1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bác sĩ trẻ Tình nguyện Trường Đại học Y Hà Nội - Công tác tại Hà Giang

Chủ đề trong 'Hà Giang' bởi tranxuanbachthm, 12/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mutaibeo

    mutaibeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Thắm tình nghĩa miền xuôi miền ngược
  2. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Ôi! Chào em Linh xinh gái của cả đoàn!
    Anh vào chuyên mục và bồi hồi đến run người khi nhìn lại những tấm ảnh chụp đoàn mình. Cảm giác y như hôm đầu tiên xem bộ phim ngắn do em và Hà Phương đạo diễn ấy. Em có nhiều ảnh thì post thêm đi - anh chỉ có đĩa phim ấy thôi nên không làm ăn gì được. Nhớ cho anh xin em một điều là đừng post ảnh anh nằm ngủ khoèo trên tảng đá bên bờ suối đấy nhé.
    Năm 2004, khi đang chuẩn bị đồ đạc để lên đường tới Lào Cai, anh có đem những thắc mắc của mình hỏi một anh Nội trú khóa trên đã từng đi Tình nguyện rằng mình sẽ làm những gì và nên làm gì khi đang ở đó. Anh ấy đã giảng một hồi và câu kết luận cho đén giờ anh vẫn nhớ như in. Đó là:
    " Em hãy cứ vững bước đi đi. Không phải là một chuyến du ngọan đâu mà đầy rẫy khó khăn đang đang chờ đợi em. Nhưng em cứ đi đi, dù khó khăn đến đâu thì những tháng ngày đi Tình nguyện sẽ là những kỷ niệm theo em đi suốt cuộc đời đấy."
    Lúc đó anh chưa tin lắm nhưng qua hai lần đi đến hai tỉnh miền núi xa xôi, mỗi lần có một dạng kỷ niệm sâu sắc khác nhau, thì đúng là những kỷ niệm ấy không thể nào quên được.
    Chuyến đi bộ của mấy anh em mình khi ô tô bị sa lầy; những đêm nằm ngắm sao trời và tâm sự về con người, về cuộc sống, về quan điểm sống, về nhiều thứ khác nữa cùng Tuyến, Phương đúng là không bao giờ có lại lần thứ hai.
    Về đến Hà Nội thì cuộc sống cuốn hút mỗi người theo những hướng đi khác nhau và ít có dịp quây quần hội họp nhưng tình cảm gắn bó đồng cam cộng khổ thì anh dám chắc là không bao giờ phai mờ trong tâm trí tất cả các anh em.
    Ngày mai chắc là anh sẽ được đi chung một đoàn công tác cùng anh Hùng "Hết sức bình tĩnh" đấy. Nếu đúng thì anh sẽ khoe với anh ấy về chuyên mục này. Anh em tập họp lại và trò chuyện cùng nhau thì thật tuyệt. Em lúc nào thông báo cho cả bọn Tuyến và mấy anh chị em bên đó cùng vui nhé!
    Cho anh gửi lời chào mẹ Hoa nữa nhé! Hôm nọ anh vào trường nộp Đề cương Luận văn Tốt nghiệp phải qua chỗ mẹ xin giấy tờ không ngờ cụ vẫn nhớ anh và hỏi thăm tình hình học hành thi cử thế mới hay chứ!
    Dear Hoabacha!
    Người cầm cờ trong ảnh ấy chính là anh Trâm đấy. Anh ấy đã cùng lăn lộn với tụi tui từ ngày đầu cho đến ngày chúng tôi rời Hà Giang. Đêm cuối cùng chia tay nhau, anh Trâm đã đọc cho tụi tui chép và dạy tụi tui một cách chính xác và chuẩn mực bài hát "Hà Giang quê hương tôi" chứ trước đó tụi tui chỉ hát mò theo nhạc và hát sai lời lung bung. Đàn ông con trai chia tay nhau không rơi nước mắt nhưng cũng ngậm ngùi lắm. Không biết anh ấy giờ có còn nhớ tụi tui nữa không đây?
    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 22:43 ngày 17/04/2006
  3. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Bài viết dưới đây là bài tham cuộc dự thi viết về "Người tình nguyện và ấn tượng mùa hè" do Báo Thanh Niên, Trung tâm Công tác xã hội thanh thiếu niên (Hội LHTN Việt Nam) và Công ty Bút bi Hanson tổ chức.
