1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bác Zim ơi em hỏi chút !

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Kidfun, 13/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Kidfun

    Kidfun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2005
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Bác Zim, minhtrinh, troioi...v.v
    Em tin, và rất tự tin khi nghĩ rằng những người đã mắc nợ võ nghiệp từ 5-10 năm trở nên đều có tâm với võ. Võ thể hiện tính quân tử, sức khoẻ, đạo lý làm người, đạo sống của dân tộc.
    Người thầy vô cùng quan trọng. Người thầy như nguồn nước chứa đầy khoáng chất cho người dùng. Nếu người thầy là nguồn nước đục ngầu, ô nhiễm thì võ sinh mấy người có võ đức được.
    Em còn trẻ, chưa hiểu nhiều về cuộc sống. Xin các bác coi em như một hậu sinh mà muốn cháy cho khát vọng và lý tưởng. Em từng học, từng đi dạy và giờ em đã bỏ. Em chán nản khi nhìn võ đường điêu đứng, nhưng nhiều khi vì cuộc sống mà em không dám gánh vác.
    Khí chất con nhà võ quan trọng đầu tiên là đạo lý làm người để không tủi hổ với bản thân, với anh em. Kể cả người không biết võ có được suy nghĩ như vậy thì hơn nhiều người biết võ.
    Chế độ chăng, kinh tế chăng, cội rễ chăng ??? Em không dám lạm bàn. Có thể dân tộc ta đớn hèn hàng nghìn năm, nhu nhược hàng trăm năm... Nhiều người tưởng dân tộc ta bất khuất, kiên trung. Nhưng em thấy, chỉ khi dân tộc ta quá đau khổ, quá áp bức mới dám đứng lên. (Đừng ai nghĩ vấn đề chính trị) Đô hộ tàu, thực dân Pháp, Mỹ... Đến lúc tận cùng đói khổ như Tháng 3 năm 45. Chó ăn thịt người, người. Người ăn thịt người, thì dân tộc ta mới phản kháng. Phải chăng quá yếu hèn và nhu nhược.
    Võ là dạy đạo lý làm người can đảm và bất khuất. Người thầy vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến rất nhiều thế hệ sau này.
    Nhiều người bảo : Khi đồng tiền quan trọng. Thì võ thuật chỉ là trò vui mà chết đói.
    Đúng, không thể khác. Quy luật kinh tế là vậy. Nhưng đừng bao giờ lấy đó để biện minh mình không hèn khi làm theo xã hội. Dẫn chứng nhiều lắm. Nhật bản năm 45 đói khổ hơn VN rất nhiều. Xem "võ sỹ Sammurai cuối cùng ". Mặc dù Tomcruise đóng nhưng những người dân Nhật đã khóc khi nhìn thấy cảnh người Võ sỹ bị cắt tóc.
    Vậy người thầy để võ sinh tôn trọng, lấy đức làm trọng, yêu trò như con. ..
    Có khả năng thực sự !!!!!
    To troioi... : Võ sư Đoàn Đình Long tôi biết. Võ sư có bệnh tim trước khi tập võ cơ. Nhờ có võ mà ông sống được đến bây giờ đấy. Nhưng ......
    Rút dao chém xuống nước nước càng chảy mạnh
    Nâng chén tiêu sầu, sầu thêm sầu....
  2. TroiOiBoToiRa

    TroiOiBoToiRa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    Gửi bác Zim...
    + Thường thì kẻ trong cuộc thì tối, người ngoài cuộc thì sáng, mấy khi có kẻ chưa đi học mà đã có mắt nhìn được thầy hay dở ra sao. Một người đánh giỏi chưa chắc đã là 1 ông thầy tốt ( dạy cách đánh thì có thể tốt chứ các cái khác thì chưa chắc )
    + Chuyện Tôn Vinh ?" Kính Trọng nhiều khi lại là xúc cảm nhất thời, ấn tượng để lại ? của cá nhân. Lấy Tống Giang trong Thuỷ Hử ra làm vd thì tuy được nhiều người tỏ ra Kính Trọng đặt lên ngồi trên, nhưng có Tâm phục hay không? Chả qua là Thế phải thế thời phải thế
    + Giờ thì người ta muốn thể thao hoá võ thuật nếu cứ ôm khư khư cái quan niệm cổ xưa mà không chịu đổi mới thì sao khá được
    + Võ thể thao và thực chiến ngoài đời là 2 lĩnh vực khác nhau
    + Nhân ?" Nghĩa - Lễ - Trí ?" Tín là cái cao đẹp, nó hướng tâm hồn, nhân cách con người ta đến sự hoàn thiện trong ứng xử, giao tiếp trong cộng đồng, nhưng nó cũng có muôn vàn cách xử sự. Nhà Phật có câu ?o giết một người để cứu muôn vàn người ?o vậy là nhân hay bất nhân
    + Sống ở đời cốt yếu là không thẹn với chính mình, chuyện nhìn xung quanh là cái cần thiết để hoà vào cộng đồng, nếu ta cho rằng bất cứ lúc nào ta cũng phải hi sinh vì cộng đồng, vậy ta có bất nghĩa, bất nhân? với chính gia đình của ta không?
    Được TroiOiBoToiRa sửa chữa / chuyển vào 08:10 ngày 16/05/2006
  3. TroiOiBoToiRa

