1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bác Zim ơi em hỏi chút !

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Kidfun, 13/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zimaleta

    zimaleta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Sinh hoạt cộng đồng :
    + tham gia các hoạt động cộng đồng ,cứu nạn khi đồng bào bị thiên tai. Các cuộc biểu diễn ?" quyên góp tài vật cho người lâm cảnh ! làm tốt công việc đưa đón, động viên tinh thần vật chất với A E trong quân ngũ
    + sự liên kết giữa các võ đường thật khăng khít , hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
    + Ngoài việc Giảng Dạy kỹ năng chiến đấu đi đôi đấy là Đạo Đức - hành vi ứng xử của người học võ trong xã hội, Nghĩa Vụ của công dân đối với Quê Hương Đất Nước ......
    + Hướng tới Chân Thiện Mỹ trong suy nghĩ và hành động với đời !
    + có ít chữ cùng cậu ! chúc cậu và gia đình luôn vui khoẻ ! gặp nhiều may mắn !
  2. hai_nt

    hai_nt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Bác Zim ôi, mấy điều bác nói, ít chữ mà nhiều ý. Âu cũng là tâm tưởng của bác lâu nay phải không? Đáng quý, đáng qúy.
  3. zimaleta

    zimaleta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    gởi cậu hai_nt !
    + Chúc cậu 1 ngày vui !
    + Xin cảm ơn cậu có lời thăm hỏi và nhận xét !
    + Tôi viết ít chữ mà có người hiểu ý của mình - cảm thấy hạnh phúc nhiều !
    + chúc cậu luôn vui khoẻ
  4. TroiOiBoToiRa