    Em gái thân yêu!
    "Xum xua xa đây!" (xin chào) - đó là câu nói đầu tiên em sẽ được nghe khi đặt chân lên vùng đất Trà Vinh, nơi có đến 70% dân số là người Khmer. Chị rất mong em trải qua cảm giác ngạc nhiên, xúc động khi được các em bé Khmer thích thú chạy đến chạm vào người rồi cười lên vui sướng. Chị đọc được trong hành động đó ý nghĩ: người thành phố có khác gì người nông thôn không nhỉ? Thật ngộ nghĩnh phải không em!
    Những ngày đầu sẽ khá vất vả vì cách thức di chuyển thường xuyên nhất là đi bộ. Những đôi chân "thành phố" mỏi nhừ, phồng rộp. Cái nắng gắt của miền Tây ăn lên da thịt, những giọt mồ hôi thấm trên vai áo, những vết xước bởi gai cào, những vết thâm đen vì muỗi cắn trong những lần đi phát quang đường, tuyên truyền nếp sống văn hóa, chăm sóc sức khỏe... Chị đã sống một tháng được lao động đúng nghĩa như thế. Đi nhiều, đen đúa... nhưng trong đội ai cũng tự hào về làn da nhanh chóng "Khmer hóa" của mình và một cảm giác hạnh phúc thật sự khi được sống trong tình thương yêu của những người dân quê chân chất. Họ sốt sắng đóng góp tre lá dựng nhà tình thương, ân cần mời mọc những chén nước mưa trong mát, chăm sóc tận tình khi chiến sĩ bệnh... Đó chính là động lực mạnh mẽ để chị thấy rằng sự lựa chọn của mình là đúng và tiếp tục cuộc hành trình tình nguyện không mệt mỏi.
    Chị nhớ lắm cảm giác bồi hồi khi được nghe những em học sinh Khmer gọi bằng hai tiếng "nakrù" (chào cô), dù mưa nắng thế nào cũng lặn lội đến trường và xúc động khôn nguôi khi ngày cuối tuần học sinh kéo đến thăm thầy cô với nào là mía, đậu phộng, trái cây... Cái sân trong khu nhà chị ở vào buổi tối luôn tràn ngập tiếng cười đùa của cả người lớn và trẻ con. Trước khi đi Mùa hè xanh thì chẳng ai biết ai, vậy mà chỉ mới mấy ngày làm việc cùng nhau đã thân thiết như anh em một nhà. Có ngày cả đội được nghỉ vì ảnh hưởng của bão, thế là có những buổi đi chèo xuồng, thả diều, đi cầu khỉ, lội sông bắt cua, cá... miệng ca vang câu hát "Chào thành phố mến yêu, chào từ giã bao người, chúng tôi lên đường đi xây dựng quê hương...".
    Chị nhớ lắm hình ảnh người đội phó trong buổi lễ tụng kinh cầu phúc cho ngôi nhà tình thương vừa dựng xong. Bạn ấy nhất quyết ngồi ngay chỗ mưa nhỏ xuống từ một lỗ hổng trên mái nhà dù ngay từ đầu chị đã đẩy bạn ấy ra. Mưa thấm dần chiếc áo nhưng bạn vẫn nở nụ cười tươi, ghé sát tai chị nói nhỏ: "Cứ để mình ngồi chỗ này, đừng để mọi người nhìn thấy, mất vui, ngày mai phải trám lại chỗ dột liền". Ngay lúc đó, chị hiểu thế nào là "tinh thần tình nguyện".
    Chắc em không tin điều chị sắp viết: chỉ cách Sài Gòn mấy trăm cây số và ở ngay nông thôn nhưng trẻ em nơi đây không hề biết đến khái niệm "Tết Trung thu" và "***g đèn". Nhưng điều khó hiểu đó sẽ được lý giải bằng hành động của một em học sinh lớp 1 ôm chặt chiếc ***g đèn bị rách, mếu máo khóc tưởng bị đòi lại khi chị muốn đổi cho em chiếc khác. Nhìn những gương mặt đen nhẻm nhưng hớn hở, sung sướng, săm soi, ngắm nghía những chiếc ***g đèn được tặng và liên tục hỏi thầy cô về cách chơi thế nào mà chị vui lắm.
