1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạch Thái Bưởi, Trần Sơn Hà, Một vài câu chuyện

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi technicolor, 31/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. emthickanhnhiu

    emthickanhnhiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Nhà tư sản khước từ chức Bộ trưởng
    Khoảng năm 1935, Chính phủ bình dân Pháp cử viên đại sứ Godart sang Việt Nam với mục đích khai hóa cho Đông Dương. Một thực tế là khi Godart tới Hà Nội, viên đại sứ này được người Hà Nội đón tiếp khá nồng nhiệt. Bởi họ hy vọng nước Pháp sẽ có chính sách giúp cho Việt Nam phát triển. Nhưng chỉ mấy tháng sau khi Godart trở về Pháp thì niềm hy vọng của những người Việt Nam vào chính sách khai hóa của Pháp đã tan thành mây khói, khi họ đọc được trên trang nhất các báo ở Pháp dòng tít: Không bao gìờ nên kỹ nghệ hóa xứ Đông Dương, phải để cho người Annamite trở về với đồng ruộng của họ. Đây là chính sách ngu dân của chính quyền Pháp đối với một số nước thuộc địa. Điều này làm cho nhà tư sản Nguyễn Sơn Hà rất buồn. Ông nghĩ rằng, muốn khơi dậy lòng căm thù Pháp và niềm tự hào dân tộc thì người dân phải hiểu biết. Và muốn hiểu biết thì phải biết chữ. Trong lúc đó 95% người Việt Nam không biết đọc, biết viết. Ông suy nghĩ rất nhiều về câu nói của người xưa: Nhân bất học bất tri lý. Cùng thời gian đó, Hội truyền bá quốc ngữ thành lập ở Hà Nội. Nhà tư sản Nguyễn Sơn Hà vô cùng mừng rỡ. Ông lao vào thành lập một chi hội dạy chữ quốc ngữ ở Hải Phòng. Nhưng công việc của ông lúc đầu gặp quá nhiều khó khăn. Chính quyền Pháp thì làm ngơ, các quan lại người Việt thì không ai ủng hộ, công chức thì rụt rè... nhưng quần chúng thì vô cùng nhiệt huyết.
    Cuối cùng, ông và bạn bè đã thành công. Số người học chữ quốc ngữ ngày càng đông và lan rộng ra các vùng lân cận như Quảng Yên, Uông Bí, Hòn Gai...Chính quyền Pháp rất khó chịu về phong trào học chữ quốc ngữ do Nguyễn Sơn Hà khởi xướng và tổ chức. Bọn mật thám theo dõi ông ráo riết. Chúng tìm nhiều cớ để hòng ngăn chặn phong trào này. Thi thoảng chúng lại đuổi người này người nọ là thành viên của hội với lý do họ là Cộng sản. Lúc đó Hội truyền bá chữ quốc ngữ có 100 giáo viên. Lớp học mở ở mọi nơi và có nhiều giáo viên dạy đến bốn ca một ngày. Ông Nguyễn Sơn Hà vừa lo đối phó với chính quyền Pháp và bọn tay sai, vừa bỏ tiền của gia đình mình mua giấy bút cho học viên và hỗ trợ đời sống cho giáo viên. Với lòng nhiệt tình và hy sinh của nhà tư sản yêu nước Nguyễn Sơn Hà, phong trào học chữ quốc ngữ phát triển đến năm 1945.
