1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạch Hạc Quyền

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi hacquyen, 15/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hacquyen

    hacquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Không phải là khoảng cách quá gần mới cước như vậy đâu bạn. Khoảng cách xa vẫn hoàn toàn có thể ra được và mục tiêu là từ đầu cho đến hạ bộ. Mông đít là cách nói của bạn thôi, nhưng mà cũng đúng, chính xác là khớp háng mà tui đã nói rồi.
    Đưa khớp háng (mông) ra sau rồi mới đá tới là đúng với câu tui đã nói ?omuốn tiến thì lùi, muốn lùi thì tiến?
  2. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Hờ hờ, lâu lắm mới có người biết cước pháp!
  3. sunshine74

    sunshine74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu thêm 1 chút về bộ và cước pháp hạc
    Bộ pháp hạc có đặc điểm rất riêng là bước xéo (45 ͦ ) dù cho tiến hay lui. Khi muốn tiến thì bước xéo sang trái, xéo sang phải, khi lui thì cũng lần lượt như vậy. Bộ pháp này đặc biệt lợi hại trong cả việc tấn công lẫn phòng thủ. Khi giao đấu thì thường ở phía trước luôn được phòng bị rất kỹ lưỡng, khi bước xéo qua 1 bên ta sẽ thấy được nhiều điểm sơ hở của đối thủ. Còn khi đối thủ tấn công, ta lui xéo qua 2 bên thì đối thủ cũng rất lúng túng trong việc ra đòn.
    Ngay cả quyền cước hạc cũng thế, cũng thường đi theo đường xéo vào chứ ít khi đi đường thẳng. Ví dụ ngọn Kim Tiêu Cước, thoạt nhìn bạn sẽ thấy nó đi thẳng vào mục tiêu, nhưng khi làm chậm lại, bạn sẽ thấy rằng nó phải khởi động từ phần khớp háng, tiếp đến là gối, mà gối không thẳng hướng đối thủ mà đi xéo qua 1 bên (ví dụ cước chân trái thì hướng gối sang phải) rồi từ đó mới bung cẳng chân và mũi bàn chân hướng vào mục tiêu. lúc trước tui có đề cập tới tập cước phải tập khớp háng là vì thế, mà điều quan trọng nữa là khi bạn bị kẹt ở khớp háng thì bạn không thể điều động lực của toàn cơ thể vào ngọn cước được mà bạn chỉ sử dụng được lực ở chân bạn thôi. ?onhư ngọn Kim Tiêu cước, được bung ra thật nhanh như ánh chớp trong một khoảng cách rất gần, cộng với trọng lượng toàn thân đủ để nghiền nát nội tạng hoặc gây nên nội thương trầm trọng cho đối thủ?
    @Hacquyen có thể giải thích thêm về bộ pháp bước xéo 45 độ được không?
    Không biết có phải là chân trước tiến thẳng vào tâm tấn của đối thủ, chân sau xéo sang bên để lái thân đi 45 độ để ẩn thân. Hay là khi tiến lên thì cả hai chân cùng lái xéo đi 45 độ.
    Cước pháp bác tả rất giống với cước pháp của Thiếu Lâm Bắc Phái không có gì là quá đặc biệt. Khi đá thì TLBP cũng vận dụng lực từ toàn bộ cơ thể chứ không chỉ có lực chân búng ra. Nhưng có điểm là họ còn xoay gót chân trụ nữa cho nên khớp háng sẽ không bị bó lại.
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Ngọn kim tiêu giống như bác Hacquyen mô tả, bên tôi gọi là kim tiêu chéo. Ngoài ra còn có kim tiêu thuận, kim tiêu nghịch, kim tiêu tiền, kim tiêu hậu.
    Chúc bác vui.
  5. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    Bên mi?nh chi? có một cước được gọi la? kim tiêu, nếu khác vê? phương chân va? điê?m tiếp chạm thi? sef có tên gọi khác (vd kim phiêu, thiết tiêu, long thăng, hô? vif, hậu maf)
  6. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Tham Khảo 1 số Clips về Bạch Hạc Quyền;
    http://www.youtube.com/watch?v=Rv_biLRRY5Y&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=nz7Dcx86TXA
    http://www.youtube.com/watch?v=ZtLgfru5PjM&feature=related
    Đơn giản nhưng hiệu quả, để có được Đoản Kình và lực khối thì đơn luyện như vậy:
    http://www.youtube.com/watch?v=HJpOeNL8uvc&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=7ECYd9sVj5g
    Bạch Hạc Tây Tạng:
    http://www.youtube.com/watch?v=AF6sSWharGk&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=W5vBRUvBKEg&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=aVefjvox4pU
    Một món Hạc khác của Tây Tạng (ko thể dịch nổi tên)
    http://www.youtube.com/watch?v=alY6xyU00-o
    Bạch Hạc Côn Tây Tạng
    http://www.youtube.com/watch?v=kzjJnA8kPw8
  7. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1

