1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bác sĩ trẻ Tình nguyện Trường Đại học Y Hà Nội - Công tác tại Hà Giang

Chủ đề trong 'Hà Giang' bởi tranxuanbachthm, 12/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Bác sĩ trẻ Tình nguyện Trường Đại học Y Hà Nội - Công tác tại Hà Giang

    Mình đã công tác ở Hà Giang trong hai tuần của tháng 7-2005 tại 3 xã: Bản Rịa, Tân Nam, Tiên Nguyên của Huyện Quang Bình.
    Mình đã học thuộc bài hát: Hà Giang quê hương tôi
    Ai về thăm quê hương tôi
    Nơi biên cương là đây
    Có đường đi trong mây lên tới cổng trời
    Đây Hà Giang! Đây Hà Giang quê chúng tôi...
    Nhưng trong lúc ra về mình đã để quên cuốn băng các bài hát về Hà Giang ở nhà khách của UBND huyện. Vậy bạn nào có thời gian xin post cho mình lời bài hát: Quê em Hoàng Su Phì hoặc mua hộ mình cuốn băng ấy có được không. Mình xin cảm ơn nhiều! Mình là Trần Xuân Bách - BS Nội trú Bệnh viện Chuyên ngành Tai Mũi Họng khoá 27 Trường Đại học Y Hà Nội hiện đang học tập và làm việc tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương 78 Đường Giải phóng Hà Nội.Email: Tranxuanbachtmh@yahoo.com
  2. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn tấm lòng của bác đã dành cho con người và mảnh đất HG. Em hiện ko ở HG, nhưng sẽ cố gắng tìm giúp bác những thứ bác cần. Hy vọng bác sẽ có nhiều dịp làm từ thiện nữa cho đồng bào dân tộc tỉnh HG nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, để tránh loãng diễn đàn, mong lần sau bác ko nên lập hẳn một topic như này. Cảm ơn bác
  3. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Cũng may là đã có người nhận lời và cho ý kiến. Xin cảm ơn bạn. Mình lập topic mới vừa có ý mưu cầu lợi ích cá nhân vừa mong tạo ra một cái tên gây chú ý một chút để khơi dậy tinh thần Tình nguyện. Năm 2004, mình đi Tình nguyện ở 2 xã của huyện Văn Bàn Lào Cai - đã hành quân lên tận từng bản người Hmong, người Dao, người Tày... khám bệnh & cấp phát thuốc. Năm 2005 cũng vậy. Cả hai năm mình đều đã thoát hiểm cùng cả đoàn trong sự sợ hãi cơn lũ rừng bất chợt kéo về. Mình nhận thấy quê hương Việt Nam còn quá nhiều nơi nghèo khó nhưng tại sao ở chính những vùng nghèo khó ấy bà con lại rất nặng nề tư tưởng xin - cho? Với rất nhiều chính sách ưu đãi nhưng tại sao bà con vẫn không giàu, tại sao bà con không tự làm lấy những con đường đi cho bản mình, xã mình, huyện mình mà cứ phải chờ chính quyền? tại sao bà con thấy đường sạt lở không tự hò nhau cùng đi sửa đường? Tại sao lại chỉ có con em cán bộ lên huyện học tiếp các cấp học cao hơn? Tại sao bà con không nhận thức ra được tầm quan trọng của cái chữ bởi qua cái chữ sẽ đọc được các sách dạy cách làm giàu, sẽ nghe được các chương trình hướng dẫn nên làm gì vào thời gian nào trong năm thay vì thuần tuý làm ăn theo chủ nghĩa kinh nghiệm lỗi thời lạc hậu? TẠI SAO NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC TẠO ĐIỀU KIỆN CHO ĐI HỌC LẠI CHỈ THÍCH HỌC LÀM CÁN BỘ CHỨ KHÔNG MẤY AI THÍCH HỌC LÀM NÔNG NGHIỆP, HỌC LÀM ĂN KINH TẾ, HỌC LÀM KỸ THUẬT ĐỂ VỀ VỚI BẢN LÀNG, VỀ VỚI XÃ, VỚI HUYỆN PHỤC VỤ BÀ CON, DẠY BÀ CON CÁCH LÀM GIÀU CHO BẢN THÂN CHO GIA ĐÌNH? TẠI SAO CÁN BỘ ĐI XUỐNG XÃ LẠI CHỈ THÍCH ĐI ÔTÔ VỚI LÝ DO ĐƯỜNG XÁ KHÓ KHĂN VÀ CỨ HỄ MƯA TO GIÓ LỚN LÀ KHÔNG ĐI NỮA THAY CHO VÌ HÃY VẬN ĐỘNG BÀ CON TỰ MỞ RỘNG ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TỪNG BẢN LÀNG CỦA MÌNH...