    TroiOiBoToiRa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    Bác zim viết hay thật nhưng tôi thấy bác so sánh giữa cái cách học và giảng dạy kiểu ngày xưa ( 1 thầy và ít trò ) với cái kiểu học theo phong trào với mục đích thể thao thì khập khiễng quá.
    + Ngày nay vẫn có thầy dạy kiểu 1 thầy ít trò đó chứ, chất lượng và tình cảm thì cũng như bác nói thôi.
    + Các võ đường dạy võ kiểu đại trà thì 1 thầy dạy chạy xô nhiều chỗ, thầy dạy cứ dạy, trò chơi cứ chơi. Học ĐH người ta còn vậy nữa là, ai thích thì phải tự nghiên cứu, chỉ sợ thích mà hỏi nhưng chả có ai trả lời vì sợ mất nghề...
    + Ngày nay đa phần học võ không phải vì mục đích có nghề để dùng khi hữu sự , họ chỉ tập cho khoẻ người là chính, nếu khá thì thi đấu quốc tế kiếm huy chương, tiền...
    + Các lò võ không thích nghi thì không có học trò, vậy thì không có gì mà lựa chọn nhân tài
    + Thầy võ thì cũng phải ăn, phải lo cho gia đình, vợ không có việc muốn xin việc cũng phải có nghe và có tiền, con đi học phải đóng học phí, mua sách vở ... và ti tỉ thứ tiền khác.
    + Không hiểu các thầy võ ngày xưa nuôi gia đình bằng cách nào, bảo kê, dạy kiếm tiền ( nhận lễ của gia đình ), trộm cướp của người giàu, cày ruộng...
    + Con người ta thường đưa ra những tiêu chuẩn cao đẹp để mà phấn đấu chứ mấy ai lúc nào cũng làm được những cái tiêu chuẩn đó, chắc là chỉ vài người thuộc dạng thánh nhân mà thôi. Các tiêu chuẩn đó là dùng để điều chỉnh ý chức chung cho cộng đồng hoặc xã hội, chưa chắc đã thành thói quen, nếp sống, cách suy nghĩ thường nhật cho tất cả các thầy võ được.
    + Xã hội ngày nay phát triển nhanh, các hệ tư tưởng cao cả tốt đẹp là cái mà người ta mơ ước, có thực hiện được không thì khó nói lắm. Tôi không nhớ rõ lắm nhưng ngày xưa có 1 ông gì đó bên TQ vì cho rằng đời đen bạc, ô trọc ... và không muốn mình cũng bị lấm lem nên đã nhảy xuống sông tự tử, vậy là thiệt thân, báo hại gia đình.
    + Con người ta thường có tật đứng núi này trông núi nọ, khi xung quanh đều gióng mình thì an phận, chấp nhận hoàn cảnh , dù khổ cũng chịu được, khi xung quanh họ phát triển ầm ầm, giàu có, nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn... thì dù trong lòng có muốn sự thanh bạch, con người có hành xử như cây trúc, cây mai thì cũng không thể thờ ơ khi thấy vợ con nheo nhóc, bản thân mình chả để lại cho thế hệ sau của chính mình được cái gì ngoài mấy bài quyền, mấy đường kiếm. Lúc ốm đau bệnh tật, lúc cất mả , xây nhà ... ngửa tay xin học trò chắc ?
    + Khi học và dạy trong môi trường thế nào thì cách xử sự của người ta cũng thích nghi theo môi trường đó thôi, ngày xưa thì cũng vậy thôi, nếu không mấy ông thầy võ đâu có sợ trò giỏi hơn quay lại phản thầy mà giấu nghề giữ lại vài miếng phòng thân.
    + Bác thử đọc chuyện này xem có phải ngày xưa các ông thầy võ dạy hay quá nên đến cả kiến thức căn bản về sức khoẻ cũng không nói cho trò biết không http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-thao/Chan-dung/2001/10/3B9B51A2/
    http://www.hmu.edu.vn/tiengviet/content.asp?Code=518&id=IndexHtml&idlg=Vietnam