    Ngày cả đội tạm biệt mảnh đất miền Tây trở về thành phố là khoảnh khắc mà chị không thể nào quên được, học sinh kéo đến chào tạm biệt rất đông dù chỉ mới bốn giờ sáng. Dọc đường đi, bà con xung quanh nhìn theo đầy lưu luyến. Mắt ai cũng đỏ hoe, nghẹn ngào. Buổi sáng hôm ấy rất trong lành, chị cố gắng nhìn ngắm thật kỹ những nét thân quen nhất, cảm thấy yêu vô cùng chốn làng quê mộc mạc này. Và chị thấy bàn chân của chị đã dẻo dai, nhanh nhẹn hơn, những ngón chân tự tin bám vào đất, không còn cái yếu mềm, rụt rè thuở ban đầu.
    Chị đã được "đổi gió" như chính cái ý muốn đơn giản ban đầu nhưng đó lại là một cuộc khám phá giá trị. Chính những ngày tháng này chị cảm nhận rõ nhất sự hiện hữu của cảm giác hạnh phúc, cảm thấy mình thực sự được sống chứ không chỉ là tồn tại. Em gái ơi, em hãy đi và sẽ thấy: "Mục đích của cuộc sống suy cho cùng là sống hết mình với nó, là chiêm nghiệm, nếm trải đủ mọi tình huống, là sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ và gian khó không chút e dè" (Eleanor Roosevelt).
    Đặng Diễm Phương

  4. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Cháy mãi lửa tình nguyện
    Năm 1994, Lê Xuân Sinh rời vùng đất Tịnh Biên (tỉnh An Giang) bước vào giảng đường đại học với hành trang là kinh nghiệm của 2 năm hoạt động Đoàn trong quân ngũ. Trong suốt 10 năm tham gia chiến dịch MHX đã để lại trong anh không biết bao nhiêu là kỷ niệm. Anh kể: ?oLần đầu tiên tham gia chiến dịch MHX tại huyện Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), tôi thật sự bị "sốc" vì chưa bao giờ nghĩ Cần Giờ còn nghèo như thế. Những năm trước 1998, Cần Giờ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, đường sá xa xôi, muỗi bay không kém U Minh. Người dân còn nghèo, tâm lý mặc cảm nên việc các chiến sĩ tình nguyện về bám trụ, sống để mà "đi dân nhớ, ở dân thương" là cả một vấn đề. Trước khi tham gia chiến dịch, chúng tôi bàn bạc rất kỹ phải giải quyết được bài toán khó: Sinh viên (SV) xuống Cần Giờ làm gì, làm như thế nào, và liệu có đương đầu nổi với những khó khăn hay không?... Sau khi xác định tư tưởng: chúng ta đi để làm việc, giúp người dân vượt qua cái nghèo, cái dốt nên phải chấp nhận tất cả khó khăn?. Anh Sinh kể thêm, năm 1998, chúng tôi bàn với thanh niên việc nuôi tôm sú. Thực ra cũng chưa có kinh nghiệm gì nhưng với quyết tâm vừa học vừa làm, đồng thời nhờ sự giúp đỡ của các cán bộ khuyến nông và nhiệt tình của thanh niên xã Tam Thôn Hiệp nên vụ tôm đó trúng lớn, uy tín cũng được nâng lên. Sau đó từ xã Long Hòa, chúng tôi thí điểm giúp dân giải bài toán chi tiêu gia đình. Bắt đầu từ gia đình dì Tư Mến. Mỗi lần đi biển dì kiếm được khoảng 200 ngàn đồng, xài hết tiền rồi mới đi làm tiếp. Các SV đến nhà tìm hiểu, làm "quân sư" tính toán, cân đối lại những khoản tiền xài mỗi ngày, số dư sẽ "bỏ ống heo". Dĩ nhiên họ không quên "thủ thỉ" với dì Tư phải làm việc và bớt chi tiêu các khoản không cần thiết. Trong vòng một tháng, gia đình đã để dành được số tiền 1,2 triệu đồng, đây là số tiền lớn mà lần đầu tiên gia đình có được. Một tháng sau dì Tư mời chúng tôi đến nhà ăn bữa cơm gia đình để cảm ơn. Việc cảm ơn của bà con Cần Giờ cũng đáng nhớ lắm. Năm 1999, khi chiến dịch đã kết thúc được vài tháng thì một ngày nọ bà con đến tận trường tìm các chiến sĩ. SV nghe nói bà con Cần Giờ lặn lội đường xa lên gặp bằng được mình thì sợ vô cùng, không biết chuyện gì xảy ra nên "tẩu vi thượng sách". Đến khi biết được bà con đến thăm SV thì bao nhiêu tôm, cua, xoài, cóc... mà bà con mang theo bị chiến sĩ... chén sạch.
