1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bách Khoa - Sự chọn lựa tốt nhất??

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi sea_wolf, 24/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fermat_

    fermat_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Bạn His Mother nghe ai nói vậy.
    Tôi chờ vài tháng nữa để nghe lại ý kiến của bạn.
    Love is such an easy game to play !!!
  2. sea_wolf

    sea_wolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2002
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    hơ, sao fermat giống như người dẫn chương trình ấy nhỉ?!!!
    break2 : sao ông reply lúc nào cũng ko ngó trước ngó sau rõ ràng vậy hả? cái bài này người ta post được hơn 1 năm rồi mờ ! hay là hết chuyện để móc nên móc đại cho dzui?!
    năm nay sea lên năm 2 rồi và nghĩ lại thì thấy ''nếu cho chọn lại, sea vẫn chọn BK'' !
    tuy nhiên thì sea vẫn không biết mấy bạn bên KHTN học IT như thế nào cả, sea chỉ biết đại cương bên KHTN dễ hơn BK nhiều, mà hình như đại cương ở BK là khó nhất rồi nhỉ?! hehhehe, nhưng dù sao mấy thầy cô cho mình học khó vậy... chắc vì biết mình có khả năng học , tại vì sinh viên BK giỏi nên mới phải học khó!! (chảnh hông?!hihiih)
    nhưng thực sự thì học Bk bạn cũng không phải tốn nhiều thời gian để học ! muốn đậu thì ...học trước khi thi 1 tuần, điểm cao thì học trước 2 tuần! thời gian còn lại ...thì cứ chơi xả láng, phẻ re lun!
    hic, thui ko nói nữa, đang nói tự nhiên sực nhớ tuần sau mình thi mà...chưa học! hihiih, dzìa học đây, à khuyên mấy bé mới vào học ....in ít thôi, rớt nhiều mấy ông thầy mới cho đề dễ ! nếu đề khó thì cứ kiếm mấy đứa điểm cao mà nhào vô bụp là ổn! hehhehhehhe

    A heart - game would be more interesting if there were 2 players...
  3. foolishman_ise

    foolishman_ise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Tui đồng ý với ý kiến của sea đó, đầu học kỳ vào mà học nhiều quá thì cuối học kỳ sẽ loạn mất. Nhất là học kỳ đầu tiên, sau Tết vào mới thi..., thôi nhắc lại chỉ thấy phát ớn da gà.
    Có ý kiến cho rằng BK học nhẹ nhàng nhất vì người ta thấy SV trường mình toàn đi chơi không hà, cái u nghĩ sau???
    Theo tui cái đó là tùy ý kiến và sức học của mỗi người thôi, với lại trường mình thi không cần học bài nhiều lắm nên rất đỡ cho ngững người "lười" như tui.
    YÊU LÀ KHỔ, KHÔNG YÊU LÀ LỖ
  4. fermat_

    fermat_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0

    Các bác toàn là đầu óc thiên tài, kính nể thật !!!
    Tôi ( mấy đứa bạn tôi cũng vậy ) , thành cái lệ rồi, cứ bắt đầu nhận thời khoá biểu, là bắt đầu dắt trâu ra đồng cày ( quên mất tuổi xuân ).
    Các em fresh phải thận trọng nhá. Không phải thiên tài thì nên tập trung từ đầu, kẻo sau này ôm hận. À mà nghe nói học phí trường mình sắp lên giá phải không nhỉ ?
    Vớ mấy em học mấy ngành liên quan tới Cơ ( đặc biệt là Cơ-ĐT ), năm đầu còn rảnh, nên luyện thêm Autocad, C/C++, Matlab ( cái VB học cho vui thôi, chẳng làm ăn được gì nhiều đâu )để sau này đỡ khổ.
    À mà tết về không học hành được gì đâu mấy em. Hồi anh năm nhất, mùng 4 anh đã phải mò vào rồi. Từ khi vào ĐH chẳng cái tết nào được nguyên vẹn cả.
    Love is such an easy game to play !!!
  5. thaipt