    Với lòng yêu nước và tự hào giống nòi, ông Nguyễn Sơn Hà mang hết sức lực và của cải để đóng góp vào sự phát triển dân trí. Năm 1939, ông cùng gia đình vào Huế để thăm nhà yêu nước Phan Bội Châu đang bị chính quyền Pháp giam lỏng ở đó. Ông Nguyễn Sơn Hà coi nhà yêu nước Phan Bội Châu là một tấm gương sáng của tinh thần độc lập dân tộc. Cụ Phan Bội Châu lúc đó đang ở trong một căn nhà gỗ thanh bạch. Cụ rất gầy yếu. Ông Nguyễn Sơn Hà xin phép biếu cụ một khoản tiền để dưỡng lão. Cụ Phan Bội Châu xúc động nói: "Tôi hết sức cảm động thấy đồng bào vẫn để ý đến thăm nom, chăm sóc khi tôi thân thế?. Rồi cụ Phan động viên nhà tư sản hãy cố gắng nhiều hơn nữa để giúp dân. Trước khi chia tay, cụ Phan viết tặng nhà tư sản Nguyễn Sơn Hà đôi câu đối. Nội dung như sau: Hóa học bác âu trường, tô điểm sơn hà tân hữu tất/Công khoa tồn Việt chủng, chuyển di thời thế thủ vi cơ. (tạm dịch: Lấy hóa học người Âu, tô điểm sơn hà bởi tấm lòng son sẵn có/ Dùng công nghệ của đất Việt, đổi thay thời thế do tay trắng làm nên). Viết xong cụ Phan nói với ông Nguyễn Sơn Hà về Hà Nội nhờ ông Bùi Kỷ viết lại hộ vì lúc đó cụ Phan bệnh, tay run không viết đẹp được.
    Vào năm 1945, một sự kiện khủng khiếp xảy ra: Nạn đói. Ngôi nhà của nhà tư sản Nguyễn Sơn Hà trở thành trung tâm cứu đói. Trong ngôi nhà ở phố Lạch Trạy suốt ngày đêm mọi người xay giã, nấu cơm, nấu cháo mang đi các điểm trong thành phố để cứu đói dân. Toàn bộ số thóc thu được từ 200 mẫu ruộng của gia đình ông ở Kinh Môn (Hải Dương) được chuyển gấp về Hải Phòng phát cho dân. Trong lúc đó ông biết một kho gạo của Pháp có tên là Comptoir francais de céréale đang lưu trữ quá nhiều thóc gạo và các loại lương thực khác. Ông đã đến gặp viên công sứ Pháp phụ trách kho gạo. Và trước mặt viên đốc lý Nhật Momi, Nguyễn Sơn Hà đã tranh luận kịch liệt với viên công sứ Pháp về lương tâm, về tính người trước thảm họa chết đói của hàng triệu người Việt Nam. Cuối cùng, ông đã lấy được mấy trăm tấn tấm và
    cám mà bọn thực dân nói là để nuôi gia súc của chúng để thêm phần cứu đói nhân dân. Hằng ngày Nguyễn Sơn Hà đi hết nơi này đến nơi khác trong thành phố kêu gọi các nhà hảo tâm tham gia cứu đói nhân dân. Khi thấy quá nhiều trẻ em chết đói, ông đã lập ra Trường Dục Anh (ở số 46, phố Lạch Trạy) để nuôi dạy 400 trẻ mồ côi. Và khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến thì những đứa trẻ mồ côi này đã lên đường đi theo kháng chiến. Sau này họ đã trở thành những cán bộ cách mạng.
    Sau Cách mạng Tháng Tám, Chính phủ ra lời kêu gọi Tuần lễ vàng. Trong tuần lễ đặc biệt này, những người con của ông Nguyễn Sơn Hà đã cùng tiểu đội thanh niên xung phong của họ đi hết phố này đến phố khác để kêu gọi mọi người tham gia giúp Chính phủ. Và gia đình đóng góp cho Chính phủ nhiều nhất ở thành phố Hải Phòng lại chính là gia đình nhà tư sản Nguyễn Sơn Hà với 105 lượng vàng cùng tiền nong và bao tài sản khác.
    Sau Tuần lễ vàng, Ông Nguyễn Sơn Hà nhận được, điện của đồng chỉ Võ Nguyên Giáp, mời về gặp tại Bắc Bộ Phủ. Đồng chí thay mặt Chính phủ giao cho ông Nguyễn Sơn Hà đảm nhận chức BỘ trưởng Bộ Kính tế. Nhưng ông đã khước từ chức Bộ trưởng. Trong hồi ký của mình, ông viết: Sau vài đêm suy nghĩ, tối tư xét thấy mình học ít, tài sơ nên không dám nhận chức vụ quá to lòn, ngoài sức mình, sợ sau này sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề quốc kê dân sinh?. Ôi, những người như ông Nguyễn Sơn Hà thời nay quả là hiếm. Ông vừa là người không màng đến danh lợi, vừa là người biết xét cái được, cái mất giữa cá nhân mình và Tổ quốc.
