1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạch huyết với rèn luyện yoga

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi yogahn, 30/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yogahn

    yogahn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Bạch huyết với rèn luyện yoga

    Để giúp các bạn yêu thích yoga tìm hiểu những cơ sở khoa học của việc rèn luyện yoga, tôi xin giới thiệu một bài viết về bạch huyết trong cuốn Sinh tâm học Yoga của bác sỹ J. Singh.

    ?oSự phát triển các phẩm chất của con người gắn liền với sự phát triển của bạch huyết? (P.R. Sarkar)

    Hệ thống bạch huyết

    Lymph hay còn gọi là bạch huyết bởi vì nó không có các sắc tố đỏ, ngoài ra nó chứa hầu hết các thành phần của máu. Bạch huyết được các tuyến bạch huyết khu vực chiết xuất từ máu, thanh lọc, xử lý và thay đổi trước khi đưa trở lại máu. Có một hệ thống vận chuyển phức tạp để thu thập bạch huyết từ tất cả các khu vực của cơ thể gọi là các mạch bạch huyết. Các tuyến bạch huyết rải rác khắp cơ thể nhưng tập trung ở những khu vực nhất định. Chúng tập trung ở các khớp, ví dụ nách, háng, khuỷu tay và đầu gối. Các khu vực tập trung tuyến bạch huyết khác bao gồm cổ, ngực và bụng. Ngoài ra, các mô bạch huyết còn có ở nhiều cơ quan khác như gan, lá lách, ruột, amidan, vòm họng v.v?
    Toàn bộ hệ thống bao gồm các tuyến bạch huyết, các mạch bạch huyết và các mô bạch huyết rải rác được gọi chung là hệ bạch huyết. Trong y học hiện đại, nói chung hệ bạch huyết không được coi là một phần của hệ thống các tuyến, mặc dù trung tâm của hệ thống này là tuyến ức (thymus gland). Ba chức năng chính của hệ thống này là:
    1. Đưa bạch huyết từ tất cả các bộ phận của cơ thể vào máu để lưu chuyển trong cơ thể.
    2. Bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài như các vi trùng, vi khuẩn.
    3. Phân biệt cái ngã và phi ngã.
    Bạch huyết được hình thành từ máu tại các mô ngoại vi. Từ các mao mạch nhỏ ở các mô đó, khoảng hai mươi lít bạch huyết được lọc ra mỗi ngày ở các khoảng gian bào. Mười bảy lít dịch chất này với tất cả các chất điện phân của nó nhanh chóng được hấp thụ lại vào tĩnh mạch của các mô.
    Ba lít còn lại cùng với tất cả các protein được lọc ra ở lại trong khoảng gian bào. Các phân tử protein quá lớn để có thể hấp thụ qua các lỗ nhỏ ở thành mao tĩnh mạch.
    Ba lít bạch huyết còn lại ở mô cùng với các protein của nó phải liên tục được lấy ra. Nếu không, hoạt động trao đổi dịch chất trong vài tiếng đồng hồ sẽ trở nên bất thường tới mức sự sống không thể tiếp tục. Lượng dịch bạch huyết này vẫn ở đó bởi vì hàm lượng protein quá cao và không có con đường thoát nào khác ngoài các kênh bạch huyết (lymphatics) mà qua đó lượng protein dư thừa được đưa trở lại hệ tuần hoàn. Protein là một trong những thành phần thiết yếu nhất trong sinh hoá của con người và được cơ thể bảo tồn với mọi giá. Do vậy, bằng cách thu lại những protein đã mất trong các mô tế bào, bạch huyết đóng vai trò vô cùng thiết yếu trong việc duy trì cấu trúc mô.
    Protein có trong mọi tế bào của cơ thể. Chúng cung cấp cho các tế bào cái khung để duy trì hình dạng và cấu trúc của các tế bào. Protein cũng giúp vận chuyển các khoáng chất như sắt, can xi, ma giê? trong máu bằng việc kết hợp với chúng thành các phức hợp và giúp vận chuyển chúng. Các protein tạo thành bởi các phân tử axit amin được một số tuyến nội tiết sử dụng để sản xuất các hóc môn của chúng, ví dụ tuyến giáp, tuyến cận giáp và tuyến yên. Nếu các protein được lọc ra trong các mô không được các mạch bạch huyết lấy đi ngay, các mô sẽ bị sưng phồng tạo ra tình trạng phù nế.
    Ngoài chức năng vận chuyển protein từ các mô tới hệ tuần hoàn, bạch huyết cũng vận chuyển chất béo, đặc biệt từ các khu vực thuộc bộ máy tiêu hoá nơi mà chất béo được hấp thu từ thực phẩm. Chất béo cũng là một thành phần quan trọng khác của cơ thể.
    Thành tế bào được cấu thành từ chất béo mà qua đó diễn ra quá trình trao đổi nhiều loại dưỡng chất và khoáng chất. Một số tế bào có thành phần chất béo đặc biệt bởi một số chức năng chuyên biệt. Ví dụ, các tế bào não có chất béo mang những khả năng truyền dẫn đặc biệt để lan truyền các rung động thần kinh.
