1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bách Việt Tiên Hiền Chí-Lĩnh Nam Di Thư

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi chauphihwangza, 16/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta nghiên cứu lịch sử, nhưng không có nghĩa là chỉ mỗi nghiên cứu về lịch sử nước Việt Nam mà thôi! Nhiều người còn nghiên cứu và am hiểu lịch sử Liên Xô, Tàu, Anh, Pháp, Mĩ, Hàn, Nhật, Ấn, Úc, ... đấy.
    Nước Việt mình bị nước Tàu đô hộ 1000 năm, có duyên nợ với họ, trong thời gian đó, đã có biết bao giá trị văn hoá bị mai một, hoặc bị người Tàu ăn cắp "bản quyền", hoặc là các dân tộc láng giềng như các bộ lạc ở miền Lĩnh Nam, Giang Nam đã bị họ đồng hoá, tiêu diệt. Nếu nói người Việt Nam thời xưa chỉ biết đến bản thân mình, không có quan hệ và giao lưu văn hoá với các bộ lạc ở miền Lĩnh Nam, Giang Nam thì đó là quan điểm phát xít, cực đoan và phản khoa học. Hoặc nếu nói người Việt Nam thời xưa mà không giao lưu văn hoá với các bộ lạc khác ở Đông Nam Á, Ấn Độ cũng vậy. Chúng ta có thể không thể tự hào, nhưng chúng ta có quyền nghiên cứu, tìm ra sự thật về nhóm dân gọi là "Bách Việt". Tôi tin rằng tìm hiểu được vấn đề này sẽ tìm hiểu được rõ ràng hơn về cội nguồn dân tộc Việt Nam, vốn đang còn mù mờ và đang có nhiều giả thuyết khác nhau.
    Các phương pháp nghiên cứu lịch sử Việt Nam chung quy lại cũng chỉ là có phương pháp khảo sát di tích, di chỉ, các sách cổ thư, nghiên cứu về văn hoá, ngôn ngữ, di truyền của các dân tộc trong vùng Đông Nam Á, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, ... những nước trong vùng Viễn Đông.
    Các bác cứ cho tôi "ngộ chữ" vậy các bác thử đưa ra quan điểm phương pháp nghiên cứu xem sao? Các bác đừng ngại, chỉ là tham khảo và đánh giá thôi. Chứ những học thuyết được công nhận thì phải qua hội đồng thẩm định khoa học Việt Nam và Quốc tế mới được đưa vào phổ thông. Những lí luận nghiên cứu hiện nay chỉ là có tính chất tham khảo.
    Lại về sách "Bách Việt Tiên Hiền Chí - Lĩnh Nam Di Thư" các bác chưa đọc thì đừng có vội đánh giá nó như thế nào. Đây là một bộ sách hiếm hoi viết về Bách Việt còn sót lại ngay trên đất Tàu, nó là một tài liệu để tham khảo và nghiên cứu.
    Các bác nên dịch nghĩa của tên sách.
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    [/QUOTE]
    Em chưa rõ bác muốn tìm ra sự thật gì? Sự thật là người Hoa Hạ lĩnh hội và thâu nạp văn minh của các dân tộc ở nam Trường Giang ư? Điều này đâu phải sau khi đọc Bách Việt Tiên Hiền Chí-Lĩnh Nam Di Thư thì mới biết. Bác muốn đưa ra chứng cứ để chứng minh, vậy thì chứng minh cái gì đây? Em thấy các bác khác chả chứng minh hay minh chứng cái gì sất, tất cả chỉ là bày tỏ bức xúc cho cái sự "tự hào về ông hàng xóm" mà thôi. Em nghĩ, có lẽ bác hơi nóng mặt nên mới nói mọi người đội mũ lên cho bác, chứ thực ra, em thấy chính bác cứ khiến mọi người nghĩ rằng mình đang đội mũ đấy chứ.
    Bác nói thế, em cũng công nhận. Giá bác viết thế ngay từ đầu, các bác khác đã không phải mất công "xả stress". Nhưng các bài của bác từ đầu đến giờ và đặc biệt là cái bài trên Viet Media, bác xem có đưa người đọc đến cách suy nghĩ này không?
    Có vài suy nghĩ cá nhân như vậy, xin góp ý với bác.