    Ngày 6 tháng 1 năm 1946, những cử tri của một nước vừa giành được độc lập ở Hải Phòng đã tự hào bầu nhà tư sản Nguyễn Sơn Hà vào Quốc hội khóa 1. Cùng được bầu vào Quốc hội khóa đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với nhà tư sản Nguyễn Sơn Hà Ơû khu vực Hải Phòng là ông Trương Trung Phụng và người trí thức trẻ tuổi, nhà văn Nguyễn Đình Thi. Và trong kỳ họp đầu tiền của Quốc hội, ông Nguyễn Sơn Hà là người duy nhất đứng lên phản đối một điều khoản trong Hiến pháp. Hiến pháp đã không ghi một chữ nào về quyền của công dân Việt Nam được tự do kinh doanh. Trong khi đó, bản Hiệp ước mồng 6 tháng 3, Chính phủ Việt Nam lại công nhận quyền của người Pháp được tự do kinh doanh trên đất Việt Nam. Điều này làm cho ông Nguyễn Sơn Hà rất buồn. Ông nói rằng, nếu người Việt Nam không có quyền đó thì không thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước nhà lên được. Và như vậy, hàng hóa Pháp lại có cơ hội chiêm lĩnh thị trường Việt Narn. Nghe ông giãi bày như vậy, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứng ra giải thích. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tuy trong Hiến pháp không ghi những điều khoản ấy nhưng người Việt mình chẳng những được tự do kinh doanh, mà còn được Chính phủ khuyên khích, bảo hộ cho là khác nữa, ông không phải lo?.
  2. emthickanhnhiu

    emthickanhnhiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Nhà tư sản Nguyễn Sơn Hà và cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc
    Độc lập của dân tộc mới giành được thì thực dân Pháp lại nổ súng hòng đặt Việt Nam dưới ách đô hộ một lần nữa. Trước tình hình căng thẳng, ông Nguyễn Sơn Hà đã nhanh chóng cho tìm người biết chế lựu đạn và súng để thành lập một xưởng sản xuất lựu đạn và sửa chữa các loại súng hỏng mua lại của quân đội Tưởng. Ông đặt tên xưởng sản xuất vũ khí là Việt Nam Võ bị Công ty. Nhiều đơn vị tự vệ ở Hải Phòng và những khu vực lân cận được cung cấp vũ khí. Trong khi tàu của quân đội Pháp liên tiếp nổ súng bắn vào thành phố thì nhà tư sản Nguyễn Sơn Hà đã rút một số tiền lớn ở ngân hàng ra để chuẩn bị vật chất cho các đơn vị tự vệ của ta duy trì cuộc kháng chiến chống Pháp. Và trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến, người con cả của ông Nguyễn Sơn Hà là Nguyễn Sơn Lâm đã hy sinh anh dũng. Anh là một trong những liệt sĩ đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Hải Phòng. Trong tình hình chiến sự căng thẳng, ông đưa gia đình tản cư về vùng Đông Triều. Thời gian đó, Pháp thường dùng canô thăm dò và mở những đợt càn lên vùng này. Ông Nguyễn Sơn Hà đã sáng kiến làm bè tre nổi trên sông để ngăn cản canô của giặc. Phương pháp này đã góp phần cản những cuộc thăm dò và những trận càn của giặc đồng thời tạo điều kiện cho du kích và bộ đội địa phương tiêu diệt chúng. Sau đó do yêu cầu của cuộc kháng chiến, nhà tư sản Nguyễn Sơn Hà đã bỏ lại toàn bộ nhà cửa, nhà máy, cả tiền ở ngân hàng và lên đường đi Việt Bắc. Trong suốt những năm ở Việt Bắc, ông đã mang hết tài trí để phục vụ kháng chiến. Những anh bộ đội ***** ngày đó không thể quên được những chiếc áo mưa do ông sản xuất. Ngày đó, ông thấy chiếc áo mưa vô cùng cần thiết cho bộ đội. Ông đã nghiên cứu và sản xuất ra một loại áo mưa bằng cách dùng loại sơn do ông chế ra phủ lên vải. Loại áo mưa này vừa để che mưa, vừa để cho bộ đội ngụy trang và khi ngủ, bộ đội trải ra nằm, không con rệp nào dám bén mảng tới. Ông Nguyễn Sơn Hà đã gửi biếu một chiếc áo mưa cho Chủ
    tịch Hồ Chí Minh. Và Chủ tịch đã gửi thư cho ông:
    "Gửi cụ Nguyễn Sơn Hà, đại biểu Quốc hội. Nhờ ủy ban Hành chính Kháng chiên tỉnh Thái Nguyên chuyển.