    + Trước kia ông thầy dạy tại nhà, đâu có chiêu sinh dạy đại trà để kiếm tiền đâu, giờ nhiều ông dạy để kiếm tiền là chính đương nhiên trò cũng học kiểu bóc bánh trả tiền. Dù là thầy thì cũng phải đối xử thế nào thì trò họ mới nhớ chứ, người xưa có câu: Làm ơn không nên nhớ, chịu ơn chớ nên quên.
    + Tôi nghĩ việc biết nghề và cách hành xử của người ta phụ thuộc vào nhiều yếu tố . Nếu kẻ học võ nào mà cũng : giữa đường thấy việc bất bình chẳng tha. Cứ cho là mình nhìn thấy, nghe thấy nghĩa là đúng rồi ra tay trượng nghĩa thì khác gì mấy chú gà Cồ mà bác nói đến. Tại sao nhiều người học võ ngày xưa lại sống ẩn dật, họ nhìn thấy những cái chướng tai gai mắt hàng ngày họ không thấy chướng à, có phải ai cũng ưỡn ngực ra cả đâu, nếu mà ai cũng thế thì dã sử Việt nam khối chuyện hay để kể, đâu có phải toàn chuyện có tích từ tận bên Tầu.
    + Thực tình thấy bác nhọc lòng cố hướng cho lớp trẻ cái hay , cái đẹp , cái Đức ... trong võ thuật tôi cũng thấy quí, nhưng " thời thế thế thời " nếu giờ mà các ông thày võ cứ như " rách giời rơi xuống " chả hiểu gì về các chuyển biến trong xã hội, lúc nào cũng " người quân tử như cây trúc " , rồi lúc có đưa nó cần củi nó bẻ cái cắc, ném ra nắng phơi khô đẻ làm củi đun vậy là uổng phí cả 1 đời , uổng phí cả tâm huyết, uổng phí cả tuyệt học, tinh hoa.
    + Tôi thấy có nhiều cái bác có vẻ định kiến lắm, tôi nhớ không nhầm có 1 bài bác viết với bác MinhTrinh ở đâu đó trên này có câu đại khái là : nhưng kẻ xướng ca vô loài ( hay có xuất thân gì đó ) thì không làm được chính trị ( hay cái gì đó đại khái hàm ý họ không làm được việc lớn ), vậy cái ông Đào Duy Từ phải chạy vào Nam theo chúa Nguyễn ngày xưa thì giờ có đầu thai cũng vẫn phải chạy qua campuchia hoặc Lào kiếm kế sinh nhai mất thôi. Tôi nhớ ông ấy cũng xuất thân là dòng giống con hát đó mà . Bác đừng cho rằng tôi để ý bác kỹ quá nhé, chả qua bác viết hay nên thấy bài của bác là tôi vào đọc thôi.
    + Mình may mắn sinh ra trong môi trường thuận lợi , lớn lên và học tập trong môi trường thuận lợi không có nghĩa là mình có đẳng cấp tôn quí hơn, mình sẽ giỏi hơn. Cái cơ bản anh làm được những gì, để lại cho hậu thế những gì ... Khi mình đứng trên cao rồi thì nhìn xuống sẽ khác với cách nhìn của kẻ bên dưới thôi.
    + Ngày xưa học có thấy đai đẳng gì đâu mà đánh nhau vẫn ầm ầm , giờ đai đỏ, đai đen mà đập hòn gạch không vỡ . Hệ thống đai chỉ phù hợp với các phái muốn phát triển nhanh, mạnh , qui mô tổ chức chặt chẽ và có hệ thống. Nếu thầy dạy cho trò nhớ đến đâu dạy đến đó, học gì biết nấy, 1 lớp mà thầy dạy người này 1 tí, người kia 1 kiểu, tuỳ trình độ mà dạy thì đai làm gì, trình độ thế nào tự môn sinh biết với nhau rồi. Cái đai chắc để làm cái dây buộc quần cho khỏi tuột thôi.
    + Các võ đường làm gì mà có chuyện khăng khít nếu mà tranh giành địa bàn kiếm ăn, có thân nhau chả qua 2 ông thầy chơi với nhau thì trò cũng phải nể mặt mà thôi. Con gà tức nhau tiếng gáy, mời nhau ăn cỗ đánh nhau chia phần , nội bộ 1 phái còn: 1 câu gọi cha, 3 câu gọi chó nữa là.
    + Ngày xưa đến học với thầy ngoài học võ còn học luôn cả chữ ( sống tại nhà thầy luôn ), trừ trường hợp cộng đồng làng xóm thì khác, cái mối quan hệ nó cũng khác với bây giờ. Giờ mà cũng đòi phải làm giống xưa khác gì kéo lịch sử đi giật lùi.
    + Chúc bác mạnh khoẻ, vui vẻ.
  5. zimaleta

