1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bác sĩ trẻ Tình nguyện Trường Đại học Y Hà Nội - Công tác tại Hà Giang

Chủ đề trong 'Hà Giang' bởi tranxuanbachthm, 12/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn TTKL!
    Chỉ là một Học viên của trường nên tôi cũng không nắm được mối quan hệ hợp tác với các tổ chức, công ty của trường trong lĩnh vực Tình nguyện này. Nhưng dường như là vì cơ chế hay gì gì đó nên hình như là chưa có gì và mỗi năm chúng tôi đi đều do kinh phí của Nhà trường bỏ ra và tổ chức Đoàn BS đi công tác.
    Bản thân chúng tôi do điều kiện chưa cho phép nên cũng không thể tự ý mình muốn đi thì đi ngay được (Kỷ luật học tập và quy chế đào tạo Nội trú của Bộ Y tế; chế độ điểm danh Thường trú tại Bệnh viện của Nhà trường; chế độ trực đêm tại bệnh viện; công việc chuyên môn hàng ngày tại bệnh viện...).
    Tuy nhiên tôi hy vọng rằng hạt giống Tình nguyện đã được gieo trồng thì sẽ có ngày một số cây Tình nguyện sẽ nảy mầm và vươn lên mạnh mẽ!
    Điều tôi làm hàng ngày ở đây chỉ là để góp phần chăm sóc cho những hạt giống đó sẽ nảy thành cây chứ không bị ngủ quên mãi mãi.
    Đồng thời cũng muốn qua đó đánh thức một cái gì đó trong mỗi người bởi càng ngày tôi càng cảm thấy xung quanh mình đang ít dần đi những người biết sống vì mọi người và ngày một nhiều lên những người chỉ biết sống vì một số ít người và tệ hơn nữa là chỉ biết sống vì mình!
    Tôi luôn mong chờ chuyên mục này sẽ có thêm nhiều người cùng hửởng ứng và nhân rộng ra thêm các diễn đàn khác tại các BOX khác để tập hợp tất cả mọi người như HOABACHA, TTKL, MUTAIBEO, YENDIEU.... cùng chung tay góp sức cùng làm nên một cái gì đó dù là nhỏ bé!
  2. yendieu

    yendieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.523
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy có vài tổ chức khác, cũng rất là tốt, như là Bác Sĩ không biên giới, các tổ chức phi chính phủ hiện có mặt tại VN,...
    Có điều, cách làm của bạn Bách còn amateur quá, hì, e rằng khó lòng thuyết phục được. Ra topic đã lâu, mà chỉ nhì nhằng nói qua nói lại, e rằng khó. Mong sao cho các bạn biến lời nói thành hành động,...
  3. TTKL