    Cám ơn cụ đã gửi biếu tôi một chiếc áo mưa do cụ chế ra. Tôi mong cụ sẽ tìm cách chê áo mưa cho mau, cho nhiều, cho tốt, và rẻ giá để làm kiểu mẫu cho các nhà kỹ nghệ ta trong cuộc thi đua ái quốc. Đồng thời tôi mong cụ kêu gọi và giúp đỡ đồng lào Thái Nguyên hăng hái xung phong thi đua.
    Chào thân ái và quyết thắng.
    Hồ Chí Mình
    Tháng 10 năm 1948?
    Sau khi ký, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thêm:
    ?oTôi rất vui lòng được tin rằng cụ đỡ đầu công cuộc thi đua diệt giặc ở của Thái Nguyên. Tôi khuyên cụ thách các đại biểu ở các tỉnh khác thi đua với cụ. Vùng xuôi đã có hai huyện Quỳnh Côi và Phù Cừ thanh toán xong nạn mù chữ hồi tháng sáu. Nếu với sự đỡ đầu của cụ, huyện nào ở Thái Nguyên thanh toán nạn mù chữ trong năm nay, tôi sẽ có qiảí thưởng đặc biệt cho huyện ấy.
    Xin chúc cụ mạnh khỏe?
    Trong hồi ký của đồng chí Ngô Đức Thọ, nguyên Đại tá, Phó tư lệnh kiêm Chủ nhiệm kỹ thuật Bộ Tư lệnh Thông tin có viết: Hãng sơn của Cụ Nguyễn Sơn Hà đã giúp cho Cục Thông tin Bộ Quốc phòng lúc bấy giờ (nay là Bộ Tư lệnh Thông tin) làm vải nhựa cách điện đối với điện áp thấp, dùng cho việc nối dây điên thoại và các mối hàn khác trong kỹ thuật thông tin: một nhu cầu lớn vào những năm năm mươi ta chưa sản xuất được và cũng khó mua. Thời gian này, quân đội ta đang chuẩn bị cho thời kỳ tổng phản công, vì vậy việc liên lạc giữa sở chỉ huy tới các đơn vị ở các mặt trận không thể không có điện thoại. Nhưng thời đó ta chỉ có loại dây đồng trần không có bọc vải nhựa. Với sự cấp bách ấy, ông Nguyễn Sơn Hà đã lao vào nghiên cứu. Ông dùng nhựa thông, nhựa trám, dầu xe chế biến rồi quét lên vải. Sáng chế này của ông thành công. Chỉ sau đó một thời gian ngắn, toàn bộ các đường
    dây điện thoại của ta đã được bọc vải an toàn.