    thaipt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Thấy mọi người bàn về chuyện học hành ở BK rôm rả quá, tôi cũng xin góp vài ý kiến:
    - Ngày xưa khi còn học ở BK, tôi nhận thấy có hai phương pháp học tập rất rõ ràng: một là học lý thuyết, những người theo trường phái này học rất giỏi, điểm super. Tuy nhiên không hề có kinh nghiệm thực hành, có người học đến năm thứ 3 rồi mà vẫn không biết ráp cái máy vi tính như thế nào (Mặc dù có thể kể vanh vách máy vi tính gồm những gì)
    - Trường phái thứ hai là trường phái thực hành, những người theo trường phái này rất giỏi về thực hành. Lại ví dụ về khoa CNTT (xin lỗi các bạn vì tôi chỉ biết chuyện của khoa tôi, kiến thức hạn hẹp :-)), có những bạn học năm đầu đã có đầy đủ kỹ năng lập trình rất "xịn", có thể viết game, có thể viết virus như chơi. Hồi đó tôi mới vào năm 1, thấy mấy nguời đó là phục sát đất. Tuy nhiên những người này lại dành nhiều thời gian cho đam mê của mình cho nên ít chịu để thời gian làm bài vở ở trường cho nên thường điểm không cao lắm.
    Tôi thì trung dung, không nặng về lý thuyết quá, cũng khong thực hành nhiều quá. Và do đó kết quả tốt nghiệp cũng ,.. trung dung: không thấp, cũng không phải là loại top. Tuy nhiên, khi sang đây (Canada) để học, tôi mới thấy rằng bên này kỹ năng thực hành rất nhiều. Trong trường ĐH, lý thuyết của họ cũng gần như chương trình của mình, nhưng họ có rất nhiều giờ Lab và giờ tự học, cũng như khối lượng bài tập và project rất nhiều. Một học kỳ mà học chưng 5-6 môn là gần như không có thời gian để làm chuyện khác. Do đó, ở VN, các bạn có nhiều thời gian trống trong học kỳ thì nên tranh thủ tự đọc sách, tìm hiểu thực tế và tự tìm cho mình những kinh nghiệm cần thiết. Tôi không xem thường ĐH KHTN, nhưng tôi cho rằng chất xám của sinh viên BK HCM không hề thua bất cứ một trường ĐH nào ở VN. Do đó các bạn sinh viên mới cũng không cần phải lo lắng về tương lai của mình và so sánh mình với các trường khác. Vốn quý nhất mà các thầy cô BK trao cho các bạn không phải kiến thức mà là khả năng tư duy, khả năng tự học, tự nghiên cứu. Sau vài năm học BK, nếu chịu khó, bạn có thể tự học bất cứ cái gì. Tuy nhiên điều các bạn (và đa số sinh viên của các trường khác) còn thiếu khi tốt nghiệp là kinh nghiệm thực tế, do đó các bạn cần sử dụng tốt thời gian của mình trong lúc học ĐH.
    Riêng cho các bạn đang học CNTT, các bạn nên chịu khó học ngoại ngữ thật tốt. Sang đến giai đoạn học chuyên môn, các bạn sẽ phải đọc sách chuyên ngành bằng tiếng Anh rất nhiều, do đó hãy chuẩn bị làm quen với các thuật ngữ tiếng Anh ngay từ những năm đầu. Và nên học nhóm (tin hay không, ngày xưa nhóm của tôi có khoảng 13-14 người và nhờ học nhóm nên bọn tôi học rất nhanh và học được nhiều điều mà chúng tôi không học được ở trường). Nếu có thời gian rảnh vào mùa hè, các bạn có thể xin đi làm thêm ở các cty vi tính để tích luỹ kinh nghiệm. Trong thời gian học thì công sức và tiền bạc không quan trọng, quan trọng là mình sử dụng những thử đó có hiệu quả hay không mà thôi. Khi ra trường, nếu các bạn có một ít kinh nghiệm làm việc thì chuyện xin việc không phải là khó. Nhóm bạn của tôi không có ai thất nghiệp cả. Và thực tế là, khi vừa ra trường, bọn tôi đều tìm được những chỗ làm vừa ý mà không gặp khó khăn nào.
    Về cơ bản, khi tốt nghiệp ĐH, một sinh viên BK sẽ không hơn, thậm chí nếu xét về khả năng sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình thậm chí còn thua các bạn học ĐHKHTN hoặc một số trung tâm dạy nghề khác. Tuy nhiên đều mà các cty tuyển dụng rất thích ở SV trường ta là khả năng thích nghi và nắm bắt vấn đề rất nhanh. SV CNTT BK không biết sử dụng Visual C++ ư ? Chuyện nhỏ, nói theo kiểu thầy Phùng thì sau 3-4 h đồng hồ là bạn có thể tự học được một ngôn ngữ mới sau khi đã học môn "Ngôn ngữ lập trình" của thầy dạy. Nói vui như vậy chỉ để thấy được khả năng của SV BK. Do đó bé Sea cũng như các bạn đang học CNTT không cần phải lo lắng quá về chuyện tương lai của mình, chỉ cần tự tin và cố gắng tích luỹ kinh nghiệm. Bằng cấp chỉ giúp các bạn vào được cánh cửa phỏng vấn xin việc, nhưng có được nhận hay không là kỹ năng thực tế của các bạn chứ không phải là mảnh bằng hoặc cái mác SV ĐHBK.
    Vài lời để nói, hy vọng các bạn không chê tôi nói nhiều, lâu quá mới quay lại box, thấy nhiều gương mặt mới. Sẵn dịp trút bầu tâm sự với các bạn .....
  6. TDCT