    TTKL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0

    Mình thấy có vài tổ chức khác, cũng rất là tốt, như là Bác Sĩ không biên giới, các tổ chức phi chính phủ hiện có mặt tại VN,...
    Có điều, cách làm của bạn Bách còn amateur quá, hì, e rằng khó lòng thuyết phục được. Ra topic đã lâu, mà chỉ nhì nhằng nói qua nói lại, e rằng khó. Mong sao cho các bạn biến lời nói thành hành động,...
    >>> Cảm ơn anh Bách và anh/ chị (trên) đã reply. Em cũng có nghe nói đến tổ chức Bác Sĩ ko biên giới (Medecins sans frontiere) nhưng cũng ko biết cụ thể ctrình và địa bàn hoạt động họ đã tiếp cận được là những đâu. Bàn luận là rất cần thiết, song cuối cùng kết quả của hành động mới là điều quan trọng. Cảm ơn anh Bách đã mở và khuấy động topic này. Vô tình em đã forum của HG đọc và qtâm nhất, spend time nhiều hơn cả cho mục này. Cho em hỏi 1 chút: Các anh, các chị có một số thông tin cơ bản về tình hình y tế của HG hay ko, tình hình bệnh tật...Những bệnh nào hiện người dân các nơi thường xuyên mắc, nghiêm trọng....cần được hỗ trợ. Em thì có nghe nói rằng thời gian qua, có rất nhiều người chết vì bệnh HIV, còn cụ thể thì ko nắm được.
    Nếu ai có những bản báo cáo có những thông tin như vậy thì forward cho em với nhé. Em đang thử liên lạc lại với họ xem, nhưng cũng phải có thông tin sơ sơ để họ nắm được. Vì trước đó họ có hỏi em trên đó tình hình bệnh tật thế nào, thú thực là em ko nắm rõ. Merci d''avance!
    Nhận xét của anh Bách có phần đúng ( tuy em chưa thực sự bước vào thế giới nghề nghiệp nên chưa trải nghiệm thực tại cuộc sống trong xã hội muôn hình vạn trạng này), song, chúng ta hãy tin tưởng rằng, vẫn còn rất nhiều những tấm lòng nhân hậu, sống vì cộng đồng mà ko chỉ mỗi dân trường Y mới có đâu nhé. Híc. Vì một số lý do nào đó, những lo toan của cuộc sống cuốn con người ta đi theo và vô tình lãng quên trách nhiệm - cũng là niềm vui, niềm hạnh phúc được san sẻ khó khăn, vất vả với những người kém may mắn hơn. Hãy đánh thức khía cạnh nhân đạo trong con người - em tin là người Việt Nam, trong sâu thẳm trái tim mình ai cũng có dù ít, dù nhiều.
    Có điều này, sao dân trường Y ( hình như những người ko làm bên Ktế nói chung) lại cho rằng, những người học hành / theo nghề kinh doanh thì chỉ qtâm đến những giá trị vật chất thôi nhỉ? Chắc ko phải tất cả nhưng đã có những người quan niệm như vậy. Thật oan cho tụi này quá.
    Àh, có câu hỏi này anh Bách chưa reply: Khi nào trường anh biết kquả thi nội trú đợt vừa rồi? Thanks for reply!
    Talk later.
  4. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Các bạn có ý kiến gì hay xin cứ đưa ra để cho anh em cùng bàn luận và suy tính xem nào!
  5. yendieu

    yendieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.523
    Đã được thích:
    0

