc muối kết tinh và cào muối (thu hoạch). Tất nhiên, lúc đó phải là mùa nắng, nắng to thật là to và đó là lý do mà giờ chưa nhà ai làm muối.
    Con đường vào nhà dì Ba Lúa chạy theo các ruộng muối, bờ to, bờ nhỏ và lắm rạch, lắm cầu nhưng cái cầu khỉ bước sang nhà dì là tôi sợ nhất. Tôi đã bỏ dở giữa chừng lúc vào và chấp nhận lội qua kênh, lúc đó nước cạn lắm, chỉ ngập qua đầu gối thôi, còn hơn là bị ngã.

    (Dì Ba trên bờ đê ruộng muối của gia đình )​
    Thế rồi, tôi cũng phải học đi cầu khỉ, run rẩy từng lần nhấc chân lên, chạm chân xuống. Tôi hãi hùng khi nhìn xuống làn nước đang xuôi dòng rất gần và gần như tôi đang bay trong không trung. Tôi lại đứng, đứng mà run lập cập giữa dòng, trở lại không được mà phải tiến tiếp thôi. Rồi tôi chạm chân được lên bờ bên kia, cảm giác sung sướng bị thay thế ngay bởi sự sợ hãi lúc quay trở lại. Ôi, tôi không còn nghe thấy ai nói gì nữa, tôi chỉ nghĩ đến duy nhất một điều, làm thế nào để lại qua cầu.
    Tôi còn phải học đi trên bờ những ruộng muối,nhỏ vừa cho một bàn chân, khi sâm sẩm tối, khi tờ mờ sáng làm sao cho không bị sình. Nhưng tôi học chậm và rất tệ, bởi thế nên tôi cũng dính sình kha khá.
    Ở Long Điền Tây, nước lên xuống có quy luật rất rõ ràng,nước bắt đầu lên từ chiều cho tới đêm, sáng rút dần,đến trưa là cạn nhất. Do đó, buổi sáng sớm bắt cá và các thủy sản khác như rươi, tôm là tốt nhất, tầm trưa thì bắt cua đồng. Cuộc sống chỉ cần ra xung quanh nhà thả lưới là có đồ ăn nhưng vẫn cứ nghèo.
    Tiền bắt cá bán khoảng 2, 3 bữa sáng, chỉ đủ cho một lần đóng học của bọn trẻ. Đó là chưa tính đến mua quần áo, sách vở cho chúng. Phía ngoài lộ và phía bên trong là một khoảng cách khá dài.
    [​IMG]
    (Tiểu thương bán cá kèo ngòai chợ- Cá kèo là một đặc sản của miền đất Bạc Liêu )
    Không phải mùa muối nên quanh ra quanh vào cũng chỉ lo bữa sáng, bữa trưa, bữa tối thế là hết việc của một người mẹ, một người vợ. Nếu nhà có xe gắn máy thì nam giới có thể chạy xe kiếm thêm. Phía ngoài lộ, chỉ cần đi bộ chưa đầy trăm mét, thế nào cũng có người hỏi bạn có muốn đi xe không. Vì thế, nếu ngại đi bộ thì chịu khó đứng ngồi một lúc.
    Ở ngoài lộ, phụ nữ còn thường nướng chuối, bán thêm một vài thứ quả lặt vặt cho học sinh quanh trường học, rồi thanh niên qua đường ghé ăn chơi.
    Sui gia nhà dì Ba Lúa từ huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ sang đây chơi. Dì sui ở lại cũng lâu nên làm bánh cam, bánh còng bán buổi sáng trước cổng trường học, vừa đỡ buồn, vừa có thêm thu nhập phụ các con, các cháu.
    Để làm được một mẻ bánh khoảng 150 chiếc, dì sui phải xay bột nước từ chiều hôm trước, đợi cho róc và ráo hết nước mất gần nửa ngày. Bên cạnh đó còn phải chuẩn bị nguyên liệu như đậu xanh, dừa, chuối, mỡ, đường. Cái gì cũng phải chọn lựa thật kỹ, nếu một thứ không ngon hay bị thiếu là bánh kém chất lượng ngay.
    Công đoạn làm bánh chính thức được bắt đầu từ nửa đêm. Khi cả nhà vừa mới say ngủ thì dì đã dậy, nào nhóm bếp, nhào bột.Tôi đã cố gắng thật tỉnh mà khi dậy thì dì đã xong phần nhào bột. Tôi ngồi cùng dì trong ánh sáng bập bùng từ bếp và sự le lói của chiếc đèn nhỏ, cố gắng ghi nhớ từng bước một và học làm bánh.
    Tôi mới thức làm bánh có một tẹo mà đã được bồi dưỡng ngay khi mẻ bánh đầu tiên ra lò, ngon ơi là ngon, dẻo ơi là dẻo và dòn ơi là dòn. Không biết bao giờ, tôi có thể tự làm được những chiếc bánh cam, bánh còng như thế để mời lại mọi người nhỉ.
    Công việc cứ tuần tự như thế cho tới sáng thì những chiếc bánh cũng được xếp tuần tự trên mâm. Lát nữa, dì sui sẽ đội bánh đi bán, mỗi chiếc 500 đồng, 150 được khoảng 75 ngàn đồng, bỏ công làm lãi.
    Đêm nào mà làm bánh, y rằng cả hai dì Ba cùng thức, vừa làm vừa trò chuyện, khi bánh ra lò hết thì trời đã hừng sáng. Một ngày mới lại bắt đầu, dì Ba Lúa lại chuẩn bị ra xã.
    Tôi theo thanh niên tình nguyện trong ấp Diêm Điền đi gom tiền rác thải của các hộ gia đình chạy dọc theo trục lộ. Đó là một quãng đường khá dài nhưng vẫn không bằng sự thuyết phục, sự giải thích cho mọi người xung quanh về vệ sinh môi trường, về công việc thu gom rác thải.
    Đó là những giờ cuối cùng của tôi ở Long Điền Tây và cũng kịp nhận ra mình đang chuẩn bị kết thúc Hành trình.