    Một số các tuyến nội tiết sử dụng chất béo để tổng hợp các hóc môn của nó. Đó là các tuyến thượng thận và tuyến sinh dục. Các hóc môn này gọi là hóc môn steroid. Do vậy, chúng ta có thể suy ra rằng bạch huyết đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận chuyển hai dưỡng chất quan trọng nhất trong cơ thể con người.
    Sự luân chuyển của bạch huyết vô cùng quan trọng với sức khoẻ con người. Nó đòi hỏi một hệ thống kênh vận chuyển khoẻ mạnh và hiệu quả. Có một hệ thống các kênh như vậy trong tất cả các mô tế bào, cuối cùng tất cả đều nối với một trong hai kênh chính ở ngực, chạy dọc theo hai bên cột sống. Hai kênh này được gọi là ống ngực và ống bạch huyết, những ống này lại nối với các tĩnh mạch chủ ở gốc cổ để đưa bạch huyết trở lại máu.
    Tất cả các mô đều có kênh bạch huyết trừ não bộ, tuỷ sống, xương và các phần sâu hơn của hệ thần kinh và một số bộ phận da và cơ bắp. Các tế bào này cũng có các kênh nhỏ hơn gọi là các mạch bạch huyết ngoại vi. Sự luân chuyển của bạch huyết có vai trò rất lớn tái tạo các dưỡng chất quan trọng cũng như trong hoạt động trao đổi dịch chất.
    Tuy nhiên, bạch huyết luân chuyển với tốc độ chậm hơn nhiều tốc độ luân chuyển của máu. Tốc độ luân chuyển của bạch huyết ước tính 120 mililitre một giờ. Tốc độ này có thể tăng lên gấp 5 hoặc 15 lần nhờ luyện tập và giảm đi khi nghỉ ngơi.
    Luân chuyển bạch huyết được tăng cường khi cơ bắp co giãn, các bộ phận cơ thể chuyển động và khi các động mạch tăng cường hoạt động. Các hoạt động hô hấp của ngực và phổi cũng làm tăng mức độ luân chuyển của bạch huyết. Một số cơ quan nằm sâu trong những ngõ ngách của cơ thể mà ở đó luồng chảy của bạch huyết không dễ dàng trong điều kiện bình thường. Luồng chảy của bạch huyết ở mức tối thiểu ở các cơ quan này. Ví dụ, thận, tuyến thượng thận và tuỵ nằm sát mặt sau của bụng. Cuộc sống thường nhật không tạo ra những chuyển động hoặc áp lực đáng kể lên các cơ quan này. Bởi vậy, luồng chảy của bạch huyết ở các cơ quan này còn thấp hơn nữa đối với những người có lối sống tĩnh tại. Để có thể đụng chạm tới mọi ngóc ngách của cơ thể, chúng ta cần các tư thể đặc biệt, có thể không mạnh mẽ lắm nhưng hiệu quả nhằm tăng cường sự lưu thông của bạch huyết ở các cơ quan xa xôi này. Khi các tư thế này được kết hợp với hơi thở điều hoà nén ép các kênh bạch huyết ở ngực, tốc độ luân chuyển bạch huyết có thể tăng lên nhiều lần. Đây là tác dụng đặc biệt của các tư thế yoga ?" asana nhằm chạm tới các ngóc ngách xa xôi nhất của cơ thể, nép ép và xoa bóp các cơ quan này nhằm tăng tốc độ lưu chuyển của bạch huyết ở đó.
    Khi lưu chuyển của bạch huyết giảm đi trong khi bạch huyết vẫn được tạo ra bình thường, các mô tế bào mất đi sự bóng bẩy và bị căng hoặc phù nề. Điều này đi kèm với việc mất năng lượng. Sự luân chuyển bạch huyết thích hợp duy trì năng lượng và vẻ đẹp của cơ thể. Mặt khác khi sự tạo thành bạch huyết giảm đi do mất nước và suy nhược, cơ thể cũng mất đi sinh khí và vẻ đẹp. Các tế bào bị khô héo.
    Tới đây chúng ta đã nói về vai trò của bạch huyết trong việc vận chuyển và bảo tồn một số dưỡng chất quan trọng của cơ thể. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu một chức năng quan trọng hơn của hệ bạch huyết. Trong quá trình vận chuyển bạch huyết từ các mô, các ngoại chất khác nhau như hạt bụi hít vào ở phổi, vi trùng và vi khuẩn tấn công các mô, được rửa sạch. Những ngoại chất này phải được loại bỏ trước khi chúng vào tới hệ tuần hoàn. Các mạch bạch huyết đi qua nhiều tuyến bạch huyết ở khu vực trước khi chúng nhập với các kênh bạch huyết chính. Tại các tuyến bạch huyết này, bạch huyết tiếp xúc với nhiều loại tế bào bảo vệ.