    TroiOiBoToiRa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    Gửi bác Kidfun
    + Xã hội thời công nghiệp người ta chia thời gian, lên khoá biểu cho hàng tuần, hàng ngày. Học võ chỉ là 1 trong những cái phải làm
    + Tiếp xúc của trò với thầy được bao nhiêu đâu, lên lớp chủ yếu bên dạy , bên tập về võ, dành thời gian nói về võ Đạo như kiểu VVN thì chắc chả được mấy phái.
    + Tâm trí con người ta bị chi phối bao nhiêu thứ, ngồi nghe tập thể lại có đứa thì thầm bên tai. Lời thầy nói lọt vào tai nào bây giờ !
    + Võ là để đánh nhau là chính, quân tử hay không là cái cách sống của mỗi người, người có võ chưa chắc đã quân tử. Đồng nhất cách xử sự với võ vậy không đúng, khối người chả tập võ vẫn quân tử
    + Dân tộc ta đớn hèn ư ? Nghìn năm đô hộ ấy truyền lại được bao nhiêu tích sử để mà minh chứng, chả qua được vài cuộc khởi nghĩa có chút thành tựu, có qui mô, có tổ chức? thì được lưu truyền sâu rộng, những cái lẻ tẻ, không đi đến đâu, ít người biết đến? thì chả ai bàn tán, ghi nhớ, truyền lại
    + Muốn phất cờ khởi nghĩa phải hội tụ nhiều yếu tố, 1 ông thầy võ, 1 ông giỏi mưu chưa chắc đủ uy để người khác theo, để người khác đổ máu vì họ
    + Ngày nay khi nhận được thiệp cưới, nếu người ta làm tại nhà thì quà mừng kiểu khác, người ta làm tại nhà hàng xịn, khách sạn sang trọng lại phải mừng kiểu khác. Vẫn là mang quà đến mừng sao lại phải có sự phân biệt vậy. Tiền thì lúc nào chả quan trọng, khi con người ta có nhu cầu về ăn, mặc? thì sẽ này sinh ra nhu cầu về chiếm hữu?
    + Võ sư Long bị trước khi tập võ là tập võ nào chứ hihi, chả nhẽ mấy ông nhà báo lại đang bốc phét
    Để rồi than thở một câu
    Đời thì đen bạc, sông sâu ta về
    (Thiên hạ đều say mình Ta tỉnh ?" Ta tỉnh nên nhảy xuống sông để gột rửa hết sự ô trọc - Để lại phía sau những tiếng khóc và lời oán thán, những nỗi đau và sự cơ cực cho người thân )
  4. Kidfun

    Kidfun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2005
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Hahahahahaha . Xã hội nào chẳng là xã hội của người Việt. Võ nào chẳng có đạo lý, môn quy. Nào phải như một môn thể thao tầm thường chỉ để có sức khoẻ và giải trí.
    Học võ, học cách chiến đấu, nói sâu xa là học cách giết người và cứu người, sao có thể tự coi như vịt nghe sấm. Vậy chẳng uổng cho mục đích tập luyện lắm sao.
    Đánh nhau là chính ??? Vậy mà dám coi là mục đích tối thượng của học võ chăng. Loạn ngôn, suy nghĩ cục súc của kẻ võ biền lấy cơ bắp át nhân tâm. Học võ cũng là học đạo làm người. Học chí khí quyết tâm theo đuổi. Người thầy đâu chỉ dạy những động tác tay chân mà quên đi dạy đạo đức cho người võ sinh. Vậy khác gì mang giao cho kẻ ác giết người. Vậy có nên dạy đạo sống, võ đức, cách sống khiêm cung, quân tử chăng ?
    Nói sâu xa về dân tộc thì lại lạm bàn mất rồi. Để cho mỗi người võ sinh có tinh thần yêu nước, yêu cội nguồn, bất khuất kiên trung thì sai trái chỗ nào ?
    Đồng tiền quan trọng ư. Quan trọng đến mức nào, để trò coi thường thầy ? Đệ coi thường huynh, con coi thường cha chú. Vậy có đáng gọi là con người không ?
    Chuyện Võ sư Long là chuyện riêng, và đúng là Võ sư mắc bệnh tim bẩm sinh. Những người thầy giỏi luôn lo lắng bảo vệ sức khoẻ của đệ tử mình.
  5. TroiOiBoToiRa