    VÀ CAO HƠN HẾT LÀ TRONG DIỄN ĐÀN CỦA HÀ GIANG, DIỄN ĐÀN CỦA NHỮNG CON NGƯỜI HÀ GIANG TRẺ TUỔI LẠI KHÔNG CÓ MỘT CHUYÊN ĐỀ NÀO CÙNG NHAU BÀN TÍNH CÁCH XÂY DỰNG LÀM GIÀU VÀ PHÁT TRIỂN CHO QUÊ HƯƠNG.
    QUÊ HƯƠNG KHÔNG CẦN NHỮNG NHỚ NHUNG VU VƠ, KHÔNG CẦN NHỮNG BÀN TÍNH VỀ SỰ HẤP DẪN HAY KHÔNG HẤP DẪN CỦA CON TRAI CON GÁI HÀ GIANG, KHÔNG CẦN NHỮNG CON NGƯỜI UỶ MỊ TUNG HÔ NHỮNG CẢM XÚC YÊU ĐƯƠNG CỦA TUỔI TRẺ....
    QUÊ HƯƠNG CẦN NHỮNG CON NGƯỜI BIẾT SỐNG THIẾT THỰC VÌ SỰ GIÀU ĐẸP ĐÍCH THỰC CỦA QUÊ HƯƠNG, CẦN NHỮNG BÀN TAY VÀ KHỐI ÓC GIÚP XOÁ DẦN ĐI NHỮNG VẤT VẢ NHỌC NHẰN CHO ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC ANH EM...
    TÔI ĐÃ ĐẾN VỚI ĐỒNG BÀO VỚI TINH THẦN NHƯ VẬY VÀ TÔI LUÔN TỰ NHỦ BẢN THÂN SAU NÀY TRONG MỖI 10 ĐỒNG KIẾM ĐƯỢC TÔI SẼ ĐỂ RIÊNG RA 1 ĐẾN 2 ĐỒNG GÓP VÀO MỘT QUỸ RIÊNG, THÀNH TẤM THÀNH MÓN THÌ SẼ ĐỨNG RA TỔ CHỨC CÁC ĐOÀN BÁC SĨ VỀ LÀM VIỆC TRỰC TIẾP TRONG LÒNG CỘNG ĐỒNG, XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ THỰC TẾ CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ.
    VẬY MONG LÀ CÁC BẠN SẼ HÌNH THÀNH, DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN MỘT CHUYÊN MỤC SỐNG, HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN VÌ QUÊ HƯƠNG MỘT CÁCH THIẾT THỰC, ĐỘNG VIÊN NHAU, XÂY DỰNG CHO NHAU TINH THẦN BIẾT SỐNG VÌ QUÊ HƯƠNG MÌNH, VÌ CON NGƯỜI VÀ SỰ GIÀU ĐẸP CỦA HÀ GIANG!
  4. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Tất cả những ý kiến trên của bác em đã đọc và cũng rất tán thành. Tấm lòng của bác với đồng bào dân tộc vùng cao bọn em đã được khẳng định. Nếu ngay từ đầu bác đã viết ra những dòng tâm huyết như vậy thì em cũng không dám có ý kiến gì ngoài lòng biết ơn và cảm phục.