    Tuyến ức được coi là trung tâm của hệ bạch huyết bởi vì bất cứ điều gì xảy ra ở các tuyến bạch huyết và trong các mô bạch huyết trên khắp cơ thể đều được lên kế hoạch, chương trình và quyết định trước tại tuyến ức. Khi còn trong bào thai, tuyến ức hoạt động mạnh nhằm giải quyết các vấn đề của nó và đặt ra các qui tắc cho hoạt động của các tế bào miễn dịch tương lai. Trên thực tế, tuyến ức rất kỹ tính trong giai đoạn đầu đời này bởi chín mươi phần trăm các tế bào đang sinh sôi của nó bị chối bỏ và tiêu diệt. Chỉ có những tế bào rất ?othích hợp? và ?okhoẻ mạnh? mới được rời khỏi tuyến ức và tới các tuyến bạch huyết khác. Những tế bào di trú này được ?ođóng dấu? và thông tin để phân biệt cái cá nhân và phi cá nhân. Thông điệp này ở trong các tế bào này chừng nào chúng còn sống và khi chúng nhân lên trong các tuyến bạch huyết, những tế bào con cũng mang thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác.
    Một số thay đổi quan trọng diễn ra trong tuyến ức theo tuổi tác. Khi sinh ra, tuyến ức gần như ngưng mọi hoạt động của nó. Nó chỉ nặng khoảng 10-15gam và đến tuổi dậy thì, nó nặng hơn gấp đôi trọng lượng lúc sinh ra khoảng 30-40 gam. Tuy nhiên sự phát triển của tuyến này sau 5-6 tuổi là do sự tăng lên của các mô hỗ trợ chứ không phải số lượng tế bào. Trên thực tế, tế bào bạch huyết ở tuyến này giảm từ từ sau tuổi này.
    Cũng có những thay đổi khác diễn ra đồng thời trong cơ thể vào tuổi dậy thì. Hóc môn nam tính androgen bắt đầu được tuyến thượng thận và tuyến sinh dục tiết ra phản ánh mối quan hệ đối nghịch nhau giữa các tuyến này và tuyến ức. Thực tế thực nghiệm cho thấy rằng việc loại bỏ các tuyến sinh dục và tuyến thượng thận làm trì hoãn việc co lại tự nhiên của tuyến ức, trong khi đó việc tiêm cortisone (một loại hóc môn thượng thận) hoặc các hóc môn tính dục nam sẽ dẫn đến việc co lại hoặc teo đi của tuyến ức.
    Vào tuổi trung niên, tuyến ức co lại vào khoảng 10 gam. Các tế bào còn lại trong tuyến ức tiếp tục tiết ra một loại hóc môn gọi là thymopoetin hoặc thymosin mà chức năng chính của nó là thường xuyên nhắc nhở các tế bào bạch huyết di trú ở các tuyến bạch huyết rằng chúng đã được lập chương trình trước.
    Chính bởi hóc môn này mà tuyến ức được coi là tuyến nội tiết mặc dù nó là trung tâm của hệ bạch huyết. Vai trò kép của tuyến ức có thể là gợi ý mối quan hệ gần gũi giữa bạch huyết và hóc môn.
    Kiến thức về bạch huyết và hệ bạch huyết trong khoa học hiện đại khá là mới và đơn giản. Chỉ từ khi bệnh ung thư và AIDS phát triển, hệ bạch huyết mới thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu y học. Thậm chí hiện này người ta chỉ mới tập trung vào các tế bào bạch huyết và phản ứng miễn dịch. Mối quan hệ giữa hóc môn và bạch huyết vẫn chưa được khoa học hiện đại thừa nhận và chính trong lĩnh vực này, Shrii P.R. Sarkar đã cung cấp nhiều manh mối cho những nghiên cứu trong tương lai.
    ?oBạch huyết là tinh tuý của tất cả những gì chúng ta ăn và uống? ?" Shrii P.R. Sarkar đã nói như vậy. Tất cả các năng lượng sức sống có từ thức ăn, nước uống, không khí và bức xạ điện từ, tổng hợp lại tạo thành bạch huyết. Ông coi bạch huyết là mẹ đẻ của mọi loại hóc môn bởi khi tiếp xúc với các tuyến nội tiết hoạt động, nó được chuyển thành các hóc môn tương ứng. Do vậy, chính bạch huyết cung cấp nguyên liệu để tổng hợp hóc môn. Ví dụ, vào tuổi dậy thì các tuyến sinh dục ở nam giới bắt đầu hoạt động, chúng sử dụng các bạch huyết để tạo ra tinh trùng và các hóc môn testosterone. Đối với phụ nữ, chúng tạo ra trứng, estrogen và progesterone. Khá thú vị là tuyến ức bắt đầu co lại bởi hệ bạch huyết đã phát triển đầy đủ vào tuổi này.
    Một tình cờ thú vị khác là việc tìm thấy các virus AIDS tập trung nhiều ở các tuyến bạch huyết và tinh dịch thậm chí khi virus thâm nhập cơ thể qua đường máu. Có thể các cơ quan này, các tuyến bạch huyết và tinh hoàn có những mô mà virus AIDS thích cư trú. Mặt khác có thể rằng bạch huyết tập trung nhiều ở tinh hoàn làm cho nó dễ nhiễm virus. Dù theo bất cứ cơ chế nào, rõ ràng ở đây có mối quan hệ mật thiết giữa bạch huyết và tinh hoàn.
    Khái niệm mới về sinh tâm học của Shrii P.R. Sarkar nổi bật khi ông nói ?osự phát triển các phẩm chất của con người gắn liền với sự phát triển của hệ bạch huyết?. Điều này là hoàn toàn hợp lý nếu chúng ta xem xét những thay đổi sinh học và tâm lí diễn ra lúc 5 tuổi cho tới tuổi dậy thì. Do vậy trong môn khoa học mới sinh tâm học, bạch huyết giữ vai trò trọng yếu trong sự phát triển của cơ thể và hành vi con người.
  2. nghichtu

    nghichtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2003
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Chào bác,
    Em muốn hỏi thêm thông tin về hệ bạch huyết và Yoga. Một người thân của em mới phát hiện có một u hạch bạch huyết ở chân (gần bẹn) ác tính, đã mổ và hiện nay đang điều trị hoá chất.
    Em có tập Yoga và bây giờ chắc chắn sẽ giới thiệu để người thân của em tập. Em chỉ muốn hỏi thêm không biết trong cuốn sách của bác giới thiệu ở đây có nói về các asana nào nên tập trung , hoặc mình có thể ứng dụng để điều trị bệnh này không ạ?
    Chân thành cảm ơn bác.
  3. yogahn

    yogahn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Theo sách này, một số bài tập để chữa trị bệnh về hạch tuyến bao gồm:
    Buổi sáng tập thế thức dậy, thế hành động, thế thóp bụng (vận động tăng nhiệt 2), thế con công, thế dáng yoga và thở tập trung vào điểm kiểm soát của hạch tuyến liên quan.
    Buổi tối tập thế cây nến, thế con cá, thế ấn bụng (vận động tăng nhiệt 1) và thế vặn lưng.
    Bệnh nhân còn phải cẩn thận tuân thủ các qui tắc tắm nắng, uống nước và nhịn ăn.
    Chúc người thân của bạn chóng bình phục.
  4. nghichtu

    nghichtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2003
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Những thông tin này thực sự rất có ý nghĩa với em. Thật lòng cảm ơn bác.
    Chúc bác và những người bác yêu quí luôn mạnh khoẻ và gặp những điều tốt lành.
    Namaskar,

Chia sẻ trang này