    TroiOiBoToiRa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    Kidfun có vẻ ưa dùng các từ đao to búa lớn nhỉ ? ặc ặc
    + Mục đích tập luyện mỗi người mỗi khác, vậy làm sao mà phải hành xử giống nhau cho bằng được.
    + Học cách giết người rồi sau đó thắp nén hương lên khấn rằng: mày sống khôn chết thiêng thì đừng có về trù ẻo tao, tao giết mày là vì miếng cơm manh áo, tao mà không giết mày thì tao chết hả
    + Vậy cái tu rèn đạo đức, nhân cách, Chân - Thiện - Mĩ để làm gì ? Loè thiên hạ à ?
    + Cái gì gọi là yêu nước, yêu cội nguồn, dân tộc cứ nói với họ là nếu anh không giết chúng, chúng sẽ giết anh và gia đình anh, họ tộc anh, đào mồ, quật mả, tán xương tổ tiên anh, cướp bóc tiền bạc tài sản, nhà cửa , đất đai, ruộng vườn của gia đình anh xem họ có liều chết xông lên không ?
    + Bất khuất , trung kiên cái gì, trên chiến trường ta không giết nó thì nó giết ta, kẻ nào liều lĩnh xông pha , đâm ngang chém dọc tự khắc sẽ tạo ra khoảng trống an toàn, kẻ nào dúm dó sợ chết, đâm đến 1 cái, chém đến 1 đao lại sợ mang tội sát sinh... thì đương nhiên phải chịu băm vằm thành muôn mảnh
    + Cuộc sống chỉ dành cho kẻ nào biết giành giật lấy nó bằng cả 2 tay và cái đầu
    + Một dân tộc mở mồm là nói đạo lý nhân nghĩa thì không bao giờ là một dân tộc Hùng mạnh, dân tộc đó là dân tộc phải chịu sự áp bức đè nén, xâm hại, lăng nhục của kẻ khác
    + Đạo lý, nhân nghĩa chỉ dùng để mị dân, để cai trị, nó không thể giữ được cái đầu khi có 1 lưỡi dao chém tới
    +< Tiền lúc nào chả quan trọng
    + Có thực mới vực được Đạo, dân dĩ thực vi tiên
    + Bụng đói đầu gối phải bò, không ai cho việc làm, cơm không có mà ăn thì lại ngửa tay ăn xin à
    + Các nền văn minh nổi tiếng và Hùng Mạnh xưa kia đều của các dân tộc ưa sức mạnh, ưa chiến tranh
    + Các võ sư ngày xưa kiếm tiền bằng cách nào ?
    + Chuyện võ sư Long thì bỏ qua đi
  6. MeDop2006

    MeDop2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, mình tưởng bệnh ham cãi nhau là bệnh bẩm sinh hoá ra lại là bệnh lây mới chít chứ
  7. zimaleta

