1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bac nao cung y kien thi cho em them ly le,bac nao bat dong thi thoi vai cu cho em tinh !

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nguoiiuaodai, 16/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguoiiuaodai

    nguoiiuaodai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác tren ttvn!
    Chả là em vừa mới thi hoc kỳ 2 xong,bài làm ẹ quá(chỉ có 4.5 điểm môn vănvì em cứ phân vân không biết là nên chê hay khen truờng ca MDKV nên viết ý văn cứ loạn lên,chê rồi khen, rồi lại chê,rút cuộc là kết không được)nên bị cô văn dũa cho một trận.Tức khí em tuôn một câu xanh rờn là quan điểm em và cô khác nhau (chính xác là với hầu hết gv văn!!!) nên có thể không cao điểm được.Vậy là cô bảo em lôi cái mớ góc nhìn của em ra mà cãi , hẹn giờ rõ ràng.Em biết là không dừng lại được nên phải theo thôi.Sau đây em có mấy ý kiến về mấy tác phẩm trong sgk,bác nào thấy cần bổ sung hay lý luận ruồi bu quá vui lòng góp ý giùm!

    Được Milou sửa vào 03:11 ngày 18/05/2003
  2. nguoiiuaodai

    nguoiiuaodai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0

    Thứ nhất là ở tác phẩm ĐÔI MẮT ,hầu hết các thầy cô đi phân tích nhân vật Hoàng ,dù có công nhận là anh có con mắt rất tinh đời nhưng kết lại là phê phán anh ở cái chỗ xa rời cuộc kháng chiến.Tuy nhiên,đó là nói năm 47-58 cho đến 80 còn đúng,chứ theo em , vào lúc này mà phân tích Hoàng và Độ thì thái độ nên đảo ngược lại.Bởi lẽ thời đại này mà ai cũng như Độ chắc chúng ta đều là đà điểu vùi đầu trong cát,cứ ráng tìm cái tốt mà bêu còn tiêu cực thì cứ bỏ.Phân tích cái này mới thấy ông Nam Cao tài(dù chẳng biết đấy có phải là chủ đích của ông hay không) .Ngay từ ngày kháng chiến mà ông qua lời nhân vật Hoàng mà ông nêu ra đúng và đích đáng các vấn đề tồn tại của Việt Nam sau chiến tranh.Cái thói ngố và nhặng xị của mấy ông nông dân qua lời Hoàng khác gì thói mạnh ai nấy làm nàgy bấy giờ,tuyên ngôn dõng dạc mà làm chẳng bao nhiêu.Còn khúc mà anh nông dân đọc vanh vách bài 3 giai đoạn thì thật chảng khác nào lúc em cầm cuốn đề cương sử lên học thuộc lòng đoạn kháng chiến chống Pháp.Em nghĩ dù phân tích vậy có phần trái khoáy nhưng bây giờ là năm 2003 mà cứ vện cách nhìn năm 48 vào thì chẳng khác gì tác phẩm ông Nam Cao cũng chỉ sống được vào thời ấy thôui sao ? Trong khi ai cũng biết tác phẩm hay thì tuỳ từng thời đại mà người ta nhìn vào đó đều thấy có phần đúng cả !
    Tác phẩm thứ hai mà em thấy bực mình là bài Tiếng Hát Con Tàu của cụ CHế.Quả thật lần đầu tiên em đọc bài này thấy rất thích,còn cho là bài này hay nhất cuốn sách nữa.Nhưng mà qua gần cả năm, tiếp xúc với tài liệu báo chí(dạo này em mới đọc báo nhiều và nói chuyện với các bạn sinh viên báo chí) thì mới thấy bài của cụ Chế có vẻ hơi huyễn hoặc và phi thực.Dù điều này cô em có nói tới, nhưng chỉ lướt qua khi nói về Tố Hữư.