1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bác nào quan tâm đến báo điện tử thì xin mời

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi Thiet_Khau_Nhi, 07/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thiet_Khau_Nhi

    Thiet_Khau_Nhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Bác nào quan tâm đến báo điện tử thì xin mời

    Trong tháng 6 này, Chính phủ sẽ có cuộc họp với Bộ Văn hóa Thông tin để nghe báo cáo về hoạt động báo chí thời gian qua. Nội dung cuộc họp là đánh giá về tình hình hoạt động báo chí và các biện pháp quản lý về báo chí. Một nội dung quan trọng cũng sẽ được đề cập là vấn đề báo điện tử. Em cùng mấy đồng nghiệp bên Người lao động (một chị), một của Tiền Phong, một của Đầu tư, một của Pháp Luật ?ophục kích? được Bộ trưởng Phạm Quang Nghị. Bài này không phải là một tác phẩm báo chí, em bóc băng trung thực để các bác đọc chơi. Câu hỏi cũng không phải của riêng mình em. Các bác có bình luận gì xin cẩn thận một chút, phải bình trên cơ sở xây dựng nghiêm túc, xin dừng hí hí há há vào thì chết em. Mong các bác Mod quan tâm dùm.

    Thưa Bộ trưởng, vừa rồi Văn phòng Chính phủ có thông báo về việc sẽ quy chuẩn tiêu chuẩn Tổng biên tập báo điện tử. Bộ trưởng có thể nói rõ hơn về những tiêu chuẩn này?

    Đối với Tổng biên tập báo điện tử, tiêu chuẩn chung về cơ bản cũng như các Tổng biên tập báo khác. Người đó phải hiểu biết về báo chí, có đào tạo về nghiệp vụ, có phẩm chất về chính trị và đặc biệt phải hiểu biết về kỹ thuật của báo điện tử.

    Hiện nay báo điện tử hầu hết là biên tập nội dung tin bài từ báo in. Bộ trưởng đánh giá vấn đề này thế nào?

    Báo điện tử là một lĩnh vực mới. Nếu báo điện tử biên tập lại những nội dung tốt mà mục đích của các báo cũng là đưa thông tin tốt đến cho công chúng. Tôi cho là hai bên đã gặp nhau về mục đích. Đây đều là phục vụ cho yêu cầu chung của bạn đọc và của đất nước.

    Tuy nhiên nhiều trường hợp các báo điện tử biên tập biến dạng bài viết của các báo in và các tờ báo in không đồng ý?

    Thì đó là vi phạm bản quyền và có thể kiện được.

    Hiện nay chỉ có Nghị định 55 quy định về các vấn đề xuất bản thông tin trên Internet. Tuy nhiên nghị định này lại không quy định về trang Web cá nhân, mà với điều kiện kỹ thuật hiện nay, những trang Web này hoàn toàn có thể xuất bản như một tờ báo. Theo Bộ trưởng vấn đề này có cần xem xét lại không?

    Việc này phải Liên Bộ mới đưa ra một quyết định chung được. Vì hiện nay ranh giới giữa trang Web cá nhân với báo điện tử chưa rõ ràng. Có khi một trang cá nhân công bố những ý kiến cá nhân rồi được nhiều người thấy hấp dẫn và cùng tham gia trao đổi, tự nhiên hình thành như một tờ báo. Nhưng khi đề tài này qua đi, trang đó lại thôi hoặc không còn hấp dẫn nữa.
    Nhưng thực tế cũng có những trang Web tồn tại lâu dài. Việc phân biệt ranh giới giữa trang Web cá nhân và báo điện tử là vấn đề cần phải xem xét.

    Vậy Bộ trưởng có thể đưa ra một lộ trình không?

    Tôi nghĩ các cơ quan quản lý nhà nước bao giờ cũng muốn nhanh, nhưng đây là vấn đề liên quan đến nhiều yếu tố. Thời gian cụ thể chưa thể trả lời cụ thể được.