    Diễn đàn này tuy là của HG, nhưng sự thực thì đa phần thành viên vào đây không phải là người HG, còn nếu là người con của HG thì cũng chỉ là những SV, vẫn thiếu thốn lắm. Ai không muốn cuộc sống tươi đẹp cho quê hương mình? Ai không muốn nơi mình trưởng thành được nở mày nở mặt, được sánh ngang cùng các địa phương khác? Nhưng thực tế là đồng bào dân tộc nhận thức vấn đề còn hạn chế, đồng bào đang rất cần những người trẻ tuổi nhiệt tình năng động, sẵn sàng hy sinh bản thân mình... như bác.
    Sự thật thì box HG cũng chưa có một chương trình tình nguyện nào, cũng không thể trách được, thành viên thì ít, những người thường xuyên qua lại box thì phần không phải người HG, phần thì cũng không đủ điều kiện để thực hiện những điều trăn trở trên... "một cây làm chẳng nên non" hy vọng qua topic này chúng ta sẽ xây dựng được một phong trào TN. Đâu đâu cũng còn rất nhiều cảnh neo đơn, éo le, đâu đâu cũng là đồng bào ta cả... không nhất thiết cứ phải ở HG, ngay HN - Thủ Đô đây cũng còn rất nhiều cảnh ngộ cần được quan tâm. Nếu bác không chê em xin được chung sức cùng bác trong những kế hoạch sắp tới.
    Hiện tại box HG cũng có một mem rất nhiệt tình, tâm huyết với đồng bào HG là @motthoang_hn02. Bằng tấm lòng cao cả, sự nhiệt tình của tuổi trẻ, chắc chắn chúng ta sẽ thành công... Vì một ngày mai tươi sáng, mong tất cả bạn trẻ đã đang và sẽ đến với HG cùng chung sức, đồng lòng.....
  5. hoabacha

    hoabacha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Bravo, một bài viết tâm huyết nhất từ trước đến nay xuất hiện trên box Hà Giang. Hà Giang cần những con người như thế này biết bao?
    Xin lỗi dám hỏi anh, nếu bây giờ một bệnh viện tuyến huyện của Hà Giang cần một bác sĩ tình nguyện cắm bản anh có về không? Cắm bản tức là sống đến suốt đời, phục vụ đến suốt đời?
    Anh ạ, hình như anh chỉ nhìn thấy một khía cạnh của cuộc sống nơi đây qua những ngày tình nguyện? Anh có thấy có những
    cô giáo trẻ, bác sĩ trẻ cắm bản ở những nơi anh qua không? Anh có thấy sự cố gắng hết sức của những chiến sĩ biên phòng, những anh công an bám dân trong từng xóm xã không?
    Có một sự thật là nơi cần sự giúp đỡ nhất là nơi không bao giờ hét lên: tôi cần giúp đỡ.
    "tại sao ở chính những vùng nghèo khó ấy bà con lại rất nặng nề tư tưởng xin - cho? Với rất nhiều chính sách ưu đãi nhưng tại sao bà con vẫn không giàu, tại sao bà con không tự làm lấy những con đường đi cho bản mình, xã mình, huyện mình mà cứ phải chờ chính quyền?"
    Xin phép đưọc thay mặt những người dân vùng cao trả lời anh những câu hỏi này:
    1 ) nếu nói về tư tưởng xin - cho thì anh nên tìm hiểu kỹ tập quán canh tác, điều kiện tự nhiên, nguồn gốc tộc người trước khi đưa ra câu hỏi này : những điều đó quy định nhiều tư tưởng và hành động của bà con.
    2 ) các chính sách ưu đãi không phải bao giờ cũng xuống được đến người dân 100%. Thoát nghèo ai không muốn nhưng thoát bằng cách nào khi lực bất tòng tâm, khi xung quanh họ chỉ có đá và mây? họ có bao nhiêu sự lựa chọn để thoát nghèo? Anh có biết những con đường anh đi đưọc gọi là đường gì không? " Đường Hạnh phúc" Con đường này là con đường phát huy sức dân cả tỉnh và cả nước dành cho Hg sau Cmạng đấy. Nhưng dưới những tác động của thiên nhiên nó đã bị sụt lở, tắc nghẽn vì vậy mà cần sự giúp đỡ của nhà nước để bê tông hoá những tuyến đường đấy. Đây cũng chính là lối thoát duy nhất để mở lối cho người dân.