Đại loại là các nhà thơ cộng sản thường lí tưởng hoá mọi thứ cho nên cái họ nhìn thấy so với thực tế quá xa vồi.Nói thế thì nói chứ xa vời tới 40 năm thì không thể chấp nhận được.Thử hỏi cụ Chế mô tả đường tàu lên Tây Bắc đẹp thếai cũng tưởng là chí ít sau mở cửa là xây đượcngay,vậy mà cho tới bây giờ,khi vốn cứ ào ạt đổ,nhà nước lại đi xây tùm lum chỗ mà cái đường tàu ấy chả ai buồn ngó tới,thế thì nếu em,con người năm 2003 đọc bài thơ này,em cho đó là một tầm nhìn xa hay là giấc mơ huyễn hặc chả bao giờ thành hiện thực.Em nghĩ đó là một tiền lệ khá nguy hiểm,bởi thơ văn cách mạng đôi khi đi xa như thế,còn hiện tại chạy theo sau không kịp hặc cố tình cạhy theo sau không kịp thì dễ gây phản cảm trong lòng học sinh(mà hình như sự thực ấy sờ sờ trước mắt)nên dù em có thấy cái tình của cụ Chế với đồng bào thiết tha tới đâu thì nghĩ tới đây không khỏi gây một sự chán nản với cả bài !
    Tác phẩm tiếp theo mà em thấy không có cảm hứng (để rung động)là 3 bài thơ của Tố Hữu.theo em,bài Tâm Tư trong Tù có mang hơi hướm phép thắng lợi tinh thần của Aq, em nghĩ rằng phép này mà biết áp dụng đúng cách thì phỏng lợi chứ không hại.Đúng là trong trừờng hợp của Tố Hữu và các chiến sĩ ta trong tù thì đúng là hiệu quả không ngờ,nhưng em nói thật là những lời từ đọan " Ôi Bao nhiêu ảo tưởng..."trở đi là em thấy nó quay vèê sáo mòny hệt như mấy lời mà bác hiệut rưởng trường em đọc trong lễ khai giảng,mà em mượn lời Bác Trần BẠch Đằng thì là"gọi tên mà không gọi hồn" .Cũng đúng thôi vì lúc đó bác Tố Hữu còn non tay.Nhưng mà đối với bọn học sinh chúng em, thì đã nghe mấy lời đó mười mấy năm rồi!(từ lễ lớn, rồi khai giảng,rồi truyền thống)thì nó dễ dẫn đến xói kòn cảm xúc,và dù thơ Tố Hữu hay đi nữa cũngnên bỏ tập từ ấy , đừnfg đưa vào dạy, bởi lúc ấy nhà thơ có phần phô trương quá đà sự giác ngộ của mình .
    Còn Việt Bắc thì ngoài mấy cái nghệ thuật ***g ghép địa danh và cách giữ nhịp giữ giọng của bài thơ từ đầu tới đuôi thống nhất thì em nghĩ gọi nó là kiệt tác thơ của thi ca kháng chiến thì nói hơi quá.Em nghĩ dù cho có cái tấm tình ẩn sau đi,thì trong bài thơ cũng lộ ra vài ba nh7uợc điểm y chang Tiếng HÁt Con Tàu.Ngoài ra, trong bài này , em nghĩ Tố Hữu cũng đã bị lây một phần phong cách cụ Tuân khi tung vào một bài thơ quá nhiều sự kiện,để ghép nới nó lại một cách khéo léo, như là thứ nghệ thuật vị nghệ thuật,dụng công nhiều đôi khi lơ là tình cảm(mà càng về sau bài càng rõ),theo em thì nói hay thì đúngt ầm, chứ đưa lên hàng kiệt tác thơ văn VN thì laq tâng quá đáng .
    Kính Gửi Cụ Nguyễn Du thì khỏi nói,em thấy trong 3 bài học cụ Tố Hữ thì bài này là lan man mà lại rườm rà nhất dù câu chữ khá ngắn.Thật ra Tố Hữu viết bài nay cũng không thể gọi là kém tài,nhất là cụ vừa nói lên cái hay của Nguyễn Du , vữa gắn nó vào cuộc chiến đấu thì em cũng bái phục.Nhưng bởi cụ tham quá mà nó làm loãng cai khong khi cua bai thơ.Đọ bài này người ta vừa cố thấu hiểu thân phận nàng Kiều,vừa cố hiểu được tâm sự của Nguyen Du và sự đồng cảm của Tố Hữu , thoắt cái thì chuyển qua ngay sự liên kết giữa Kiều và cuộc kháng chiến , rồi tuhau lai là lời đánh giá, maz2 theo em vẫn không nằm ngoài 4 chữ dao to búa lơn của Tố Hũư .Đúng là hình ảnh hùng vĩ thực,nhưng cũng lại vì bọn em nghe qua nhiều nên ó trơ.Túm lại, sau khi đọc xong bài thơ này,tìm một ấn tượng sâu sắc nhất cũng khó vì 4 nội dung cụ Tố Hữu đều cố dàn đêu ra cả.