    [BẠCH HẠC QUYỀN
    Môn võ tự vệ có nguồn gốc Tây Tạng
    Võ sư Nguyễn Lâm,
    Võ sư Hồng Ngọc Đại Nghĩa
    Lược khảo
    /size=6]
    I. DẪN NHẬP
    Giống như tôn chỉ của Thiếu Lâm Tự quyền pháp và hầu hết các môn võ Việt Nam và Á Châu khác, và mặc dầu du nhập Trung Nguyên từ miền Viễn Tây Tây Tạng, môn võ Bạch Hạc có truyền thống từ chối thu nạp và truyền thụ võ công cho bất cứ ai có thành tích bất hảo, thiếu nhân cách và phẩm chất của một người hiền lương. Sự kiện này có thể khiến cho sự phổ biến võ thuật bị hạn chế nhưng mặt khác cũng minh thị rằng võ thuật là một nghệ thuật, một môn học đáng được coi trọng, đồng thời cũng là một nghệ thuật nguy hiểm chết người nếu truyền thụ lầm đối tượng, để lọt vào tay kẻ xấu. Do đó, trong quá khứ, các môn võ Việt Nam và Á Châu, kể cả Bạch Hạc chỉ thu nhận và truyền thụ võ công hạn chế cho một số ít môn đồ chọn lọc. Các bậc sư trưởng di huấn môn đồ rằng nếu dạy võ bừa bãi, lầm đối tượng xấu, chẳng khác nào gieo mầm mống tệ hại cho xã hội.
    Có lẽ vì thế mà mặc dầu đã du nhập Trung Nguyên nhiều trăm năm nay từ miền Tây Vực đế Đế Quốc Trung Hoa, Bạch Hạc công phu chưa được phổ biến sâu rộng lắm, lịch sử hình thành không rõ ràng, tài liệu thư tịch về môn võ công cũng rất hiếm hoi và thiếu sót.