    Anh a, thiết nghĩ những ai học hay biết đôi chút về kinh tế học thì cũng sẽ hiểu bài học: địa lý học trong kinh tế. Điều này những người lãnh đạo nhà nước hiểu hơn ai hết.

    "Tại sao lại chỉ có con em cán bộ lên huyện học tiếp các cấp học cao hơn? Tại sao bà con không nhận thức ra được tầm quan trọng của cái chữ bởi qua cái chữ sẽ đọc được các sách dạy cách làm giàu, sẽ nghe được các chương trình hướng dẫn nên làm gì vào thời gian nào trong năm thay vì thuần tuý làm ăn theo chủ nghĩa kinh nghiệm lỗi thời lạc hậu?"1 )
    ]Anh đã đến được bao nhiêu tỉnh, huyện vùng cao? đã biết những gì về chính sách giáo dục. Xin thưa với anh là hiện nay Hg có một trường nội trú tỉnh, 10 huyện thị còn lại đều có trường nội trú dân tộc dành cho can em dân tộc. Các xã đều có trường và thậm chí phân ra các điểm trường đến tận xóm. Học sinh đi học được cho không sách vở và dụng cụ học tập. Các xã vùng hai đều đưọc trợ giá tài liêục học tập.
    2 ) Nếu công việc thây đổi cách suy nghĩ, phong tục tập quán, cách sinh hoạt của người dân vùng cao đơn giản như thế thì liệu các anh còn cơ hội để làm thanh niên tình nguyện không? và liệu có còn cần đến những người con hy sinh trong các cuộc đấu tranh chống đạo vùng biên giới không?
    "TẠI SAO NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC TẠO ĐIỀU KIỆN CHO ĐI HỌC LẠI CHỈ THÍCH HỌC LÀM CÁN BỘ CHỨ KHÔNG MẤY AI THÍCH HỌC LÀM NÔNG NGHIỆP, HỌC LÀM ĂN KINH TẾ, HỌC LÀM KỸ THUẬT ĐỂ VỀ VỚI BẢN LÀNG, VỀ VỚI XÃ, VỚI HUYỆN PHỤC VỤ BÀ CON, DẠY BÀ CON CÁCH LÀM GIÀU CHO BẢN THÂN CHO GIA ĐÌNH? TẠI SAO CÁN BỘ ĐI XUỐNG XÃ LẠI CHỈ THÍCH ĐI ÔTÔ VỚI LÝ DO ĐƯỜNG XÁ KHÓ KHĂN VÀ CỨ HỄ MƯA TO GIÓ LỚN LÀ KHÔNG ĐI NỮA THAY CHO VÌ HÃY VẬN ĐỘNG BÀ CON TỰ MỞ RỘNG ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TỪNG BẢN LÀNG CỦA MÌNH..."[/hl
    Anh có biết mỗi năm lượng học sinh Hg thi vào 3 trường Đh sư phạm Thái Nguyên, Đh nông lâm thái nguyên, Đh lâm nghiệp, Đh nông nghiệp 1 Hn gấp đôi số lượng sinh viên thi các trường khác không?anh có biết tất cả các giáo viên, bác sĩ, công an đều phải luân phiên tăng cường cho các vùng khó khăn 2 năm 1 lần không? Còn việc cán bộ xuống xã chỉ thích đi ô tô a? Buồn cười quá. Chắc anh nhầm Hg với tỉnh nào rồi chứ. Anh cứ thử lên vài xã như Xín Chải, Pờ ly ngài, bản Máy..xem, đường chỉ có xe minkh và ngựa đi được thôi anh ạ.