    Mình disagree cái điểm này.
    Có thể cho mình là agressive, nhưng chỉ bàn tới bàn lui thì không có ra cái result thì hết. Mình là người result oriented, như vậy, bạn Bách hoặc ai đó cần đề ra: (Sau đây chỉ là ví dụ thôi)
    1/ Mục tiêu: Cần có ít nhất 2 trips đi HG khám chữa được cho 100 người, trong năm nay. Mỗi trip sẽ có 10 bác sĩ. Tổng số thuốc men cần thiết là 5tr.
    2/ Cách thức đạt mục tiêu:
    - Số tiền?
    - Số người?
    - Các công tác hành chính khác?
    3/ Ý kiến của các bạn khác:
    VD, tháng 5 đi là tốt nhất vì là hè, bla bla bla
    or tháng 7 là tốt vì là mùa mưa dân tình hay bệnh, bla bla bla
    Đại loại là vậy. Làm gì cũng có action oriented (Tạm dịch là "miệng nói tay làm")
  6. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Tình nguyện ! vẫn là vấn đề và những câu chuyện muôn thuở để tranh luận để đi đến...............thống nhất ! Em cũng đã -đang đi ******** nguyện được 3 năm,quãng thời gian không dài nhưng cũng đủ để có nhiều kỉ niệm,vui có buồn có song hơn cả là cảm thấy mình đóng góp được 1 phần nhỏ bé trong cái chung của cộng đồng.Phải công nhận rằng để vach ra kế hoạch cho 1 chương trình thì không khó,có rất nhiều ý kiến,nhiều phương án khả thi nhưng khi bắt tay vào làm thì sao nhỉ?ôi thôi !Ai cũng muốn đóng góp rất nhiều cho 2 từ Tình nguyện nhưng không biết mọi người thế nào chứ em thì ghét nhất cái kiểu hứa hứa hẹn hẹn rùi lại chả làm được hic hic vì thế nên nhiều khi cũng có nhiều ý tưởng đấy nhưng chẳng dám hứa với ai điều gì,sợ là không thực hiện được rồi lại mất đi chữ Tín ở tất cả mọi người !
    Đã rất nhiều lần em định post bài để nói với mọi người rằng có chương trình Tình nguyện ở đâu thì cho em đi cùng với nhưng rồi cũng bận nên thôi,có lẽ phải để đến hè.Em cũng đang có chương trình 1/6 sắp tới cho các trẻ em lang thang ở HN,rồi tháng 7 là chương trình Tình nguyện Vì Biển xanh quê hương ở trong Đà Nẵng ! Nếu các anh chị có chương trình gì thì cứ post lên đây để mọi người cùng chia sẻ và bàn bạc nhé!
  7. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    Tui không biết cảm nghĩ của các bạn sẽ ra sao nếu như tôi xin thưa rằng tôi không tham gia vào xây dựng và thực hiện những chương trình như vậy.
    Bởi tôi biết trước đó là những chương trình bề nổi - thoả mãn ước muốn của một số ít con người mong được ******** nguyện - những chương trình như vậy không đi sâu vào thực chất nhu cầu của bà con.
    Xin kể ra ở đây một số thất bại khi tôi tham gia những chương trình hoạt động lớn:
    Năm học thứ 3 chúng tôi đi tuyên truyền cho công tác vệ sinh môi trường: ăn sạch uống sạch và xây dựng nếp sinh hoạt mới: sử dụng nước hợp vệ sinh tại huyện Kim Bảng - Hà Nam. Chương trình do Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức cùng đi theo đoàn là 60 thầy cô TS, Ths. Cả hai khoá sinh viên khoảng chừng 700 SV đồng loạt ra quân. Mỗi tổ sinh viên gồm 40 người đi một xã. Thời gian làm việc 2 tuần với chương trình rất phong phú: ăn ở tại nhà dân trong hai tuần, toả đi các thôn xóm vận động thuyết phục, tuyên truyền, phát tờ rơi, tổng kết số liệu điều tra, phát quà, khám chữa bệnh ... Kết quả thất bại thảm hại: nguyên nhân là xã chúng tôi đi là xã nằm ven sông Đáy và bên trong là các dãy núi đá vôi- không có một giếng nước nào ở các thôn ven sông thoát được tình trạng bị ngấm nước sông, không có một giếng nước nào ở cách xa sông một chút lại thoát được tình trạng nước cứng - ấm mới toanh mà đun nước có một lần đã tạo lớp kết tủa dày cộp. Bà con chỉ có thể sử dụng nước sạch khi có đường ống dẫn nước máy và phải có nhà máy nước ở gần. Toàn bộ chương trình tư vấn cộng đồng coi như bỏ; chỉ còn nội dung chương trình khảo sát thực trạng của cộng đồng là chúng tôi đã hoàn thành được với kiến nghị hoành tráng: Để chấm dứt thực trạng sức khoẻ và bệnh tật chủ yếu là bệnh liên quan đến Tiêu hoá và Dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm của xã thì nguồn gốc cốt lõi của vấn đề là phải xây dựng một nhà máy nước và hệ thống đường ống tương xứng. Tổng kết vỗ tay rào rào vì đã khắc phục được khó khăn giúp cho địa phương vạch ra hướng đi thẳng vào vấn đề. Kết quả cho đến nay năm 2006 tức là đã 8 năm trôi qua dân trong xã vẫn có một nếp sống như ngàn xưa để lại và nhà máy nước vẫn nằm trên giấy.