    TDCT Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2001
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đọc được một loạt bài viết rất hay về điều mà hồi đó tui và bạn bè vẫn thường hay hay bức xúc, xin có vài lời cùng bà con anh em...
    Theo tui được biết, khoa CNTT bên KHTN có một ngành rất hay mà ko phải trường ĐH nào cũng có: đó là ngành Công nghệ tri thức... Ngành này nghiên cứu về các thuật toán trí tuệ nhân tạo, theo tui thì ở KHTN mạnh hơn hẳn về khoản này...
    Ông anh của một đứa bạn tui được giữ lại làm giảng viên bên TN đã nhận xét một cách khách quan rằng sinh viên ở TN có khả năng xin được việc làm nhiều hơn... Tất nhiên là ta ko đề cập đến những cái đỉnh, đã là những cái đỉnh thì học ở đâu cũng có người đến mời về làm cả, ta chỉ xét trên mặt bằng chung... Theo lời ảnh nói thì bên TN sinh viên phải làm đồ án môn học rất nhiều, hầu như môn nào cũng làm đồ án, điều này tạo áp lực cho sinh viên phải về nhà tìm tòi, nghiền ngẫm... Còn xin việc làm bây giờ? Trước khi biết bạn có thích ứng tốt hay ko với môi trường mới, người ta phải test bạn cái đã... Một đoạn code hoàn chỉnh trong thời hạn nhanh nhất sẽ minh chứng cho khả năng của bạn hơn bất cứ một bằng cấp nào, điều này đúng với các công ty nước ngoài :-)
    Lại nói việc đào tạo tất cả các ngành từ A->Z liệu có phải là điều cần thiết ko? Trong thời đại này, việc gì cũng phải phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa cả... Ngay cả riêng việc lập trình người ta cũng chia ra mô hình các tầng khác nhau, cũng nhằm mục đích phân công lao động và chuyên môn hóa. Thầy của tui hồi đó đã nói rằng, ở phổ thông người ta học là chính, còn trên ĐH, người ta nghiên cứu là chính. Muốn giỏi cái gì đó thì cần có đam mê (một nhà vân nước ngoài đã từng nói "by wanting something passionately, you will create it" - bằng cách đâm mê điều gì đó mãnh liệt, bạn sẽ có được nó). Tui nghĩ ko ai có thể dồn hết tâm huyết vào đam mê của mình trong khi vẫn có những áp lực khác đang đè nặng trên vai. Nếu bạn chọn niềm đam mê, bạn phải hy sinh. Cái đó thể hiện qua điểm trong trường, điều mà một đồng chí cũng đă nhắc đến ở trên.Lại nói về chương trình đại cương của BK mà Sea mà cho là nặng hơn TN. Tui cho đó cũng chưa hẳn là điều tốt. trong những năm đầu, có rất nhiều sinh viên muốn có thời gian nghiền ngẫm những cái mới để