    [​IMG]
    (Một góc thị xã Bạc Liêu)​
    u?c Cara77 s?a vo 13:37 ngy 27/12/2006
  3. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    ?oCá kèo nổi như mù u rụng?

    Những người nông dân lớn tuổi ở vùng bán đảo Cà Mau nổi tiếng cá kèo có một câu nói ?ocửa miệng?: ?oCá kèo nổi như mù u rụng?. Mù u rụng nổi dày đặc ra sao thì tôi chưa thấy nhưng hình ảnh cá kèo nổi dày đặc vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của tôi. Đó là vào những con nước rong của những tháng giáp Tết tại các đầu kênh, mặt đập... cá kèo từ biền, trảng, ruộng... lũ lượt đổ xuống và nổi dày mặt kênh, nhìn xuống nước chỉ thấy toàn đầu cá kèo.
    [​IMG]
    Cá kèo. Ảnh: QUANG HÙNG.​
    1. Khoảng 10 năm trước, trong lần đi công tác ở huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) rồi ghé chơi ở huyện đội, thấy hang cá kèo đầy ở con rạch sau hè mà nhà bếp lại không có gì ăn, tôi cởi áo ra nhảy xuống. Mấy tay huyện đội bảo: ?oNhà báo mà bắt được con cá kèo nào thì cứ đem lên lưng tôi mà nướng?. Cá kèo đúng là khó bắt thật, nó trơn tuột và lùi bò rất nhanh trong bùn nước, thế nhưng tôi bắt chưa đầy 1 giờ đã được khoảng 2kg cá, con nào con nấy to bằng ngón tay cái. Mấy tay huyện đội cứ thò lò con mắt nhìn nhà báo như một giống vật lạ từ hành tinh khác đến. Mấy ?ochả? có biết đâu đó là ?onghề của chàng?.
    Thuở nhỏ, trưa đi học về, ăn cơm xong là tôi cùng mấy thằng nhóc trong xóm, mỗi đứa ôm một cái can nhựa nhảy ùm bơi qua sông đi thụt cá kèo. Cái can nhựa vừa dùng làm phao lội qua sông nhưng cũng là một thứ giỏ đựng cá. Hồi đó, đất quê tôi là ruộng ?othào lềnh?, nghĩa là mặt ruộng nhão nhoẹt quanh năm, nước lên, nước ròng rút xuống. Đất như thế cá kèo sinh sản ghê lắm. Không ai thấy cá kèo có trứng bao giờ nên nông dân quê tôi nói: ?oCá kèo do đất sinh?. Sau này, tôi mới biết ấu trùng cá kèo theo nước từ biển xâm nhập vào lục địa. ở vùng bán đảo Cà Mau xưa có đến nửa diện tích chịu ảnh hưởng của triều biển Đông, vì thế cá kèo vào sinh sôi trên một diện tích vô cùng rộng lớn và chính vì thế bán đảo Cà Mau nổi tiếng là vương quốc cá kèo.
    Vào đầu mùa mưa cá kèo xâm nhập vào đất liền.