    Báo điện tử cũng là một loại hình báo chí tương đương báo in, nếu báo in được ra phụ san thì báo điện tử có được ra phụ san hay không?

    Theo tôi, các chuyên mục của báo điện tử cũng có thể hiểu như là phụ san.

    Còn phụ san là bản in thì sao, thưa Bộ trưởng?

    Tôi nghĩ cùng một cơ quan báo có thể có nhiều loại hình báo. Vấn đề phụ san in của báo điện tử cũng có thể đặt ra được. Về nguyên tắc là được.

    Trong tháng 6 này Bộ Văn hóa Thông tin sẽ họp với Chính phủ bàn về công tác quản lý báo chí, vậy theo Bộ trưởng công tác quản lý báo chí thời gian qua đã đạt yêu cầu chưa?

    Thời gian qua những việc báo chí làm được cũng nhiều và quan trọng, nhưng khuyết điểm cũng nhiều. Cái này bao gồm của trách nhiệm của cơ quan quản lý, nói chung tiến bộ rất chậm.

    Theo Bộ trưởng thì khâu nào yếu hơn khâu nào? Cơ quan quản lý hay bản thân các tòa soạn?

    Nói cái nào yếu hơn cái nào cũng khó. Nhưng tôi nói chung là sửa khuyết điểm cả hai phía đều chậm.
    Tôi cho cần nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội của báo chí hơn nữa. Có những việc tưởng đơn giản nhưng báo chí làm rất kém. Ví dụ thông tin sai không chịu cải chính hoặc cái chính không đúng mức. Điều này không có gì lớn nhưng cái sai này có khi ảnh hưởng xã hội rất lớn. Tôi ví dụ chuyện miễn nhiệm Bộ trưởng Lê Huy Ngọ. Báo thì đưa là đi xe máy, báo thì nói đi ô tô, báo thì nói ô tô không đến đón. Điều này gây cho người đọc suy nghĩ là 1 ông Bộ trưởng mới bị bãi miễn đã bị đối xử không tốt. Thực tế đâu có phải vậy.

    (Chuyện này như sau: Hôm í sau khi có kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, anh em báo chí ta vây chặt 2 cửa ra về của Quốc hội, chừng 60 người, nhòm kỹ từng vị đại biểu để xem ông Ngọ về chưa. Gần 10 phút sau mọi người về hết, anh em tiu nghỉu tưởng ông Ngọ không đến họp. Đang định giải tán thì 1 chú phóng viên ảnh (chỉ có PV ảnh mới vào hội trường được) nhảy xổ từ trong ra rít lên ?ochưa về chưa về, ở trong ở trong, đang ra?. Quân báo ta lập tức xung kích vây chặt 2 cửa trở lại.
    Quả nhiền 3 phút sau ông Ngọ ra. Nói chung là hoành tráng lắm. Ông Ngọ bình tĩnh bắt tay từng người, cám ơn mọi người rồi rất bình tình khi gần 20 cái máy ảnh nhá loạn xị. Các chú nhà ta vây chặt ông Ngọ khiến ông không thể đi được. Máy ghi âm bấu chặt lấy 2 bên cổ, cái nọ đè cái kia chí chóe loạn xị. Ai cũng nhao nhao mời cựu Bộ trưởng ?obày tỏ suy nghĩ? - hẹc hẹc, còn nghĩ cái khỉ gì nữa chứ? ?" Ông Ngọ chỉ cám ơn, cám ơn rồi cố gắng rẽ đám đông đi ra.
    Quân ta vẫn không chịu, vây ra đến cửa ra vào. Có vẻ bối rối, ông Ngọ ra đứng giữa đường chờ xe, quân ta nhìn nhau, máy tay nháy bảo đi theo về Bộ NN&PTNT. Chờ khoảng 2 phút không thấy xe đứng đó, ông Ngọ mới đi nhờ phóng viên Hiếu báo Lao động về. Nhưng đi được 1 quãng ngắn thì xe ô tô đến, thế là ông Ngọ lên xe của Bộ.
    Chuyện chỉ có thế nhưng các chú nhà ta thày bói xem voi, cứ vống lên đủ chuyện. Mịa, đọc cười gần chết. Miêu tả i như trong phim.)
    Híc, em nghĩ cũng tủi thật. Tại cái vụ này nó xôm tụ quá nên ông Ngọ mới thành người của công chúng thế, chức thực ra có quái gì đâu. Lúc ra đến cửa, chả hiểu có tay củ chuối báo nào còn bảo ?othôi, thế là mai không được đi ô tô nữa rồi?. Híc! Kể lúc ấy cũng cáu thật!)