chuẩn bị cho các năm sau, nhưng phải học một chương trình đại cương quá nặng thì thử hỏi liệu có mấy ai có can đảm, cũng như sức lực làm điều đó! Đó là chưa kể mấy môn như Hóa đại cương mà cũng phải học nữa... Tui cũng có một vài người bạn cũng học bên BK, có những tên học chuyên ngành rất khá nhưng có lẽ điểm đại cương ko cao nên cũng được xếp vào loại lèng phèng... Bản thân thằng bạn tui lúc đi học vừa là cán sự Toán vừa gần như là cán sự Lý, siêng cực kỳ, vậy mà vào đấy cũng phờ râu với chương trình đấy thì thử hỏi một người giỏi về CNTT nhưng Toán, Lý cũng chỉ thường thường có bị xếp xó ko, có khi tay nào nghệ sĩ quá bị tống khỏi trường cũng chẳng chơi... Nhưng họ đang học CNTT cơ mà! Thế là vô tình trường mất đi người giỏi, đất nước mất đi nhân tài...
    Hôm trước tui nghe nói xu hướng sau này thi CNTT sẽ có 3 môn là Toán, Tin và Anh văn. Như thế cho thấy cái gì cần cho ngành CNTT, riêng điều nay tui nghĩ có thể làm riêng một topic để bàn luận...
    Theo ý thích chủ quan của tui thì tui vẫn thích software hơn là hardware, nên tui khoái cách đào tạo của TN hơn!
    Tui đã từng recommend BK hơn là TN, nhưng theo thời gian qua những điều mắt thấy tai nghe, bây giờ tui nghĩ là TN hay hơn... Chẳng ngại nói cho mọi người biết, tui đã từng chọn thi BK, và rớt, nhưng đến giờ tui vẫn nghĩ ko biết là họa hay phúc, vì thưa mọi người, tui chỉ có hứng thú với những gì liên quan đến tin học, và tui rất ghét phải làm những gì mình ko thích!
    Tuy nhiên, những gì tui nói nãy giờ chỉ là xét trên mặt bằng chung, còn bà con ở đây ai cũng là "đại bàng" cả, mọi người đều có khả năng tự nghiên cứu thì lo gì, học trường nào mà chẳng được :-) Chẹp chẹp...cô Sea tuyển thẳng đại học thế có giải quốc gia à, môn gì vậy... À, mà bên BK ngành nào cũng "dữ dằn" cả, còn bên TN chỉ có ngành CNTT và CNSH là có chút tên tuổi thôi, nên sự đầu tư vào CNTT của từng trường chắc cũng có khác nhau đấy :-p
    Sẵn kể cho bà con nghe một chuyện được xem như giai thoại bên trường TN, bên đó có một anh tên là Trần Minh Triết, anh này có một môn thi được có 8.5 nên ảnh quyết định cải thiện điểm, cuối cùng lên 10!? Hiện nay ảnh vẫn là sinh viên xuất sắc nhất trong các khóa của CNTT bên TN, điểm tốt nghiệp trên 9, và ko hề có một chứng chỉ COCC hay 5C nào cả :-)
    .:: I'm so happy 'cause today I found my friend... ::.