    [​IMG]
    Đặt đáy cá kèo. Ảnh: QUANG HÙNG​
    Chúng rất thích ở những vùng đất lầy lội, đặc biệt là những vũng trâu nằm, những mảnh ruộng cầm vịt. Ta đi ngang là chúng chạy vào hang ào ào như có ai ném đất xuống nước. Cá kèo có thể sống được và phát triển nhanh ở những vùng đất mà ?omưa già? nước đã ngọt. Khoảng tháng 8 âm lịch là cá kèo lớn. Tập tính của chúng là khi nước rong tràn lên ruộng (đặc biệt là vào các con nước rằm và ba mươi các tháng 9, 10, 11, tháng chạp âm lịch) thì lũ lượt tràn xuống kênh mương để tìm đường ra sông lớn. Đó là lúc nông dân đặt các phương tiện đánh bắt cá kèo, nhịp điệu cuộc sống nông thôn bỗng sôi nổi khác thường.
    Ở quê tôi xưa, hầu như nhà nào cũng có một vài cái nò đặt tại các mặt đập. Nhiều gia đình còn đóng đáy tại các kênh rạch quanh làng và đóng đáy trên sông Bạc Liêu. Nông dân xưa có câu ?othấy cá kèo phát sợ? với nghĩa cá kèo nhiều đến độ ăn nó riết rồi ngán... Nhớ năm đó, cũng chỉ cách đây hơn 10 năm thôi, Tết tôi về quê chơi, thằng em út tôi ham đánh bài bỏ cái nò không ai đổ cá, tôi đành xắn quần lội xuống kênh đổ nò, nhưng kéo hoài mà cái nò không lên được mặt nước, tôi phải ngoắc thằng em ở xóm tiếp kéo lên. Hai anh em trầy trật mới khiêng nổi cái nò lên và đổ ra gần 100kg cá kèo.
    Chuyện đó cũng không ăn thua gì với mấy năm trước, anh Tư tôi đặt một miệng đáy nhỏ trên một con rạch sau đất của làng, nước rong tháng chạp năm đó đổ một đụt đáy cả tấn cá kèo. Trên mặt kênh cá kèo nổi đầu không thấy nước, chúng lũ lượt vào đáy đến cột đáy xiêu vẹo, đổ đáy mà chậm trễ là sập đáy như chơi. Không còn lu, hũ nào rọng cá cho hết, anh em phải xúm nhau đào một cái hầm to gần trại đáy để rọng cá. Cá hồi đó rẻ lắm, bán không ai muốn mua. Có lúc cá nhiều quá phải xả đụt đáy bỏ cho cá ra sông lớn.
    2. Vùng đất muối ven biển Bạc Liệu, Sóc Trăng nổi tiếng Nam kỳ xưa cũng là vùng đất của cá kèo. Ngay từ thời đại địa chủ Trần Trinh Trạch (cha của công tử Bạc Liêu) làm chủ 10 ngàn ha thì đất đã được khai thác cá kèo. Mùa hạn thì làm muối, đến mùa mưa dân Bạc Liêu lại thuê đất của điền chủ để đặt cá kèo. Nói cho chính xác không phải thuê đất mà là thuê kênh.
    Trước đó, người Pháp cũng có quy hoạch vùng muối này, cứ cách 1.000 mét là họ cho đào một con kênh dùng để dẫn nước mặn vào làm muối và cho ghe xuồng vào vận chuyển muối đi. ở giữa hai con kênh gọi là ?olô?, kênh thì gọi là kênh số 1, số 2, số 3... Những người thuê các con kênh này đã cho xây dựng những cái nò rất to. Khi nước rong tràn vào, cá trên lô muối đổ xuống kênh và vào nò thì cứ hai người đứng xúc cá, 5 - 7 người khiêng không kịp. Cá kèo được vô thùng sắt, ghe xuồng tấp nập vận chuyển vào chợ Bạc Liêu để lên xe hàng đi về Sài Gòn và lục tỉnh. Cá chết thì làm khô. Khô cá kèo cũng là một đặc sản có tiếng đến bây giờ.
    Cá kèo đã làm đời sống người nông thôn vùng bán đảo Cà Mau thêm phong phú. Xin trở lại chuyện lũ nhỏ chúng tôi đi bắt cá kèo. Có rất nhiều cách bắt cá kèo. Nếu đi thụt thì chúng tôi chọn ngày nước kém, khi đó cá vào hang và chọn ruộng ít cỏ, đặc biệt là đất cầm vịt đẻ, đó là loại đất mềm và rất nhiều hang cá kèo. Cá kèo đang lên ăn mà thấy bóng người là lặn vào hang ngay. Hang cá kèo thường có đến 2 - 3 miệng.
    Người không có kinh nghiệm thọc tay vào miệng hang này nó sẽ nhảy ra đằng miệng kia cho nên phải một tay thụt hang một tay chặn ?ongách?, có khi còn phải sử dụng cả chân, nếu đó là hang 3 miệng. Cách bắt thứ hai là đi soi ban đêm, đó là lúc nước rong dâng cao mà cá kèo lại không chịu chạy nò... thế là chúng tôi xách đèn rồi dùng một công cụ bằng tre giống như cái nơm chụp cá nhưng nhỏ hơn để bắt cá kèo. Có khi soi một đêm được 5 - 7 kg cá. Hồi xưa, không chỉ riêng lũ nhỏ chúng tôi mà ở vùng đất ngập mặn của bán đảo Cà Mau có một đội quân đi soi đêm rất hùng hậu, đèn sáng rực như một thành phố về đêm.
    3. Người Bạc Liêu hay nói: ?oCá kèo dễ ăn?, nghĩa là nấu kiểu gì ăn cũng ngon và người có khó tính mấy cũng ăn được. Những bữa cơm đạm bạc của người bình dân xưa thường chỉ có cá kèo kho tiêu, kho lạt, những đêm đàn ca thì nấu cháo cá kèo. Có bữa bắt không được cá thì ăn cá kèo khô nướng chấm nước mắm dầm me. Những ông chủ trại đáy, những người lớn tuổi của Bạc Liêu xưa có một cách ăn là dùng đũa gắp cái đầu con cá kèo rồi bỏ vào miệng tuốt một cái, trên đầu đũa chỉ còn lại bộ xương cá. Họ bảo: ?oCon cá kèo khúc đuôi và đầu có vị ngon khác nhau, biết khách khứa thích khúc nào mà để lại, thôi thì ăn nguyên con cho đẹp lòng nhau, cho xứng tầm cỡ xứ sở cá kèo?.