    [hl]" CAO HƠN HẾT LÀ TRONG DIỄN ĐÀN CỦA HÀ GIANG, DIỄN ĐÀN CỦA NHỮNG CON NGƯỜI HÀ GIANG TRẺ TUỔI LẠI KHÔNG CÓ MỘT CHUYÊN ĐỀ NÀO CÙNG NHAU BÀN TÍNH CÁCH XÂY DỰNG LÀM GIÀU VÀ PHÁT TRIỂN CHO QUÊ HƯƠNG.
    QUÊ HƯƠNG KHÔNG CẦN NHỮNG NHỚ NHUNG VU VƠ, KHÔNG CẦN NHỮNG BÀN TÍNH VỀ SỰ HẤP DẪN HAY KHÔNG HẤP DẪN CỦA CON TRAI CON GÁI HÀ GIANG, KHÔNG CẦN NHỮNG CON NGƯỜI UỶ MỊ TUNG HÔ NHỮNG CẢM XÚC YÊU ĐƯƠNG CỦA TUỔI TRẺ....
    QUÊ HƯƠNG CẦN NHỮNG CON NGƯỜI BIẾT SỐNG THIẾT THỰC VÌ SỰ GIÀU ĐẸP ĐÍCH THỰC CỦA QUÊ HƯƠNG, CẦN NHỮNG BÀN TAY VÀ KHỐI ÓC GIÚP XOÁ DẦN ĐI NHỮNG VẤT VẢ NHỌC NHẰN CHO ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC ANH EM... "
    ]Điều này thì phải thừa nhận anh nói không sai. Nhưng anh ạ, vẻ bề ngoài đôi khi không phải là tất cả. Người vùng cao chúng em quen âm thầm, không phô trương, không thể hiện. Những gì tuổi trẻ Hg làm cho quê huwong sẽ được chính những người dân nơi đây hiểu và cảm nhận. tương lai đang trả lời rồi đấy.
    Đọc bài viết của anh mới thấy anh rất tâm đắc với hoạt động cộng đồng, hoạt động xã hội. Vậy nhân đây em cũng muốn mời anh tham gia vào 1 dự án của bọn em: Dự án nghiên cứu trồng cây thuốc nam cho xã Xuân Giang - huyện Quang Bình - tỉnh Hà Giang. Đây là một sự án tình nguyện nên những người tham gia sẽ hoạt động như các tình nguyện viên không có hỗ trợ. Rất mong sẽ nhận được sự hỗ trợ của anh.
    Một lần nữa cảm ơn bài viết tâm huyết của anh. Có điều gì thất thố trong lời nói mong anh lượng thứ. Đây chỉ là đôi lời phân trần của một người con Hg với khách nên không tránh khỏi chủ quan địa phương.
  6. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2

    Có thể những nhận xét của tôi làm các bạn có đôi chút chạnh lòng nhưng tôi tin là những điều chúng ta gợi mở ra ở đây sẽ có thể tạo dựng nên được một cái gì đó lớn lao hơn, có hiệu quả hơn.
    Tôi được đào tạo ra không phải là để về cắm bản. Nếu đưa tôi về cắm bản thì giá trị của tôi chỉ là con số 0 bởi vì quá trình đào tạo của tôi đã đi vào chuyên ngành sâu và hẹp của khoa học Y học. Tôi không thể cầm cái cuốc trồng một vài cây thuốc nam, không thể ngồi tỉ mẩn thống kê các loại sổ sách của một trạm Y tế xã vốn có vô vàn các loại sổ và các loại chương trình: chống sốt rét, tiêm chủng TE, chống sốt xuất huyết, dân số kế hoạch hoá gia đình....
    Chúng tôi cũng không phải là người Hà Giang, không thông hiểu phong tục tập quán của Hà Giang, không nói được các thứ tiếng của các dân tộc anh em thì làm sao có thể trọn đời cống hiến cho Hà Giang được. Tất cả những thứ đó đều có thể học được nhưng cần có thời gian và tại sao không đi theo con đường ngắn nhất là sử dụng ngay những người con của Hà Giang để cống hiến cho Hà Giang?