    Năm 2000, Ban tổ chức chiến sĩ tình nguyện MHX mở rộng địa bàn hoạt động, anh Sinh đề xuất ý kiến với Thành Đoàn cho Trường ĐH Mở - bán công được đi Trường Sơn. Lúc đó nhiều người không tán đồng vì nhiều lý do: địa bàn quá xa, sốt rét... "Tôi quyết định xin Thành Đoàn cho đi khảo sát. Suốt hai ngày lội bộ, thấy những khó khăn mà đồng bào dân tộc và công nhân làm đường Trường Sơn gặp phải, tôi biết rằng đưa quân lên Trường Sơn là một quyết định đúng đắn". Trong những ngày bám tuyến, bám làng, các SV đã chi viện cho đồng bào dân tộc và công nhân cả về vật chất lẫn tinh thần. Đến tận bây giờ anh vẫn nhớ như in ánh lửa lung linh những đêm văn nghệ hát phục vụ đồng bào và công nhân mở đường, những ngày phải đi bộ hàng chục km theo bà con lên nương rẫy. Và cũng tại mặt trận này, anh Sinh cùng các SV lập được một "chiến công". Đó là: tại cụm làng Bông Bang huyện Đakglei (Kon Tum), người Giẻ Triêng có tập tục phụ nữ không được sinh đẻ trong nhà (phải sinh đẻ ngoài rừng). Thế là ý tưởng xây dựng nhà hộ sinh giữa buôn làng được các chiến sĩ tình nguyện thiết kế và đảm nhiệm thi công. Gạch, đá, giường sắt đa năng được vận chuyển từ TP.HCM lên. Ngày khánh thành nhà hộ sinh, nhiều phụ nữ trong làng rơi nước mắt vì quá vui mừng, từ đây họ không còn "đi biển một mình" giữa rừng nữa. Cũng từ đó ĐH Mở - bán công được biết đến như là nơi xuất hiện các mô hình bể lọc nước cho đồng bào dân tộc, vận động kế hoạch hóa gia đình, chương trình phát thanh song ngữ (tiếng Việt - Katu, tiếng Việt - M''nông), trồng nấm bào ngư cải thiện đời sống... Đến nay, các mô hình này được nhân rộng ra khắp trong các bản làng, những nơi mà SV đã đi qua.
    Hồng Yến

  5. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    ặ ! ặ!
    TỏĂi sao ỏÊnh cỏằĐa taibeo post lên lỏĂi rỏằĐ nhau 'i 'Âu hỏt rĂo trỏằi vỏưy bà con? Có ai biỏt lư do không? Hay tỏĂi mĂy cỏằĐa tôi bỏằ

  6. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Vậy là bác đã đi công tác về rồi ạ? Mai em mang đĩa qua cho bác nhé!
    Đã có một cuộc hội ngộ thú vị ở Topic này rùi đúng không bác.
  7. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Sẽ nhớ mãi quê em Hoàng Su Phì
    Sáng tác: Thanh Phúc
    Quê em Hoàng Su Phì...
    Quanh năm nghe rừng thông hát.
    Vi vu gió thổi mà nghe như tiếng nhạc chiều.
    Hàng năm, mùa vải thiều,
    Rợp trời con chim lửa bay.
    Ríu ran lưng trời mà nghe như gọi hè về.
    Nơi đầu nguồn sông Chảy.
    Có cả núi Cô Tiên.
    Dưới dải Tây Côn Lĩnh.
    Dáng hiên ngang Cổng Trời.
    Quê em đó anh ơi!