    zimaleta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Chào cậu kidfun !
    + Bây giờ hoạt động Văn Thể quá ư là phức tạp và khó lý giải tại sao như vậy ?
    + trước kia các cuộc tỷ thí ,chuyện màu cờ sắc áo là rất quan trọng thành viên tham dự thi đua hết tâm hết lực .
    + Bây giờ trời mà biết được !!! bán độ như cơm bữa ví dụ trong bóng đá có cậu Văn Quyến đó ! theo dõi hoạt động văn thể bị mấy tay nhà báo lăng xê ảo - tô son đánh phấn mấy tài tử dữ quá ..... đến lúc...... té ngửa ra toàn là đồ zởm !!!!
    + Riết rồi chán luôn ! mấy vị quản lý thì không biết ở đâu ra từ chuyên nghành xây dựng cũng nhảy vô ....rồi làm bậy ... thiệt là mắc cỡ không biết chỗ nào mà lánh
    + không biết khi nào mới qua cơn bĩ cực đây hả cậu ???
    + chúc cậu luôn vui khoẻ
  6. zimaleta

    zimaleta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    gởi cậu tr !
    + Chúc cậu 1 ngày vui
    - Năm 1967, chàng trai trẻ Đào Đình Long nhập môn phái Thiếu Lâm ở phố Mã Mây, Hà Nội. Sau một buổi tập võ đêm rất mệt, đi ngủ lại nằm dưới sàn đất lạnh, sáng ra, Long thấy người đau ê ẩm và lâm bệnh.
    + Cái chỗ này là sai tại người Hướng Dẫn Viên rồi ! và chính cậu ta cũng có phần nào trong hậu quả này !
    + Cha Mẹ sinh ra khoẻ mạnh Tâm Trí về sức khoẻ lành lặn về hình hài mà ẩu tả lơ là lâm bệnh không giữ gìn sức khoẻ bản thân thì cũng mang tội bất hiếu với Cha Mẹ đấy !
    + Việc Thầy giấu vài món lận lưng phòng thủ với học trò của mình - thì đấy chưa phải là người có trình độ cao đâu .
    + đấy cũng không phải là ai cũng làm như thế cả đâu ,cậu đừng nghĩ như thế oan uổng cho nhiều người lắm đó !
    + còn mấy chuyện khác tôi xin trao đổi với cậu tư từ nhé
    + chúc cậu luôn khoẻ vui
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay anh Zim đoạt giải vô địch về số bài post !
    Chỉ xin góp ý : Võ và văn ngày xưa cũng chả khác với những gì anh Zim hồi tưởng ... ở tuổi chúng ta luôn nhìn thế hệ trẻ kiểu : Cái học ngày nay đã hỏng rồi !!!
    Theo tôi thì nên có cái nhìn rộng lượng hơn là vì thế hệ ngày nay họ có quá nhiều cái để học, quá nhiều vấn đề phải giải quyết trong đời sống hơn là thời xưa , nói chung là họ vất vả hơn đấy. Chưa kể là với đời sống văn minh, hiện đại, họ cũng phải hội nhập với xã hội , trong đó, các tiết mục giải trí chiếm khá nhiều thời gian.
    Do đó mà việc chuyên tâm học tập chỉ có 1 thiểu số theo nổi, theo tôi, không phải là lỗi của họ .
    Chỉ có điều đáng trách là : Càng ngày càng màu mè hoa lá cành, chạy theo thành tích và phong trào là chính . Ngay cả đến cha mẹ, đi chạy chọt mua điểm cho con xong về khoe con học giỏi !!!!
  8. zimaleta

    zimaleta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    gởi cậu tr !!!
    + chào cậu !
    - Trước kia ông thầy dạy tại nhà, đâu có chiêu sinh dạy đại trà để kiếm tiền đâu
    + Cậu cũng quá biết sự cách biệt này rồi đúng không !
    - giờ nhiều ông dạy để kiếm tiền là chính
    + cái hình thức này gọi là MÃI VÕ / thương mại võ thuật /
    - đương nhiên trò cũng học kiểu bóc bánh trả tiền.
    + luật Nhân - Quả đáy mà có gì không hiểu đâu , thật tiếc thay cho ai rơi vào luồng Dạy và Học kiểu này !
    - Dù là thầy thì cũng phải đối xử thế nào thì trò họ mới nhớ chứ, người xưa có câu: Làm ơn không nên nhớ, chịu ơn chớ nên quên.
    + Không phải ai đứng ra mở lớp dạy võ !!!!Mọi Người và Tôi cũng Tôn Vinh - Kính Trọng như 1 Vị Thầy đâu cậu à !
    + Cái này không phụ thuộc vào Đai Đẳng ! bao kg cân nặng của người HDV mà là Đức Độ và Tài Năng của người trực tiếp tham gia giảng dạy !
    + vài dòng cùng cậu chúc cậu luôn vui khoẻ
  9. zimaleta

    zimaleta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Xin chào Anh TrinhMinh !
    + Chúc Anh và gia đình một ngày vui !
    + Công việc của Anh thế nào ? Tốt cả chứ ?
    - Hôm nay anh Zim đoạt giải vô địch về số bài post !
    + xin cám ơn Anh có lời động viên - cố gắng cùng AE 1 chút