    II. ĐÔI NÉT ĐẶC TRƯNG
    ?" ?oNam Bắc hòa minh?.
    Võ Bạch Hạc được các học giả võ thuật liệt kê vào hàng ngũ Nam Phái. Có hơi gượng ép chăng? Vì môn võ này có nguồn gốc khởi thủy từ Tây Tạng nhưng khi hòa nhập vào võ lâm Trung Nguyên, nó được chăm sóc, đào luyện, vun trồng bởi các tôn sư võ lâm Nam Tông Trung Hoa. Tuy nhiên, thật là đặc biệt, trong tình huống được vun trồng hoàn thiện từ Nam Tông, Bạch Hạc quyền vẫn giữ nguyên và thiện dụng bộ pháp cơ động, xoay vòng uyển chuyển và các ngọn đá cao, đòn dài như ở Thiếu Lâm Bắc Phái và Trường quyền. Có lẽ vì thế mà nhiều học giả còn gọi tên môn võ là ?oTây Tạng Bạch Hạc Quyền? cho tách biệt, khỏi mất lòng Nam Tông, Bắc Phái.
    ?" ?oXin hãy đánh tôi để tôi đáp lễ?.
    Một trong các yếu quyết đặc thù của Bạch Hạc phái là ?oĐợi người ta đánh mình, mình mới đánh trả?. Do đó Bạch Hạc quyền được coi như môn võ tự vệ cao thượng, môn sinh Bạch Hạc không bao giờ xuất chiêu tấn công ai trước cả.
    Khi bị đối phương tấn kích, võ sĩ Bạch Hạc sẽ sử dụng bộ pháp vi diệu và thân pháp uyển chuyển lách né vô hiệu hóa đòn đánh rồi khai thác sơ hở của địch thủ mà phản công chớp nhoáng không khoan nhượng bằng thủ cước pháp liên hoàn. Với Bạch Hạc phái, câu nói cửa miệng ?oTiên hạ thủ vi cường? chẳng còn ý nghĩa.
    ?" ?oGậy ông đập lưng ông?.
    Ngoài ?ochiến lược? đặc dị ?oĐợi đánh rồi mới đánh?, Bạch Hạc quyền còn được giới võ lâm quan tâm kiêng nể bởi kỹ chiến thuật ?omượn sức người đánh người? hay ?otá lực đả lực?, biến hóa thành ngón nghề ?ogậy ông đập lưng ông? nổi tiếng giang hồ. Các môn sinh Bạch Hạc được giảng dạy không dùng sức chống lực (Lực đổi lực) mà khổ luyện phương pháp mượn chính sức mạnh của đối thủ mà giảng trả chính hắn, gọi là ?oQuy hoàn lực? (Revolving force).
    Trong Thiên Long Bát Bộ, học giả Kim Dung có nói đến ngón nghề gậy ông đập lưng ông khá thành thạo của dòng họ Mộ Dung ở Cô Tô. Anh Mộ Dung Phục không biết có qua Tây Tạng học võ Bạch Hạc hay không mà Kim Dung tiên sinh miêu tả anh chơi đòn gậy ông đập lưng ông khá quá.
    ?" ?oTay này nói xạo, tay kia nói thiệt?.
    Bạch Hạc quyền được coi như môn võ có nhiều tư thế dũng mãnh, trông có vẻ đẹp sang cả, thanh cao nhưng hàm chứa nhiều kỹ thuật và chiến thuật hiểm hóc bất ngờ.
    ?oTrường tý công hạc đầu thủ? là tư thế vươn dài đôi cánh tay như cánh hạc, hai bàn tay với các đầu ngón tay khum khum chụm lại tạo hình đầu và mỏ chim hạc sẵn sàng ?omổ? lia chia vào chỗ nhược hay vùng huyệt đạo của địch thủ. Một tay hạc đầu ra chiêu tấn kích, tay kia dang rộng giữ thăng bằng, hoặc giả tay này hư chiêu đánh lạc hướng đối thủ, tay kia thực sự ra đòn. Võ sĩ Bạch Hạc cứ thế luân phiên hai tay xuất chiêu hư hư thực thực khiến cho địch thủ khó lòng nhận ra tay nào hư, tay nào thực. Nguyên tắc ?oTAY NÀY NÓI LÁO, TAY KIA NÓI THỰC? là vậy.
    ?" ?oDi hình hoán vị? (Đổi chỗ nhanh như bóng chớp).