    Cá kèo bán ở chợ Bạc Liêu.
    [​IMG]
    (Tiểu thương bán cá kèo ngòai chợ- Cá kèo là một đặc sản của miền đất Bạc Liêu Ảnh: HÙNG QUANG )
    Năm đó, tôi có ông khách văn nghệ người Hà Nội vào thăm, tôi đãi bạn bằng món đặc sản cá kèo kho mắm. ông khách gắp con cá kèo rồi tròn xoe mắt nhìn ra chiều kinh sợ: ?oối cha mẹ ơi con cá rắn, trông kinh quá...?. Tôi cười sặc sụa và động viên: ?oông cứ thử xem?. Một con, hai con và sau đó thì văn sĩ đất Hà thành cứ xoắn lấy cái lẩu mắm. Cá kèo dễ ăn như thế đó.
    Ngoài ra, hương vị của nó cũng khó quên lắm. Tôi có một thằng bạn đi thụt cá kèo ngày bé giờ lên Sài Gòn làm ăn rất giàu, có điều nhà nó ít khi thiếu cá kèo. Nếu người nhà đi chợ mua không có cá tươi thì trong nhà cũng còn cá khô. Mỗi lần mệt, nó kêu nấu một nồi cháo trắng rồi ngồi ăn với cá kèo kho tiêu hoặc cá kèo khô nướng đến vã mồ hôi. Hầu như lúc nào nó ăn cơm với cá kèo cũng được. Có người thắc mắc thì nó bảo: ?oMình quanh năm suốt tháng bận bịu, ít khi về thăm quê cũ, đó cũng là một cách làm cho mình đỡ nhớ quê ấy mà?.
    Cá kèo Bạc Liêu bây giờ không còn nhiều nữa vì hai lần gặp ?ovận hạn?. Lần thứ nhất là hồi mới giải phóng, kéo dài đến hơn chục năm, với tinh thần ?otất cả cho cây lúa?, đất vùng nhiễm mặn bị ngăn mặn để trồng lúa, cá không còn đất sống.
    Đến thời kỳ thứ hai là phong trào nuôi tôm. Người ta cũng lấy nước mặn vào nhưng trước khi thả tôm các chủ vuông tôm đã xử lý các chất hóa học để tiêu diệt mầm bệnh và ấu trùng cá kèo cũng bị tiêu diệt theo. Thế cho nên cá kèo tự nhiên đã không còn bao nhiêu, người Bạc Liêu đã phải xoay qua nuôi cá kèo kết hợp với nuôi tôm. Năm 2004 toàn tỉnh có 200 ha cá kèo nuôi. Lợi nhuận mỗi hécta cũng vài chục triệu đồng. ở Bạc Liêu bây giờ có rất nhiều cư dân ven biển đi vớt cá kèo con ở biển đem về bán.
    Có lúc tôi ngồi ngẫm nghĩ, giá mà sinh thái vùng bán đảo Cà Mau giữ được như xưa, mật độ cá kèo cũng y như thế thì với thời giá hiện nay nông dân ở đây chắc sẽ làm giàu như chơi. Giờ đây, đời sống sôi động mùa cá kèo và những bữa cơm bình yên không còn nữa, thay vào đó là những ông chủ vuông tôm ngày đêm nơm nớp lo âu bởi các căn bệnh của tôm.
    Mỗi một vùng, miền có riêng một sản vật, một tập quán đẹp để tạo ra bản sắc của vùng, miền ấy. Cá kèo mất đi thì một trong những nét riêng của vùng bán đảo Cà Mau ấy cũng sẽ nhạt dần.
  4. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    [url="http://netcenter.com.vn/if/I_Detail.aspx?I=4&C=1&P=10043"
    ]Bún bò cay Bạc Liêu [/url]