    Nhớ lên vào mùa xuân.
    Để đánh yến, ném còn và đi chợ Thông Nguyên.
    Chúng em là người La Chí.
    Là người Dao, người Nùng.
    Là người Tày, người HMong.
    Mời anh lên thăm miền Tây của Hà Giang!
    Sẽ nhớ mãi quê em Hoàng Su Phì!
    Cảm ơn Giang - Vanyeuminhem nhiều nhiều! Đầu tuần đã có niềm vui và hạnh phúc thế này thì cả tuần vui và hạnh phúc rồi. Một lần nữa cảm ơn bạn rất nhiều!
    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 13:30 ngày 08/05/2006
  8. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Dạ không dám đâu ạ, hứa với bác mấy lần nhưng em ko qua được, chắc bác chờ cũng dài cổ rồi. Bác thông cảm cho em nhé! Biết bác vui em cũng thấy vui
  9. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Sẽ nhớ mãi bà con!
    Một khóa học Bác sĩ Nội trú gồm 3 năm - 3 mùa hè - thì mùa cuối cùng luôn là mùa cho thi Tay nghề, thi Lý thuyết, thi Thực hành, còn lại 2 mùa người thì trực bệnh viện, người đi Tình nguyện tỉnh xa, người đi Tình nguyện ngoại thành Hà Nội. Cuộc sống thật ưu ái cho mình là một trong số không nhiều Nội trú được lựa chọn để đi Tình nguyện tại Các tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ Quốc, trực tiếp xuống công tác trên địa bàn dân cư - khám bệnh và tư vấn sức khỏe cho bà con các dân tộc anh em.
    Hai lần đi là hai lần đáng nhớ, là hai khoảng thời gian làm sống dậy trong mình những ước mơ sống tốt đẹp vì Cộng đồng vốn đang bị những bon chen đời thường làm cho suy sút. Không có lần đi nào được an nhàn thoải mái mà chỉ toàn là những động viên nhau cùng khắc phục khó khăn và câu nói mang lại nhièu sức mạnh tinh thần nhất vẫn là: "Bà con các dân tộc đã sống như vậy từ bao nhiêu đời nay thì không có gì chúng ta lại không thích nghi được". Những cô bạn gái quen sử dụng nước máy thì cũng đã có thể hiên ngang tắm bằng nước suối sặc mùi đá vôi tanh nồng; quen tắm gội bằng nước từ bình nóng lạnh thì cũng đã có thể dùng nước dẫn từ núi về để lau mình trong đêm khuya với buồng tắm tự tạo bằng những tấm nylon quây tạm. Những đôi bàn chân quen đi trong giầy êm dép mềm thì cũng đã có thể xỏ trong dép nhựa vàng của Tàu chuyên dùng cho leo núi cho đi đường trơn lầy. Những nốt phỏng rộp chỉ là chuyện nhỏ, những giọt mồ hôi rơi chỉ tăng thêm lòng hăng hái, những vất vả rồi cũng qua nhưng trong cả hai chuyến đi điều sợ hãi chán nản nhất mình cảm nhận được từ tất cả các bạn đồng hành ấy là nỗi sợ đường bị sạt lở, sợ lũ rừng cản trở đường đi đến tới các thôn bản - không lẽ chịu vất vả từ trung tâm huyện đến được trung tâm xã rồi nằm chịu chết tại chỗ; không lẽ những giây phút sợ tái người khi xe bò chênh vênh nghiêng ngả trên triền núi chỉ chực lật nhào xuống vực ấy lại là uổng phí; không lẽ cả hai chục con người trẻ tuổi từ Thủ đô lên với hừng hực quyết tâm lại cam chịu để cho mưa rừng ăn mòn dần quyết tâm ấy...