    Bộ Văn hóa thông tin hiện có một quyết định rằng khi phỏng vấn, Phóng viên phải xin ký xác nhận của người được phỏng vấn. Sắp đến ngày 21/6 rồi, Em hỏi thật, Bộ trưởng có thương anh em phóng viên không?

    Cậu hỏi thế thì tôi hỏi lại, thế các cậu có thương người được phỏng vấn không?

    Nhưng thưa Bộ trưởng, nếu Bộ trưởng làm một cuộc điều tra nhỏ sẽ thấy rất ít người thực hiện theo quyết định này. Hầu hết người được phỏng vấn đề ý thức rất rõ và dám chịu trách nhiệm với câu trả lời của mình...

    Sở dĩ có quy định này là để đề cao trách nhiệm của cả hai phía. Phỏng vấn báo chí lâu nay nói chung là tốt nhưng cũng có lạm dụng. Quy định là để hai bên cùng có trách nhiệm trước sản phẩm thông tin đó chứ không có gì hạn chế nhà báo cả. Nhà báo có thể hỏi đủ mọi thứ và người được hỏi có quyền trả lời hay không.

    Nhưng thưa bộ trưởng, đưa ra một quy định như vậy mà chưa tìm hiểu thực tế thò có vội không?

    Nhiều người còn nói với tôi rằng giá mà có sớm hơn! Ngay đến Thủ tướng cũng có lúc phải phàn nàn: Tôi vừa đi công tác về, anh em báo chí nghe tôi nói chuyện rồi chuyển thành phỏng vấn. Tôi có trả lời phỏng vấn ai đâu?
    Rồi rất nhiều Bộ trưởng nói: Tôi đứng nói chuyện bình thường thôi, báo chí cứ đưa máy ghi âm ra rồi nói là trả lời phỏng vấn! Gần đây nhất là đồng chí Trần Đình Hoan (trưởng ban tổ chức trung ương) trả lời chung mà có tới mấy báo đều nói là phỏng vấn riêng.
    Đến đây thì Bộ trưởng phải vào họp. Anh em níu không được. Em mới hỏi với theo là: Thế thưa Bộ trưởng, bài này anh em có phải lấy chữ ký không ạ, ghi là phỏng vấn chung hay riêng ạ - hì hì, đùa tí vì Bộ trưởng dễ tính lắm, rất nhiệt tình, xuề xòa với anh em. Bộ trưởng chắc không nghe thấy nên em cũng chả biết phải ghi làm sao. Các bác thông cảm nhé.
  2. leuven