    Năm thứ 5, xây dựng chương trình hoành tráng tương tự nhưng nội dung là tập trung vào giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em cho 1 xã khác. Kết quả tương tự trên bởi dân cư xã đó quá nghèo - mỗi gia đình chỉ ăn thịt có một lần trong tháng còn thì chủ yếu ăn rau đậu trứng thịt gà (mà chỉ ăn những con gà ốm, gà dù còn gà bình thường thì cho đẻ trứng đem bán lấy tiền sắm vật dụng sinh hoạt); nhưng điều quan trọng nhất là: đối tượng của chương trình hướng đến là các bà mẹ (quá đúng - mẹ không chăm sóc con thì ai chăm) thì xã đó hầu hết các bà mẹ đi bán hàng trên Hà Nội, trên tỉnh lỵ; đi vào Nam làm ăn... các cháu bé được ông bà chăm sóc và với đối tượng ông bà già thì không có cách chi lay chuyển được suy nghĩ về tầm quan trọng của bữa ăn đủ dinh dưỡng cần thiết, không thể đả thông về chế độ tô màu bát bột và các cụ chỉ cười: tôi cũng nuôi bố mẹ chúng nó như thế này và giờ thì cũng bằng anh bằng em đó thôi. Kết luận của chương trình là phải tập trung xây dựng kinh tế cho địa phương đã sau đó mới có thể tính đến chuyện giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng. Cho đến giờ xã đó vẫn tay bị tay gậy tung hoành bốn phương, trẻ con vẫn để ở nhà tự lớn lên như cỏ dại.
    Năm đi Tình nguyện ở Lào Cai, chúng tôi xin được vô số nào là thuốc chống ghẻ, hắc lào, nấm và các bệnh ngoài da khác - ai cũng nghĩ bà con thiếu nước sinh hoạt thì bệnh ngoài da sẽ nhiều lắm. Khám bệnh thực tế, chúng tôi bổ chửng ra rằng bà con lại không mấy ai bị bệnh da liễu mà hầu như trăm phần trăm dân bị nhiễm giun và các bệnh tiêu hoá khác. Số thuốc da liễu chúng tôi đành phát miễn phí còn thì anh em trong đoàn một mặt cầu cứu qua ĐT tới Thành Đoàn Hà Nội xin bổ sung cơ số thuốc, một mặt động viên nhau góp tiền lại rồi cử người lên huyện mua vét bằng hết số liều thuốc giun có bán tại trung tâm huyện để đem về phát cho bà con. Tất nhiên do bị động như vậy nên kết quả cũng rất hạn chế. Ngoài chuyện đó ra, do công tác tuyên truyền không tốt nên một số bà con cho rằng đoàn đi công tác là của Chính phủ nên bà con đòi hết thứ này đòi thứ kia, đòi phải cho người đi khám bệnh tận từng nhà (vì gia đình tôi là gia đình có công với cách mạng) và đến một nhà thì nhà khác tị nạnh, đến một nhà không những chỉ khám cho toàn bộ người trong nhà đó (vốn đã nhiều một cách khủng khiếp) mà còn phải khám cho cậu con chú, anh nhà bác, chị dâu của tao đó mà...bà con còn đòi phải chuyển bà con lên BV Trung ương điều trị miễn phí (vì tao là gia đình có công mà - trong khi đó người thực sự có công với cách mạng là ai : là người đang ngồi nhìn ra và cười hiền từ trên bàn thờ)....
    Năm đi Hà Giang vừa rồi, chúng tôi xin được rất nhiều thuốc nhỏ mũi và nhỏ mắt chắc mẩm phen này thành công to. Nhưng đến nơi, khui các thùng thuốc ra chúng tôi chợt nhận ra là vỏ lọ thuốc của hai loại cũng na ná như nhau. Thuốc nhỏ mắt đem nhỏ mũi thì không sao nhưng thuốc nhỏ mũi mà nhỏ nhầm vào mắt thì coi như tiêu tòm hai con mắt. Người biết đọc chữ Việt thì không sao, bà con dân tộc nhà mình hầu hết lại chưa biết tiếng Kinh chứ đừng nói là biết đọc, đưa thuốc cho bà con như thế thì không khác nào hại bà con. Cuối cùng tất cả số thuốc nhỏ mũi chúng tôi phải bàn giao cho các Trạm Y tế xã sử dụng dần chứ không dám phát cho bà con.
    Những con người ở thành phố - không thể biết được thực chất đời sống của bà con ra sao, không biết bà con cần gì... không biết cốt lõi gốc rễ của vấn đề cần phải giải quyết ra sao ... mà cứ hô hào nhau đi Tình nguyện thì sẽ là Tình nguyện mù quáng.
    Chúng ta rất cần những con người của địa phương, cùng lên tiếng nói rằng bà con chúng tôi cần gì, cùng lên tiếng nói chúng tôi sẽ có thể chuẩn bị được những gì ngay tại địa bàn... Chúng ta rất cần số liệu cụ thể của từng địa phương về các mặt (VD: bao nhiêu trẻ em, bao nhiêu người già, bệnh thường gặp là gì, nhân dân chữa bệnh bằng cúng ma hay đến trạm, nguồn nước sinh hoạt ra sao...) thì mới có thể xây dựng được chương trình.
    Nếu các bạn không thể cung cấp được thì tự chúng ta phải xuống đó tìm hiểu và thu thập số liệu. Và để đi được thì chúng ta phải có kinh phí: tôi đố bạn nào đi xin được kinh phí của công ty tổ chức tập đoàn nào với lý do đi điều tra thực địa đấy. Việc điều tra thực địa chỉ có thể có được kinh phí nếu chúng ta tự bỏ tiền túi ra. Và sau khi có được số liệu cụ thể về thực trạng tại địa bàn rồi thì đi xin tài trợ mới có kết quả thiết thực và đoàn được thành lập, hoạt động có kết quả có ích thực sự cho bà con.
    Sau khi thực hiện chương trình rồi thì phải có các chương trình khác đánh giá kết quả, những biến chuyển thu được và các chương trình duy trì kết quả chứ. Vậy nếu mình cứ làm như các bạn đề ra như trên thì kết quả sẽ bền vững hay không? Có thiết thực cho bà con không?
    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 01:59 ngày 24/05/2006
  8. TTKL