    [​IMG]
    Bún bò cay là đặc sản của Bạc Liêu. Thịt bò nấu với sa tế, cay ngon mà không mỡ. Chấm chút muối ớt sẽ cho người thưởng thức hương vị giòn, bùi béo của thịt bò.
    Cách đây chừng chục năm, Bạc Liêu đã làm ?onóng? thị trường ẩm thực đồng bằng sông Cửu Long bằng cây bồn bồn. Loại cây hoang dã được chế biến thành một vài món ăn lạ mà ngon miệng, đáp ứng khẩu vị của những người ?osành ăn?... Chính vì vậy mà ẩm thực Bạc Liêu có tính đặc thù riêng biệt: dân dã, mộc mạc, đã thưởng thức một lần, khó lòng quên. Nhưng có một món mà đến Bạc Liêu bạn không thể không thưởng thức đó là bún bò cay.
    Bún bò cay ăn nóng mới ngon. Tô bún bốc hơi nghi ngút, lẫn trong cái nền màu vàng sẫm bắt mắt là những sợi bún trắng tinh cùng bốn cục thịt bò nằm phủ mặt. Cạnh bên đó là một đĩa rau quế tươi xanh, cùng một dĩa muối hột đâm ớt đỏ thích mắt có kèm một lát chanh.
    Vắt chanh vào tô bún, lặt rau quế (vừa phải, nhiều hoặc ít quá sẽ làm mất hương vị tô bún) cho vào, dùng đũa trộn đều, gắp một đũa cho vào miệng. Thịt bò chấm muối ớt cho vào miệng, hoặc nạc hoặc nạm hoặc gàu, gân, thứ nào cũng cho bạn hương vị đặc trưng ngon của thứ ấy. Ăn xong, bạn sẽ thỏa mãn trong vị cay đến chảy nước mắt, đến cái giòn, dai, bùi béo của thịt bò và vị chua kích thích của chanh.
    Ăn xong tô bún, vị cay và sức nóng làm các lỗ chân lông toát đầy mồ hôi, sảng khoái cả người. Chính vì cái hương vị và ?ocông dụng? đặc biệt ấy mà bún bò cay ngày càng thu hút thêm khách.
    Phải nói bún bò cay là đặc sản chẳng những của Bạc Liêu, mà có thể là của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bún được chế biến chẳng lấy gì làm công phu, chỉ là thịt bò nấu với sa tế mà thôi, nhưng bún bò cay ngon nhờ không dùng nhiều mỡ và đặc biệt được pha chế theo một công thức bí truyền.
  5. Alphalock