    Những người như chúng tôi theo chương trình của Bộ Y tế thì chỉ phát huy được khả năng khi được đưa về công tác tại Bệnh viện Tỉnh và cũng chỉ một thời gian 3-6 tháng thôi. Bệnh viện tôi đã và đang hỗ trợ cho tỉnh Lai Châu được hai năm nay rồi và chuyên ngành TMH của Lai Châu đẫ mổ được những ca mà đồng bào tuyên bố phó mặc cho Giàng như chém nhau vào mặt, cổ; tên và đạn súng kíp bắn vào cổ; những ca bướu cổ do thiếu Iod...
    Chúng tôi tự biết giá trị của mình sẽ phát huy được tối đa khả năng khi được giao cho nhiệm vụ có mức độ đòi hỏi kiến thức tay nghề chuyên sâu chứ không thể thuần tuý phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bà con của một vài xã huyện như các chương trình Tình nguyện hè mà Thành Đoàn Hà Nội phát động. Thành Đoàn và Nhà trường đưa ra chương trình như thế chủ yếu là để tạo điều kiện cho chúng tôi được thâm nhập vào thực tiễn tại địa bàn cơ sở và qua đó sẽ làm nảy nở những mầm hạt giống biết sống và suy nghĩ tới đồng bào các dân tộc anh em.
    Chắc các bạn biết rõ PGS.TS.VS Tôn Thất Bách, người mà tôi có vinh dự được trùng tên với ông, người mà các thế hệ sinh viên trường Y Hà Nội chúng tôi hết sức ngưỡng mộ. Lúc sinh thời thầy có cắm bản đâu, có ai yêu cầu thầy cắm bản đâu mà sao không ai có thể phủ nhận tâm huyết của thầy dành cho đồng bào các dân tộc anh em vậy.
    Kế hoạch của thầy đặt ra là nâng cao trình độ tay nghề và kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của địa phương, con em của địa phương, sống trong lòng địa phương để từ đó họ tự tìm ra được rằng địa phương mình yếu gi? thiếu gi? cần gi? phải giải quyết ra sao? phải bắt đầu từ đâu?... Và điều đầu tiên thày bắt tay vào làm là yêu cầu xây dựng một chế độ đãi ngộ tốt cho đội ngũ cán bộ y tế từ thôn bản trở lên. Song song với đó thầy trực tiếp đi tới các tỉnh để tiìm hiểu thực tiễn để có thể bắt đầu ngay từ đâu là hiệu quả nhất. Chế độ đãi ngộ thì chậm một chút vì đất nước còn như một gia đình vừa nghèo vừa đông con, có vô số thứ phải chi tiêu: con lớn đóng học phí, con bé mua quần áo, bố mẹ già ốm đau bệnh tật, lễ tết hiếu hỉ... Còn đào tạo đội ngũ cán bộ thì cả ngành Y tế đã mở rộng vòng tay chào đón những người cán bộ Y tế của cơ sở về với các trường đào tạo. Chúng tôi phải thi tuyển tróc vẩy tróc vi ra còn các bạn đồng nghiệp ở cơ sở chỉ cần nộp hồ sơ là xong ngay nhưng sao vẫn có ít người đi học quá. Bệnh viện tôi có chương trình đào tạo miễn phí chuyên khoa Định hướng Tai Mũi Họng cho các tỉnh miền núi phía Bắc (chúng tôi muốn đi học thì phải đóng 3,2triệu) nhưng cho đến nay mới chỉ có 1 BS ở tuyên Quang xuống học. Vậy tại sao? Tâm sự với một số Bs tại các trạm Y tế thôn bản tôi được biết họ ngoài khoản học phí không phải lo nữa thì về Hà Nội họ biết sống bằng cái gì khi đồng lương hiện có vốn chỉ có thể tiêu ở địa phương.