  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Chúng ta nghiên cứu lịch sử, nhưng không có nghĩa là chỉ mỗi nghiên cứu về lịch sử nước Việt Nam mà thôi! Nhiều người còn nghiên cứu và am hiểu lịch sử Liên Xô, Tàu, Anh, Pháp, Mĩ, Hàn, Nhật, Ấn, Úc, ... đấy.
    Nước Việt mình bị nước Tàu đô hộ 1000 năm, có duyên nợ với họ, trong thời gian đó, đã có biết bao giá trị văn hoá bị mai một, hoặc bị người Tàu ăn cắp "bản quyền", hoặc là các dân tộc láng giềng như các bộ lạc ở miền Lĩnh Nam, Giang Nam đã bị họ đồng hoá, tiêu diệt. Nếu nói người Việt Nam thời xưa chỉ biết đến bản thân mình, không có quan hệ và giao lưu văn hoá với các bộ lạc ở miền Lĩnh Nam, Giang Nam thì đó là quan điểm phát xít, cực đoan và phản khoa học. Hoặc nếu nói người Việt Nam thời xưa mà không giao lưu văn hoá với các bộ lạc khác ở Đông Nam Á, Ấn Độ cũng vậy. Chúng ta có thể không thể tự hào, nhưng chúng ta có quyền nghiên cứu, tìm ra sự thật về nhóm dân gọi là "Bách Việt". Tôi tin rằng tìm hiểu được vấn đề này sẽ tìm hiểu được rõ ràng hơn về cội nguồn dân tộc Việt Nam, vốn đang còn mù mờ và đang có nhiều giả thuyết khác nhau.
    Các phương pháp nghiên cứu lịch sử Việt Nam chung quy lại cũng chỉ là có phương pháp khảo sát di tích, di chỉ, các sách cổ thư, nghiên cứu về văn hoá, ngôn ngữ, di truyền của các dân tộc trong vùng Đông Nam Á, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, ... những nước trong vùng Viễn Đông.
    Các bác cứ cho tôi "ngộ chữ" vậy các bác thử đưa ra quan điểm phương pháp nghiên cứu xem sao? Các bác đừng ngại, chỉ là tham khảo và đánh giá thôi. Chứ những học thuyết được công nhận thì phải qua hội đồng thẩm định khoa học Việt Nam và Quốc tế mới được đưa vào phổ thông. Những lí luận nghiên cứu hiện nay chỉ là có tính chất tham khảo.
    Lại về sách "Bách Việt Tiên Hiền Chí - Lĩnh Nam Di Thư" các bác chưa đọc thì đừng có vội đánh giá nó như thế nào. Đây là một bộ sách hiếm hoi viết về Bách Việt còn sót lại ngay trên đất Tàu, nó là một tài liệu để tham khảo và nghiên cứu.
    Các bác nên dịch nghĩa của tên sách.
    [/QUOTE]
    Em có mấy dòng này xin thành thực với bác Chauphi.
    Con người ai mà chẳng có lúc đúng lúc sai. Nếu có điểm nào mình chưa đúng thì công nhận là chưa đúng, ghi nhận thiếu sót. Chứ cứ bao biện, không nhìn nhận lại chính mình, bào chữa lòng vòng, đưa đẩy từ chuyện này sang chuyện khác thì chúng ta sẽ đi đến đâu đây?
    Bác chauphi, sự thật là ở đây, ai cũng nhìn bác như là một người đọc rộng, nhưng càng nghe những đoạn bác nói về sau, sự nể phục đôi phần có kém đi nhiều đó.
  4. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Tất cả chỉ là tương đối. Tôi không tự cho lời nói mình là chân lí. Và không quan tâm lắm đến chuyện người khác có nể phục tôi hay không. Chúng ta bàn luận về Lịch sử - Văn hoá rút cục là mục đích gì? Đây không phải là nơi để cãi nhau về cá nhân, mà là để chia sẻ những thông tin cũ và mới liên quan đến chuyên ngành này.
    Tôi có cái lý của tôi, tôi nghĩ rằng là không chỉ có riêng tôi mà còn nhiều người khác có quan điểm ấy. Tôi không bao biện gì cả mà chỉ bảo vệ quan điểm của mình mà thôi.
  5. niquita