    Bên Lào Cai còn đỡ một chút chứ ở Hà Giang thì dân cư phân tán quá: giữa huyện và xã là hai phương trời cách biệt; giữa trung tâm xã với các thôn bản lại cũng là hai phương trời cách biệt nữa. Thật kinh ngạc và thán phục khi bà con đi từ 3-4 giờ sáng để kịp xuống núi cho cái cán bộ dưới xuôi khám bệnh vào lúc giữa trưa - cái cán bộ mà nghỉ ăn trưa không khám cho bà con thì cũng đồng nghĩa với chuyện bà con tờ mờ sáng hôm sau mới lại về đến nhà. Bà con lý luận: "mắt nó ở chân, đi mãi cũng sẽ về tới nhà tới bản, đêm tối cũng không sợ lạc đường đâu, không sợ ngã núi đâu". Cái cán bộ biết nghĩ sao ngoài chuyện ăn nhanh thật nhanh để rồi lại tiếp tục nhờ các em bé cấp I được học tiếng Kinh làm phiên dịch trong quá trình khám bệnh. Đôi mắt các em bé này thật tuyệt vời - em nào em nấy mắt tròn lay láy, không lúc nào lộ vẻ mệt mỏi, chán nản cả; cho gì mời ăn gì cũng lắc chỉ chìa tay xin kẹo và xin các vỏ hộp thuốc để làm đồ chơi. Chỉ vậy thôi chứ có nhiều em gầy còm suy dinh dưỡng trẻ em quá, nhiều em thò lò mũi quá, nhiều em bụng ỏng đít beo -đặc trưng của bệnh giun sán quá; nhiều em bị ghẻ và hắc lào nữa... Thương thì thương vậy thôi chứ cũng đành chịu chẳng biết làm gì để cải thiện tình hình khi Hà Giang quá ít giếng có đầy nước, quá ít khi có mưa, lấy đâu nước cho các em tắm rửa hàng ngày như trẻ dưới xuôi.
    Chuyện dặn dò bà con cách dùng thuốc cũng thật là khó khăn, nói gì hướng dẫn gì bà con cũng gật nhưng khi hỏi lại cách dùng ra sao thì bà con cứ che miệng cười: " Tao có biết đâu mà!".
    Hỏi bệnh thì chỉ đến chỗ nào bà con kêu đau ở đó, "Tao còn đau cả bụng nữa, cũng đau ngực nữa, chỗ nào cũng đau, ăn cũng đau, uống cũng đau, ngủ cũng đau chỉ có mỗi đi nương trồng cái ngô là không thấy còn đau nữa" . Sau một hồi cái cán bộ áo trắng ù tai hỏi: "Thế đồng bào đau toàn thân à?" . Đồng bào lại che miệng cười. Có ai kể rằng mình đang đau đến chết mất mà lại có thể cười được không. Cái cán bộ mà không tinh thông cách thức khám và phát hiện bệnh qua các dấu hiệu chắc chắn thì sẽ kê thuốc bừa và hậu quả là sẽ không mang được ích lợi gì cho bà con.
    Bác Hồ nói: "Bàn tay nào cũng có ngón dài ngón ngắn..." thật là chính xác và sâu xa. Bên cạnh rất nhiều đồng bào chân chất thật thà thì không hiểu sao vẫn có những kẻ xấu cứ đứng bên ngoài nói vu vơ tuyên truyền với bà con rằng: " Dưới xuôi cho bọn sinh viên lên lôi bà con mình ra làm vật thí nghiệm; dưới xuôi không ai cho khám nên lên đây tập khám bệnh trên cơ thể bà con mình...". Một số kẻ hung hăng hơn thì giả đò bị bệnh này bệnh kia ngồi câu giờ cản trở BS khám bệnh và chất vấn BS bằng những câu xóc óc. BS mà không chịu nhịn, không mềm mỏng trong giải quyết vấn đề, không vững vàng chuyên môn thì xảy ra va chạm xích mích hiềm khích ngay.
    Tất cả những chuyện đó giờ đã trở thành kỷ niệm. Mình đang ôn thi Tốt nghiệp và cũng chưa biết chính xác đến khi nào mình mới lại đến được cùng bà con. Ngồi nghe đĩa nhạc Giang-Vanyeuminhem tặng cho; ngắm nhìn những cảnh núi rừng hùng vĩ của Hà Giang địa đầu của Tổ Quốc được ghi hình trong đĩa mà lòng bồi hồi quá. Ước gì mình biến được thành chim cất cánh bay trên núi rừng, lướt đi từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Ước gì những núi đá khô cằn kia biến thành núi đất như ở quê nội mình để chí ít bà con cũng có thể trồng trọt được một cái gì chứ chỉ toàn đá và đá thì thật khó. Ước có cách gì biến được núi đá thành thu nhập cho bà con để bà con có cái để còn mua lương thực thay thế cho những hạt ngô bé xíu còi cọc mọc ra từ những cây ngô cằn cỗi vươn mình lên từ đá.