    - Chỉ xin góp ý : Võ và văn ngày xưa cũng chả khác với những gì anh Zim hồi tưởng ... ở tuổi chúng ta luôn nhìn thế hệ trẻ kiểu : Cái học ngày nay đã hỏng rồi !!!
    + Tôi luôn tôn trọng và quý mến sự nỗ lực phấn đấu của các bạn trẻ Anh À ! tôi thấy họ cũng có nhiều cái hay cái đặc sắc lắm . Họ cũng có những ước mơ , những trăn trở về cuộc sống về tương lai .
    + Họ cũng có nhìn nhận về giá trị của cuộc sống hết sức linh động uyển chuyển
    - Theo tôi thì nên có cái nhìn rộng lượng hơn là vì thế hệ ngày nay họ có quá nhiều cái để học, quá nhiều vấn đề phải giải quyết trong đời sống hơn là thời xưa , nói chung là họ vất vả hơn đấy. Chưa kể là với đời sống văn minh, hiện đại, họ cũng phải hội nhập với xã hội , trong đó, các tiết mục giải trí chiếm khá nhiều thời gian.
    + Nhiều khi Tôi thấy tội nghiệp giới trẻ bây giờ lắm Anh à ! Đấy không phải là lòng thương hại mà là sự thông cảm thật tình . Bởi Họ bươn chải cuộc sống không ít va chạm xã hội quá nhiều . tuổi thơ và tuổi trẻ hình như không có !!!!!
    + mọi suy tư có khi Họ già đi trước tuổi nhiều quá ! sức ép của cuộc sống bắt họ phải theo luồng ...... ! buồn thay
    - Do đó mà việc chuyên tâm học tập chỉ có 1 thiểu số theo nổi, theo tôi, không phải là lỗi của họ .
    Chỉ có điều đáng trách là : Càng ngày càng màu mè hoa lá cành, chạy theo thành tích và phong trào là chính . Ngay cả đến cha mẹ, đi chạy chọt mua điểm cho con xong về khoe con học giỏi !!!!

    + chỗ này tôi hoàn toàn đồng ý với Anh
    + Chúc Anh luôn vui khoẻ
  10. TroiOiBoToiRa

    TroiOiBoToiRa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    + Cha Mẹ sinh con trời sinh tính mà bác, thầy thì mỗi lúc mỗi già, trò thì càng lúc càng hăng.
    + Công danh sự nghiệp ai mà chả muốn, phú quí vinh hoa ai mà chả ham, xưa nay có cái lệ khi hiển đạt thì quay về làng ( Vinh qui bái Tổ )
    + Một rừng không thể có 2 hổ, con núp bóng Cha, thầy át vía trò , nếu là tranh chấp quyền lợi, trời chẳng chịu đất, đất cũng chẳng chịu trời thì làm thế nào. Tôn sư trọng đạo là cái phô diễn bên ngoài, ngấm ngầm ám toán là cái phải phòng bên trong.
    + Binh pháp có câu: thà giết chết được 1 tên nội gián, còn hơn chém được cả trăm đầu tướng giặc ngoài trận.
    + Tất nhiên là không phải thầy nào cũng thế, nhưng xưa kia khi được thầy cho xuất sơn cũng phải học với thầy khá lâu, phải đạt đến trình độ nhất định mới được ra ngoài, không phải trò nào hạ sơn cũng đã học được hết kiến thức của thầy
    + Dù là anh em, thầy trò, Cha con nhưng ai thờ chủ nấy , gặp nhau trên sa trường, máu đổ thịt rơi, liệu mấy kẻ nương tay cho được.
    Được TroiOiBoToiRa sửa chữa / chuyển vào 09:07 ngày 16/05/2006

Chia sẻ trang này