    Ta cứ ngỡ trần gian là cõi thật, thế cho nên tất bật đến bây giờ...
  7. Gresg

    Gresg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Hi, cậu Triết bên KHTN thì giỏi thật đấy, cùng khoá với tôi , bên TN còn có cậu Triều ( khoa Toán ) cũng rất giỏi. Tuy nhiên bên BK cũng chả kém đâu, với lại K97 tụi tôi thì những người giỏi bên BK thì đi du học rất sớm (năm nhất và năm nhì ĐH) như Đoàn Xuân Vinh, Nam Hải, Vân Thi và nhiều người nữa mà tôi không biết hết. Mà hồi đó, chỉ tiêu tuyển đi nước ngoài là do ĐHQG đưa xuống các trường, mỗi trường chọn những người khá nhất cho ra HN học ngoại ngữ, anh nào qua cửa thì đi, anh nào không qua thì tiếp tục học trong nước, mà khoá 97 thì toàn dân BK đi không hà.
    Nếu so sánh mặt bằng chung thì có thể nói SV BK giỏi hơn KHTN, chúng ta căn cứ vào điểm đầu vào và khả năng tìm việc làm, khả năng thích ứng với công việc để đưa ra đánh giá đó. Tuy nhiên, xét về từng cá nhân thì không biết mèo nào cắn mỉu nào bởi bên TN có những bạn giỏi thực sự và họ chọn KHTN vì niềm đam mê. Ngành công nghệ thông tin văn còn là mode nhưng nói thật thì khoa CNTT trường ĐHBK chưa đủ khả năng để đào tạo mỗi năm 200 SV như hiện nay. Chắc hẳn các bạn bị sốc với nhận định đó của tôi, vậy thì các bác bên khoa CNTT thử điểm mặt xem, trong số GV CNTT có được mấy người có bằng TS, có thực sự nghiên cứu ( đây cũng là tình hình chung nhưng với khoa CNTT thì tệ hại hơn nhiều). Tôi nói thật, với trình độ thạc sĩ thì với bất cứ ngành nào, dù là tốt nghiệp ở nước ngòai về cũng khó mà làm tốt công tác giảng dạy được. Còn có bằng TS mà không có phương pháp giảng dạy tốt hoặc không có tâm huyết với nghề thì cũng coi như vứt luôn. Các bạn bên CNTT cũng nên lưu ý rằng các công ty nước ngoài có trụ sở tại VN luôn kêu trời vì không tìm được KS CNTT có đủ năng lực làm việc, điều đó phản ánh rõ chất lượng đào tạo của chúng ta. Theo quan điểm của tôi, khoa CNTT , trường ĐHBK nói riêng và cả hệ thống giáo dục ĐH của chúng ta hiện nay cần phải cải tổ lại rất nhiều thứ, và cái quan trọng nhất trong số đó chính là cải tổ nhận sự, nâng cao trình độ nghiên cứu và giảng dạy của GVĐH.
    Đã nhiều lần tôi thấy các bạn SV tranh luận với nhau BKHN giỏi hơn hay BKSG giỏi hơn, CNTT BKSG giỏi hơn hay KHTN giỏi hơn, khoa XD BK hay ĐHX HN hay DHGTVT giỏi nhất, đại khái là vậy, và trên nhiều topic còn tranh cãi nhau dữ dội, tại sao các bạn cứ luôn muốn tranh hơn với nhau thế nhỉ? Tại sao không nhìn xa ra bên ngoài một chút? Thử so sánh với AIT của TL xem, với Nayang, với NUS của Sing xem, chắc hẳn không cần tranh cãi các bạn cũng có câu trả lời rồi nhỉ? Đấy là chưa nói đến các trường ĐH ở các nước phát triển như Tây Âu và Mỹ, Úc. Thay vì tranh cãi và tự hào về truyền thống của trường, chúng ta thử đi tìm cách giải quyết để năng cao chất lượng GDĐH của trường mình, của nước mình.
    Nền tảng cho sự phát triển của đất nước trong thời kỳ hiện đại chính là nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng với chất lượng GD ĐH hiện nay thì lấy gì đảm bảo chúng ta thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, lấy gì đảm bảo chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp mới ( NIC) trong vòng 16 năm tới ( 2020) như mục tiêu đề ra ? Đúng là VN đang phát triển, điều đó không có nghĩa là chúng ta đang đi nhanh mà vì trước đây chúng ta quá trì trệ, chúng ta phát triển so vói chính chúng ta( mà trong cái GDP chúng ta tính toán làm thước đo cho sự phát triển ấy, người ta cộng cả nguồn thu từ việc bán đất , đấy là nguồn thu không ổn định, người ta gọi là sự phát triển không bền vững vì đất sẽ không có cho ta bán mãi). Còn nếu so vói thế giới thì người ta đang đi rất nhanh, còn mình đi chậm nghĩa là mình tụt hậu so với người ta chứ không phải mình phát triển. Điều tôi muốn nói là cần phải nhanh chóng cải tổ chất lượng GD đề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, các bạn SV thì cần phải thấy rằng chúng ta còn thua người khác nhiều lắm để phấn đấu học tập tốt. Hãy phấn đấu học tốt nhất có thể, rồi tìm có hội ra nước ngoài học tập thêm, sau đó về đóng góp cho đất nước.
    Được Gresg sửa chữa / chuyển vào 00:43 ngày 09/06/2004
  8. HAMIK44