    leuven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/07/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Thưa Bộ trưởng, vừa rồi Văn phòng Chính phủ có thông báo về việc sẽ quy chuẩn tiêu chuẩn Tổng biên tập báo điện tử. Bộ trưởng có thể nói rõ hơn về những tiêu chuẩn này?
    Đối với Tổng biên tập báo điện tử, tiêu chuẩn chung về cơ bản cũng như các Tổng biên tập báo khác. Người đó phải hiểu biết về báo chí, có đào tạo về nghiệp vụ, có phẩm chất về chính trị và đặc biệt phải hiểu biết về kỹ thuật của báo điện tử.
    Hiện nay báo điện tử hầu hết là biên tập nội dung tin bài từ báo in. Bộ trưởng đánh giá vấn đề này thế nào?
    Báo điện tử là một lĩnh vực mới. Nếu báo điện tử biên tập lại những nội dung tốt mà mục đích của các báo cũng là đưa thông tin tốt đến cho công chúng. Tôi cho là hai bên đã gặp nhau về mục đích. Đây đều là phục vụ cho yêu cầu chung của bạn đọc và của đất nước.
    Tuy nhiên nhiều trường hợp các báo điện tử biên tập biến dạng bài viết của các báo in và các tờ báo in không đồng ý?
    Thì đó là vi phạm bản quyền và có thể kiện được.
    Hiện nay chỉ có Nghị định 55 quy định về các vấn đề xuất bản thông tin trên Internet. Tuy nhiên nghị định này lại không quy định về trang Web cá nhân, mà với điều kiện kỹ thuật hiện nay, những trang Web này hoàn toàn có thể xuất bản như một tờ báo. Theo Bộ trưởng vấn đề này có cần xem xét lại không?
    Việc này phải Liên Bộ mới đưa ra một quyết định chung được. Vì hiện nay ranh giới giữa trang Web cá nhân với báo điện tử chưa rõ ràng. Có khi một trang cá nhân công bố những ý kiến cá nhân rồi được nhiều người thấy hấp dẫn và cùng tham gia trao đổi, tự nhiên hình thành như một tờ báo. Nhưng khi đề tài này qua đi, trang đó lại thôi hoặc không còn hấp dẫn nữa.
    Nhưng thực tế cũng có những trang Web tồn tại lâu dài. Việc phân biệt ranh giới giữa trang Web cá nhân và báo điện tử là vấn đề cần phải xem xét.
    Thực ra mà nói cũng không canthiết phải xem xét. các trang cá nhân là của cá nhân, ai ai cũng biết, nếu không uy tín thì tự dưng sẽ sụp, nếu uy tín cao biết đâu sau này làng báo có thêm được một tờ báo tốt
    Vậy Bộ trưởng có thể đưa ra một lộ trình không?
    Làm sao có thể đưa ra được lộ trình vì có phải là mục tiêu đâu. Hỏi câu này khí không được hay lắm
    Trong tháng 6 này Bộ Văn hóa Thông tin sẽ họp với Chính phủ bàn về công tác quản lý báo chí, vậy theo Bộ trưởng công tác quản lý báo chí thời gian qua đã đạt yêu cầu chưa?
    Thời gian qua những việc báo chí làm được cũng nhiều và quan trọng, nhưng khuyết điểm cũng nhiều. Cái này bao gồm của trách nhiệm của cơ quan quản lý, nói chung tiến bộ rất chậm.
    Theo Bộ trưởng thì khâu nào yếu hơn khâu nào? Cơ quan quản lý hay bản thân các tòa soạn?
    Nói cái nào yếu hơn cái nào cũng khó. Nhưng tôi nói chung là sửa khuyết điểm cả hai phía đều chậm.
    Tôi cho cần nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội của báo chí hơn nữa. Có những việc tưởng đơn giản nhưng báo chí làm rất kém. Ví dụ thông tin sai không chịu cải chính hoặc cái chính không đúng mức. Điều này không có gì lớn nhưng cái sai này có khi ảnh hưởng xã hội rất lớn. Tôi ví dụ chuyện miễn nhiệm Bộ trưởng Lê Huy Ngọ. Báo thì đưa là đi xe máy, báo thì nói đi ô tô, báo thì nói ô tô không đến đón. Điều này gây cho người đọc suy nghĩ là 1 ông Bộ trưởng mới bị bãi miễn đã bị đối xử không tốt. Thực tế đâu có phải vậy.