    Và điều mình ước trong vô vọng là biết đến khi nào những con người dưới xuôi đang mải mê trong ăn chơi, lãng phí, trong sa đọa trụy lạc, đang hàng ngày sống một cuộc sống hoài phí không lý tưởng không mục đích, đang đắm chìm trong những ham muốn nhỏ những giấc mơ con những mưu cầu lợi ích cá nhân ... sẽ có được tấm lòng biết sống vì Cộng đồng, biết sống vì sự phát triển thịnh vượng của toàn thể các Dân tộc anh em, biết rằng mình cần phải sống cao cả hơn, biết rằng chí ít một lần trong đời hãy đến với đồng bào; biết rằng nên sử dụng những đồng tiền một cách có ích cho đồng bào Hà Giang hơn là đến du lịch quậy phá và "zô! zô! zô! " ở Khâu Vai...
    Biết làm gì đây khi còn quá nhiều người tự coi mình là khách lạ bàng quan trước vất vả nhọc nhằn của bà con? Làm gì đây?
  10. TTKL

    TTKL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0

    Chào anh,
    Em thật sự cảm kích trước tấm lòng của anh và những người đồng nghiệp của anh. Tuy em còn trẻ hơn anh nhưng đọc những gì anh viết em cảm nhận được tấm lòng nhiệt huyết của sức trẻ lan toả với 1 niềm tin sâu sắc. Một cái nhìn có chiều sâu và dài hạn. Có nhiều vấn đề đặt ra trên thực tế để người dân lao động VN ( ko chỉ ở HG) mà ở nhiều nơi trên đất nước này có thể sống bớt khổ hơn. Ko chỉ trên bình diện về Sức Khoẻ Y tế. Vì vậy, chúng ta nên bàn luận một cách tích cực, mang tính xây dựng, đóng góp hơn là nói này nói nọ vì điều đó ko giải quyết được điều gì mà chỉ làm lãng phí thời gian.
    Em cũng là người sinh ra, trải qua thời thơ ấu thời thơ ấu trên HG, được chứng kiến bao vất vả nhọc nhằn của Mum và Dad và cả những người dân ở đó nữa. Gần chục năm trời sống ở đất Hà thành, em cũng mong muốn một ngày sẽ làm được gì đó cho nơi mình đã sinh ra, nhưng như anh nói chúng ta có thể nghĩ đến cách nào có thể làm được nhiều hơn, ko cứ phải cắm chốt ở đó.
    Rất tiếc là em đã ko có cơ hội tham gia hoạt động tình nguyện ở các tỉnh xa. Nếu có dịp, nhất định em sẽ tham gia.
    Có điều này, em muốn hỏi anh chút: Trường anh đã hợp tác với tổ chức Medecin du Monde ( Bác sĩ thế giới) bao giờ chưa? Em có 1 lần cũng làm việc với 2 người bác sĩ của tổ chức này, có lần họ đã hỏi em về khả năng đến khảo sát và giúp đỡ HG. Thực tế là xa HG cũng đã lâu, và việc học hành của em cũng ko cho phép về trên đó dài ngày mà tìm hiểu. Em rất muốn sau này có thể làm cầu nối để các tổ chức phi chính phủ giúp đỡ những người dân nghèo những rất đỗi chất phác, chân thành, những phẩm chất này đôi khi những kẻ giàu sang, quyền quý ko bao giờ có được. Việc này đôi khi cũng phải rất tế nhị vì cũng có những tổ chức bề ngoài là phi chính phủ, phi lợi nhuận nhưng thực chất lại có những ý định khác, nói chung động chạm đến chính trị là rất phức tạp. Tuy nhiên, cũng có những tổ chức hoạt động thực sự vì mục đích nhân đạo.
    Chúc anh ôn thi tốt và đạt kết quả cao. Bao giờ thì trường anh có kquả thi nội trú bệnh viện của đợt thi vừa rồi ?

    Được ttkl sửa chữa / chuyển vào 10:43 ngày 12/05/2006

Chia sẻ trang này