    HAMIK44 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Các chú cứ làm trò. Học tốt hay ko tốt là ở chính các chú chứ. Tài liệu cũng được tiếp cận như nhau, chú nào bảo thiếu thì anh đồ rằng chú ko biết gúg gồ. Chăm chỉ hay ko chăm chỉ là bản tính các chú, đổ cho trường lớp, thầy cô thế nào được.
    Anh cũng học CNTT nhưng anh học BK Hà Nội cơ. Khoa bọn anh thì từ 2 năm nay đã tách thành 5 ngành nhỏ, có vẻ sát với thực tế phết, tuy ra trường bằng thằng nào cũng đều ghi là kỹ sư CNTT tất.
    Bọn KHTN, học có 4 năm sao bằng anh em ta học 5 năm. Chỉ cần một con bò biết cộng trừ cũng nhận thấy điều đó. Thực ra, chuyện lăn tăn này là do một em gái nêu ra. Mà thường thì những ý kiến của gái anh ko có thói quen đánh giá hay phán xét. Gái có những lí lẽ mà con giai như anh và các chú ko thể nào hiểu nổi, phỏng ạ?
    Cho nên mặc kệ nó thôi. Anh nhắc lại lời của các thầy anh khi bắt đầu lơ ngơ vác giấy nhập học đến nhập trường." ĐH Bách Khoa là trường đại học kỹ thuật đầu ngành cả nước"
    Khoa CNTT lại là khoa ngon nhất tại BK. Các chú yên tâm đê, ko phải lăn tăn đâu.
  9. quach_tinh