    TTKL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Em thấy những phân tích của anh Bách rất xác đáng. Kể ra đúng là rất khó. Nhưng nếu như vậy liệu có cầu toàn quá ko? Nếu làm được đúng như thế quả thực quá great! Ai sẽ là người đứng ra tổ chức? Who?
    Em rất tiếc rằng có nhiều thứ lực bất tòng tâm. Hi vọng chúng ta sẽ sớm có hoạt động cụ thể.
    SV FTU.
    Được ttkl sửa chữa / chuyển vào 21:27 ngày 27/05/2006
  9. tranxuanbachthm

    tranxuanbachthm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    2
    11.Khổng Tử nói:
    "Người nào cả ngày chỉ biết ăn no rồi ở không , chẳng để tâm đến làm việc gì thì thật khó mà làm nên!"

    Lời bình:
    Khổng Tử than vãn về sự lười biếng của con người. Một người chỉ biết ăn no rồi tán gẫu, không biết suy nghĩ tìm tòi việc làm thì cả đời sẽ thành kẻ vô dụng.
    Khổng Tử nhắc nhở mọi người nên có mục tiêu theo đuổi, có chí phấn đấu, tìm việc để làm, đừng nên rong chơi, lãng phí thời giờ.
    Trích : Tứ Thư - Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân
    Được tranxuanbachthm sửa chữa / chuyển vào 02:22 ngày 03/06/2006
  10. hoabacha

    hoabacha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Chào Bạn!
    Thời gian vừa qua tuy không có nhiều thời gian vào box nhưng tôi vẫn thường xuyên theo dõi những bài trong topic của bạn.
    Về những vấn đề bạn muốn hỏi tôi xin phép được nói rằng: Ở Hà Giang không có một chỉ tiêu cụ thể nào để phân biệt chính xác được xã nào là nghèo nhất nhưng có một số tiêu chí để phân biệt những xã khó khăn. Đó là các xã vùng 3. Tôi có thể cung cấp cho bạn danh sách một số xã vùng 3 đó cùng một số thông số, thông tin bạn cần cụ thể nhất. Bạn có thể PM cho tôi email của bạn và nếu có thể được hãy nói cho tôi biết mục đích, chương trình của bạn khi sử dụng những thông tin đó. Nếu có thể giúp được gì bạn và các bạn của bạn trong khả năng của tôi, tôi sẽ cố gắng.
    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến Hg và vùng dân tộc Hg.

Chia sẻ trang này