    Bản thân tôi chỉ là một cá nhân nhỏ bé, ngoài việc phấn đấu tay nghề chuyên môn cho giỏi mưu cầu kiếm sống cho bản thân và gia đình thì không thể có được một tiếng nói có trọng lượng về hoạch định và xây dựng chính sách, con người như thầy Bách được. Nhưng với tâm nguyện sẽ tiếp bước con đường mà thầy đã bỏ dở, tôi sẽ phải làm theo cách của riêng tôi mà như hôm trước tôi đã bày tỏ: đó là kiếm ra thật nhiều tiền một cách chính đáng để có thể tổ chức các đoàn bs Tình nguyện phi chính phủ giống như của tổ chức Y tế thế giới đến với Việt Nam và tài trợ cho các cán bộ Y tế cơ sở kinh phí để họ có thể đi học được.
    Và tôi rất sợ điều không hay sẽ xảy ra đó là những tâm sức của mình bỏ ra sẽ không đến được nơi cần phải đến. Chung quanh chúng ta vẫn còn có những kẻ đáng ra phải gọi là ngợm chứ không là người khi vẫn gây trở ngại cho những đồng tiền mồ hôi công sức của bao người trên đường đến với bàn tay của bà con. Đội Sinh viên Tình nguyện Trường Đại học Dược Hà Nội đã quyên góp được hai thùng quần áo cũ để mang lên tặng trẻ em Hà Giang nhưng vì thủ tục hành chính giấy tờ... nên đã không có được một chuyến xe ôtô để chở hai thùng quần áo đó. Kết quả là chúng đã phải nằm lại HN gần 2 tháng trời và các em đã lại phải quyên góp đợt 2 lấy tiền thuê 1 xe ôtô, tự các em áp tải lên đến Quang Bình.
    Tôi không ủng hộ chương trình xây vườn thuốc nam của các bạn bởi đó là một phần trong nhiệm vụ phải làm của các cán bộ Trạm y tế xã, thứ 2 xây dựng vườn thuốc nam lên để rồi không có người sử dụng (bà con không cần đến thuốc nam ở trạm đâu, họ đến trạm chỉ khi nào họ cần đến thuốc Tây y thôi) thì cuối cùng cây cối cũng chỉ có mùa vụ, chúng sẽ tàn hết như bao vườn thuốc nam mà tôi đã được theo dõi.
    Ba con người không thể làm được gì đâu nên tôi mong các bạn với vị thế có sẵn trong các chuyên mục khác có liên quan tới Hà Giang hãy cổ vũ, kích động anh em bạn bè có liên quan với Hà giang cùng bàn tính cách xây dựng quê hương. Bản thân tôi chỉ có thể tham gia mảng y tế mà thôi.
    Tôi xin giới thiẹu với các bạn số DT của em SV năm thứ 5 ĐH Dược Hà Nội Đội trưởng Đội Tình nguyện (đây là một nhóm SV rất giàu lòng nhiệt huyết vì đồng bào các dân tộc miền núi vùng sâu vùng xa, hằng năm các em ấy đã vận động các công ty Dược tài trợ thuốc cho bà con với số tiền như năm vừa qua là 80triệu đông): Hà Quang Tuyến 0989.069.062
  7. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2

    Hãy làm một vì sao!
    Trên bầu trời khuya.
    Có những vì sao.
    Biết thức.
    Để lắng nghe.
    Những nỗi niềm.
    Day dứt!
    Băn khoăn!
    Nhớ thương!
    Hy vọng!
    Có những vệt sao băng.
    Cháy hết mình.
    Sáng chói!
    Để cho ước mơ:
    "Mọi người được hạnh phúc!"
    Của những cô bé.
    Tuổi hai mươi.
    Trở thành hiện thực.
    Mỗi con người.
    Dù chỉ một lần trong đời!
    Hãy làm một vì sao!
    Như thế!