    quach_tinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Bác HAMIK44 nói chí phải. Những năm đầu mình thiếu định hướng nên chẳng biết đi về đâu, cứ lo trách thầy cô. Có lẽ tâm lý dựa dẫm vào thầy cô đã thấm vào máu sau 12 năm.
    Sau khi chinh chiến 5 năm trời trong sân trường (vì trường không có mái) ít nhiều khả năng chống chọi gian nan cũng lên đáng kể. :-) Đôi khi chỉ một câu nói, một bài toán, tình huống của thầy cô cũng làm cho mình suy nghĩ mất mấy ngày liền, tìm đọc sách vở, có lúc trằn trọc không ngủ. Nhưng khi tìm được hướng đi thì cực kỳ sung sướng. Thực tình những lời nói bài giảng của thầy cô chẳng vô được bao nhiêu (nếu có chỉ là những câu truyện cười), nhưng những lần suy nghĩ như thế thì lại thấy được nhiều điều vì tự mình phải dọc nhiều sách hơn... Chính những khoảng trống đó tạo cho mình cảm giác sung sướng vì thầy chưa hề nói (hay không dám nói) những điều hay đến thế.
    Các anh chị đi nước ngoài cứ bảo rằng người ta dạy tốt, tớ cũng đến những nơi đó xem rồi, tiền nào của đó. Các anh chị đem chương trình cao học đi so với đại học cũng là khập khiếng. Lớp học máy lạnh, computer dầy đủ, lớp dưới 30 sinh viên, phòng lab free, thư viện tuyệt vời, internet như phi thuyền, professor thì lương cao, nhưng... học phí thì gấp 40 lần có khi đến 100 lần...
    Sau lần tìm hiểu này tớ càng cố gắng đọc nhiều, có sách nào thầy cô đã từng giới thiệu cũng phô tô, không đọc ít cũng đọc nhiều, thực chất là đọc những phần mình quan tâm thôi, cũng đó có bạn nào đọc hết mấy cuốn sách cả ngàn trang.
    Như chị Moon có giới thiệu sách, đọc cũng hay, nhưng điều quan trọng là cách đọc như thế nào, vì bây giờ không thể nói là thếu sách mà chỉ nói là không biết chọn sách nào, đọc như thế nào mà thôi.
    Chúc các bác vui vẻ.
  10. moonyuppie

    moonyuppie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Quach Tinh nói đúng đấy, học BK xong thì khả năng tự học của mình cũng tương đối, khi mà qua nước ngoài để học tiếp thì không bị choáng vì cách học khác. Tuy nhiên nếu so sánh giữa cách học ở BK và ở trường mình học thì cũng không khác nhau (loại trừ cơ sở vật chất, tiền học phí và cấp học (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) nha) nhưng học ở nước ngoài áp lực nhiều hơn 1 chút, cứ đến mỗi học kỳ, ngoài 1-2 tuần đầu học kỳ hoặc vừa mới thi giữa kỳ xong là dễ thở 1 chút, còn lại học đến ná thở luôn, như Moon may mắn được học bổng, chỉ có mỗi việc lo học, không phải lo làm thêm, thế mà học ở trường sáng, chiều, tối cũng lăn ra học nhóm, có khi giờ học còn nhiều hơn giờ ngủ+ăn+sinh hoạt cá nhân nữa chứ. Học ép phê hơn BK nhiều. Nói thế để ai có ôm mộng đi học nước ngoài thì chuẩn bị trước hén.
    Đọc sách thì mỗi người có 1 phương pháp. Moon cũng thuộc dạng mọt sách nên cũng chia sẻ kinh nghiệm riêng của mình. Nhưng mà Moon học quản lý nên có thể kinh nghiệm chỉ phù hợp với đọc sách quản lý thôi, sách khác thì phù phù, chịu. Đó là mỗi quyển sách mình đọc mình làm 1 xấp giấy A4, ghi chú những gì mình thấy quan trọng trong sách vào đó hoặc lười thì ghi số trang thôi (nhưng nhớ ghi cái title để biết nó là gì). Sau đó mua cái post-it về dán vào những trang hay cần tìm như chapter summary, mấy cái công thức. Bút highlight thì dùng 2-3 màu, qui định trước là ý lớn thì dùng màu này, ý nhỏ thì dùng màu kia. Khi đọc báo, thấy bài nào có liên hệ đến sách nào thì lấy xấp giấy tóm tắt ra, kẹp bài đó vào. Thế là khi thi thì mình review dựa vào tập giấy tóm tắt, bài báo là ví dụ minh họa. Học thế dễ hơn rất nhiều, mà càng tốt nếu phải thi open book.
    Vài dòng thôi để cho các thợ chiên nghiệp khác vào đây múa bút tiếp.

Chia sẻ trang này