    Đúng là quan trọng ở trách nhiệm nghề nghiệp thôi, chứ quản lý dù có chặt mấy cũng không thể bao trùm hết được
    Híc, em nghĩ cũng tủi thật. Tại cái vụ này nó xôm tụ quá nên ông Ngọ mới thành người của công chúng thế, chức thực ra có quái gì đâu. Lúc ra đến cửa, chả hiểu có tay củ chuối báo nào còn bảo ?othôi, thế là mai không được đi ô tô nữa rồi?. Híc! Kể lúc ấy cũng cáu thật!)
    Đấy, đạo đức nghề nghiệp thể hiện ở những chỗ như thế này nữa
    Bộ Văn hóa thông tin hiện có một quyết định rằng khi phỏng vấn, Phóng viên phải xin ký xác nhận của người được phỏng vấn. Sắp đến ngày 21/6 rồi, Em hỏi thật, Bộ trưởng có thương anh em phóng viên không?
    Cậu hỏi thế thì tôi hỏi lại, thế các cậu có thương người được phỏng vấn không?
    Nhưng thưa Bộ trưởng, nếu Bộ trưởng làm một cuộc điều tra nhỏ sẽ thấy rất ít người thực hiện theo quyết định này. Hầu hết người được phỏng vấn đề ý thức rất rõ và dám chịu trách nhiệm với câu trả lời của mình...
    Sở dĩ có quy định này là để đề cao trách nhiệm của cả hai phía. Phỏng vấn báo chí lâu nay nói chung là tốt nhưng cũng có lạm dụng. Quy định là để hai bên cùng có trách nhiệm trước sản phẩm thông tin đó chứ không có gì hạn chế nhà báo cả. Nhà báo có thể hỏi đủ mọi thứ và người được hỏi có quyền trả lời hay không.
    Nhưng thưa bộ trưởng, đưa ra một quy định như vậy mà chưa tìm hiểu thực tế thò có vội không?
    Nhiều người còn nói với tôi rằng giá mà có sớm hơn! Ngay đến Thủ tướng cũng có lúc phải phàn nàn: Tôi vừa đi công tác về, anh em báo chí nghe tôi nói chuyện rồi chuyển thành phỏng vấn. Tôi có trả lời phỏng vấn ai đâu?
    Rồi rất nhiều Bộ trưởng nói: Tôi đứng nói chuyện bình thường thôi, báo chí cứ đưa máy ghi âm ra rồi nói là trả lời phỏng vấn! Gần đây nhất là đồng chí Trần Đình Hoan (trưởng ban tổ chức trung ương) trả lời chung mà có tới mấy báo đều nói là phỏng vấn riêng.
    Đến đây thì Bộ trưởng phải vào họp. Anh em níu không được. Em mới hỏi với theo là: Thế thưa Bộ trưởng, bài này anh em có phải lấy chữ ký không ạ, ghi là phỏng vấn chung hay riêng ạ - hì hì, đùa tí vì Bộ trưởng dễ tính lắm, rất nhiệt tình, xuề xòa với anh em. Bộ trưởng chắc không nghe thấy nên em cũng chả biết phải ghi làm sao. Các bác thông cảm nhé.

    Ai da, quy chế mới thế này thì chơi khó anh em làm tin quá. Viết bài thì còn có thể có cơ hội xin chữ ký, chứ đối với những tờ báo hàng ngày làm sao lấy được chữ ký người đưọc phỏng vấn lúc nửa đêm cơ chứ. Trách nhiệm (dù rằng vẫn còn yếu) là được rồi. Nếu cần thì xây dựng quy chế xử lý về đưa thông tin sai lạc có khi còn có ích hơn
    Nhưng đúng là có tình trạng các đồng chí phóng viên hỏi chuyện rồi chuyển thành phong vấn lúc nào không hay. Nhưng cũng không phải không có chuyện người phỏng vấn biết là bài phỏng vấn nhưng chẳng may nói quá, hoặc thấy lên báo rồi có vấn đề liền kêu ca là không phải mình nói thế. Vấn đề tranh chấp kinh điển của thể loại pjhỏng vấn mà, nhất là khi đụng chạm đến những vấn đề lợi ích của nhau

Chia sẻ trang này