    Alphalock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Khai trương Website tỉnh Bạc Liêu​
    Sáng 28-12, trang web tỉnh Bạc Liêu ở địa chỉ http://www.baclieu.gov.vn chính thức được công bố trên mạng internet. Trước mắt, trang web có các nội dung chủ yếu: giới thiệu về tỉnh Bạc Liêu, giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh; cung cấp thông tin hướng dẫn về các thủ tục hành chính, doanh nghiệp...
    Trong thời gian tới, trang web sẽ tiếp tục cập nhập thêm những nội dung mới.
    Trang web tỉnh Bạc Liêu chính thức đi vào họat động không những nâng cao khả năng quản lý hành chính của các cơ quan trực thuộc tỉnh, tăng cường quản lý thông tin kinh tế, xã hội mà còn cung cấp thông tin về văn hóa, du lịch, tiềm năng kinh tế... cho cá nhân, tập thể, nhân dân có nhu cầu tìm hiểu về mảnh đất cực Nam này.
    Theo TTXVN
  6. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Bạc Liêu: bốn ngày chủ nhật xanh
    TT - Tháng vừa qua, trung bình mỗi tuần có trên 1.500 ĐVTN tỉnh Bạc Liêu hưởng ứng tháng cao điểm ?obốn ngày chủ nhật xanh? làm vệ sinh môi trường.
    Cụ thể, ĐVTN đã thu gom trên 20 tấn rác thải các loại. Các cơ sở Đoàn cũng đã mở 23 đợt thu gom với 1.950 ĐVTN tham gia làm vệ sinh môi trường: khơi thông dòng chảy, cống rãnh, phát hoang bụi rậm, trồng cây xanh, vệ sinh khu vực trường lớp... Các lực lượng còn phối hợp với các phường, xã phát trên 3.000 tờ rơi tuyên truyền 18 điều qui định của UBND thị xã; vận động các hộ tháo dỡ mái che sai qui định, nhắc nhở các hộ buôn bán thực hiện đúng qui định về lòng lề đường...
  7. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Các pác biết từ "Bạc Liêu" xuất phát từ đâu ko?
    Hình như tui nhớ không lầm thì nó xuất phát từ tiếng Tiều của người Hoa thì phải?!?!
  8. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Lật quyển Bạc Liêu xưa của tác giả Hùynh Minh có đoạn giải thích về danh từ Bạc Liêu như sau:
    "Danh từ Bạc Liêu đọc theo tiếng Hoa kiều, giọng Triều Châu gọi là Pô léo , có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá đi biển.
    phát âm theo tiếng hán việt là Bạc , léo phát âm thành Liêu.
    Ngừơi Pháp dịch ra là Phêcherié -Chaume (đánh cá và cỏ tranh)
    Ngoài ra còn có giả thiết là là bót , đồn, Liêu là Lào (Ai Lao) theo tiếng Cao Miên, vì trước khi người Hoa Kiều đến sinh sống, nơi này có 1 đồn binh do người Lào đồn trú."

    Bác nào biết thêm thông tin thì xin bổ sung thêm ạ.
    [​IMG]
    Đây công tử Bạc Liêu
    [​IMG]
    Được thtr321 sửa chữa / chuyển vào 22:43 ngày 10/01/2007
  9. lethihaphuong

    lethihaphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Bạc Liêu _Hưng Yên :Chúng ta cùng làm quen nhé!
  10. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0

    Khó hiểu quá? Hay cũng đồng hương Hưng Yên nhỉ

Chia sẻ trang này