    zimaleta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    gởi cậu Tr !
    + chúc cậu 1ngày vui !
    + Tôi rất vui khi đọc những thông tin của cậu thanm gia diễn đàn !
    - Cha Mẹ sinh con trời sinh tính mà bác
    + Chỗ này Tôi xin diễn giải theo hiểu biết của Tôi nhé : Trời không sinh tính cho người con đâu cậu à
    + Sinh ra ai cũng như ai cả mà thôi ! Thiện hay Ác phần lớn do giáo dục mà nên .
    + Quan trọng nhất đấy là sự TỰ GIÁO DỤC BẢN THÂN / môi trường có thể thế này thế kia nhưng bản thân kiên định thì không việc gì cả /sau đó là sự GIÁO DỤC CỦA MÔI TRƯỜNG ngày xưa Ông Bà có câu gần mực thì đen gần đèn thì sáng
    - thầy thì mỗi lúc mỗi già, trò thì càng lúc càng hăng.
    + Thú thật chỗ này Tôi chưa hiểu hoàn toàn ý của cậu
    - Công danh sự nghiệp ai mà chả muốn, phú quí vinh hoa ai mà chả ham, xưa nay có cái lệ khi hiển đạt thì quay về làng ( Vinh qui bái Tổ )
    + Tôi cũng khoái máy cái trò này lắm nhưng không phải lúc nào cũng muốn cả đôi khi vi vu đây đó 1 chuyến lại thích hơn
    - Một rừng không thể có 2 hổ,
    + chỗ này Tôi không hoàn toàn đồng ý với cậu !
    - con núp bóng Cha
    + Khi mà con còn tý tẹo thì chuyện núp bóng Cha là chuyện thường tình cậu à. Tôi mong sao mọi người có cha già để mà núp bóng thật lâu ! để lúc nào cũng cảm nhận tình thương yêu của Cha mình dù chỉ là 1 câu nói , 1 lời la rầy ...
    - thầy át vía trò
    + chỗ này Tôi cũng thấy lúc đầu thôi ,khi trẻ còn non nớt . Thầy cũng như Cha thì đâu có gì xấu hổ đâu mà phải lo lắng !!!!!
    + căn bản là sự giáo dục , phương pháp sư phạm của người Thầy , hoạt động của võ môn,tập thể .........thiết lập mối Quan Hệ
    giữa Thầy và Trò như thế nào ?
    + Thầy của Tôi trước kia sử dụng bàn tính để tính toán công việc
    hôm nay Tôi sử dụng nhiều phưong tiện hiện đại hơn để làm việc hiệu quả nhanh hơn nhiều !!!!! nhưng không vì thế mà Tôi có tư tưỏng không tôn trọng Vị Thầy
    - nếu là tranh chấp quyền lợi, trời chẳng chịu đất, đất cũng chẳng chịu trời thì làm thế nào.
    + Cái hay ở chỗ là đừng làm gì để xảy ra tranh chấp về quyền lợi,danh vọng ...... không ai mang hết những thứ này vào Mai Dịch được đâu ! Biết thế thì tranh giành để làm gì ?
    - Tôn sư trọng đạo là cái phô diễn bên ngoài, ngấm ngầm ám toán là cái phải phòng bên trong.
    Binh pháp có câu: thà giết chết được 1 tên nội gián, còn hơn chém được cả trăm đầu tướng giặc ngoài trận.
    + Câu triết lý trên hay quá , hy vọng cậu không rút ra từ kinh nghiệm bản thân
    - Tất nhiên là không phải thầy nào cũng thế
    + Đấy ! là chỗ rất Quan Trọng chúng ta không nên bỏ qua

    - nhưng xưa kia khi được thầy cho xuất sơn cũng phải học với thầy khá lâu, phải đạt đến trình độ nhất định mới được ra ngoài, không phải trò nào hạ sơn cũng đã học được hết kiến thức của thầy
    + Cái này cậu đúng 100% rồi !
    - Dù là anh em, thầy trò, Cha con nhưng ai thờ chủ nấy , gặp nhau trên sa trường, máu đổ thịt rơi, liệu mấy kẻ nương tay cho được.
    + Có lẽ cậu đọc nhiều sử truyện Trung Hoa chăng????? Chỗ này không dám bàn !
    + Khi ta mất niềm tin vào ai đó ,vào cái gì đó thì có thể chấm dứt mọi suy nghĩ, hoạt động, quan hệ......!!!!!
    + Đa nghi cũng có cái hay nhưng lấy đó làm chân lý để hành xử thì rất buồn !
    + Vài dòng cùng cậu chúc cậu luôn vui khoẻ
  8. Kidfun