    Khi lâm trận thọ địch, võ sĩ Bạch Hạc sử dụng bộ pháp cuốn lướt xoay vòng cực nhanh và thường giữ thế thủ ở góc độ xiên xéo, chếch hướng tấn công của đối thủ, nghĩa là tránh thế trực diện, không mặt đối mặt với địch thủ - Khoảng cách luôn luôn giữ một sải tay để dễ ?obiến mất? theo phương pháp di hình hoán vị - Đổi chỗ nhanh như ánh chớp có thể là thoắt lách qua phải, thoắt vẹt qua trái, hoặc cũng có thể lẻn ra sau cực nhanh đổi hướng xoay chiều lẩn tránh đòn địch và cấp kỳ phản công thần tốc bằng những đòn sấm sét do áp dụng kỹ thuật vặn hông, xoáy eo tăng xung lực, cộng lực khi phát chiêu.
    ?" Bộ pháp vi diệu và cước pháp đặc dị.
    Bộ pháp Bạch Hạc rất giống bộ pháp Thiếu Lâm Bắc Phái, trường kỳ cơ động, di chuyển, không dừng lại quá lâu ở một vị trí làm mục tiêu cố định cho đối phương thừa cơ tấn kích. Đáng chú ý là thể trọng thường phần lớn đặt ở chân trước, chân sau nhẹ hơn để dễ dàng cơ động, thay chiều đổi hướng vị trí, tương tự như kỹ thuật di chuyển Đinh tấn và Quy tấn trong võ Thiếu Lâm, kể cả võ Việt Nam Kienando KungFu kỹ thuật di chuyển lượn vòng, xoay tròn trong Bạch Hạc quyền cũng có nhiều điểm tương đồng với Thiếu Lâm Bắc Phái, chẳng hạn như khi di chuyển bằng Bát Quái tấn, võ sĩ Bạch Hạc cơ động bộ pháp lượn quanh đối thủ, tìm chỗ sơ hở của đối thủ mà ra đòn tấn công.
    Về cước pháp, Bạch Hạc quyền cũng sử dụng thành thạo các đòn đá cao dũng mãnh đầy tốc độ như Thiếu Lâm Bắc Phái và Trường Quyền. Tuy nhiên ở võ Thiếu Lâm, các đòn đá cao đẹp mắt phần lớn chỉ để huấn luyện và biểu diễn, trong chiến đấu, đòn đá cao ít sử dụng mà thường là các đòn đá thấp hoặc trung bình để củng cố thăng bằng và hạn chế sơ hở.
    Đối với Bạch Hạc phái, điều này hoàn toàn khác. Môn sinh Bạch Hạc được rèn luyện cước pháp đá cao nhanh và mạnh để sử dụng trong mọi trường hợp, dù là trong huấn luyện hay chiến đấu. Võ sĩ Bạch Hạc tin tưởng rằng với tấn pháp khổ luyện vững như bàn thạch và đôi cánh tay vươn dài sải rộng như đôi cánh hạc là một phương tiện củng cố thăng bằng tốt nhất, do đó trong chiến đấu họ không ngần ngại tung ra các đòn đá cao đã dày công tập luyện. Tuy nhiên không phải đòn đá thấp không sử dụng. Trong những tình huống thích hợp và thuận lợi, đôi khi đòn đá thấp cũng được dùng đến, thông thường là các cú đá Bàn Long thấp hoặc Diệt Long Cước được phối hợp bởi các đòn tay nhanh mạnh như sấm sét.

  8. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    Xingyi có thê? cho biết xem đâ?y đu? ta?i liệu na?y ơ? đâu không ? bi?nh chọn bạn *****
  9. akdo47

    akdo47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2008
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    @ bác Lyhl
    Khi bác đọc 1 bài nào đó mà bác nghĩ nó có thể ở đâu đó trên nét thì bác chỉ cần copy 1 đoạn rôì bỏ vào ô search rà nó ra ngay.
    http://www.vienxumagazine1.com/vanhoa88.htm
  10. xingyihanoi

    xingyihanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    1
    Đúng rồi đó bạn!
    Xin hỏi bạn nào giỏi tiếng anh dịch hộ mình thêm từ của môn Thực Hạc và môn Tung Hạc.
    Đại loại lối đánh của các môn dính lứu đến Hạc (trừ môn của Tây Tạng) đa phần nó là Đoản Kình và na ná giống vĩnh xuân.

Chia sẻ trang này