    Tác phẩm văn xuôi mà em cũng ban đầu thích nhất còn sau lại đâm chán là Rừng Xà Nu.Nói về thực thì chắc cũng được 8.9 phần ,bởi viết về cuộc chiến trongn thời điểm đó có phần hơi thần thoại hoá một chút.Nhưng em thấy nó so với Hòn Đất đều có phần hơi phiến diện về phe ta,mà phe địch thì khắc hoạ sơ sài,cứ Địch là ác, TA là thiện rạch ròi.Vậy chứ mấy thằng ta như Trần Mai HẠnh ,làm nhà báo kháng chiến mà chui vô hang núi trốn là thiện hay ác?Em thấy viết về đề tài này có mỗi vở Cách Mạng của bác Nguyễn Khải là đúng nhất,khá đầy đủ cả 2 bên, và ít ra bác cũng chấp nhận sự thật là dân ta theo cách mạng một phần cũng vì cái lý lẽ" Cộng sản cũng là người mình, thà đi giặt cái lai quần cho nó còn hơn đi làm thằng bồi Tây"mà nhân vật Phượng thốt ra ở cuối vở,nhưng tiếc thay là nó viết sau năm 75 nên dĩ nhiên cách nhìn khá thoáng.Bởi thế nên trong các tp văn xuôi , emThấy đọc ưng bụng nhất là MÙa LẠc của bác Khải và Đôi mắt của Bác CAo, vì ít ra cho đê`1n giờ em vẫn còn thấy trong đời sống nó đúng phần lớn.Còn cái mà em thấy sự thật sai hết 90 phần là Mảnh trăng Cuối rừng của Nguyễn Minh Châu.Quả thật là trong chiến tranh thì các cặp tình nhân chờ nhau không ít,nhưng mà tới độ như Lãm và Nguyệt thì em thấy là bác phịa quá rồi.Đâu phải cứ cóp nhặt từng cái tốt thật,ghép lạin thì cũng ra cái tốt thật đâu .
    Đây là vài ý kiến nho nhỏ của em ,nếu mấy bác còn có gì đồng ý hay bất bình thì cho em vài câu góp ý,kỳ này em quyết cãi ra lẽ với tổ văn trường em .
    (Mấy bác Mod ơi,dù đề tài của em có phần hơi chính trị,nhưng nó đều gói gọn trong các tác phẩm văn học , không có dây ra ngoài, hi vọng mấy bác đừmng xoá ! )
    -----------
    Trời ơi các bác mod,em chỉ phiến đàm một số nội dung xoay quanh mấy tác phẩm trong sách giáo khoa 12 thôi,nói về chính trị thì còn kém mấy bác ben box sử-văn hoá nữa mà sao các bác cứ khoá.Đối với cảm nhận văn thì mỗi người 1 cách riêng,vả lại em chưa buông từ nào xúc phạm nhà nước hay chế độ cả,mức độ cao lắm trong bài của em là mấy bài phản ánh tiêu cực cầu đường hoặc mấy chuyện khuất tất sau hậu trường của báo thanh niên hoặc tuổi trẻ mà thôi!
    Trăm năm trong cõi người ta
    Chữ tình, chữ Toán khéo là hợp nhau
    Được Milou sửa vào 03:12 ngày 18/05/2003
  3. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Cái này là thông báo kiểm duyệt tự động của Admin. Đến tớ làm Mod cũng chẳng biết nội dung bài viết của bạn nó thế nào.

    Trời xanh thế, đời xanh thế
    Lênh đênh, những vầng mây xa
    Lênh đênh, những vì sao xa
  4. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Bác VNHL này đúng là quan liêu! Bác bấm vào cái phần quản lý user ý, rồi click vào phần kiểm soát bài, cái chỗ nội dung bình thường ý. Thế là đọc được thôi.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân

Chia sẻ trang này