    Kidfun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2005
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều cách để hỏi. Có người muốn học sẽ tìm, cầu xin để hỏi. Có cách lại tranh luận để tìm ra vấn đề, có khi lại phản bác, khích tướng để tìm ra câu trả lời.
    Có nhiều cách để nghĩ. Cách nghĩ luôn nhìn xuống dưới thì thường lấy những gì mạt hạng nhất làm thước đo cho cách sống của mình và ngược lại.
    Mặc dù cuốn ( Rich Dad''s Advisors ) của Robert t.Kiyosaki không liên quan gì đến võ thuật. Tuy nhiên lại có thể giúp con người tự nhìn nhận lại cách suy nghĩ của mình trước mọi vấn đề.
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Box VT phải lấy ngày kỷ niệm chấm dứt đàm phán vào WTO giữa HK và VN là ngày hoà binh của box ... Mấy tháng nay mới thấy được vài ngày như thế này, kéo dài nữa không biết sẽ vui hơn hay bớt vui, rồi lại cần có người bỏ bom hay ném xương ?
    Trong việc dạy võ , quan điểm của tôi không chỉ trích việc mãi võ .
    Tình thày trò ngày nay thay đổi nhiều lắm rồi, Cái thời Quân, sư, phụ là thứ tự để tôn trọng, cái thời tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu nó cũng đa đi vào dĩ vãng, cho nên chúng ta phải thực tế hơn, thời buổi này mà mong có được học trò chặt củi, xách nước hầu thày ... tắm, còn thày hết lòng với trò coi bộ quá hiếm và cũng chả ai mong vì rằng : Nó không hiệu quả trong thời buổi kinh tế thị trường .
    Vân đề sẽ là : Ông Thày không vì tiền để đánh đổi tất cả, làm hài lòng đệ tử và chịu sự chi phối của trò bất kể đúng sai .
    Ông thày cũng không nên đặt danh dự võ môn vào ... trò, khi trò lang bạt giang hồ , ấm ớ để bị đánh bại rồi thì thày trò đi vác dao, vác búa đi đánh trả thù, một ông thày giỏi phải biết hướng dẫn cho trò biết thế nào là tự thắng, biết nỗi đau của người bị đánh để biết trường hợp nào mới nên dụng võ .
    Ông thày cũng đừng bao giờ nêu các thành tính đánh nhau ngoài đường của võ sinh này ra với các võ sinh khác, Trong mọi trường hợp, cá nhân tôi phản đói việc cho võ sinh đi thách đấu hoặc nhận thách đấu .
    Cách nay khoảng chục năm, 2 võ sinh của môn phái võ VN ở đây hạ gục 2 anh tây giữa đường, cảnh sát đến làm biên bản, vô tình thì 2 anh tây này lại là 2 tội phạm hình sự đang bị truy nã , do đó, 2 võ sinh kia đã không bị truy tố, ngược lại, còn được cảnh sát phong là " anh hùng " , khi về tập, 2 võ sinh vẫn bị ông thày khiển trách về tội đánh nhau . Thái độ này của ông thày tôi rất kính phục .
  10. gasu

    gasu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Bác Zim, Bác minhtrinh, Anh KIdfun ...v v kính mến!
    Đọc bài viết của các Bác,em như cởi được cục tức trong lòng em!Em kính phục các Bác lắm!Cái Tâm của các Bác dành cho Võ thuật cao quý quá!
    Em văn dốt,võ dát,nhưng tình yêu của em dành cho võ thuật,em tin,còn lớn hơn nhiều tình yêu trai gái!Em hiện ko ở Vn,hè mấy năm trước em có về phép,em có ý định đi thăm các võ đường ở HN,nhưng hỡi ôi,em đau quá!cái không khí hăng say của con nhà võ còn đâu?Võ cổ truyền thì như hấp hối chờ chết,võ hiện đại thì múa may quay cuồng,ko hiểu vìsao lại đông môn sinh đến thế?em đơn cử ví dụ:trời mưa phùn lất phất,em đến võ đường TLNamHôngSơn, do võ sư Quang(nếu em ko nhầm) dạy ơ chùa Quán Thánh,lớp vắng hoe,chỉ có thầy Quang và 2 đứa con nít đang nghịch...em có hỏi,thầy Quang có nói "chắc hôm nay mưa,chúng nó nghỉ..."em vẫn nhớ mãi câu nói này...chuyến đi đó,emcũng thu được điều bổ ích,đó là biết thêm 1 người rất tâm huyết với Võ thuật:Thầy Quang!Mặc dù ko võ sinh nào đến tập,nhưng thầy Quang vẩn đợi đến cuối buổi bởi "nhỡ có đúa nào đội mua đến...."Em cũng thử tìm hiểu xem,võ nào đang được ưa chuộng ở HN,nghe nói là AIKIDO ngoại thương,em cũng mò đến...hic...kinh quá...cái đấy mà là võ đường sao?em ko nói về chất lượng Võ thuật,em nói đây là về Kỉ Luật tối thiểu của 1 Võ Đường...người nói,người cười,người chạy nhảy chỉ trỏ lung tung.....ai mệt cứ tự động rời thảm tập mà nghỉ....Người Nhật bao nhiêu năm sang tập huấn,cũng chỉ dạy nghi lể cơ bản,em nghỉ,cũng ko có gì là lạ!
    Em thăm ko ít Võ Đường,nhưng càng thăm em càng buồn....
    Anh Kidfun,em rất đồng ý với anh rằng người Việt ươn hèn,em chỉ xin bổ xung 1 điều,đó là tính vô kỉ luật! Kỉ luật là phải tự bản thân mỗi người...
    Em rất mong nền Võ học Việt Nam hưng thịnh và phát triển,cầu mong cho những người có TÂM như các Bác sống lâu trăm tuổi!

Chia sẻ trang này