    Tháng 3-1952, ông Nguyễn Sơn Hà được Chính phủ cử đi dự Hội nghị Kinh tế quốc tế tại Liên Xô. Sau khi trở lại Việt Bắc, ông đã cùng một số người lập ra công ty lọc đường. Lúc đầu nhà máy đường của ông chỉ mới chế biến được đường cát. Nhưng muốn sản xuất được đường kính thì phải có máy móc và tất nhiên phải có một số tiền lớn để mua máy móc và các thiết bị khác. Với lý do đó, ông Nguyễn Sơn Hà viết thư cho
    Chủ tịch Mặt trận Trung ương xin phép bán một số ruộng của gia đình ông trong vùng tạm chiếm để có tiền vốn. Và số tiền gia đình ông thu được là 30 triệu đồng (thời gian đó 200 đồng là mua được một cây vàng). Như vậy số tiền đó tương ứng với 150.000 cây vàng. Ông Nguyễn Sơn Hà đã tự nguyện hiến số vàng nói trên cùng nhiều ruộng đất khác cho kháng chiến. Trong khi đó, gia đình ông sông rất khó khăn. Gia dình nhà tư sản phải làm thêm những mặt hàng khác để sống và phục vụ kháng chiến như dùng nước rỉ đường ủ thành men, chế biến rượu canh-ki-na, làm xì dầu đặc, thuốc lá... Và sau ngày hòa bình, gia đình ông Nguyễn Sơn Hà về Hải Phòng, hiến hết số tiền còn lại trong nhà và tiền gửi ở ngân hàng (tổng cộng là 74.950 đồng 74 hào, khoảng 370 cây vàng) cho Chính phủ.
    Nhà tư sản Nguyễn Sơn Hà đã khước từ chức vị Bộ trưởng, đã hiến cho Cách mạng một tài sản khổng lồ mà chính bàn tay ông làm nên và một trái tim yêu nước nồng cháy. Từ sau ngày hòa bình cho đến lúc từ giã thế gian này, ông sống đạm bạc, đầy thiếu thốn như muôn vàn người dân khác trong một ngôi nhà chỉ có ba phòng. Nhà tư sản tài ba và giàu lòng yêu nước Nguyễn Sơn Hà đã sống, chiến đấu như một chiến sĩ cách mạng kiên cường. Và cho đến phút cuối cùng nằm xuống, trên ngực ông cũng không có một tấm huân chương nào. Trong khi còn sống, ông đã viết một cuốn sách về kỹ thuật làm sơn. Nhưng những người kế nghiệp ông đã không làm được điều ông làm. Và bây giờ, sơn Nippon cùng các loại sơn nước ngoài khác và nhiều hàng hóa của các hãng trên thế giới đã chiếm lĩnh hầu hết thị trường Việt Nam.
    Nguyễn Quang Thiều
  3. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    bạn emthickanhnhiu tránh hỉu nhầm chết người nhá.
    Theo ý tuất, sự nghiệp của hai cụ là một phần của sự nghiệp chung của Dân Tộc trong thế kỷ 20, giành quyền tự chủ, vươn lên từ những bùn đen của ngoại bang, lạc hậu, tăm tối. Có những Anh Hùng tiến lên trong bom đạn ngoại bang, đẩy lùi quân xâm lược. Còn hai cụ là những Anh Hùng trên thương trường, đẩy lùi thế lực kinh tế tài chính của bọn đô hộ, giành quyền làm ăn, giành việc làm, tiền bạc. Thật ra, chúng ta có lịch sử chiến tranh vĩ đại, truyền thống thiện chiến lâu đời, nhưng ngược lại, cha ông chúng ta để lại không nhiều thành tích khoa học và kinh tế. Trong khi thế giới vươn mình bằng cách mạng kỹ thuật, bằng "thế kỷ ánh sáng", bằng những "Duy Tân".... thì chúng ta đắm chìm trong cuộc nội chiến 200 năm. Điều đó càng làm to lớn sự nghiệp của hai cụ. Việc tôn vinh các cụ là điều hiển nhiên. Tuy mức độ tuỳ thời khác nhau, nhưng bao giờ sử sách báo chí cũng dành cho hai cụ những lời lẽ tôn kính. Tuất nhớ hồi bé tí, trong sách giáo khoa cũng có nói đến công ty Bạch Thái Bưởi.