    niquita Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    Bạn chauphi ơi, sao quan điểm của bạn giống ông Trần Ngọc Thêm đến thế, cái gì cũng vơ vào chỉ vì chữ "Việt" (Xui xẻo hồi đại học lại phải học sách "Cơ sở văn hoá Việt Nam" của ông này). Theo phát hiện khảo cổ thì người Việt Nam đã định cư từ trước, các dòng người di cư từ phía bắc xuống chỉ là hoà nhập thêm thôi chứ, sao lại tính là tổ tiên của mình thế?

    Bác bỏ thuyết bách việt là (tổ tiên của người) Việt Nam đâu phải là kém tự hào hay vì tự ti đâu, trái lại là vì tự hào đấy chứ.
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn nên tìm hiểu xem ViệtNam chúng ta ngày xưa thì ăn bao
    nhiêu phần trăm trong cái Bách Việt, và trong cái Bách Việt
    ngày xưa ấy, thì phần không ViệtNam, tức là phần Trung Hoa ấy,
    thì ăn bao nhiều phần trăm?
    Cái phần Trung Hoa ấy không mất tích đâu, mà nó chính là
    Trung Hoa ngày nay đấy .
    Nói tóm lại, cái Bách Việt ngày xưa ấy thì ngày nay nó là Trung
    Hoa . Chẳng phải Trung Hoa nó nhận vơ đâu . Nhận vơ thì chỉ
    có là những người ViệtNam đòi xí phần trong Bách Việt đó thôi.
  7. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13

    Khi qua mẽo học (chơi thôi) cũng như về nhà rồi, em chợt thắc mắc là tại sao các bác ở bển lại thích bỏ mất chữ Nam trong Việt Nam ? Rồi thì là thích nhắc đến đại quốc gia mênh mông của Việt tộc?
    Được dienthai sửa chữa / chuyển vào 06:44 ngày 26/09/2007
    được mltr_sg sửa chữa / chuyển vào 12:21 ngày 28/09/2007
  8. Nong_Dan_WTO

    Nong_Dan_WTO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    614
    Đã được thích:
    68
    Chauphihwangza đã thi triển một thứ công phu dịch thuật được người đời đánh giá là Hoang Dã như Châu Phi. Xin chúc mừng bạn đã sớm thành tựu trong con đường tu luyện môn võ công có tên là Chuyển Ngôn Công kết hợp với Bao Biện Chưởng pháp.
  9. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Bác nào nói giống lúa thời Hùng Vương khác giống lúa bây giờ nên nông nghiệp Việt Nam bây giờ chẳng liên quan gì đến thời Hùng Vương tôi tức cười quá . Chắc các bác có học sinh học thời phổ thông cũng có biết là các giống thực vật trải qua mấy ngàn năm do con người thuần hóa cũng biến đổi đi mà , như cây bắp cải ngày xưa cũng đâu có hình dạng to tròn như bây giờ , mà cũng từ 1 cây bắp cải cổ người ta tạo ra hàng lọat các giống salát , cải ngồng , cải lấy hạt làm mù tạt ....hình dạng hòan tòan khác nhau đấy thôi.
  10. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Nhìn người Tàu phương bắc bây giờ có khác người Tàu phương nam không ? Hình như người phương nam ít mắt một mí hơn người phương bắc. Tàu lai Việt ?
    Tần Thuỷ Hoàng coi vùng nam sông Truờng Giang là hang ổ các bộ tộc mandi, cần đồng hoá.

Chia sẻ trang này