1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

bác nào phân biệt cho em cán bộ, công chức, viên chức???

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi tweety7984, 29/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tweety7984

    tweety7984 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    1
    bác nào phân biệt cho em cán bộ, công chức, viên chức???

    à tiện thể hỏi ké 1 câu nữa: sự khác nhau giữa quản lí hành chính NN và quản lí NN??????
  2. MaxPayne

    MaxPayne Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    731
    Đã được thích:
    0
    Em cũng chưa hiểu lắm vấn đề này !
  3. lymit0927

    lymit0927 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2008
    Bài viết:
    1.216
    Đã được thích:
    0
    Về cái phân biệt Cán bộ, Công chức, Viên chức, bác xem trong Pháp lệnh Cán bộ, Công chức ấy ạ!
    Bây jờ em đang bận việc nên tí nữa quay lại post cho bác
  4. nguyenthuyduongbc

    nguyenthuyduongbc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2004
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Trong điều 1 hay 2 của Pháp lệnh cán bộ công chức 98 có một định nghĩa "công chức là viên chức...".
    Vậy bác nào giỏi cho tôi hỏi tại sao lại vậy.
  5. prettydevil

    prettydevil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2008
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Hơ... cái câu hỏi này chễm chệ suốt 1 tuần rùi mà sao chẳng cao thủ nào lên tiếng thế nhỉ?
    Chắc bác nguyen... này cũng đùa phải ko? Nền lập pháp nhà mình tuy có non trẻ thật, nhưng cũng ko đến nỗi sai be bét và hớ hênh thế đâu bác ạ.
    Mời bác xem lại Pháp lệnh CB CC cả năm 98 lẫn 2003 đi ạ, cả Đ1 lẫn Đ2 đều rất "chặt".
    Thôi, để em trích luôn cho bác.
    PL CB CC năm 98:
    Điều 1: - Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm:
    1- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
    2- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
    3- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng;
    4- Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;
    5- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
    Điều 2: Cán bộ công chức là công bộc của dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được giao.
    PL CB CC năm 2003 sửa đổi Đ1 như sau (Đ2 giữ nguyên):
    Điều 1.
    1. Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm;
    a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
    b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
    c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
    d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
    đ) Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân;
    e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;
    g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
    h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
    2. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g và h khoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
    Tình hình là thế. Chắc bác đùa cho vui, chứ nếu thật như bác nói thì có giỏi mấy cũng chẳng lí giải nổi bác ạ.
  6. prettydevil

    prettydevil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2008
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Còn về phân biệt CC, VC thì cũng đơn giản thôi.
    Nếu dễ hiểu và ngắn gọn nhất thì: công chức là những người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước; còn Viên chức là những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp.
    Quy định cụ thể về CC và VC được tìm thấy trong các VBPL sau:
    - Nghị định 117/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước;
    - Nghị định 116/2003/NĐ-CP của chính phủ về CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước;
    - Nghị định 114/2003/NĐ-CP của chính phủ về cán bộ công chức ở phường, xã, thị trấn ( đối tượng thuộc điểm g và h khoản 1 điều 1 Pháp lênh CBCC).
    Cụ thể hơn thì:
    Công chức bao gồm những đối tượng sau:
    * Khoản 2 Nghị định 117/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước:
    Công chức nói tại Nghị định này là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước được quy định tại điểm b, điểm c, điểm e khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, làm việc trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sau đây :
    1. Văn phòng Quốc hội;
    2. Văn phòng *************;
    3. Các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
    4. Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp;
    5. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;
    6. Đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân;
    7. Bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
    Khoản 2 Điều 2 Nghị định 114/2003/NĐ-CP của chính phủ về cán bộ công chức ở phường, xã, thị trấn ( đối tượng thuộc điểm g và h khoản 1 điều 1 Pháp lênh CBCC):
    Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã), gồm có các chức danh sau đây :
    a) Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy);
    b) Chỉ huy trưởng quân sự;
    c) Văn phòng - Thống kê;
    d) Địa chính - Xây dựng;
    đ) Tài chính - Kế toán;
    e) Tư pháp - Hộ tịch;
    g) Văn hoá - Xã hội.
    Viên chức bao gồm những đối tượng sau:
    (Quy định tại Điều 2 nghị định 116/2003/NĐ-CP của chính phủ về CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước)
    Viên chức nói tại Nghị định này là công dân Việt Nam, trong biên chế, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
    Ko biết những thông tin này có cập nhật ko, mong các bác chỉ giáo ạ!
  7. nucuoidavocanhbay

    nucuoidavocanhbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Bạn Pretty trả lời chính xác và tương đối đầy đủ rồi. Chỉ xin bổ sung một vài ý kiến nho nhỏ thôi.
    1. Công chức không chỉ làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, mà ngay trong đơn vị sự nghiệp cũng có một số đối tượng được coi là công chức, được xếp ngạch công chức (ví dụ những người làm công tác hành chính, văn phòng,...).
    2. Công chức chỉ hưởng lương từ ngân sách nhà nước; viên chức, ngoài NSNN, còn được hưởng lương từ các nguồn thu sự nghiệp (giáo dục -đào tạo, y tế, ...). Về nguyên tắc thì viên chức giàu hơn công chức, nhưng thực tế không hẳn vậy. Vì sao mọi người tự tìm hiểu.
    Đơn vị sự nghiệp nào có nguồn thu càng nhiều thì dĩ nhiên lương của viên chức nơi đó sẽ càng cao. Tỷ dụ, ở Đài Truyền hình VN, Đài Tiếng nói VN, Thông tấn xã Việt Nam (cùng thuộc hệ thống các cơ quan thuộc Chính phủ) nhưng thường cao gấp vài lần so với các cơ quan cùng khối này (ví dụ Viện KHXHVN, Việt KH&CNVN,...).
    3. Công chức được tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan nhà nước theo quyết định tuyển dụng, trong khi đó viên chức được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc (lần lượt trải qua các hình thức hợp đồng là: hợp đồng làm việc lần đầu, hợp đồng làm việc có thời hạn, hợp đồng làm việc không có thời hạn. Việc này cũng giống như chế độ công chức tập sự trước khi trở thành công chức chính thức - tức là hưởng 100% lương).
    4. Một câu hỏi nhỏ như con thỏ:
    Theo bạn thì những đối tượng nào dưới đây là công chức?
    - Thủ tướng
    - Bộ trưởng
    - Giám đốc Sở
    - Bác sĩ
    - Văn thư hành chính tại các Viện nghiên cứu, trường đại học
    - Thẩm phán
    - Giám đốc trong các doanh nghiệp nhà nước
    - Công nhân quốc phòng trong lực lượng quân đội
    - Công an viên xã, phường
  8. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Mới nhất, theo Luật cán bộ, công chức 2008:
    Điều 4. Cán bộ, công chức1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của **********************, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
    2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của **********************, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của **********************, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
    3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

    Còn viên chức vẫn được quy định theo Nghị định 116/2003/NĐ-CP của chính phủ về CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

Chia sẻ trang này