    Thời những năm 20-30 thế kỷ trước, còn một nhà kinh tế cũng ngoại hạng. Tuất không nhớ rõ tên, nên nhờ các bác kể vài câu chuyện cho sướng. Ông này đã tìm ra phương pháp tinh luyện antinoan rất rẻ từ phoi tiện, tạo một tài sản lớn và cũng cống hiến hết cho cách mạng. Ống chế tạo ra một trong những súng chống tăng đầu tiên của chúng ta, cùng với súng chống tăng của Trần Đại Nghĩa đóng vai trò rất quan trọng hồi đầu chiến tranh. Tuất đọc cũng lâu rồi, chỉ nhớ ông ở Thái Bình.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 18:58 ngày 22/06/2006
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 16:10 ngày 26/06/2006
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Một chuyện về Bạch Thái Bưởi (BTB):
    BTB là một người rất tháo vát trong công việc. Đây là một mẩu
    chuyện cho thấy ông là người tháo vát như thế nào.
    Thư ký và thủ quỹ đầu tiên của BTB là một người giỏi, nhưng
    hơi câu nệ đạo đức cổ truyền. Thấy BTB trong mắt mình là gian
    hùng, ông đề nghị xin thôi việc. BTB không muốn mất người làm
    tài đức, nhưng không thể ép người làm việc cho mình được.
    BTB bèn nói với ông cho vài ngày rồi hãy nghỉ việc. Rồi BTB nói
    ông đưa BTB một món tiền lớn để làm việc gấp, khỏi cần viết
    giấy xuất tiền. Sáng sớm mai viết giấy xuất tiền cũng được. BTB
    là chủ công ty, nên tiền công ty đúng là tiền của BTB. Chuyện
    viết giấy xuất tiền từ quỹ của công ty chỉ là một thủ tục giấy tờ.
    Nghĩ vậy, hơi có ngần ngừ một chút, ông thư ký thủ quỹ mở két
    đếm tiền đưa cho BTB. Nhận tiền xong xuôi, BTB nói với ông,
    nếu ông đòi xin thôi việc, BTB sẽ đưa ông ra toà kiện về tội thụt
    két của công ty. Ông này choáng người, đành chịu tiếp tục làm
    cho BTB, không dám thôi việc nữa.
    Chuyện về Ngô Tử Hạ:
    Ông là người yêu nước chân thật, không màu mè hoa lá. Những
    cuộc quyên góp yêu nước, ông đều dâng cúng những món tiền
    to. Khi nhà nước đổi tiền, trong lúc nhiều người giàu bực tức,
    thủ tiêu tiền chứ không chịu cho nhà nước, thì ông chất tất cả
    tiền lên xe xích lô chở đi đổi tiền . Như chúng ta đã biết, dù có
    hàng xich lô tiền, ông cũng chỉ được một món tiền mới tối đa
    theo quy định như những người khác mà thôi. Số tiền quy định
    đó không bằng một xấp tiền cũ có thể cầm trên tay, đừng nói chi
    đến hàng trăm kilô tiền của ông. Báo chí HaNội rùm lên một
    thời vì việc làm yêu nước của ông.
    Sau Cải Cách Ruộng Đất, Bác Hồ làm Cải Tạo Tư Bản Tư
    Doanh Theo CNXH, mà nhân dân gọi nôm là Đánh Tư Sản.
    Ngô Tử Hạ (NTH) vì thuộc loại trùm nhà in ViệtNam, nên là
    một tư sản bự. Ngoài chuyện nhà máy in của ông bị tịch thu,
    ông còn bị cán bộ "giảng" về cái xấu của chủ nghĩa tư bản, bóc
    lột thặng dư, vân vân. Tuy thế, ông vẫn còn được chừa lại một
    phần cúa nhà máy để làm cổ phần, nuôi dưỡng ông vì đã già .
    Ông ở trong nhà máy, bà con ra vào thăm ông đều phải trình
    qua bảo vệ, nên thưa vắng dần. Vì còn cổ phần hùn vốn chung
    với nhà nước, ông không được bỏ giai cấp tư sản như những
    người bị mất trắng khác. Lúc Bác Hồ mất, NTH vẫn chưa được
    100 tuổi. Khi NTH mất, nhiều bà con không đi đưa ma ông, một
    phần vì họ nghèo quá, ở xa, ít liên lạc nên không biết tin, một
    phần ngại phải trình báo bảo vệ giữ cổng nhà máy in.

Chia sẻ trang này