    Bác sĩ Trần Xuân Bách - Nội trú Bệnh viện Chuyên ngành Tai Mũi Họng Khoá 27 Trường Đại học Y Hà Nội Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương - Cựu học sinh lớp Chuyên Toán A khoá 1993-1996 Trường PTTH Chuyên Hùng Vương Tỉnh Phú Thọ xin mến tặng tất cả các bạn! (bài đã đăng trên Nội san Biệt dược của Đoàn Thanh niên Trường Đại học Dược Hà Nội)
  8. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    oái !đọc bài của bác sĩ mà em thấy mọi người tâm huyết với HG quá , em cảm ơn nhiều nhé ! em chuyển lời của pà con dân tộc đến bác nài " cái bụng bác sĩ tốt lắm , bác sĩ mang sức khoẻ về cho dân bản mà ! "
    Em thì lại chưa làm được gì cho những con người nơi đây , chỉ biết 1 điều rằng HÀ GIANG TRONG TRÁI TIM TÔI , em cũng mấy lần lên HG tình nguyện đó là phát quần áo cho trẻ em dân tộc ở Quản Bạ ! Hôm nay được biết có 1 tổ chức tình nguyện của trường Y thế nài , em xin tham gia với nhé !
    SỐNG HẾT MÌNH VÌ HG THÂN YÊU
    HẢI PHÒNG LÀ SỐ 1 NHƯNG HÀ GIANG LÀ NUMBER ONE !!!!!
  9. hoabacha

    hoabacha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà và chào bác sĩ
    Mấy ngày nay nhiều việc quá nên hôm nay mới ghé qua nhà được. Đọc bài của anh bác sĩ lại thấy muốn được " khai khẩu ".
    Thông cảm nhé, tôi không học Y, cũng chẳng học Dược nhưng cuộc sống lại phải luôn gắn liền với thuốc men, bác sĩ nên cũng muốn nói đôi lời với bài viết tâm huyết của anh bác sĩ Hà Nội.
    trước hết xin cảm ơn bài viết cùng những vấn đề gợi mở của anh cho những người con Hà giang. Biết đâu, một chút cay của ớt, một chút mặn của muối làm con người ta vốn quen với sự tẻ nhạt, tự ti và thấp kém của những món ăn nhạt nhẽo phấn kích hơn.
    Tuy nhiên, khách đến nhà chủ nhà không thể tiếp đón thịnh tình bằng những hành động thiếu tự chủ thế này đựoc vì thế lắng nghe là điều tôi nên làm lúc này.
    Về việc anh giới thiệu giúp tôi một thanh niên tình nguyện người DT ít người, tôi vô cùng cảm ơn. Cũng cảm ơn anh đã nói rõ suy nghĩ của anh về đề tài của chúng tôi.
    Tôi hy vọng dưới sự giúp đỡ của thầy Điền, trưởng bộ môn dược học cổ truyền, Đh Dược HN; Cô Lam Phương - viện y học cổ trưyền Bộ Công An; Cô Tú - giảng viên Học viện Y Tuệ Tĩnh và một số người bạn trong các tổ chức tình nguyện phi chính phủ khác, dự án của chúng tôi sẽ làm được một phần nào trong tâm nguyện lớn lao của anh.
  10. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Đừng có vậy chứ! Những điều chúng ta trao đổi ở đây chỉ là nhằm dần dần từng bước xây dựng một đội ngũ những người cùng chung chí hướng, đặng đến một ngày nào đó đủ sức đủ lực thì bắt tay làm việc cụ thể.
    Các bạn có cách làm của các bạn, tôi có cách làm của tôi. Chúng ta không cùng quan điểm về phương pháp thì cũng không nên lấy làm bực bội chứ. Tôi không đồng ý với công trình của các bạn nhưng tôi cũng không ra mặt chê cơ mà.
    Người Việt Nam có cái khó mà người phương Tây đã tổng kết đó là: làm việc cá nhân độc lập thì rất tốt nhưng khi huy động làm việc trong một tập thể thì luôn xảy ra chuyện.
    Tôi chưa một lần có giọng điệu của một kẻ đi ban ơn mà sao hoabacha nặng nề vấn đề vậy. Người miền xuôi và người miền ngược đều có những ưu điểm riêng và không phải lúc nào cũng tốt cả. Chúng ta là những con người mới thì nhìn nhận thực tế hơn một chút và biết đâu cần phát huy, đâu cần khắc phục.
    Chúng ta chỉ là hạt muối bỏ biển trong hàng vạn vạn người thì cũng đâu cần mát mẻ với nhau làm gì.

Chia sẻ trang này